Đạo đức lớp 5 Cánh diều Bài 12: Em sử dụng tiền hợp lí
Với lời giải bài tập Đạo đức lớp 5 Bài 12: Em sử dụng tiền hợp lí sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Đạo đức lớp 5.
Giải Đạo đức lớp 5 Cánh diều Bài 12: Em sử dụng tiền hợp lí
Đạo đức lớp 5 trang 62 Khởi động
Câu hỏi (trang 62 SGK Đạo đức lớp 5): Chia sẻ cùng bạn
Giả sử em được mẹ cho 100 000 đồng để đi chợ, em sẽ sử dụng số tiền này như thế nào? Vì sao?
Hướng dẫn:
Nếu em được mẹ cho 100 000 đồng để đi chợ, em sẽ mua những thứ mẹ dặn mua và số tiền còn lại em sẽ đưa về trả lại cho mẹ. Vì đây là tiền mẹ đưa để đi chợ nên em sẽ mua những gì mẹ cần trước và sẽ đưa tiền thừa về trả lại cho mẹ
Đạo đức lớp 5 trang 62, 63 Khám phá
Câu hỏi 1 (trang 62 SGK Đạo đức lớp 5): Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Câu hỏi:
a. Em hãy nêu các cách sử dụng tiền hợp lí trong mỗi bức tranh trên.
b. Hãy nêu thêm các cách sử dụng tiền hợp lí khác mà em biết
Hướng dẫn:
a. Ở mỗi bức tranh trên các bạn đều có cho mình một cách để sử dụng tiền sao cho hợp lí nhất, có bạn thì lập ra kế hoạch chi tiêu trong tháng, bạn thì ghi chép lại những việc cần dùng đến tiền mà mình đã làm. Có bạn thì biết sử dụng tiền và việc cần thiết hơn thay vì mua những đồ không cần thiết. Bạn thì biết tiết kiệm tiền để tự mua được món đồ mà mình cần.
b. Các cách tiết kiệm tiền khác mà em biết như: Nuôi lợn đất, nhờ bố mẹ giữ hộ…
Câu hỏi 2 (trang 63 SGK Đạo đức lớp 5): Đọc thông tin và trả lời câu ỏih
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÍ CHI TIÊU KA-KÊ-BÔ
Phương pháp quản lí chi tiêu Ka-kê-bô (Kakeibo) được nhà báo người Nhật
Ha-ni Mô-tô-kôn (Hani Motokon) sáng tạo vào năm 1904. Trong tiếng Nhật, Ka-kê-bô nghĩa là quyển sổ gia đình. Ý nghĩa của việc tạo ra phương pháp này là giúp mọi người biết cách chi tiêu hợp lí trong cuộc sống và cân bằng tài chính của gia đình.
Phương pháp quản lí chi tiêu này đang được áp dụng rộng rãi giúp cho mỗi cá nhân, gia đình có thể tiết kiệm lên tới 40% thu nhập. Để sử dụng phương pháp Ka-kê-bộ vào trong quản lí chi tiêu, bạn cần trả lời được bốn câu hỏi:
– Bạn có bao nhiêu tiền?
– Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền?
– Bạn sẽ tiêu bao nhiêu tiền?
– Bạn sẽ làm gì để cải thiện?
Đây chính là những câu hỏi nhằm kê khai việc sử dụng tiền của bạn hiện tại như thế nào, mục tiêu tiết kiệm ra sao, để từ đó đưa ra biện pháp cải thiện phù hợp nhất. Việc mở sổ Ka-kê-bộ nên được bắt đầu thực hiện từ đầu tháng và tổng kết vào cuối tháng để có kết quả chính xác nhất.
Cách thức thực hiện phương pháp Ka-kê-bộ rất đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng một quyển sổ để ghi chép các khoản thu chi của mình và trả lời chính xác bốn câu hỏi đã được nêu ở trên. Nếu bạn liệt kê các khoản này càng chi tiết thì việc quản lí càng dễ dàng.
(Theo Mitsuki Okazaki, Phương pháp quản lí chi tiêu đơn giản và hiệu quả, NXB Công Thương)
Câu hỏi:
a. Em có nhận xét gì về cách quản lí chi tiêu theo phương pháp Ka-kê-bộ?
b. Em sẽ khuyên bạn bè như thế nào để sử dụng tiền hợp lí?
Hướng dẫn:
a. Em thấy cách quản lí chi tiêu theo phương pháp Ka—kê- bô rất hợp lí, vì thực hiện theo phương pháp này sẽ giúp bạn tự trả lời được các câu hỏi về việc bạn muốn có bao nhiêu tiền, muốn tiết kiệm bao nhiêu, sẽ tiêu bao nhiêu và làm sao để kiếm ra được tiền. Cách thức thực hiện của phương pháp này lại vô cùng đơn giản khi chỉ cần một quyển sổ ghi chép các khoản thu chi và trả lời được 4 câu hỏi đã đặt ra thì bạn đã thành công trong việc áp dụng phương pháp vào thực hiện
b. Em sẽ khuyên bạn bè nên bắt đầu học cách tập tiết kiệm từ những số tiền nhỏ nhất. Mỗi bạn hãy mua cho mình một bạn lợn đất và bắt đầu tiết kiệm tiền bằng cách nuôi bạn lợn đất đó
Đạo đức lớp 5 trang 64, 65 Luyện tập
Luyện tập 1 (trang 64 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
Trả lời:
a. Đồng tình. Vì chỉ nên mua những thứ thật sự cần thiết và phục vụ nhu cầu của bản thân mình tránh việc mua đồ bừa bãi dẫn đến tiêu sài hoang phí
b. Không đồng tình. Vì các bạn nhỏ cũng sẽ được ba mẹ cho tiền tiêu vặt từ 5-10k với số tiền đó nếu các bạn chỉ tiêu một nửa đê dành một nửa thì sau một khoảng thời gian bạn cũng sẽ tiết kiệm được cho mình một số tiền lớn hơn
c. Đồng tình. Hàng ngày chúng ta vẫn thường có những món đồ đã cũ và hầu như mọi người thường bỏ chúng đi, nhưng hãy tái sử dụng chúng vào những việc chó ích, ví vụ một chiếc hộp đựng bút cũ bạn có thể sử dụng nó để trồng một cây cảnh nhỏ thay cho việc phải mua lại một chiếc chậu cây mới
d. Đồng tình. Mỗi bạn nên có cho mình một kế hoạch chi tiêu cho hợp lí, danh sách những thứ thật sự cần mua và không cần mua để có thể tránh tình trạng bị tiêu sài hoang phí
e. Em không đồng tình. Vì chúng ta còn nhỏ nên chia sẻ và khuyên bảo nhau cách tiết kiệm và chi tiêu sao cho hợp lí
Luyện tập 2 (trang 64 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Đọc tình huống và thực hiện yêu cầu
Để giúp An chủ động hơn trong việc sử dụng tiền tiết kiệm của mình, bố mẹ bảo An hãy để tiền vào từng túi theo tỉ lệ phù hợp với mục đích sử dụng. An quyết định túi số 1 sẽ bỏ 10% khoản tiền để dành cho hoạt động từ thiện, túi số 2 sẽ bỏ 20% khoản tiền để dành cho tiết kiệm lâu dài. An vẫn đang phân vân chưa biết chia số tiền còn lại vào các túi khác như thế nào.
Câu hỏi: Em hãy giúp An tính toán và chia số tiền trên vào từng túi sao cho hợp lí.
Trả lời:
Túi số 3 em sẽ khuyên An bỏ 50% số tiền cho việc mua các đồ dùng cần thiết trong học tập và trong sinh hoạt hàng ngày
Túi số 4 em sẽ khuyên an bỏ 20% còn lại dự phòng cho các trường hợp sẽ có các việc phát sinh
Luyện tập 3 (trang 65 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Xử lí tình huống
Em hãy lên thực đơn và đi chợ mua thực phẩm để chuẩn bị bữa cơm cho gia đình với một số yêu cầu sau:
– Số tiền để đi chợ: 100.000 đồng:
– Thực phẩm phải đảm bảo các nhóm dinh dưỡng cần thiết (chất đạm, chất đường bột, chất béo, vi-ta-min (vitamin) và chất khoảng);
– Số lượng thành viên trong gia đình: 4 người.
Trả lời:
Em sẽ dùng 40.000 để mua thịt, 10.000 để mua rau, 30.000 để mua táo, 20.000 còn lại em sẽ dùng để mua các gia vị cần thiết
Đạo đức lớp 5 trang 65 Vận dụng
Vận dụng 1 (trang 65 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Chia sẻ với các bạn về việc sử dụng tiền của em
Trả lời:
Em thường sử dụng tiền để mua cho mình các đồ dùng phục vụ học tập, mua thêm quần áo để đi học, những số dư nhỏ thì em hay dùng để nuôi lợn đất
Vận dụng 2 (trang 65 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Em hãy thực hiện ghi chép "Nhật kí chi tiêu". Sau đó, tự nhận xét việc sử dụng tiền của bản thân và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Hướng dẫn:
- Em tự thực hiện ghi chép nhật kí chi tiêu của mình.
- Nhận xét việc chi tiêu của bản thân đã hợp lí chưa.
- Chia sẻ với các bạn trong lớp.
Xem thêm lời giải bài tập Đạo đức lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 Cánh diều
- Giải Vở bài tập Đạo đức lớp 5 Cánh diều
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Đạo đức lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Đạo đức lớp 5 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - Cánh diều