Đề thi học sinh giỏi KHTN 8 năm 2024 (có đáp án)
Tuyển tập Đề thi học sinh giỏi KHTN 8 có đán án, chọn lọc năm 2024 mới nhất giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi HSG KHTN 8.
Đề thi học sinh giỏi KHTN 8 năm 2024 (có đáp án)
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Đề thi học sinh giỏi KHTN 8 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
078000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi khảo sát Học sinh giỏi
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
(Lưu ý: Thí sinh phải làm bài phần thi bắt buộc của cả 3 phân môn. Còn phần thi tự chọn thí sinh chỉ được lựa chọn 1 trong 3 phân môn, chọn phân môn nào thì làm bài thi vào tờ giấy thi của phân môn đó).
I. PHẦN THI BẮT BUỘC (18,0 điểm)
A. PHÂN MÔN VẬT LÍ (6,0 điểm)
Câu 1: (1.0 điểm) Thả một vật bằng kim loại vào bình đo thể tích có vạch chia độ thì nước trong bình từ mức 130 cm3 dâng lên đến 175 cm3. Nếu treo vật vào một lực kế trong điều kiện vật vẫn nhúng hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 4,2 N. Cho trọng lượng riêng của nước d = 10000 N/m3.
a, Tính lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật?
b, Xác định khối lượng riêng của chất làm nên vật?
Câu 2: (2,0 điểm) Một vật chuyển động trong nửa thời gian đầu với tốc độ 40 km/h; nửa thời gian sau với tốc độ 30 km/h.
a, Tính tốc độ trung bình của vật trong suốt quá trình chuyển động?
b, Biết thời gian đi cả quá trình là 3h. Vẽ đồ thị quãng đường - thời gian của vật trong khoảng thời gian trên?
Câu 3: (2,0 điểm) Tia sáng mặt trời chiếu nghiêng một góc 30° so với phương nằm ngang. Hỏi phải đặt gương phẳng nghiêng bao nhiêu độ so với phương nằm ngang để hắt tia sáng xuống đáy giếng theo phương thẳng đứng?
Câu 4: (1,0 điểm) Cho các dụng cụ sau: lực kế, chậu nước và dây mảnh.
Bằng các dụng cụ đó, em hãy trình bày cách đo khối lượng riêng của một vật rắn nhỏ không thấm nước và trọng lượng riêng lớn hơn của nước.
B. PHÂN MÔN HÓA HỌC (6,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
a, Tính số mol của 13 gam Zn và đó là khối lượng của bao nhiêu nguyên tử Zn?
b, Phải lấy bao nhiêu gam Cu để có số nguyên tử đúng bằng nguyên tử Zn ở trên?
Câu 2: (1,0 điểm) Hoàn thành các phương trình hản ứng sau
1. Al + Fe3O4 → Al2O3 + Fe
2. FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2
3. Fe(OH)2 + O2 + H2O Fe(OH)3↓
4. HCl + KMnO4 → KCl + MnCl2 + H2O + Cl2
Câu 3: (1,0 điểm) Tổng số hạt cơ bản của 2 nguyên tử của 2 nguyên tố A và B có tổng số hạt là 142. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. số hạt mang điện của nguyên tố B nhiều hơn nguyên tố A là 12. Còn số hạt không mang điện của nguyên tố B nhiều gấp rưỡi của nguyên tố A. Hãy xác định tên 2 nguyên tố A, B.
Câu 4: (1,0 điểm)
Bằng phương pháp hoá học, làm thế nào có thể nhận ra các chất rắn sau đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: Na2O, P2O5, CuO.
Câu 5: (1,0 điểm) Trộn 1,2395 lít khí CO với 3,7185 lít khí CO2 (đkc) thu được hỗn hợp khí A.
a, Tính khối lượng của hỗn hợp khí A
b, Tính tỉ khối của khí A so với khí hydrogen.
Câu 6: (1,0 điểm) Caffein là một chất kích thích có trong hạt cafe, hạt cacao...Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng các nguyên tố trong Caffein như sau: 48,98% C, 6,12% H,
16,33% O còn lại là nitrogen (về khối lượng). Em hãy xác định CTPT của Caffein biết phân tử khối của chất này là 196 amu.
(Cho biết khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: Na=23; Mn=55; O=16;K=39; S=32; Ba=137; Cl=35,5 Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn=65 )
C. PHÂN MÔN SINH HỌC (6,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
a, Lứa tuổi nào cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhất? Vì sao? Chế độ dinh dưỡng hợp lí là gì? Nêu mối quan hệ giữa tiêu hóa và dinh dưỡng.
b, Ở cơ quan nào thức ăn được tiêu hóa cơ học là chủ yếu. Ở cơ quan nào thức ăn được tiêu hóa hóa học là chủ yếu?
Câu 2: (2,0 điểm) Trình bày nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh của các bệnh: sâu răng, tiêu chảy, táo bón?
Câu 3: (2,0 điểm)
a, Vaccine là gì?
b, Vì sao người có khả năng miễn dịch sau khi được tiêm vaccine hoặc sau khi bị mắc một số bệnh nhiễm khuẩn nào đó?
c, Khi gặp một người bị gãy xương cột sống (đoạn lưng), một bạn học sinh đã bế người đó lên xe và đưa đến trạm y tế. Cách làm của bạn học sinh đó là đúng hay sai? Giải thích?
II . PHẦN TỰ CHỌN
A. PHÂN MÔN VẬT LÍ
Câu 5: (2,0 điểm)
Một khối gỗ đặc hình hộp chữ nhật tiết diện S = 40 cm2, cao h = 10cm, có khối lượng m = 160g.
a, Tính khối lượng riêng D của gỗ?
b, Thả khối gỗ vào nước. Tính chiều cao của phần gỗ nổi trên mặt nước. Cho biết khối lượng riêng của nước là D0 = 1000 kg/m3.
B. PHÂN MÔN HÓA HỌC
Câu 7: (2,0 điểm) Cho luồng khí hydrogen đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột copper(II) oxide ở 400℃. Sau phản ứng thu được 16,8g chất rắn. Biết phản ứng xảy ra theo phương trình: Copper(II) oxide + Hydrogen Copper + Nước
a, Tính hiệu suất phản ứng.
b, Tính số lít khí hydrogen đã tham gia khử copper(II) oxide trên ở đkc.
C. PHÂN MÔN SINH HỌC
Câu 4: (2,0 điểm) Kết quả xét nghiệm nhóm máu của 4 người khi cho vào giọt máu của mỗi người một lượng vừa đủ kháng thể anti – A hoặc kháng thể anti – B được thể hiện trong bảng sau:
Anti |
Người 1 |
Người 2 |
Người 3 |
Người 4 |
A |
Không ngưng kết |
Ngưng kết |
Ngưng kết |
Không ngưng kết |
B |
Ngưng kết |
Ngưng kết |
Không ngưng kết |
Ngưng kết |
a, Xác định nhóm máu của mỗi người. Giải thích.
b, Người 1 và người 2 có thể truyền máu cho những người nào trong những người ở trên? Giải thích.
------------------------- Hết --------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. PHÂN MÔN VẬT LÍ
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1
|
a, Thể tích nước trong bình dâng lên bằng đúng thể tích của vật chiếm chỗ trong nước V = 175 – 130 = 45cm3 = 0,000045 m3 Lực đẩy Aarchimedes tác dụng lên vật FA = d.V = 10000.0,000045 = 0,45 N b, Trọng lượng của vật P = 4,2 + FA = 4,2 + 0,45 = 4,65 N Khối lượng cuả vật m = = = 0,465 kg Khối lượng riêng của vật D = = 10333,33 kg/m3 |
0,25
0,25
0,25
0,25 |
2
|
a, Gọi thời gian chuyển động của vật là t. Ta có: Quãng đường vật đi được trong nửa thời gian đầu là: s1 = = 20t (km) Quãng đường vật đi được trong nửa thời gian sau là: s2 = = 15t (km) Tốc độ trung bình của vật trong suốt quá trình chuyển động là: vtb = = 35 (km/h) b, Với t = 3 h thì Quãng đường vật đi được trong nửa thời gian đầu (1,5 h) là: s1 = 20t = 20.3= 60 (km) Quãng đường vật đi được trong nửa thời gian sau (1,5h) là: s1 = 15t =15.3 = 45 (km) |
0,25
0,25
0,5
1 |
3
|
* Hình vẽ: 0,5đ * Ta có: ∠SIO = 900 + α =1200 => i = 1200 ÷ 2 = 600 ( Theo định luật phản xạ ánh sáng) => β = 900 – 600 = 300 => α + β = 300+ 300 = 600 Vậy phải đặt gương hướng xuống dưới và tạo với mặt nằm ngang một góc 600 |
0,5
0,25 0,25 0,25 0,25
0,5
|
4
|
Các bước đo: Buộc sợi dây vào vật rồi treo vào lực kế, đọc số chỉ P1 của lực kế Khối lượng của vật là m = Nhúng chìm vật vào chậu nước, đọc số chỉ P2 của lực kế Lực đẩy của nước tác dụng lên vật là FA = P1 – P2 Thể tích của vật là V = (Dn là khối lượng riêng của nước). |
0,25
0,25
0,5
|
5 |
a, Thể tích khối gỗ: V = S.h = 400cm3 = 4.10-4m3 Khối lượng riêng của gỗ: D = = 400 kg/m3 b, Thả khối gỗ vào nước, khi khối gỗ đứng cân bằng, thể tích phần gỗ chìm trong nước là Vc FA = P ⇔ d0.Vc = 10.m ⇔ 10 D0.S.hc = 10.m ⇔ 1000.4.10-3.hc = 0,16 => hc = 0,04 (m) Chiều cao phần gỗ nổi trên mặt nước: hn = h – hc = 0,1 – 0,04 = 0,06 (m) |
0,25 0,25 0,25
0,5 0,25 0,25 0,25 |
II. PHÂN MÔN HÓA HỌC 8
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 (1,0 đ) |
a) Ta có: Số nguyên tử Zn = 0,2.6.1023 = 1,2.1023 b) Số nguyên tử Cu = số nguyên tử Zn = 1,2.1023 => nZn = = 0,2 (mol) => nCu = = 0,2 (mol) => mCu = 0,2.64 = 12,8 gam |
0,25 0,25 0,25
0,25 |
Câu 2 (1,0 đ) |
1. 8Al + 3Fe3O4 4Al2O3 + 9 Fe 2. 4FeS2 + 11O2 2 Fe2O3 + 8SO2 3. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3↓ 4. 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2 MnCl2 + 8 H2O + 5 Cl2 |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
Câu 3 (1,0đ) |
Gọi số proton, neutron, electron trong nguyên tử A lần lượt là : p1, n1, e1. Gọi số proton, neutron, electron trong nguyên tử B lần lượt là : p2, n2, e2 Ta có p1 + n1 + e1 + p2 + n2 + e2 = 142 mà p1 = e1 ; p2 = e2 → 2p1 + n1 + 2 p2 + n2 = 142 ( I ) Mặt khác 2p1 + 2 p2 − (n1 + n2 ) = 42 ( II ) 2 p2 − 2p1 = 12 ( III ) n2 = 1,5 n1 ( IV ) Giải ra ta được p1 = 20 n1 = 20 p2 = 26 n2 = 30 ⟹ Khối lượng nguyên tử A = 2.11 + 20.1 = 40 (calcium) B = p2 + n2 = 56 (iron) |
0,25
0,25
0,25
0,25
|
Câu 4 (1,0 đ)
|
Đánh số thứ tự và trích mẫu thử cho mỗi lần làm thí nghiệm. Cho các mẫu thử lần lượt tác dụng với nước. Mẫu thử nào không tác dụng và không tan trong nước là CuO. Hai mẫu thử còn lại tác dụng hoàn toàn với nước tạo ra các dung dịch. PTHH: P2O5 + 3H2O ⟶ 2H3PO4 Na2O + H2O ⟶ 2NaOH Nhỏ lần lượt 2 dung dịch còn lại vào quỳ tím. Dung dịch làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ là H3PO4 ⟹ chất ban đầu là P2O5. Dung dịch làm quỳ tím chuyển thành màu xanh là NaOH ⟹ chất ban đầu là Na2O. |
0,25
0,25
0,25
0,25 |
Câu 5 (1,0 đ) |
a) Tính khối lượng của hỗn hợp khí A nCO = = 0,05 mol ⟹ mCO = 0,05.28 = 1,4 (gam) = 0,15 mol ⟹ = 0,15.44 = 6,6 (gam) mA = 1,4 + 6,6 = 8 (gam) b )Tính tỉ khối của khí A so với H2: MA = = 40 (gam/mol). = = 2 |
0,25
0,25
0,25
0,25 |
Câu 6 (1,0 đ) |
Gọi CTPT của Caffein là CxHyOzNt % N = 100 − 6,12 − 16,33 = 28,57% Ta có x : y : z : t = = 4 : 6 : 1 : 2 CTĐG của Caffein là (C4H6ON2)n Theo đề bài ta có 98n = 196 ⟹ n = 2 Vậy CTPT của Caffein là C8H12O2N4 |
0,25 0,25
0,25
0,25 |
Câu 7 (2,0đ) |
a. CuO + H2 Cu + H2O; - Giả sử 20 g CuO phản ứng hết thì sau phản ứng sẽ thu được = 16g chất rắn duy nhất (Cu) < 16,8 g chất rắn thu được theo đầu bài ⟹ CuO phải còn dư. - Đặt x là số mol CuO phản ứng, ta có mchất rắn = mCu + mCuO còn dư = x.64 + (mCuO ban đầu – mCuO Phản ứng) = 64x + (20 – 80x) = 16,8 g. ⟹ Phương trình: 64x + (20 − 80x) = 16,8 ⟺ 16x = 3,2 ⟺ x = 0,2. ⟹ mCuO Phản ứng = 0,2.80 = 16 g Vậy H = = 80%. b) = nCuO = x = 0,2 mol. Thể tích khí ở đkc là: = = 0,2.24,79 = 4,958 lít. |
0,25
0,25
0,25 0,25 0,25
0,25
0,25 0,25 |
III. PHÂN MÔN SINH HỌC
Câu |
Đáp án |
Điểm |
||||||||||||||||||||||||||||||
Câu 1 (2 đ) |
a, Trẻ em cần có nhu cầu dinh dưỡng cao nhất vì ngoài việc đảm bảo nguyên liệu để tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động còn cần nguyên liệu để xây dựng cơ thể, giúp cơ thể lớn lên. - Chế độ dinh dưỡng là số lượng, thành phần các loại thực phẩm một người sử dụng giúp cung cấp đầy đủ, cân bằng về năng lượng và các nhóm chất dinh dưỡng, đảm bảo nhu cầu của cơ thể. Nêu mối quan hệ giữa tiêu hóa và dinh dưỡng. - Hoạt động của hệ tiêu hóa giúp biến đổi thức ăn thành các chất đơn giản tạo thuận lợi cho quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng. - Chất dinh dưỡng đi vào làm nguyên liệu cho các quá trình trao đổi chất, lớn lên và phân chia trong các tế bào, đồng thời cung cấp năng lượng cho hệ tiêu hóa và các hệ cơ quan khác hoạt động. b, Thức ăn được tiêu hóa cơ học là chủ yếu nhờ khoang miệng và dạ dày (quá trình nghiền nhỏ, đảo trộn thức ăn). - Thức ăn tiêu hóa hóa học là chủ yếu nhờ ruột non (quá trình biến đổi thức ăn thành các chất đơn giản nhờ sự xúc tác của enzyme.) |
0,5
0,5
0,25 0,25
0,25
0,25 |
||||||||||||||||||||||||||||||
Câu 2 (2 đ) |
|
0,5
0,75
0,75 |
||||||||||||||||||||||||||||||
Câu 3 (2 đ) |
a) Vaccine là: Dịch có chứa độc tố của vi khuẩn gây bệnh nào đó đã được làm yếu dùng tiêm vào cơ thể người đê tạo ra khả năng miễn dịch bệnh đó. b) Giải thích: - Tiêm vaccine tạo khả năng miễn dịch cho cơ thể vì: Độc tố của vi khuẩn là kháng nguyên nhưng do đã được làm yếu nên vào cơ thể người không dủ khả năng gây hại. Nhưng nó có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra kháng thể để chống lại mầm bệnh “ghi nhớ”. Nếu lần sau bị mầm bệnh (chứa kháng nguyên tương tự) xâm nhập thì cơ thể có khả năng sản sinh nhanh kháng thể để chống lại mầm bệnh vì bạch cầu có khả năng “ghi nhớ” loại kháng nguyên đó. - Sau khi mắc một bệnh nhiễm khuẩn nào đó có thể có khả năng miễn dịch bệnh đó vì: Khi xâm nhập vào cơ thể người, vi khuẩn tiết ra độ tố. Độc tố là kháng thể kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra kháng thể chống lại. Nếu cơ thể sau đó khỏi bệnh thì kháng thể đã có sẵn trong máu giúp cơ thể miễn dịch bệnh c) - Cách làm của bạn đó chưa chính xác do cột sống bảo vệ tuỷ sống, nếu cứu không đúng cách có thể làm tổn thương tuỷ sống. - Khi nạn nhân bị gãy xương cột sống cần để nạn nhân nằm yên; khi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế phải đặt nạn nhân nằm cố định trên đệm cứng với tư thế duỗi thẳng trên một mặt phẳng. |
0,25
0,5
0,5
0,25
0,5 |
||||||||||||||||||||||||||||||
Câu 4 (2 đ) |
a) Người 1 – nhóm máu B; người 2 – nhóm máu AB, người 3 – nhóm máu A, người 4 – nhóm máu O. Giải thích:
b) - Người 1 có thể truyền máu cho người 2. Vì người 1 nhóm máu B có thể truyền máu cho người nhóm máu AB (người 2). - Người 2 không thể truyền máu cho người nào trong số ba người còn lại ở trên. |
0,5
0,25 0,25
0,25 0,25
0,25
0,25 |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi học sinh giỏi KHTN 8 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm Đề thi học sinh giỏi lớp 8 năm 2024 các môn học khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)