50 câu trắc nghiệm Hướng động, ứng động có đáp án



50 câu trắc nghiệm Hướng động, ứng động có đáp án

Trắc nghiệm Hướng động - Ứng động (phần 1)

Câu 1: Dạng vận động nào dưới đây là một trong những kiểu ứng động không sinh trưởng ?

   A. Vận động nở hoa ở cây nghệ tây

   B. Vận động tự vệ ở cây trinh nữ

   C. Vận động quấn vòng ở cây rau muống

   D. Vận động ngủ, thức của chồi bàng

Câu 2: Dựa vào tác nhân gây ra vận động nở hoa, em hãy cho biết loài hoa nào dưới đây không cùng nhóm với những thực vật còn lại ?

   A. Tulip

   B. Dạ hương

   C. Nghệ tây

   D. Mười giờ

Câu 3: Loài thực vật nào dưới đây vận động nở hoa theo ánh sáng ?

   A. Dạ hương

   B. Quỳnh

   C. Bồ công anh

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 4: Dựa vào đâu để người ta phân chia ứng động thành các dạng : hoá ứng động, thuỷ ứng động, quang ứng động,… ?

   A. Phạm vi phản ứng

   B. Cơ chế phản ứng

   C. Tác nhân kích thích

   D. Cường độ tiếp nhận kích thích

Câu 5: Những loài thực vật ăn sâu bọ thường được tìm thấy ở những vùng đất thiếu

   A. fluorua.

   B. đạm.

   C. nước.

   D. ánh sáng.

Câu 6: Loại hoocmôn nào đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong vận động quấn vòng ở thực vật ?

   A. Gibêrelin

   B. Auxin

   C. Xitôkinin

   D. Axit abxixic

Câu 7: Dạng vận động nào sau đây có liên quan đến sự thay đổi sức trương nước ?

   A. Tất cả các phương án còn lại

   B. Vận động nở hoa của cây tulip

   C. Vận động ngủ thức của lá chua me

   D. Vận động bắt mồi ở cây bắt ruồi

Câu 8: Sự cụp, xoè của lá cây trinh nữ có liên quan mật thiết đến sức trương nước và sự di chuyển của loại ion nào ?

   A. Magiê

   B. Canxi

   C. Kali

   D. Natri

Câu 9: Cây nào dưới đây thường nở hoa vào ban ngày ?

   A. Cây hoa nhài

   B. Cây hoa quỳnh

   C. Cây hoa cúc

   D. Cây dạ hương

Câu 10: Vận động nở hoa của cây nào dưới đây phụ thuộc vào sự biến đổi nhiệt độ ?

   A. Cây hoa nhài

   B. Cây hoa quỳnh

   C. Cây dạ hương

   D. Cây nghệ tây

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 910
Đáp án B B D C B A D C C D

Trắc nghiệm Bài 23: Hướng động

Câu 1: Cảm ứng ở thực vật là:

A. Phản ứng vận động của các cơ quan thực vật đối với kích thích

B. Phản ứng sinh trưởng của các cơ quan thực vật đối với kích thích

C. Phản ứng vươn tới của các cơ quan thực vật đối với kích thích

D. Phản ứng tránh xa của các cơ quan thực vật đối với kích thích

Lời giải:

Cảm ứng ở thực vật là phản ứng vận động của các cơ quan thực vật đối với kích thích

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Thế nào là cảm ứng ở thực vật ?

A. Khả năng phản ứng của thực vật đối với kích thích của môi trường

B. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích theo một hướng xác định

C. Hình thức phản ứng của cây trước một tác nhân kích thích không định hướng

D. Khả năng vận động của cơ thể hoặc một cơ quan theo đồng hồ sinh học.

Lời giải:

Cảm ứng ở thực vật là khả năng phản ứng của thực vật đối với kích thích của môi trường.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là:

A. Xảy ra nhanh, dễ nhận thấy.

B. Xảy ra chậm, khó nhận thấy.

C. Xảy ra nhanh, khó nhận thấy.

D. Xảy ra chậm, dễ nhận thấy.

Lời giải:

Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là phản ứng chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Hướng động là:

A. Vận động của rễ hướng về lòng đất.

B. Hướng mà cây sẽ cử động vươn đến.

C. Cử động sinh trưởng cây về phía có ánh sáng.

D. Vận động sinh trưởng của cây trước tác nhân kích thích của môi trường.

Lời giải:

Hướng động là vận động sinh trưởng của cây, trước tác nhân kích thích của môi trường,

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Hai kiểu hướng động chính là

A. Hướng động dương (sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm (sinh trưởng về trọng lực)

B. Hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích)

C. Hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích)

D. Hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hướg động âm (sinh trưởng hướng tới đất)

Lời giải:

Có hai loại hướng động chính :

+ Hướng động dương: vận động sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích

+ Hướng động âm: vận động tránh xa nguồn kích thích

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Nội dung nào sau đây đúng ?

1. Hướng động âm là cử động sinh trưởng của cây theo hướng xuống đất

2. Hướng động dương là khả năng vận động theo chiều thuận của cây trước tác nhân kích thích.

3. Hướng động âm là khả năng vận động theo chiều nghịch của cây trước các tác nhân kích thích

4. Hướng động dương là cử động sinh trưởng của thân cây vươn về phía tác nhân kích thích.

A. 1,2,3

B. 2,3

C. 1,2,3,4

D. 2,3,4

Lời giải:

Các phát biểu đúng là 2,3,4

Ý (1) sai vì: hướng đất âm là vận động tránh xa nguồn kích thích tức là cử động sinh trưởng của cây hướng lên trên.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Tính hướng đất âm cùa thân và hướng đất dương của rễ, được sự chi phối chủ yếu của nhân tố nào sau đây?

A. Kích tố sinh trưởng xitôkinin

B. Chất kìm hãm sinh trưởng êtilen.

C. Kích tố sinh trưởng auxin

D. Kích tố sinh trưởng gibêrelin

Lời giải:

Tính hướng đất âm cùa thân và hướng đất dương của rễ do kích tố sinh trưởng auxin phân bố khác nhau ở thân và rễ

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Tính hướng đất âm của thân cây và hướng đất dương của rễ được sự chi phối chủ yếu của?

A. Hormone cytokinin

B. Hormone auxin

C. Ethylen

D. Hormone GA

Lời giải:

Tính hướng động (hướng đất âm và hướng đất dương) của cây là do hormone auxin chi phối.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Tác động nào của auxin dẫn đến kết quả hướng động của thân và rễ cây?

1. Kích thích sự sinh trưởng giãn của tế bào.

2. Tăng cường độ tổng hợp prôtêin của tế bào.

3. Tăng tốc độ phân chia của tế bào.

4. Làm tế bào lâu già.

A. 1,3

B. 1,2,4.

C. 3

D. 3,4.

Lời giải:

Auxin kích thích tế bào lớn lên và kích thích tốc độ phân chia nhanh của tế bào.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Auxin có tác động gì đến thân và rễ cây?

A. Auxin làm tế bào giãn dài và không phân chia

B. Auxin làm tế bào lâu già.

C. Auxin kích thích tế bào lớn lên và kích thích tốc độ phân chia nhanh của tế bào.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Auxin kích thích tế bào lớn lên và kích thích tốc độ phân chia nhanh của tế bào.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Auxin hoạt động như thế nào mà khi đặt cây nằm ngang, thì rễ cây hướng đất dương?

A. Auxin tập trung ở mặt trên, ức chế các tế bào mặt trên sinh sản, làm rễ hướng đất.

B. Auxin tập trung ở mặt trên, kích thích tế bào phân chia và lớn lên làm rễ uốn cong hướng tới đất.

C. Do tác động của trọng lực, auxin buộc rễ cây phải hướng đất.

D. Auxin có khối lượng rất nặng, chìm xuống mặt dưới của rễ, ức chế tế bào phân chia, làm rễ hướng xuống đất.

Lời giải:

Auxin phân bố nhiều ở mặt dưới của rễ, hàm lượng auxin quá cao gây ức chế phân chia tế bào ở mặt dưới, tế bào phía trên phân chia và lớn lên nhiều hơn so với các tế bào phía dưới làm rễ cong theo chiều hướng đất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Auxin hoạt động theo cơ chế nào mà khi đặt cây đang nảy mầm nằm ngang, thì thân cây Hướng đất âm?

A. Auxin tập trung mặt trên của thân, kích thích tế bào ở đây sinh sản nhanh, làm cho thân hướng đất âm.

B. Auxin tập trung mặt dưới của thân, ức chế không cho tế bào mặt này sinh sản, làm cho thân hướng đất âm.

C. Auxin tập trung mặt trên của thân, ức chế lớp tế bào ở đây không cho chúng sinh sản, làm cho thân hướng đấtâm.

D. Auxin tập trung măt dưới của thân, kích thích tế bào mặt dưới sinh sản nhanh, làm thân uốn cong lên phía trên.

Lời giải:

Auxin phân bố nhiều ở mặt dưới của thân, kích thích tế bào vùng này phân chia và lớn lên làm thân cuốn cong lên phía trên,

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Đặt hạt đậu mới nảy mầm vị trí nằm ngang, sau thời gian, thân cây cong lên, còn rễ cây cong xuống. Hiện tượng này được gọi là:

A. Thân cây có tính hướng đất dương còn rễ cây có tính hướng đất âm

B. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất dương

C. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất âm

D. Thân cây có tính hướng đất âm còn rễ cây có tính hướng đất dương

Lời giải:

Đây là hiện tượng thân cây có tính hướng đất âm còn rễ cây có tính hướng đất dương.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Loại nhân tố nào sau đây chi phối tính hướng sáng dương của cây?

A. Chất kích thích sinh trưởng auxin.

B. Chất kích thích sinh trưởng gibêrêlin.

C. Tác động các chất kìm hãm sinh trưởng.

D. Tác động các chất kích thích sinh trưởng.

Lời giải:

Chấ kích thích sinh trưởng auxin chi phối tính hướng sáng dương của cây

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Hoocmon nào chi phối tính hướng sáng của cây?

A. Auxin.

B. Gibêrêlin.

C. Etylen.

D. Phitocrom

Lời giải:

Chât kích thích sinh trưởng auxin chi phối tính hướng sáng dương của cây

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Dưới tác dụng ánh sáng, auxin phân bố như thế nào để thân cây hướng sáng dương?

A. Phân bô ít ở phía ít được chiếu sáng.

B. Phân bố đều quanh thân cây.

C. Phân bố trên ngọn nhiều, giữa vừa, gốc ít.

D. Phân bố nhiều ở phía ít ánh sáng, phân bô ít ở nơi được chiếu sáng.

Lời giải:

Hàm lượng auxin phân bố không đều ở thân: Phân bố nhiều ở phía ít ánh sáng; phân bố ít ở phía được chiếu sáng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Nghiên cứu ảnh hướng của ảnh sáng đối với sự sinh trưởng của thực vật, người ta làm thi nghiệm: Gieo 1 số hạt thóc vào chậu và đặt hên cạnh một bóng điện sáng. Sau vài ngày có hiện tượng cây mọc cong về phía nguồn sáng. Phân tích tế bào thì thấy lượng auxin ở phía không được chiếu sáng cao hơn phía đổi diện. Có thể giải thích

A. auxin được tổng hợp đã tập trung nhiều hơn ở phía thiếu ánh sáng và kích thích các tế bào dài ra.

B. auxin kìm hãm sự sinh trưởng của tế bào.

C. ở phía được chiếu sáng, cây quang hợp mạnh nên sinh trưởng nhanh hơn.

D. auxin có tính hướng sáng âm nên tập trung ở phía tối.

Lời giải:

Cây mọc cong về phía nguồn sáng do sự sinh trưởng của các tế bào phía không được chiếu sáng nhanh hơn phía được chiếu sáng, lượng auxin ở phía không được chiếu sáng nhiều hơn phía được chiếu sáng và kích thích các tế bào sinh trưởng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Thế nào là hướng tiếp xúc?

A. Là sự vươn cao tranh ánh sáng với cây xung quanh.

B. Là sự sinh trưởng khi có tiếp xúc với các cây cùng loài

C. Là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc.

D. Là sự sinh trưởng của thân (cành) về phía ánh sáng.

Lời giải:

Hướng tiếp xúc: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của vật tiếp xúc với bộ phận của cây.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Hướng tiếp xúc là?

A. Sự vươn cao hơn vật mà nó tiếp xúc.

B. Sự sinh trưởng khi có tiếp xúc với các cây cùng loài.

C. Sự sinh trưởng của thân (cành) về phía ánh sáng.

D. Phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc.

Lời giải:

Hướng tiếp xúc: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của vật tiếp xúc với bộ phận của cây.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Câu nào sau đây không phải vai trò hướng trọng lực của cây?

A. Đỉnh thân sinh trưởng theo hướng cùng chiều với sức hút của trọng lực gọi là hướng trọng lực âm

B. Hướng trọng lực giúp cây cố định ngày càng vững chắc vào đất, rễ cây hút nước cùng các ion khoáng từ đất nuôi cây.

C. Đỉnh rễ cây sinh trưởng vào đất gọi là hướng trọng lực dương

D. Phản ứng của cây đối với hướng trọng lực được gọi là hướng trọng lực hay hướng đất

Lời giải:

Hướng trọng lực dương: cây sinh trưởng theo hướng trọng lực.

Đỉnh thân sinh trưởng theo hướng ngược chiều với sức hút của trọng lực

A sai

Đáp án cần chọn là: A

Trắc nghiệm Bài 24: Ứng động

Câu 1: Ứng động là

A. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng

B. Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích

C. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng lúc vô hướng

D. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định

Lời giải:

Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Một ứng động diễn ra ở cây là do

A. Tác nhân kích thích một phía

B. Tác nhân kích thích không định hướng

C. Tác nhân kích thích định hướng

D. Tác nhân kích thích của môi trường.

Lời giải:

Tác nhân kích thích của ứng động là các tác nhân không định hướng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không thuộc ứng động sinh trưởng :

A. Vận động liên quan đến đồng hồ sinh học

B. Các tế bào ở 2 phía đối diện của cơ quan thực vật có tốc độ sinh trưởng khác nhau

C. Vận động liên quan đến hoocmon thực vật

D. Các tế bào ở 2 phía đối diện của cơ quan thực vật có tốc độ sinh trưởng giống nhau

Lời giải:

D sai, Các TB ở 2 phía đối diện của cơ quan thực vật có tốc độ sinh trưởng khác nhau

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Ứng động khác với hướng động ở đặc điểm nào ?

A. Có nhiều tác nhân kích thích

B. Tác nhân kích thích không định hướng

C. Có sự vận động vô hướng

D. Không liên quan đến sự phân chia tế bào

Lời giải:

Ứng động khác với hướng động là tác nhân kích thích của ứng động là không định hướng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Ứng động khác với hướng động ở tác nhân kích thích?

A. Từ một hướng

B. Từ con người

C. Từ trên xuống

D. Từ mọi hướng

Lời giải:

Ứng động khác với hướng động là tác nhân kích thích của ứng động là không định hướng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Hiện tượng ứng động có vai trò:

A. Giúp cây thích nghi một cách đa dạng với những biến đổi của môi trường

B. Giúp cây tồn tại và phát triển với tốc độ nhanh

C. Giúp cây phát triển theo nhịp sinh học

D. Tất cả đều đúng

Lời giải:

Ứng động có vai trò giúp cây thích nghi một cách đa dạng với những biến đổi của môi trường

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Vai trò của ứng động đối với đời sống thực vật là:

A. Giúp cây biến đổi quá trình sinh lí - sinh hoá theo nhịp đồng hồ sinh học.

B. Giúp cây biến đổi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.

C. Giúp cây phản ứng kịp thời trước những thay đổi của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển.

D. Giúp cây thích nghi đa dạng với những tác động của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.

Lời giải:

Ứng động có vai trò giúp cây thích nghi một cách đa dạng với những biến đổi của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Ứng động sinh trưởng là:

A. Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng dãn dài của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa) do tác động của kích thích.

B. Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng không do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng dãn dài của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa) do tác động của kích thích.

C. Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng dãn dài của các tế bào tại một phía của cơ quan (như lá, cánh hoa) do tác động của kích thích.

D. Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ chết đi của các tế bào tại một phía của cơ quan (như lá, cánh hoa) do tác động của kích thích.

Lời giải:

Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng dãn dài của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa) do tác động của kích thích.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Ứng động sinh trưởng là gì?

A. Là hình thức phản ứng của cây trước các tác nhân kích thích không định hướng.

B. Là sự vận động khi có tác nhân kích thích.

C. Là sự vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan có cấu trúc hình dẹt gây nên.

D. Là sự thay đổi trạng thái sinh lí - sinh hoá của cây khi có kích thích.

Lời giải:

Ứng động sinh trưởng là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan có cấu trúc hình dẹt gây nên.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Những ứng động nào dưới đây là ứng động sinh trưởng ?

A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng

B. Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại. khí khổng đóng và mở

C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ

D. Khí khổng đóng và mở.

Lời giải:

Các hiện tượng ứng động sinh trưởng là: hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức, ngủ của chồi cây bàng.

Khí khổng đóng mở và sự đóng mở của lá cây trinh nữ là ứng động không sinh trưởng vì không có sự phân chia tế bào → B,C,D sai

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Hiện tượng nào sau đây là ứng động sinh trưởng?

A. Khí khổng đóng mở.

B. Cây bàng rụng lá vào mùa đông.

C. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng.

D. Lá cây trinh nữ cụp lại khi va chạm.

Lời giải:

Hiện tượng là ứng động sinh trưởng là: Hoa mười giờ nở vào buổi sáng.

Ý A,D là ứng động không sinh trưởng

B là phản ứng thích nghi với điều kiện mùa đông

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Vận động nở hoa ở thực vật chịu sự chi phối chủ yếu bởi nhân tố nào của môi trường ngoài ?

A. Nồng độ CO2 và O2

B. Ánh sáng

C. Độ ẩm không khí

D. Ánh sáng và nhiệt độ

Lời giải:

Vận động nở hoa ở thực vật chịu sự chi phối chủ yếu của nhiệt độ và ánh sáng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Hoa của cây bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu là kiểu ứng động :

A. dưới tác động của ánh sáng.

B. dưới tác động của nhiệt độ.

C. dưới tác động của hoá chất.

D. dưới tác động của điện năng

Lời giải:

Vận động nở hoa ở bồ công anh chịu sự chi phối của ánh sáng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Loại hoa nào dưới đây có vận động nở hoa theo ánh sáng

A. Hoa nghệ tây, hoa dạ hương

B. Hoa mười giờ, hoa quỳnh

C. Họ hoa Cúc và hoa quỳnh

D. Hoa nghệ tây, hoa Tuylip

Lời giải:

Hoa họ Cúc và hoa quỳnh nở hóa theo ánh sáng.

Hoa họ cúc nở ra khi ánh sáng chan hòa, khép lại trong đêm, còn hoa quỳnh chỉ nở về đêm..

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Hoa nghệ tây, hoa tulíp nở và cụp lại do sự biến đổi của nhiệt độ là ứng động :

A. dưới tác động của ánh sáng.

B. dưới tác động của nhiệt độ.

C. dưới tác động của hoá chất.

D. dưới tác động của điện năng

Lời giải:

Vận động nở hoa ở hoa nghệ tây, hoa tulíp chịu sự chi phối của nhiệt độ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Ứng động không sinh trưởng là:

A. Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

B. Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

C. Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự chết đi của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

D. Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động có sự chết đi nhanh chóng của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

Lời giải:

Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động:

A. có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

B. không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

C. không có sự chết đi của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

D. có sự chết đi nhanh chóng của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

Lời giải:

Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến hiện tượng sức trưởng nước)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Mô tả nào sau đây về hiện tượng ứng động không sinh trưởng là không đúng:

A. Sự vận động không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào

B. Liên quan đến sự trưởng nước, sự lan truyền kích thích, phản ứng nhanh ở các miền chuyên hóa

C. Vận động theo đồng hồ sinh học

D. Vận động cảm ứng mạnh mẽ do các chấn động và va chạm cơ học

Lời giải:

Vận động theo chu kỳ ( đồng hồ sinh học) không thuộc ứng động không sinh trưởng, đây là ứng động sinh trưởng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Nhận xét về ứng động không sinh trưởng, điều không đúng là

A. có cơ chế chủ yếu là do sự biến đổi hàm lượng nước trong tế bào chuyên hoá.

B. biểu hiện nhanh hơn so với ứng động sinh trưởng,

C. chỉ xảy ra ở các cơ quan có cấu tạo dẹt.

D. có vai trò thích nghi đa dạng dối với sự biến đổi của môi truờng sống.

Lời giải:

Nhận xét sai là C, ứng động không sinh trưởng có ở khí khổng, cuống lá,…

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Nhận xét về ứng động không sinh trưởng, điều không đúng là

A. có cơ chế chủ yếu là do sự biến đổi hàm lượng nước trong tế bào chuyên hoá.

B. biểu hiện nhanh hơn so với ứng động sinh trưởng,

C. chỉ xảy ra ở các cơ quan có cấu tạo dẹt.

D. có vai trò thích nghi đa dạng dối với sự biến đổi của môi truờng sống.

Lời giải:

Nhận xét sai là C, ứng động không sinh trưởng có ở khí khổng, cuống lá,…

Đáp án cần chọn là: C

Xem thêm lý thuyết trọng tâm Sinh học 11 và các dạng bài tập có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


chuyen-de-cam-ung-o-thuc-vat.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên