Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 có đáp án (10 đề)
Tuyển chọn Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 có đáp án (10 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Ngữ Văn 9 của các trường THCS. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 môn Ngữ Văn 9.
Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 có đáp án (10 đề)
Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 9 Cuối kì 1 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần I. Đọc, hiểu văn bản (3,0 điểm)
Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
(Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ.
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ.
Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào ?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) về lòng vị tha.
Câu 2 (5,0 điểm). Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1
Các phương thức biểu đạt có trong đoạn thơ trên: Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Câu 2:
Từ láy có trong khổ thơ: vành vạnh, phăng phắc.
Lưu ý :
- HS đưa ra đầy đủ các nội dung trên đạt điểm tối đa;
- HS trả lời thiếu một từ trừ 0,25 điểm.
Câu 3
Nội dung chính của khổ thơ: Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn luôn tròn đầy, bất diệt.
Câu 4
HS đưa ra các cách khác nhau theo quan điểm của bản thân nhưng cần phù hợp, không vi phạm đạo đức, pháp luật. GV chấm cần linh hoạt.
PHẦN II. LÀM VĂN
Câu 1 Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) về lòng vị tha.
HS viết đoạn văn: Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức.
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn và đảm bảo số câu
b. Xác định đúng vấn đề: lòng vị tha
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Có thể viết đoạn văn theo ý sau:
- Nêu khái niệm của lòng vị tha.
- Biểu hiện của lòng vị tha.
- Ý nghĩa của lòng vị tha.
- Rút ra bài học cho bản thân.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Câu 2:
Đề: Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
b. Xác định đúng nội dung kể
c. Học sinh sắp xếp được các đoạn văn thống nhất theo mạch kể
- Giới thiệu nhân vật kể chuyện
- Nêu hoàn cảnh (nỗi nhớ, lòng tự hào) của nhân vật ông Hai về làng Chợ Dầu.
- Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc
- Tâm trạng khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc.
- Liên hệ bản thân về tình yêu quê hương, đất nước
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Phần I (5.5 điểm):
Cho đoạn văn sau:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.
1. Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản.
2. Xác định các hình thức ngôn ngữ trong đoạn văn và nêu ngắn gọn tác dụng của chúng.
3. Từ hoàn cảnh sống và vẻ đẹp của nhân vật “cháu”- anh thanh niên- trong văn bản trên, hãy viết bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về giá trị của cuộc sống.
Phần II (4.5 điểm):
Bằng bút pháp lãng mạn và trí tưởng tượng phong phú, Huy Cận đã đem đến cho người đọc những câu thơ tuyệt đẹp:
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
(Trích "Đoàn thuyền đánh cá", Huy Cận)
1. Liệt kê các từ ngữ thuộc trường từ vựng thiên nhiên và trường từ vựng chỉ hoạt động của con người trong đoạn thơ trên. Nêu tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ thuộc hai trường từ vựng đó trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ.
2. Cho câu chủ đề:
“Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận không chỉ là một bức tranh sơn mài lộng lẫy về vẻ đẹp của thiên nhiên như đã phân tích ở trên mà bài thơ còn là lời ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động mới.
a. Xác định đề tài của đoạn văn đứng trước câu chủ đề trên.
b. Viết tiếp khoảng 12 câu để tạo thành đoạn văn tổng – phân – hợp hoàn chỉnh, trong đó có sử dụng 1 lời dẫn trực tiếp và 1 câu bị động (gạch dưới lời dẫn trực tiếp và câu bị động).
---------------Hết---------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)
Viết phương án đúng ( A, B, C hoặc D ) vào bài thi.
Câu 1. Tác phẩm nào sau đây không được viết trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
B. Ánh trăng.
C. Lặng lẽ Sa Pa.
D. Chiếc lược ngà.
Câu 2. Bài thơ nào viết cùng đề tài với bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu?
A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
B. Đoàn thuyền đánh cá.
C. Mùa xuân nho nhỏ.
D. Bếp lửa.
Câu 3. Thành ngữ “đánh trống lảng” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng.
B. Phương châm cách thức.
C. Phương châm về chất.
D. Phương châm quan hệ.
Câu 4. Câu văn nào sau đây thể hiện rõ yếu tố nghị luận?
A. Nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa.
B. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây.
C. Thế nhưng, đối với chính nhà họa sĩ, vẽ bao nhiêu cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan.
D. Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến.
II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm)
Câu 5 (3,0 điểm). Cho hai câu thơ sau:
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
a) Hai câu thơ trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?
b) Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ “Biển cho ta cá như lòng mẹ”. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
c) Từ ý thơ trên em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của biển đảo.
Câu 6 (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ.
……………………………Hết…………………………………
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm).
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Phần I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm)
Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
(Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ.
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ.
Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào ?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung khổ thơ phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) về lòng vị tha.
Câu 2 (5,0 điểm). Em hãy thay lời nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.
(Trích Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ,
Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục VN, 2013)
Câu 1. Tìm từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Từ ngữ xưng hô trên gợi sắc thái gì? (0,5 điểm)
Câu 3. Nêu nội dung khái quát đoạn trích. (1,0 điểm)
Câu 4. Vì sao Vũ Nương chỉ mong Trương Sinh trở về “bình yên”, chứ không mong “đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về”? (1,0 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày ý kiến của em về nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam.
Câu 2. (5,0 điểm)
Em hãy đóng vai Lục Vân Tiên kể lại Truyện Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu).
-------------------------HẾT--------------------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
PHẦN I: (7 điểm)
Viết 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ sau:
“…Không có kính, rồi xe không có đèn…”
1. Đoạn thơ vừa chép được trích từ tác phẩm nào? Của ai?
2. Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm?
3. Hãy chỉ ra những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ?
4. Trong chương trình Ngữ văn 9 còn có một bài thơ khác cũng nói về tình đồng chí, đồng đội. Đó là bài thơ nào? Của ai?
5. Bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, hãy nêu cảm nhận của em về phẩm chất cao đẹp của những người lính lái xe trong khổ thơ trên.
PHẦN II: (3 điểm)
Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là việc tác giả đã tạo dựng được tình huống truyện bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, hợp lý.
1. Hãy chỉ rõ tình huống truyện đó.
2. Từ hình tượng nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm, em có suy nghĩ gì về cách sống của thế hệ trẻ hiện nay? Hãy trình bày bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
I - VĂN_TIẾNG VIỆT: ( 4 điểm).
Câu 1: ( 2 điểm).
a. Chép hai câu thơ cuối trong bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
b. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?
Câu 2: (2 điểm).
a. Thế nào là thuật ngữ?
b. Từ in đậm trong câu sau có phải là thuật ngữ không? Vì sao?
Ở đây gần bạn, gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim.
II - LÀM VĂN: ( 6 điểm).
Hãy kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
Phần I: (5 điểm)
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 1: Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ
Câu 2: Bài thơ xây dựng được hình tượng thơ rất độc đáo – những chiếc xe không kính. Nêu ý nghĩa của việc xây dựng hình tượng thơ trên.
Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu lập luận theo cách diễn dịch để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe. Trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép nối liên kết câu.
Phần II ( 5 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ồ” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong,… ngay lúc dưới chân kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mát e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên nhứ với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.
(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9)
Câu 1: Cô họa sĩ trong đoạn văn trên giữ vai trò như thế nào trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa?
Câu 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm
Câu 3: Đoạn văn trên giúp em hiểu gì về nhân vật anh thanh niên – nhân vật chính trong truyện?
Câu 4: Ứng xử của anh thanh niên trong đoạn văn trên đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Từ nhận xét đó, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về cách ứng xử đối với mọi người trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
Phần I: (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa khoa học được lưu trữ bằng trí nhớ, chữ viết được lưu chuyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu trữ, lưu truyền khác. Nó bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn sướng dân gian, lối sống, nếp sống”.
(Sách giáo khoa Giáo dục công dân 7)
a. Đoạn văn trên cung cấp thông tin về điều gì? Viết đoạn văn (5-8 câu) nêu suy nghĩ của em về việc bảo tồn những di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc (2.25 điểm)
b. Chỉ ra lỗi dùng từ trong đoạn văn trên và sửa lại cho đúng (0.75 điểm)
Phần 2: (3.0 điểm)
Ông Nguyễn Văn Lũy – người bảo về trường THPT chuyên Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được sự yêu quý, nể trọng”.
Không ai biết được tuổi nào phù hợp để mỗi người bắt đầu làm một điều tử tế. Các em cúi chào như một phép lịch sự và được chỉ dạy từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú không làm các em chậm giờ vào lớp mà ngược lại nó là niềm vui mỗi ngày đi học, đi làm của các học sinh và người bảo vệ. Sự tôn trọng này nảy nở từ chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt đó khiến môi trường giáo dục trở nên thân thiện, … Để mỗi lần cúi đầu các em học sinh biết ơn những người không trực tiếp giảng các em những bài học văn hóa nhưng ngầm dạy các em cách để trở thành một người tử tế. Những điều tử té cứ từ từ bé nhỏ lớn lên như vậy theo năm tháng, mỗi người trong số chúng ta trở thành một nhân tố trong cộng đồng mình.
Viết văn bản nghị luận khoảng 1 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra từ bài viết trên.
Phần 3: (4.0 điểm)
Bằng lời kể của nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng hãy kể lại câu chuyện được về phép thăm nhà cho đến khi bé Thu chèo xuồng bỏ sang nhà ngoại.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
Phần I: (6 điểm)
Trăng là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tác nghệ thuật. Mở đầu khổ thơ trong tác phẩm của mình, một nhà thơ đã viết:
Trăng cứ tròn vành vạnh
Câu 1: Câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả của bài thơ đó? Hãy chép những câu tiếp theo để hoàn thành khổ thơ có chứa câu thơ trên.
Câu 2: Nêu vài nét về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm trên. Hoàn cảnh sáng tác ấy có mối liên hệ như thế nào với chủ đề của bài thơ.
Câu 3: Dựa vào khổ thơ em vừa chép ở trên, hãy viết một đoạn văn có độ dài khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp để làm rõ nội dung: Khổ thơ thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm. Đoạn văn có sử dụng câu bị động, lời dẫn trực tiếp (Gạch chân, chú thích câu bị động và lời dẫn trực tiếp.
Câu 4: Em hãy chép một câu thơ có hình ảnh trăng trong chương trình Ngữ văn 9 và nêu rõ tên tác phẩm, tác giả.
Phần II (4 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu nghĩ ngay ngôi sao lẻ loi kia một mình. Bây giờ làm nghề này cháy không nghĩ như vậy nữa. Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được. Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anhem, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đ, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai chả “them” ở bác? Minh sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
Câu 1: Nhân vật cháu trong đoạn trích trên là ai? Đoạn trích sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Chỉ ra dấu hiệu hình thức ngôn ngữ đó.
Câu 2: Đọc đoạn trích trên em thấy nhận vật cháu có những phẩm chất gì?
Câu 3: Từ phẩm chất của nhân vật cháu trong đoạn trích trên và những hiểu biết về thực tế cuộc sống, em hãy trình bày suy nghĩ về nhiệt huyết của thế hệ trẻ Việt Nam đối với con người và cuộc đời trong giai đọa hiện nay trong khoảng 2/3 trang giấy thi
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Ngữ văn 9 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)