Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 Giữa học kì 1 Kết nối tri thức năm 2024
Với Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 Giữa học kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Giữa kì 1 môn Văn 8. Bên cạnh đó là 3 đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Giữa kì 1 Văn 8.
Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 Giữa học kì 1 Kết nối tri thức năm 2024
Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề cương ôn tập Văn 8 Giữa kì 1 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 Giữa học kì 1 Kết nối tri thức
I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP
A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập
1. Văn bản:
- Nhận biết được một số yêu cầu của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
- Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật như bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối
- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản.
a. Truyện lịch sử
Các yếu tố |
Đặc điểm truyện lịch sử |
1. Khái niệm |
Truyện lịch sử là tác phẩm truyện tái hiện những sự kiện nhân vật ở một thời kỳ, một giai đoạn lịch sử cụ thể. Tình hình chính trị của quốc gia dân tộc; khung cảnh sinh hoạt của con người...Là các yếu tố cơ bản tạo nên bối cảnh lịch sử của câu chuyện. Nhờ khả năng tưởng tượng, hư cấu và cách miêu tả của nhà văn, bối cảnh của một thời đại trong quá khứ trở nên sống động như đang diễn ra. |
2. Cốt truyện |
Cốt truyện lịch sử thường được xây dựng dựa trên cơ sở các sự kiện đã xảy ra; nhà văn tái tạo hư cấu sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật của mình nhằm thể hiện một chủ đề tư tưởng nào đó |
3. Nhân vật |
Thế giới nhân vật trong truyện lịch sử cũng phong phú như cuộc đời thực. Việc chọn kiểu nhân vật nào để miêu tả trong truyện là dụng ý nghệ thuật của riêng nhà văn. |
4. Ngôn ngữ |
Ngôn ngữ của nhân vật phải phù hợp với thời đại được miêu tả, thể hiện vị thế xã hội, tính cách riêng của từng đối tượng |
5. Nội dung |
- Tái hiện lại không khí hào hùng trong công cuộc chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. - Thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc. |
b. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
Nội dung |
Kiến thức |
1. Khái niệm |
Thơ Đường luật là thuật ngữ chỉ chung các thể thơ được viết theo quy tắc chặt chẽ (luật) ra đời từ thời nhà Đường Trung Quốc (618 - 907), gồm hai thể chính là thất ngôn bát cú Đường luật và thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, trong đó thất ngôn bát cú (mỗi câu thơ có 7 tiếng, mỗi bài thơ có 8 câu) được xác định là dạng cơ bản nhất. Bài thơ Đường luật có quy định nghiêm ngặt về hoà thanh (phổi hợp, điều hoà thanh điệu), về niêm, đối, vần và nhịp. Ngôn ngữ thơ Đường luật rất cô đọng, hàm súc, bút pháp tả cảnh thiên về gợi và ngụ tình, ý thơ thường gắn với mối liên hệ giữa tình và cảnh, tĩnh và động, thời gian và không gian, quá khứ và hiện tại, hữu hạn và vô hạn... |
2. Về bố cục |
Bài thơ thất ngôn bát cú gồm bốn cặp câu thơ, tương ứng với bốn phần: đề (triển khai ý ẩn chứa trong nhan đề), thực (nói rõ các khía cạnh chính của đối tượng được bài thơ đề cập), luận (luận giải, mở rộng suy nghĩ về đối tượng), kết (thâu tóm tinh thần của cả bài, có thể kết hợp mở ra những ý tưởng mới). Khi đọc hiểu, cũng có thể vận dụng cách chia bố cục bài thơ thành hai phần: bốn câu đầu, bốn câu cuối hoặc sáu câu đầu, hai câu cuối. |
3. Về niêm và luật bằng trắc |
- Bài thơ phải sắp xếp thanh bằng, thanh trắc trong từng câu và cả bài theo quy định chặt chẽ. Quy định này được tính từ chữ thứ 2 của câu thứ nhất: Nếu chữ này là thanh bằng thì bải thơ thuộc luật bằng, là thanh trắc thì bài tai liệu của nhung tây thơ thuộc luật trắc. Trong mồi câu, các thanh bằng, trắc đan xen nhau đảm bảo sự hài hoà. cân bằng, luật quy định ở chữ thứ 2, 4, 6, trong mối cặp câu (Hèn), các thanh bằng, trắc phải ngược nhau. Về niêm, hai cặp câu liền nhau được “dính” theo nguyên tắc: Chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3, câu 4 và câu 5, câu 6 và câu 7, câu 1 và câu 8 phải cùng thanh. |
4. Về vần và nhịp |
- Bài thơ thất ngôn bát cú chỉ gieo một vần là vần bằng ở chữ cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 riêng vần của câu thứ nhất có thể linh hoạt. Câu thơ trong bài thất ngôn bát cú thường ngắt theo nhịp 4/3. - Về đối: Bài thơ thất ngôn bát cú chủ yếu sử dụng phép đối ở hai câu thực và hai câu luận. (Câu 3-4 và 5-6) |
c. Bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc
Bài |
Văn bản |
Tác giả |
Loại, thể loại |
Đặc điểm nổi bật |
|
Nội dung |
Hình thức |
||||
1 |
Lá cờ thêu sáu chữ vàng |
Nguyễn Huy Tưởng |
Truyện lịch sử |
Văn bản kể về Trần Quốc Toản là một chàng thiếu niên khảng khái và bộc trực, còn nhỏ nhưng đã đau đáu chuyện nước nhà. |
Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử. |
Quang Trung đại phá quân Thanh |
Ngô Gia Văn Phái |
Tiểu thuyết chương hồi |
Ghi lại lịch sử hào hùng của dân tộc ta, tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. |
Nghệ thuật trần thuật đặc sắc, miêu tả hành động lời nói của nhân vật rõ nét, ngôn ngữ gần gũi, mang đậm nét lịch sử. |
|
Ta đi tới |
Tố Hữu |
Thơ tự do |
Vừa ngợi ca chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới. |
Sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giản dị, sâu sắc. |
|
2 |
Thu điếu |
Nguyễn Khuyến |
Thất ngôn bát cú |
Vẻ đẹp bình dị, quen thuộc của cảnh thu điển hình cho cảnh sắc mùa thu của thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, bài thơ cũng có thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của Nguyễn Khuyến. |
Bài thơ thất ngôn bát cú với cách gieo vần độc đáo vần độc đáo. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại. |
Thiên Trường vãn vọng |
Trần Nhân Tông |
Thất ngôn tứ tuyệt |
Bài thơ gợi tả cảnh xóm thôn, đồng quê vùng Thiên Trường qua cái nhìn và cảm xúc của Trần Nhân Tông, cảm xúc lắng đọng, cái nhìn man mác, bâng khuâng ôm trùm cảnh vật |
Bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa |
|
Ca Huế trên sông Hương |
Hà Ánh Minh |
Bút kí |
Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển |
Thủ pháp liệt kê, kết hợp với giải thích, bình luận. Miêu tả đặc sắc, gợi hình, gợi cảm, chân thực. |
|
3 |
Hịch tướng sĩ |
Trần Quốc Tuấn |
Hịch |
Phản ánh tinh thần yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược của nhân dân ta. |
Các hình thức nghệ thuật phong phú: lặp tăng tiến, điệp cấu trúc câu, hình ảnh phóng đại, câu hỏi tu từ, lời văn giàu cảm xúc, lập luận chặt chẽ, kết hợp giữa lý và tình. |
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta |
Hồ Chí Minh |
Văn nghị luận |
Văn bản ca ngợi và tự hào về tinh thần yêu nước từ đó kêu gọi mọi người cùng phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc |
Xây dựng luận điểm ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật |
|
Nam quốc sơn hà |
? |
Thơ thất ngôn tứ tuyệt |
Sông núi nước Nam là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. |
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích Ngôn ngữ dõng dạc, giọng thơ mạnh mẽ, đanh thép, hùng hồn |
d. Những nét giống nhau và khác nhau về thi luật giữa thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật:
Nội dung |
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật |
Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật |
* Giống nhau: - Có hệ thống quy tắc phức tạp: luật, niêm, vần, đối và bố cục. - Về hình thức: Mỗi câu đều có 7 chữ. |
||
* Khác nhau:
|
- Thơ thất ngôn tứ tuyệt: + Có 4 câu thơ + Các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối. + Bốn câu trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo thứ tự là các câu khai, thừa, chuyển và hợp. |
- Thơ thất ngôn bát cú: + Có 8 câu thơ + Gieo vần cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8. + Bố cục được triển khai là đề, thực, luận, kết, mỗi phần gồm 2 câu.
|
2. Tiếng Việt:
- Nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương; hiểu được phạm vi, tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học.
- Hiểu được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ, từ tượng hình, từ tượng thanh.
STT |
Nội dung tiếng Việt |
Khái niệm cần nắm vững |
Dạng bài tập thực hành |
1 |
Biệt ngữ xã hội |
Là những từ ngữ có đặc điểm riêng (có thể về ngữ âm, có thể về ngữ nghĩa), hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó, do vậy, chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp. |
Chỉ ra biệt ngữ xã hội và nêu tác dụng. |
2 |
Biện pháp tu từ đảo ngữ |
Được tạo ra bằng cách thay đổi vị trí thông thường của các từ ngữ trong câu nhằm nhấn mạnh đặc điểm (màu sắc, đường nét), hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng, gợi ấn tượng rõ hơn hoặc bộc lộ cảm xúc của người viết (người nói). |
Chỉ ra biện pháp tu từ đảo ngữ và nêu tác dụng. |
3 |
Từ tượng hình và từ tượng thanh |
- Từ tượng hình: là từ gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật. - Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc con người. |
Chỉ ra từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích tác dụng. |
4 |
Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp |
- Đoạn văn diễn dịch: đoạn văn có câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn, những câu tiếp theo triển khai các nội dung cụ thể để làm rõ chủ đề của đoạn văn. - Đoạn văn quy nạp: Đoạn văn triển khai nội dung cụ thể trước, từ đó mới khái quát nội dung chung, được thể hiện bằng câu chủ đề ở cuối đoạn văn. - Đoạn văn song song: Đoạn văn không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có nội dung khác nhau, nhưng cùng hướng tới một chủ đề. - Đoạn văn phối hợp: Đoạn văn kết hợp diễn dịch với quy nạp, có câu chủ đề ở đầu đoạn và cuối đoạn. |
Tìm câu chủ đề, xác định kiểu đoạn văn và phân tích tác dụng cách thức tổ chức đoạn văn. |
3. Viết:
- Viết bài văn kể lại một chuyến đi hay hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều ấn tượng.
- Viết bài văn phần tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)
a. Dàn ý viết bài văn kể lại một chuyến đi hay hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều ấn tượng:
Mở bài |
+ Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. + Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi. |
Thân bài |
+ Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…). + Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa (thiên nhiên, con người, công trình kiến thúc,…). |
Kết bài |
Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa. |
b. Dàn ý viết bài văn phần tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật):
Mở bài |
Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và bài thơ (nhan đề, đề tài, thể thơ,…); nêu ý kiến chung về bài thơ. |
Thân bài |
+ Ý 1: Phân tích đặc điểm nội dung: • Phân tích hình tượng thơ (hình tượng thiên nhiên, hình tượng con người) • Phân tích cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ. • Khát quát chủ đề của bài thơ. + Ý 2: Phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật: • Cách sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật (theo mô hình chuẩn mực hay có sự cách tân) • Những nét đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh, tả tình • Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, cấu trúc, câu thơ, biện pháp tu từ,…). |
Kết bài |
Khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ. |
................................
................................
................................
Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức (15 đề)
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG
Ông Phạm Ngũ Lão là chàng trai làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương. Ông có sức khỏe lạ thường, muôn người không địch nổi.
Phạm Ngũ Lão mặt mũi khôi ngô, văn võ đều giỏi. Nhà vốn chỉ có nghề làm ruộng, đến ông mới theo nghiệp bút nghiên. Mới hai mươi tuổi ông đã có tính khẳng khái. Trong làng có người tên là Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ làm lễ ăn mừng, cả làng kéo đến mừng rỡ, chỉ Ngũ Lão không đến.
Bà mẹ Ngũ Lão bảo rằng:
– Con làm thế nào cho bằng người ta thì làm. Nay người ta ăn mừng, cả làng mừng rỡ, sao con không đến mừng một chút?
Phạm Ngũ Lão thưa rằng:
– Thưa mẹ, con chưa làm nên gì để vui lòng mẹ mà con đi mừng người ta thì con lấy làm nhục lắm.
Nhà ở bên cạnh đường cái, có một hôm, Phạm Ngũ Lão ngồi vệ đường vót tre đan sọt. Chợt có Hưng Đạo Vương đi qua để vào kinh, quan quân kéo đi rất đông. Quân đi mở đường thấy Ngũ Lão ngồi xếp bằng tròn bên cạnh đường, quát lên bắt phải đứng dậy. Ngũ Lão cứ ngồi nghiễm nhiên như không nghe tiếng. Quân lính cầm ngọn giáo đâm vào đùi, Ngũ Lão cũng cứ ngồi vững không động mình. Đến lúc xe Hưng Đạo Vương đến nơi, trông thấy thế lấy làm lạ gọi đến hỏi, bấy giờ Ngũ Lão mới biết là có quan quân đi qua, và quân lính đã đâm vào đùi mình.
Hưng Đạo Vương hỏi rằng:
– Nhà thầy kia ở đâu, sao ta đi qua đây mà cứ ngồi chững chàng làm vậy?
Ngũ Lão thưa rằng:
– Tôi đang mải nghĩ một việc, cho nên không biết là ngài trẩy qua đây.
Hưng Đạo Vương lấy làm kì, hỏi đến việc học hành kinh sử thì hỏi đâu nói đấy, không sót chỗ nào, ứng đối nhanh như nước chảy.
Hưng Đạo Vương bèn sai quân lấy thuốc dấu dịt vào vết đâm, rồi cho Ngũ Lão ngồi xe đem về kinh, tiến cử lên vua Trần Thánh Tông.
Vua thấy người có sức khỏe, lại có học thức, cho sung chức quản vệ sĩ. Các vệ sĩ không chịu, xin đấu sức với Ngũ Lão. Ngũ Lão xin vâng, nhưng xin vua cho về nhà ba tháng để thu xếp việc nhà, rồi sẽ xin đấu sức và nhận chức luôn thể.
Vua cho về, Ngũ Lão về nhà, ra ngoài đồng, tìm chỗ gò cao tập nhảy, cứ cách mười trượng chạy đến nhảy vọt qua gò. Tập luyện xong xuôi rồi, vào kinh đấu sức.
Khi đấu quyền với các vệ sĩ thì không ai địch nổi. Sau Ngũ Lão thách tất cả các vệ sĩ cùng ra đấu. Các vệ sĩ xúm xít chung quanh hàng trăm người, Ngũ Lão tay đấm chân đá, nhảy nhót như bay, chạm phải ai kẻ ấy không ngũ đau thì què tay. Các vệ sĩ không tài gì mà đánh lại được, bấy giờ mới xin chịu phục.
Vua thấy người kiên dũng làm vậy, cho theo Hưng Đạo Vương đi đánh giặc Nguyên thì đánh trận nào cũng thắng, lập nên công trạng rất nhiều. Hưng Đạo Vương có lòng yêu mến, gả con gái nuôi là Nguyên quận chúa cho,
Về sau, vua nước Ai Lao đem hơn một vạn quân và voi sang cướp đất Thanh, Nghệ. Vua sai Ngũ Lão cầm quân đi đánh. Ngũ Lão sai dân chặt tre đực dài độ một trượng, chồng chất trên các vệ đường. Khi Ngũ Lão kéo quân vào đánh giặc, giặc thúc voi sấn lên, Ngũ Lão chỉ chân tay không mà sấn vào gặp đống tre nào thì vớ lấy đống tre chỗ ấy, đập vào chân voi. Voi bị đau, gầm rống lên chạy trở về, giày xéo lên cả quân Ai Lao. Ngũ Lão mới thúc quân đánh tràn sang, quan giặc tan vỡ, phải trốn về nước.
Vì có những công to ấy, Ngũ Lão được cất lên làm Điện tiền thượng tướng quân. Đến khi mất, được phong làm thượng đẳng phúc thần, và được dân làng Phù Ủng lập miếu thờ ngay ở chỗ nhà Ngũ Lão.
Câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng – Theo Phan Kế Bính
(Nam Hải dị nhân lược truyện)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của câu chuyện trên là:
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 2. Câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng kể về nhân vật nào?
A. Hưng Đạo Vương
B. Phạm Ngũ Lão
C. Bùi Công Tiến
D. Trần Thánh Tông
Câu 3. Tại sao Phạm Ngũ Lão không đến ăn mừng Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ
A. Vì Phạm Ngũ Lão cảm thấy chưa làm được gì để vui lòng mẹ, nếu đi mừng người ta thì sẽ lấy làm nhục.
B. Vì Phạm Ngũ Lão cảm thấy ganh tị khi Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ.
C. Vì Phạm Ngũ Lão nhà nghèo, không có tiền để đi ăn mừng Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ.
D. Vì Phạm Ngũ Lão bận rộn công việc, phấn đấu để làm vui lòng mẹ.
Câu 4. Chi tiết Ngũ Lão bị đâm vào đùi nhưng không hề nhúc nhích cho thấy ông là một người như thế nào?
A. Là một người không biết sợ, ra vẻ ta đây
B. Là một người chịu đau tốt
C. Là một người khảng khái, cương trực
D. Là một người thích gây ấn tượng, tạo sự chú ý
Câu 5 (1,0 điểm) Hãy tóm tắt nội dung của văn bản và cho biết câu chuyện dựa trên bối cảnh của sự kiện lịch sử nào?
Câu 6 (0,5 điểm) Chi tiết nào cho thấy Ngũ Lão là người có tài cầm quân đánh giặc?
Câu 7 (1,0 điểm) Những nét tính cách nào của Ngũ lão được thể hiện qua câu chuyện trên?
Câu 8 (0,5 điểm) Nêu suy nghĩ của em về chi tiết mà mình ấn tượng nhất đối với nhân vật trong truyện.
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) mà em ấn tượng nhất.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề cương Ngữ văn 8 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề thi các môn học lớp 8 năm học 2023-2024 Học kì 1, Học kì 2 của chúng tôi được biên soạn và sưu tầm từ đề thi khối lớp 8 của các trường THCS trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều