Chuyên đề Sinh học 10 trang 18 Chân trời sáng tạo

Với giải Chuyên đề Sinh học 10 trang 18 trong Bài 2: Công nghệ tế bào thực vật và thành tựu Chuyên đề học tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Chuyên đề Sinh 10 trang 18.

Chuyên đề Sinh học 10 trang 18 Chân trời sáng tạo

Bài 1 trang 18 Chuyên đề Sinh học 10: Bằng cách nào chúng ta có thể phân biệt được một giống cây ăn quả được nhân bản bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào hay được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính thông thường.

Quảng cáo

Lời giải:

Để phân biệt được một giống cây ăn quả được nhân bản bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào hay được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính thông thường có thể dựa vào các đặc điểm:

- Cây được nhân bản bằng phương pháp nuôi cấy mô được tạo ra do quá trình nguyên phân nên sẽcó đặc điểm giống nhau.

- Cây tạo ra bằng phương pháp lai hữu tínhsẽ có nhiều đặc điểm khác nhaudo có sự tái tổ hợp lại vật chất di truyền của bố và mẹ, tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.

Bài 2 trang 18 Chuyên đề Sinh học 10: Trong công nghệ tế bào thực vật, tại sao người ta thường nuôi cấy hạt phấn mà không nuôi cấy noãn? Việc nuôi cấy hạt phấn có lợi thế gì hơn so với tạo giống thực vật bằng phương pháp lai hữu tính thông thường?

Quảng cáo

Lời giải:

-Trong công nghệ tế bào thực vật, người ta thường nuôi cấy hạt phấn mà không nuôi cấy noãn vì số lượng hạt phấn được tạo ra trên một hoa rất nhiềunên sẽ cho hiệu quả nuôi cấy sẽ cao, trong khi đó, mỗi hoa thường chỉ có một noãn.

- Lợi thế của việc nuôi cấy hạt phấn so với phương pháp lai hữu tính thông thường là tạo ra được các cây con đều thuần chủng về tất cả các gene nên tính trạng chọn lọc được sẽ rất ổn định.

Bài 3 trang 18 Chuyên đề Sinh học 10: Có ý kiến cho rằng: "Việc ứng dụng công nghệ tế bào thực vật luôn tạo ra được các giống mới nhằm phục vụ cho nhu cầu của con người". Em có đồng ý không? Giải thích.

Quảng cáo

Lời giải:

Em không đồng ý với ý kiến trên. Vì không phải ứng dụng công nghệ tế bào thực vật luôn tạo ra giống mới, mà có những phương pháp không tạo ra được giống cây trồng mới mà chỉ giúp nhân nhanh các giống cây mang các đặc tính tốt như như nuôi cấy in vitro, nuôi cấy hạt phấn.

Bài 4 trang 18 Chuyên đề Sinh học 10: Hãy đề xuất một ý tưởng tạo ra một giống cây trồng mới bằng công nghệ tế bào. Nêu khái quát cơ sở khoa học, quy trình và lợi ích mà giống thực vật đó mang lại.

Quảng cáo

Lời giải:

Ví dụ về ý tưởng tạo ra một giống cây trồng mới bằng công nghệ tế bào: Tạo ra cây lai giữa 2 loài thuộc họ cảilà su hào và súp lơdựa trên cơ sở kĩ thuật nuôi cấy và dung hợp tế bào trần.

- Cơ sở khoa học: Sự dung hợp tế bào trần có thể xảy ra giữa các chi, bộ và họ để tạo ra giống mới mang đặc tính của cả hai loài.

- Quy trình thực hiện:

(1) Loại bỏ thành cellulose của hai tế bào su hào và súp lơ để tạo thành tế bào trần.

(2) Cho 2 tế vào vào trong môi trường đặc biệt để chúng dung hợp với nhau.

(3) Nuôi cấy tế bào lai trong môi trường đặc biệt để chúng phân chia và tái sinh thành cây lai khác loài.

(4) Dùng kĩ thuật nuôi cấy tế bào soma để tạo thành nhiều cây từ một cây lai khác loài rồi đưa vào trồng đại trà.

- Lợi ích của giống cây trồng mới: Mong muốn tạo ra được loài thực vật mớicó phần gốc tạo củsu hào và phần ngọn tạo bôngsúp lơ giúp làm tăng hiệu quả kinh tế của cây trồng.

Bài 5 trang 18 Chuyên đề Sinh học 10: Một bạn học sinh đã đề xuất quy trình chưa hoàn chỉnh trong nuôi cấy rễ tơ từ cây ké hoa đào (Urena lobata) để thu nhận chất có hoạt tính sinh học dùng chữa bệnh tiểu đường type II. Quy trình được mô tả như Hình 2.9.

Một bạn học sinh đã đề xuất quy trình chưa hoàn chỉnh trong nuôi cấy rễ tơ từ cây ké hoa đào

a. Cho biết quy trình trên đã chính xác chưa? Nếu chưa, hãy sửa lại cho chính xác.

b. Hãy tìm hiểu và hoàn thiện quy trình bằng cách bổ sung chú thích hai giai đoạn (1) và (2). Cho biết ý nghĩa của hai giai đoạn này?

c. Có ý kiến cho rằng: "Có thể tạo vết thương và cho vi khuẩn xâm nhiễm ở gốc rễ thay vì ở lá". Ý kiến này có đúng không? Giải thích.

d. Trong thực tế, người ta có thể thay thế phương pháp ở giai đoạn (2) bằng phương pháp nào?

Lời giải:

a. Quy trình trên chưa chính xác. Ở bước cho xâm nhiễm vi khuẩn vào lá, phải tạo vết thương ở lá trước rồi mới tiến hành cho vi khuẩn xâm nhiễm vào.

b.

- Bổ sung chú thích hai giai đoạn (1) và (2):

(1) – Kiểm tra sự có mặt của gene chuyển

(2) Nuôi cấy rễ tơ in vitro

- Ý nghĩa của hai giai đoạn trên:

(1) Việc kiểm tra sự có mặt của gene chuyển nhằm đảm bảo sự có mặt của các gene mong muốn trong các tế bào thực vật, chọn lọc các tế bào có chứa gene chuyển đem nuôi cấy.

(2) – Việc nuôi cấy rễ tơ in vitro giúp tăng số lượng tế bào và tăng sinh khối.

c. Ý kiến này đúng vì người ta có thể tiến hành nuôi cấy các cơ quan khác nhau ở thực vật.

d. Trong thực tế, người ta có thể thay giai đoạn (2) bằng phương pháp nuôi cấy rễ tơ bằng hệ thống khí canh hoặc thủy canh.

Lời giải Chuyên đề Sinh 10 Bài 2: Công nghệ tế bào thực vật và thành tựu hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên