Đề thi Học kì 1 Sinh học 10 năm 2024 có ma trận (8 đề)
Đề thi Học kì 1 Sinh học 10 năm 2024 có ma trận (8 đề)
Tuyển chọn Đề thi Học kì 1 Sinh học 10 năm 2024 có ma trận (8 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Sinh học 10 của các trường THPT. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 môn Sinh học 10.
MA TRẬN:
NỘI DUNG |
CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐÁNH GIÁ |
Tổng cộng |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||
TNKQ |
TNKQ |
TNKQ |
TNKQ |
||
I. Giới thiệu chung về thế giới sống
|
- Biết được các cấp tổ chức sống. - Biết được đặc điểm của các giới sinh vật. |
- Chỉ ra được biểu hiện của đặc điểm của các cấp tổ chức sống. - So sánh được đặc điểm của các giới sinh vật. |
|
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu:3 Số điểm: 1đ
|
Số câu:3 Số điểm: 1đ
|
Số câu:0 Số điểm: 0đ |
Số câu:0 Số điểm: 0đ |
Số câu: 6 câu 2 điểm = 20% |
II. Thành phần hóa học của tế bào
|
- Biết được nhóm các nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống. - Biết được đặc điểm của các nhóm đại phân tử hữu cơ cấu tạo nên chất sống. |
- Giải thích được nước phân bố chủ yếu ở thành phần nào trong tế bào. - So sánh được đặc điểm của các đại phân tử hữu cơ cấu tạo nên chất sống. |
- Xác định được bậc cấu trúc của prôtêtin ít bị ảnh hưởng nhất khi các liên kết hidrô trong prôtêin bị phá vỡ. - Giải thích được tính đa dạng và đặc thù của các đại phân tử hữu cơ. |
- Xác định được số Nu của phân tử ADN. - Giải thích được điều gì khiến cho con thạch sùng có thể bám và di chuyển trên trần nhà mà không bị rơi xuống đất. |
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 1 Số điểm:1/3đ |
Số câu: 3 Số điểm:1đ |
Số câu: 2 Số điểm:2/3đ |
Số câu: 3 Số điểm:1đ |
Số câu: 9 câu 3 điểm = 30% |
III. Cấu trúc của tế bào
|
- Biết được bào quan tồn tại trong tế bào chất của tế bào nhân sơ, nhân thực. - Biết được bào quan có cấu trúc màng đơn. |
- Phân biệt được cấu trúc của tế bào nhân thực và nhân sơ, tế bào động vật và tế bào thực vật. - Phân biệt được vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động. |
- Giải thích được hiện tượng nòng nọc “cắt” đuôi thành ếch. - Giải thích được hiện tượng cho tế bào thực vật vào môi trường nhược trương. |
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 3 Số điểm:1đ |
Số câu: 4 Số điểm:4/3đ |
Số câu: 2 Số điểm:2/3đ |
|
Số câu: 9 câu 3 điểm = 30% |
IV. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
|
- Nêu được thành phần cơ bản, chức năng của enzim. - Nêu được cơ chế của quá trình hô hấp tế bào. |
- Phân tích được tính đặc hiệu của enzim. - Giải thích tại sao ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào. |
- Vận dụng kiến thức về enzim để giải thích hiện tượng thực tế. |
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 3 Số điểm: 1đ
|
Số câu:2 Số điểm: 2/3đ
|
Số câu:1 Số điểm: 1/3đ
|
|
Số câu: 6 câu 2 điểm = 20% |
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Câu 1: Thứ tự sắp xếp các cấp tổ chức sống từ cao đến thấp đúng là
A. cơ thể, quần xã, quần thể, hệ sinh thái.
B. hệ sinh thái, quần xã, quần thể, cơ thể.
C. quần thể, quần xã, cơ thể, hệ sinh thái.
D. hệ sinh thái, cơ thể, quần xã, quần thể.
Câu 2: Tập hợp các mô cùng thực hiện một chức năng tạo thành
A. cơ quan. B. hệ cơ quan. C. cơ thể. D. tế bào
Câu 3: Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung là
A. đều có khả năng sinh sản hữu tính. B. đều được cấu tạo từ tế bào.
C. đều phát sinh cùng một thời điểm. C. đều có cơ quan hô hấp.
Câu 4: Nếu tế bào cơ tim, mô cơ tim, quả tim và hệ tuần hoàn bị tách ra khỏi cơ thể thì cơ thể sẽ không hoạt động co rút bơm máu, tuần hoàn máu vì thiếu sự phối hợp điều chỉnh của các hệ cơ quan khác (hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh,...). Điều này chứng tỏ tổ chức sống
A. có khả năng tự điều chỉnh. B. là hệ thống nhất.
C. được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. D. là hệ mở.
Câu 5: Cho các đặc điểm sau:
I. Tế bào có nhân thực.
II. Tế bào chứa thành xenlulôzơ và chứa nhiều lục lạp.
III. Sống cố định, không di chuyển.
IV. Dinh dưỡng theo lối dị dưỡng.
Số đặc điểm của thực vật là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 6: Điểm giống nhau của các sinh vật thuộc giới Nấm và giới Thực vật là
A. đều dinh dưỡng theo lối hoại sinh.
B. đều có lối sống cố định.
C. đều có cơ thể cấu tạo đơn bào hay đa bào.
D. đều dinh dưỡng theo lối dị dưỡng.
Câu 7: Nhóm các nguyên tố nào sau đây là nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống?
A. C, H, N. B. C, H, O, N. C. H, O, N, P. D. C, H, O, N, P.
Câu 8: Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở thành phần nào sau đây?
A. Màng tế bào. B. Chất nguyên sinh.
C. Nhân tế bào. D. Nhiễm sắc thể.
Câu 9: Bậc cấu trúc nào của prôtêtin ít bị ảnh hưởng nhất khi các liên kết hidrô trong prôtêin bị phá vỡ?
A. Bậc 1. B. Bậc 3. C. Bậc 2. D. Bậc 4.
Câu 10: Phát biểu nào dưới đây không đúng về sự giống nhau giữa đường và lipit?
A. Cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O.
B. Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.
C. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
D. Đường và lipit có thể chuyển hóa cho nhau.
Câu 11: Yếu tố quan trọng nhất tạo nên tính đặc trưng của phân tử ADN là
A. số lượng các nuclêôtit trong phân tử ADN.
B. thành phần các nuclêôtit trong phân tử ADN.
C. trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử ADN.
D. cách liên kết giữa các nuclêôtit trong phân tử ADN.
Câu 12: Đơn phân của ADN và ARN khác nhau ở
A. đường, bazơ nitơ. B. đường, nhóm phôtphat.
C. cách liên kết giữa các nuclêôtit. D. nhóm phôtphat, bazơ nitơ.
Câu 13: Các liên kết hóa học yếu không những góp phần duy trì cấu trúc không gian ba chiều của các đại phân tử mà ở cấp độ cơ thể chúng cũng góp phần tạo nên nhiều điều kì diệu. Điều gì khiến cho con thạch sùng có thể bám và di chuyển trên trần nhà mà không bị rơi xuống đất?
A. Nhờ liên kết Van đe Van giữa chân với mặt trần.
B. Nhờ liên kết hiđrô giữa chân với mặt trần.
C. Nhờ liên kết kị nước giữa chân với mặt trần.
D. Nhờ liên kết cộng hóa trị giữa chân với mặt trần.
Câu 14: Bào quan tồn tại trong tế bào chất của tế bào nhân sơ là
A. ti thể. B. bộ máy gôngi. C. lục lạp. D. ribôxôm.
Câu 15: Bào quan nào sau đây có cấu trúc màng đơn?
A. Lizôxôm và ribôxôm. B. Ti thể và lizôxôm.
C. Ti thể và lục lạp. D. Lizôxôm và không bào.
Câu 16: Loại bào quan có cả ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là
A. ribôxôm. B. lưới nội chất. C. trung thể. D. không bào.
Câu 17: Những thành phần không có ở tế bào động vật là
A. không bào, lục lạp. B. thành xellulôzơ, không bào.
C. thành xellulôzơ, lục lạp. D. lục lạp, không bào.
Câu 18: Những đặc điểm nào sau đây có ở tất cả các cơ thể nhân sơ đơn bào?
I. Có kích thước bé. II. Sống kí sinh và gây bệnh.
III. Cơ thể chỉ có 1 tế bào. IV. Chưa có nhân chính thức.
V. Sinh sản rất nhanh.
Câu trả lời đúng là
A. I, II, III, IV. B. I, III, IV, V. C. I, II, III, V. D. I, II, IV, V.
Câu 19: Loại tế bào có chứa nhiều lizôxôm nhất là
A. tế bào bạch cầu. B. tế bào thần kinh.
C. tế bào cơ. D. tế bào hồng cầu.
Câu 20: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng?
A. Vật chất trong cơ thể luôn di chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nồng độ cao.
B. Sự vận chuyển chủ động trong tế bào cần được cung cấp năng lượng.
C. Sự khuếch tán là một hình thức vận chuyển chủ động.
D. Vận chuyển tích cực là sự thẩm thấu.
Câu 21: Trước khi chuyển thành ếch con, nòng nọc phải “cắt” chiếc đuôi của nó. Bào quan giúp nó thực hiện được việc này là
A. lưới nội chất. B. lizôxôm. C. ribôxôm. D. ti thể.
Câu 22: Cho tế bào biểu bì vảy hành vào trong giọt nước cất trên phiến kính. Một lúc sau sẽ có hiện tượng
A. nước cất thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên và đến một lúc nào đó tế bào sẽ bị vỡ vì không có thành tế bào.
B. nước cất thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên và không bị vỡ vì có thành tế bào.
C. nước cất không thẩm thấu vào tế bào làm tế bào không trương lên và không bị vỡ.
D. các chất có kích thước nhỏ từ trong tế bào khuếch tán ra ngoài môi trường nước cất qua lỗ màng làm cho tế bào nhỏ lại.
Câu 23: Enzim có bản chất là
A. pôlisaccarit. B. prôtêin. C. mônôsaccarit. D. phôtpholipit.
Câu 24: Khi nói về trung tâm hoạt động của enzim, cho các phát biểu sau:
I. Là nơi liên kết chặt chẽ, cố định với cơ chất.
II. Là chỗ lõm hoặc khe hở trên bề mặt enzim.
III. Có cấu hình không gian tương thích với cấu hình không gian cơ chất.
IV. Mọi enzim đều có trung tâm hoạt động giống nhau.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 25: Tính đặc hiệu của enzim là do
A. cấu trúc không gian của phân tử enzim.
B. kích thước phân tử enzim.
C. khối lượng phân tử enzim.
D. kích thước cơ chất.
Câu 26: Giai đoạn nào trong những giai đoạn sau trực tiếp sử dụng O2?
A. Đường phân.
B. Chu trình Crep.
C. Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep.
D. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
Câu 27: Con người không thể tiêu hóa được gỗ, tuy nhiên, đối với mối, gỗ lại là thức ăn của chúng. Tại sao mối lại có thể sử dụng gỗ làm thức ăn?
A. Mối có enzim phân giải xenlulôzơ.
B. Ruột mối có trùng roi tiết enzim phân giải xenlulôzơ.
C. Răng nó rất sắc bén làm gỗ vụn ra để tiêu hóa.
D. Mối hấp thu được xenlulôzơ.
Câu 28: Tại sao ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào?
A. ATP có các liên kết phôtphat cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.
B. các liên kết phôtphat cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá huỷ.
C. ATP dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể.
D. ATP vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng.
Câu 29: Người ta sử dụng một chuỗi pôlinuclêôtit có làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi pôlinuclêôtit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nuclêôtit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là
A. A + G = 20%; T + X = 80%. B. A + G = 25%; T + X = 75%.
C. A + G = 80%; T + X = 20%. D. A + G = 75%; T + X = 25%.
Câu 30: Một đoạn ADN có tổng số nuclêôtit là 2400 và có số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của cả gen. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại G là 200 và số nuclêôtit loại A là 320. Số nuclêôtit từng loại trên mạch 2 của gen đó là
A. A = T = 320, G = X = 200. B. A = 160, T = 200, G = 520, X = 480.
C. A = 160, T = 320, G = 520, X = 200. D. A = 320, T = 160, G = 200, X = 320.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Câu 1: Thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao đúng là
A. cơ thể, quần xã, quần thể, hệ sinh thái.
B. cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.
C. tế bào, quần thể, cơ thể, hệ sinh thái.
D. tế bào, quần xã, quần thể, hệ sinh thái.
Câu 2: Nhóm các nguyên tố nào sau đây là nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống?
A. C, Na, Mg, N. B. C, H, O, N. C. H, O, N, P. D. C, H, O, N, P.
Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây là không đúng khi nói về tế bào?
A. Là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống.
B. Được cấu tạo từ các mô.
C. Là đơn vị chức năng của tế bào sống.
D. Được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử và các bào quan.
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống?
A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. B. Hệ thống mở và tự điều chỉnh.
C. Thế giới sống liên tục tiến hóa. D. Sắp xếp theo thời gian tiến hóa.
Câu 5: Cho các giới sinh vật sau:
I. Giới Khởi sinh. II. Giới Nguyên sinh.
III. Giới Nấm. IV. Giới Thực vật.
V. Giới Động vật.
Số giới có đặc điểm cấu tạo từ cơ thể đa bào có nhân thực là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Đặc điểm khác biệt của giới Động vật so với giới Thực vật là
A. có cấu tạo cơ thể đa bào.
B. có phương thức sống dị dưỡng.
C. được cấu tạo từ tế bào có nhân chuẩn.
D. có khả năng cảm ứng chậm.
Câu 7: Khi quấy bột cho trẻ em bác sĩ khuyên bổ sung thêm một chút dầu ăn để
A. bột có vị đậm đà hơn. B. kích thích trẻ ăn hơn.
C. bổ sung thêm chất béo cho trẻ. D. hòa tan vitamin.
Câu 8: Cho các hiện tượng sau:
I. Lòng trắng trứng đông lại sau khi luộc.
II. Thịt cua vón cục và nổi lên từng mảng khi đun nước lọc cua.
III. Sợi tóc duỗi thẳng khi được ép mỏng.
IV. Sữa tươi để lâu ngày bị vón cục.
Có bao nhiêu hiện tượng thể hiện sự biến tính của prôtêin?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?
A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sống của cơ thể.
B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.
C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào.
D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên.
Câu 10: Tính phân cực của nước là do
A. đôi êlectron trong mối liên kết O - H bị kéo lệch về phía ôxi.
B. đôi êlectron trong mối liên kết O - H bị kéo lệch về phía hiđrô.
C. xu hướng các phân tử nước.
D. khối lượng phân tử của ôxi lớn hơn khối lượng phân tử của hiđrô.
Câu 11: Cơ thể người không tiêu hóa được loại đường nào sau đây?
A. Lactôzơ. B. Mantôzơ. C. Xenlulôzơ. D. Saccarôzơ.
Câu 12: Axit nuclêic cấu tạo theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Nguyên tắc đa phân.
B. Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc đa phân.
C. Nguyên tắc bổ sung.
D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc đa phân.
Câu 13: Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản nên toàn bộ mọi cơ thể sinh vật. Thế giới sống được cấu tạo từ các loại tế bào nào?
A. Tế bào nhân sơ và tế bào động vật.
B. Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
C. Tế bào động vật, tế bào thực vật và tế bào nhân thực.
D. Tế bào động vật và tế bào thực vật.
Câu 14: Tất cả các loại tế bào đều được cấu tạo 3 thành phần là
A. màng sinh chất, chất tế bào, vùng nhân hoặc nhân.
B. màng sinh chất, vùng nhân hoặc nhân, NST.
C. màng sinh chất, chất tế bào, các bào quan.
D. chất tế bào, vùng nhân hoặc nhân, NST.
Câu 15: Nếu loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào này vào dung dịch có nồng độ các chất tan bằng nồng độ các chất tan có trong tế bào thì tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu. Thí nghiệm này chứng minh thành tế bào có vai trò
A. trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.
B. ngăn cách giữa bên trong và bên ngoài tế bào.
C. giữ cho tế bào có hình dạng ổn định.
D. bảo vệ tế bào.
Câu 16: Lớp màng nhày của tế bào vi khuẩn có tác dụng
A. giúp vi khuẩn di chuyển. B. bảo vệ vi khuẩn.
C. như những thụ thể tiếp nhận virut. D. hấp thu các chất dinh dưỡng.
Câu 17: Plasmit không phải là vật chất di truyền tối cần thiết đối với tế bào nhân sơ vì
A. chiếm tỉ lệ rất ít.
B. thiếu nó tế bào vẫn phát triển bình thường.
C. số lượng nuclêôtit rất ít.
D. nó có dạng kép vòng.
Câu 18: Trong tế bào, các bào quan có 2 lớp màng bao bọc bao gồm
A. nhân, ribôxôm, lục lạp. B. nhân, ti thể, lục lạp.
C. ribôxôm, ti thể, lục lạp. D. ribôxôm, ti thể, perôxixôm.
Câu 19: Nếu phá huỷ nhân của tế bào trứng ếch thuộc loài A, sau đó lấy nhân của tế bào sinh dưỡng của loài B cấy vào con ếch con này có đặc điểm chủ yếu của
A. loài A. B. loài B.
C. cả 2 loài. D. không có đặc điểm của loài nào.
Câu 20: Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động là
A. kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có prôtêin đặc hiệu.
B. kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có sự chênh lệch về nồng độ.
C. có ATP, prôtêin kênh vận chuyển đặc hiệu.
D. có sự thẩm thấm hoặc khuếch tán.
Câu 21: Tại ống thận tuy nồng độ glucôzơ trong nước tiểu thấp hơn trong máu, nhưng glucôzơ trong nước tiểu vẫn được thu hồi trở về máu nhờ sự vận chuyển
A. chủ động qua màng tế bào.
B. thụ động qua màng tế bào.
C. theo kiểu khuếch tán qua màng tế bào.
D. theo kiểu thẩm thấu qua màng tế bào.
Câu 22: Cho tế bào thực vật vào trong giọt nước cất trên phiến kính. Một lúc sau sẽ có hiện tượng
A. nước cất thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên và đến một lúc nào đó tế bào sẽ bị vỡ vì không có thành tế bào.
B. nước cất thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên và không bị vỡ vì có thành tế bào.
C. nước cất không thẩm thấu vào tế bào làm tế bào không trương lên và không bị vỡ.
D. các chất có kích thước nhỏ từ trong tế bào khuếch tán ra ngoài môi trường nước cất qua lỗ màng làm cho tế bào nhỏ lại.
Câu 23: Đồng hoá là
A. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
B. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
C. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
D. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
Câu 24: Liên kết giữa 2 nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP có đặc điểm
A. mang nhiều năng lượng hoạt hoá cao, dễ bị phá vỡ và giải phóng năng lượng.
B. mang nhiều năng lượng hoạt hoá thấp, khó bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.
C. mang nhiều năng lượng, dễ bị phá vỡ và giải phóng năng lượng.
D. mang nhiều năng lượng, khó bị phá vỡ, chỉ khi bị phá vỡ mới giải phóng năng lượng.
Câu 25: Nghiên cứu một số hoạt động sau:
I. Tổng hợp prôtêin.
II. Tế bào thận vận chuyển chủ động urê và glucôzơ qua màng.
III. Tim co bóp đẩy máu chảy vào động mạch.
IV. Vận động viên đang nâng quả tạ.
V. Vận chuyển nước qua màng sinh chất.
Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng ATP?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 26: Enzim có chức năng
A. điều hòa các hoạt động sống của cơ thể.
B. xúc tác các phản ứng trao đổi chất.
C. tham gia vào thành phần của các chất sau phản ứng.
D. điều hòa các hoạt động sống của cơ thể, xúc tác các phản ứng trao đổi chất và tham gia vào thành phần của các chất sau phản ứng.
Câu 27: Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây không đúng?
A. Đó là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào.
B. Đó là quá trình O2 hóa các chất hữu cơ thành CO2 và H2O và giải phóng năng lượng ATP.
C. Hô hấp tế bào có bản chất là chuỗi các phản ứng O2 hóa khử.
D. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào.
Câu 28: Phân tích thành phần của axit nuclêic được tách từ 2 chủng virut thu được kết quả như sau:
Chủng A: A = U = G = X.
Chủng B: A = X, T = G.
Kết luận nào sau đây chính xác?
A. Vật chất di truyền của chủng A và chủng B đều là ADN.
B. Vật chất di truyền của chủng A và chủng B đều là ARN.
C. Vật chất di truyền của chủng A là ADN, chủng B là ARN.
D. Vật chất di truyền của chủng A là ARN, chủng B là ADN.
Câu 29: Mạch bổ sung của một phân tử ADN chỉ có chứa 3 loại nuclêôtit là T, A và X. Nhóm các bộ ba nào sau đây có thể có trên mạch mã gốc của phân tử ADN nói trên?
A. AAG, GTT, TXX, XAA. B. ATX, TAG, GXA, GAA.
C. AAA, XXA, TAA, TXX. D. TAG, GAA, AAT, ATG.
Câu 30: Trong một phân tử ADN, tổng số nuclêôtit loại G và loại X là 30000 nuclêôtit. Biết phần trăm nuclêôtit loại G trừ đi một loại nuclêôtit khác bằng 10%. Chiều dài của ADN là
A. 85 µm. B. 8,5 µm. C. 85 Å. D. 8,5 Å.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Câu 1: Tổ chức sống có cấp thấp nhất của tổ chức sống là
A. quần thể. B. cơ thể. C. quần xã. D. hệ sinh thái.
Câu 2: Tập hợp các mô kết hợp với nhau tạo thành
A. cơ quan. B. hệ cơ quan. C. cơ thể. D. tế bào
Câu 3: Khi nói về đặc điểm của các cấp tổ chức sống là những hệ thống mở và tự điều chỉnh, có những đặc điểm sau:
I. Sinh vật ở mọi cấp tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường.
II. Sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.
III. Mọi cấp tổ chức sống từ thấp đến cao của thế giới sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hoà sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.
IV. Các cá thể trong quần thể chỉ tác động qua lại với nhau mà không có các mối quan hệ với các quần thể khác.
Số đặc điểm đúng là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 4: Cho các đặc điểm sau:
I. Cơ thể đa bào.
II. Sinh vật nhân sơ.
III. Dị dưỡng hoại sinh.
Giới Nấm có số đặc điểm là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5: Giới Động vật gồm những sinh vật
A. đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
B. đa bào, một số đơn bào, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
C. đa bào, nhân thực, dị dưỡng, một số không có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
D. đa bào, một số tập đoàn đơn bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.
Câu 6: Nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ, chiếm 18,5% khối lượng của các nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể người là
A. ôxi. B. cacbon. C. hiđrô. D. nitơ.
Câu 7: Những hợp chất nào sau đây có đơn phân là glucôzơ?
A. Tinh bột và glicôgen. B. Glicôgen và saccarôzơ.
C. Saccarôzơ và xenlulôzơ. D. Tinh bột và saccarôzơ.
Câu 8: Khi bị ốm, mất sức, người bệnh được truyền dịch đường để bổ sung năng lượng. Khi đi thăm người ốm, nên chọn loại hoa quả nào sau đây sẽ tốt cho sức khỏe người bệnh hơn?
A. Cam. B. Nho. C. Táo. D. Mía.
Câu 9: Nhóm chất chỉ gồm prôtêin là
A. albumin, insulin, côlestêrôn. B. insulin, cazêin, phôtpholipit.
C. albumin, globulin, côlagen. D. albumin, insulin, phôtpholipit.
Câu 10: Liên kết hóa trị và liên kết hiđrô đồng thời có mặt trong cấu trúc của loại axit nuclêic nào sau đây?
A. ADN, mARN và tARN. B. ADN, tARN và rARN.
C. ADN, rARN và mARN. D. mARN, tARN và rARN.
Câu 11: Cấu trúc không gian của phân tử ADN có đường kính không đổi do
A. một bazơ nitơ có kích thước lớn liên kết bổ sung với một bazơ nitơ có kích thước nhỏ.
B. các nuclêôtit trên một mạch đơn liên kết theo nguyên tắc đa phân.
C. các bazơ nitơ giữa hai mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô.
D. hai bazơ nitơ có kích thước bé liên kết với nhau, hai bazơ nitơ có kích thước lớn liên kết với nhau.
Câu 12: Một số người ăn tôm, cua bị dị ứng có thể vì
A. prôtêin của những người này không thích ứng với prôtêin có từ tôm, cua.
B. prôtêin có từ tôm, cua dễ bị các enzim tiêu hoá và hấp thụ vào máu nhanh.
C. prôtêin có từ tôm, cua không được các enzim tiêu hoá thành các axit amin nên không xâm nhậpvào máu được.
D. prôtêin có từ tôm, cua không được các enzim tiêu hoá thành các axit amin mà xâm nhập vào máu.
Câu 13: Đặc điểm của tế bào nhân thực khác tế bào nhân sơ là
A. có màng sinh chất.
B. không có màng nhân.
C. có các bào quan như: bộ máy Gôngi, ti thể, lưới nội chất.
D. có ribôxôm.
Câu 14: Những đặc điểm nào sau đây có ở tất cả các loại vi khuẩn?
I. Có kích thước bé. II. Sống kí sinh và gây bệnh.
III. Cơ thể chỉ có 1 tế bào. IV. Chưa có nhân chính thức.
V. Sinh sản rất nhanh.
Câu trả lời đúng là
A. I, II, III, IV. B. I, III, IV, V. C. I, II, III, V. D. I, II, IV, V.
Câu 15: Vùng nhân của tế bào sinh vật nhân sơ chứa
A. một phân tử ADN dạng vòng. B. nhiều phân tử ADN dạng vòng.
C. một plasmit. D. nhiều plasmit.
Câu 16: Cho các bào quan sau:
I. Ti thể. II. Lục lạp.
III. Lizôxôm. IV. Không bào. V. Trung tử.
Số bào quan có ở tế bào thực vật là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 17: Thành phần hóa học của ribôxôm gồm
A. rARN, prôtêin. B. lipit, ARN, prôtêin.
C. ARN, prôtêin. D. ADN, prôtêin.
Câu 18: Ở màng trong của ti thể có chứa nhiều chất nào sau đây?
A. Enzim hô hấp. B. Kháng thể. C. Sắc tố. D. Hoocmôn.
Câu 19: Chức năng của lục lạp là
A. chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học tích trữ dưới dạng tinh bột.
B. chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học tích trữ dưới dạng ATP.
C. biến đổi năng lượng ATP của tế bào thành năng lượng dự trữ trong các nguyên liệu hô hấp.
D. biến đổi năng lượng dự trữ trong các nguyên liệu hô hấp (glucôzơ) thành năng lượng ATP cho tế bào.
Câu 20: Phân biệt giữa lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt dựa vào đặc điểm nào sau đây?
A. lưới nội chất hạt nối thông với khoang giữa của màng nhân và lưới nội chất trơn nối thông với màng tế bào.
B. lưới nội chất trơn có hạt ribôxôm ở ngoài còn lưới nội chất hạt không có ribôxôm bám ở mặt ngoài.
C. lưới nội chất trơn không có hình túi và lưới nội chất hạt có hình túi.
D. lưới nội chất hạt có ribôxôm bám ở mặt ngoài còn lưới nội chất trơn thì không có hạt ribôxôm.
Câu 21: Nếu lizôxôm bị vỡ ra thì
A. tế bào sẽ bị chết do tích lũy nhiều chất độc.
B. tế bào sẽ tái lập lizôxôm khác.
C. tế bào sẽ bị phân huỷ.
D. tế bào không còn nhiệm vụ tiêu hoá nội bào.
Câu 22: Cấu trúc khảm của màng tế bào là
A. lớp kép phôtpholipit được khảm bởi các phân tử glicôlipit.
B. lớp kép phôtpholipit được khảm bởi các phân tử prôtêin.
C. chuỗi cacbohiđrat được khảm bởi các phân tử prôtêin xuyên màng.
D. chuỗi cacbohiđrat được khảm bởi các phân tử glicôlipit.
Câu 23: Yếu tố không có trong thành phần của phân tử ATP là
A. bazơ nitric. B. nhóm phôtphat.
C. đường. D. prôtêin.
Câu 24: Urêara chỉ phân huỷ urê trong nước tiểu mà không tác dụng lên bất cứ chất nào khác. Điều này chứng tỏ
A. enzim có hoạt tính mạnh. B. enzim có hoạt tính yếu.
C. enzim có tính chuyên hoá cao. D. enzim có tính chuyên hóa không cao.
Câu 25: Nhỏ H2O2 lên 3 lát khoai tây:
I. Để trong tủ lạnh II. Để ấm III. Luộc chín
Bọt khí O2 nổi lên nhiều nhất ở miếng khoai nào?
A. I. B. II.
C. III. D. Cả 3 miếng như nhau.
Câu 26: Bữa tối nay, chị Nga muốn chiêu đãi cả nhà món thịt bò hầm tiêu, nhưng lại quên mất, tới bữa vẫn chưa sơ chế nấu nướng mà hầm bò lại rất lâu mềm. Trong bếp đang có sẵn các loại hoa quả: cà chua, dừa, kiwi, dứa. Em hãy đưa ra giải pháp để chị Nga có thể hoàn thành món ăn này tốn ít thời gian nhất?
A. Xào thịt bò lẫn cà chua giúp thịt nhanh mềm hơn.
B. Ướp thịt bò với nước dừa để thịt nhanh mềm.
C. Ướp thịt với nước cốt dứa để thịt nhanh mềm.
D. Đun lửa thật to để thịt nhanh mềm.
Câu 27: Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm
A. O2, nước và năng lượng (ATP + nhiệt).
B. Nước, đường và năng lượng (ATP + nhiệt).
C. Nước, khí CO2 và đường.
D. Khí CO2, đường và năng lượng (ATP + nhiệt).
Câu 28: Phân tích thành phần của axit nuclêic được tách từ 4 chủng sinh vật thu được kết quả như sau:
Chủng A: A = T = G = 27%.
Chủng B: A = U = X = 25%.
Chủng C: A = T = 35%, X = 20%.
Chủng D: A = G = 40%, U = 10%.
Số chủng sinh vật có vật chất di truyền là ADN là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29: Một phân tử ADN có chiều dài 510 nm. Tổng số nuclêôtit của ADN và số chu kì xoắn của ADN này lần lượt là
A. 3000 và 510. B. 5100 và 300. C. 3000 và 150. D. 5100 và 250.
Câu 30: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có 900 nuclêôtit loại guanin. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại ađênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là
A. A = 150; T = 450; G= 750; X = 150.
B. A = 750; T = 150; G = 750; X = 150.
C. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150.
D. A = 450; T = 150; G = 150; X = 750.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Câu 1: Cấp tổ chức cao nhất và lớn nhất của hệ thống sống là
A. sinh quyển. B. loài. C. hệ sinh thái. D. hệ cơ quan.
Câu 2: Hệ thống các nhóm mô được sắp xếp để thực hiện một loại chức năng thành lập nên ... và nhiều ... tạo thành hệ ...
Từ đúng để điền vào dấu ... của câu trên là
A. bào quan. B. cơ thể. C. cơ quan. D. tế bào.
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống?
A. Thế giới sống liên tục tiến hóa.
B. Hệ thống mở và tự điều chỉnh.
C. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
D. Tồn tại ổn định và bền vững qua các thế hệ.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đầy đủ nhất khi nói về một hệ thống sống?
A. Là một hệ thống mở, có khả năng tự điều chỉnh, tự đổi mới thành phần và thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
B. Có khả năng tự điều chỉnh, tự đổi mới thành phần.
C. Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
D. Là một hệ thống mở.
Câu 5: Giới Thực vật gồm những sinh vật
A. đa bào, nhân thực, tự dưỡng, một số dị dưỡng, có khả năng phản ứng chậm.
B. đa bào, nhân thực, phần lớn tự dưỡng, có khả năng phản ứng chậm.
C. đa bào, một số loại đơn bào, nhân thực, tự dưỡng, một số dị dưỡng, có khả năng phản ứng chậm.
D. đa bào, nhân thực, tự dưỡng, có khả năng phản ứng chậm.
Câu 6: Lipit không có đặc điểm nào sau đây?
A. Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân.
B. Không tan trong nước.
C. Được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O.
D. Cung cấp năng lượng cho tế bào.
Câu 7: Ơstrôgen là hoocmôn sinh dục có bản chất lipit. Loại lipit cấu tạo nên hoocmôn này là
A. stêrôit. B. phôtpholipit. C. dầu thực vật. D. mỡ động vật.
Câu 8: Các loại axit amin trong phân tử prôtêin phân biệt với nhau bởi
A. số nhóm NH2. B. cấu tạo của gốc R.
C. số nhóm COOH. D. vị trí gắn của gốc R.
Câu 9: Điểm giống nhau giữa prôtêin và lipit là
A. cấu trúc theo nguyên tắc đa phân.
B. có chức năng dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể.
C. đều có liên kết hiđrô trong cấu trúc phân tử.
D. gồm các nguyên tố C, H, O.
Câu 10: Liên kết phôtphođieste là liên kết giữa
A. các axit phôtphoric của các nuclêôtit trên một mạch đơn của phân tử ADN.
B. các nuclêôtit giữa hai mạch đơn của phân tử ADN.
C. đường 5C của nuclêôtit này với axit phôtphoric của nuclêôtit kế tiếp trên một mạch đơn của phân tử ADN.
D. liên kết giữa hai bazơ nitơ đối diện nhau của phân tử ADN.
Câu 11: Cho các phát biểu sau:
I. Glicôgen là chất dự trữ trong cơ thể động vật và nấm.
II. Tinh bột là chất dự trữ trong cây.
III. Glicôgen do nhiều phân tử glucôzơ liên kết với nhau dưới dạng mạch thẳng.
IV. Tinh bột do nhiều phân tử glucôzơ liên kết với nhau dưới dạng phân nhánh và không phân nhánh.
V. Glicôgen và tinh bột đều được tạo ra bằng phản ứng trùng ngưng và loại nước.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 12: ADN có chức năng
A. dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.
B. cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan.
C. tham gia và quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào.
D. lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 13: Đặc điểm không phải của tế bào nhân sơ là
A. có kích thước nhỏ.
B. nhân chưa có màng bọc.
C. không có các bào quan như bộ máy Gôngi, lưới nội chất.
D. không có chứa phân tử ADN.
Câu 14: Tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là
A. màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.
B. màng sinh chất, các bào quan, vùng nhân.
C. tế bào chất, vùng nhân, các bào quan.
D. nhân phân hoá, các bào quan, màng sinhchất.
Câu 15: Thành phần không có ở cấu tạo của tế bào vi khuẩn là
A. vỏ nhày.
B. màng sinh chất.
C. mạng lưới nội chất.
D. lông roi.
Câu 16: Xét các bào quan sau:
I. Trung thể. II. Lưới nội chất. III. Ribôxôm. IV. Lục lạp.
V. Ti thể. VI. Bộ máy Gôngi. VII. Nhân.
Số lượng bào quan chứa vật chất di truyền là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 17: Xét các bào quan sau:
I. Không bào II. Bộ máy Gôngi III. Lưới nội chất
IV. Trung thể V. Ribôxôm VI. Lục lạp
VII. Ti thể VIII. Perôxixôm IX. Lizôxôm
Trong các bào quan trên có bao nhiêu bào quan không có ở thực vật bậc cao?
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 18: Những thành phần không có ở tế bào động vật là
A. không bào, lục lạp. B. thành xellulôzơ, không bào.
C. thành xellulôzơ, lục lạp. D. lục lạp, không bào.
Câu 19: Sự vận chuyển các chất qua màng tế bào dựa theo nguyên lí khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp được gọi là
A. vận chuyển thụ động. B. vận chuyển chủ động.
C. bơm prôtôn. D. xuất - nhập bào.
Câu 20: Vật chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng
A. khí. B. rắn và dạng khí.
C. hòa tan trong dung môi. D. rắn.
Câu 21: Đặc điểm khác nhau giữa các loại màng ở các cấu trúc khác nhau của một tế bào nhân chuẩn là
A. phôtpholipit chỉ có ở một số loại màng.
B. chỉ có một số màng được cấu tạo từ phân tử lưỡng cực.
C. mỗi loại màng có những phân tử prôtêin đặc trưng.
D. chỉ có một số màng có tính bán thấm.
Câu 22: Màng sinh chất của tế bào ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi
A. các phân tử prôtêin và axit nuclêic.
B. các phân tử phôtpholipit và axit nuclêic.
C. các phân tử prôtêin và phôtpholipit.
D. các phân tử prôtêin.
Câu 23: Dị hoá là
A. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
B. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
C. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
D. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
Câu 24: Chất được ví như đồng tiền năng lượng của tế bào là
A. ADN. B. ATP. C. NADH. D. FADH2.
Câu 25: Nói về enzim, phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Enzim có thể có thành phần chỉ là prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với các chất khác không phải là prôtêin.
B. Enzim là thành phần không thể thiếu trong sản phẩm của phản ứng sinh hóa mà nó xúc tác.
C. Enzim làm tăng tốc độc phản ứng sinh hóa và nó sẽ bị phân hủy sau khi tham gia vào phản ứng.
D. Ở động vật, enzim do các tuyến nội tiết tiết ra.
Câu 26: Enzim hoạt động trong môi trường axit là
A. saccaraza. B. pepsin. C. mantaza. D. amilaza.
Câu 27: Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là
A. tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
B. giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
C. giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu.
D. tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa.
Câu 28: Vật chất di truyền của một chủng virut là một phân tử axit nuclêic được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit A, T, G, X; trong đó A = T = G = 24%. Vật chất di truyền của chủng virut này là
A. ARN mạch kép. B. ARN mạch đơn.
C. ADN mạch kép. D. ADN mạch đơn.
Câu 29: Một đoạn mạch có trình tự như sau: 5’...AAATAGXG(1)ATGXT...3’ và một đoạn mạch bổ sung có trình tự sau: 5’...(2)GXATXXG(3)TATTT...3’. Các số vị trí (1), (2), (3) lần lượt là
A. X, T, G. B. G, X, A. C. G, A, X. D. X, G, T.
Câu 30: Một gen có chiều dài 0,306 µm. Tổng số liên kết hiđrô của gen là 2220. Số nuclêôtit từng loại của gen nói trên là
A. A = T = 480; G = X = 420. B. A = T = 420; G = X = 480.
C. A = T = 460; G = X = 440. D. A = T = 440; G = X = 460.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
Câu 1: Nấm men thuộc giới
A. Khởi sinh. B. Nguyên sinh. C. Nấm. D. Thực vật.
Câu 2: Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là
A. chúng có cấu tạo phức tạp.
B. chúng được cấu tạo bởi nhiều bào quan.
C. ở tế bào có các đặc điểm chủ yếu của sự sống.
D. chúng có cấu tạo đơn giản.
Câu 3: Nếu tế bào cơ tim, mô cơ tim, quả tim và hệ tuần hoàn bị tách ra khỏi cơ thể thì cơ thể sẽ không hoạt động co rút bơm máu, tuần hoàn máu vì thiếu sự phối hợp điều chỉnh của các hệ cơ quan khác (hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh,...). Điều này chứng tỏ tổ chức sống
A. có khả năng tự điều chỉnh.
B. là hệ thống nhất.
C. được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
D. là hệ mở.
Câu 4: Cho các đặc điểm sau:
I. Tế bào có nhân thực.
II. Tế bào chứa thành xenlulôzơ và chứa nhiều lục lạp.
III. Sống cố định, không di chuyển.
IV. Dinh dưỡng theo lối dị dưỡng.
Số đặc điểm không phải của thực vật là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 5: Điểm giống nhau của các sinh vật thuộc giới Nấm và giới Thực vật là
A. đều dinh dưỡng theo lối hoại sinh.
B. đều có lối sống cố định.
C. đều có cơ thể cấu tạo đơn bào hay đa bào.
D. đều dinh dưỡng theo lối dị dưỡng.
Câu 6: Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng?
A. Bệnh bướu cổ. B. Bệnh còi xương.
C. Bệnh cận thị. D. Bệnh tự kỉ.
Câu 7: Các nhà khoa học khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác đều tìm kiếm sự có mặt của nước vì lí do nào sau đây?
A. Nước là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu trúc tế bào.
B. Nước là dung môi cho mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào.
C. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng.
D. Nước đảm bảo cho tế bào và cơ thể có nhiệt độ ổn định.
Câu 8: Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia saccarit ra thành ba loại là đường đơn, đường đôi và đường đa?
A. Khối lượng của phân tử.
B. Độ tan trong nước.
C. Số loại đơn phân có trong phân tử.
D. Số lượng đơn phân có trong phân tử.
Câu 9: Loại đường cấu tạo nên vỏ tôm, cua được gọi là gì?
A. Glucôzơ. B. Kitin. C. Saccarôzơ. D. Fructôzơ.
Câu 10: Đơn phân của ADN và ARN giống nhau ở
A. đường 5 cacbon. B. nhóm phôtphat.
C. cách liên kết giữa các nuclêôtit. D. cấu trúc không gian.
Câu 11: Yếu tố quan trọng nhất tạo nên tính đặc trưng của phân tử ADN là
A. số lượng các nuclêôtit trong phân tử ADN.
B. thành phần các nuclêôtit trong phân tử ADN.
C. trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử ADN.
D. cách liên kết giữa các nuclêôtit trong phân tử ADN.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng về phân tử ARN?
A. Tất cả các loại ARN đều được tổng hợp trên khuôn mẫu của phân tử ADN.
B. Tất cả các loại ARN đều được sử dụng để làm khuôn tổng hợp prôtêin.
C. Các phân tử ARN được tổng hợp ở nhân tế bào.
D. Đa số các phân tử ARN chỉ được cấu tạo từ một chuỗi pôlinuclêôtit.
Câu 13: Chất tế bào của vi khuẩn không có
A. tương bào và các bào quan có màng bao bọc.
B. các bào quan không có màng bao bọc, tương bào.
C. hệ thống nội màng, tương bào, bào quan có màng bao bọc.
D. hệ thống nội màng, khung tế bào, bào quan có màng bao bọc.
Câu 14: Tế bào vi khuẩn không có ti thể, chúng tạo ra năng lượng nhờ
A. enzim hô hấp nằm trên màng sinh chất để tạo ra năng lượng.
B. enzim phân giải nằm trong tế bào chất.
C. ATP trong tế bào chất.
D. vi khuẩn lấy năng lượng từ tế bào vật chủ.
Câu 15: Loại bào quan có cả ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là
A. ribôxôm. B. lưới nội chất. C. trung thể. D. không bào.
Câu 16: Chức năng tham gia vận chuyển các chất cho tế bào được thực hiện bởi
A. trung thể. B. lục lạp. C. ti thể. D. bộ máy Gôngi.
Câu 17: Loại tế bào có chứa nhiều lizôxôm nhất là
A. tế bào bạch cầu. B. tế bào thần kinh.
C. tế bào cơ. D. tế bào hồng cầu.
Câu 18: Trong tế bào bào quan có kích thước nhỏ nhất là
A. ti thể. B. trung tử. C. lục lạp. D. ribôxôm.
Câu 19: Chức năng của ribôxôm trong tế bào nhân chuẩn là
A. nơi tổng hợp prôtêin. B. nơi chứa thông tin di truyền.
C. truyền đạt thông di truyền. D. điều hoà hoạt động tế bào.
Câu 20: Ti thể được xem như là nhà máy điện của tế bào vì
A. ti thể chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học tích trữ dưới dạng tinh bột.
B. ti thể chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học tích trữ dưới dạng ATP.
C. ti thể có khả năng biến đổi năng lượng ATP của tế bào thành năng lượng dự trữ trong các nguyên liệu hô hấp.
D. ti thể có khả năng biến đổi năng lượng dự trữ trong các nguyên liệu hô hấp (glucôzơ) thành năng lượng ATP cho tế bào.
Câu 21: Tế bào hồng cầu và các tế bào khác trong cơ thể người không bị vỡ vì
A. tế bào của người có thành tế bào che chở.
B. tế bào của người ở trong dịch nước mô nhược trương.
C. tế bào của người ở trong dịch nước mô ưu trương.
D. tế bào của người ở trong dịch nước mô đẳng trương.
Câu 22: Để xào rau không bị quắt và giữ được màu xanh, trong các cách làm sau, cách nào đem lại hiệu quả tốt nhất?
A. Xào to lửa, cho mắm muối từ đầu.
B. Xào nhỏ lửa, cho gia vị từ đầu.
C. Xào to lửa, gia vị cho sau cùng.
D. Xào nhỏ lửa, gia vị cho sau cùng.
Câu 23: Trong quá trình chuyển hoá năng lượng luôn có sự thất thoát năng lượng dưới dạng
A. quang năng. B. nhiệt năng. C. điện năng. D. cơ năng.
Câu 24: Phần lớn enzim trong cơ thể có hoạt tính cao nhất ở khoảng giá trị của độ pH nào sau đây?
A. pH = 2 - 3. B. pH = 4 - 5. C. pH = 6 - 8. D. pH > 8.
Câu 25: Trong ống nghiệm chứa pepsin, thịt và HCl. Nếu trung hòa HCl bằng NaOH thì pepsin không phần giải prôtêin thịt nữa, vậy NaOH được xem là
A. chất ức chế cạnh tranh. B. chất ức chế không cạnh tranh.
C. chất kìm hãm. D. chất hoạt hóa.
Câu 26: Quá trình đường phân xảy ra ở
A. trên màng của tế bào. B. trong tế bào chất (bào tương).
C. trong tất cả các bào quan khác nhau. D. trong nhân của tế bào.
Câu 27: Giai đoạn nào trong những giai đoạn sau trực tiếp sử dụng O2
A. đường phân.
B. chu trình Crep.
C. giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep.
D. chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
Câu 28: Một gen dài 5100 Å có số nuclêôtit là
A. 3000. B. 1500. C. 6000. D. 4500.
Câu 29: Một gen có chiều dài là 4080 Å. Số chu kì xoắn của gen là
A. 120. B. 170. C. 130. D. 190.
Câu 30: Một đoạn ADN có chiều dài là 4080 Å và có số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của cả gen. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại G là 200 và số nuclêôtit loại A là 320. Số nuclêôtit từng loại trên mạch 1 của gen đó sẽ là
A. A = T = 320, G = X = 200.
B. A = 320, T = 200, G = 200, X = 480.
C. A = 320, T = 160, G = 200, X = 520.
D. A = 320, T = 200, G = 200, X = 520.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
Câu 1: Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là
A. các đại phân tử. B. tế bào. C. mô. D. cơ quan.
Câu 2: Tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện các chức năng nhất định được gọi là
A. hệ cơ quan. B. cơ quan. C. mô. D. cơ thể.
Câu 3: Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì
A. có khả năng thích nghi với môi trường.
B. thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
C. có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống.
D. phát triển và tiến hóa không ngừng.
Câu 4: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có xương sống với động vật không xương sống là
A. cơ thể đối xứng 2 bên và có bộ xương ngoài.
B. cơ thể đối xứng 2 bên và có bộ xương trong.
C. bộ xương trong và bộ xương ngoài.
D. bộ xương trong và cột sống.
Câu 5: Điểm giống nhau của các sinh vật thuộc giới Nấm và giới Thực vật là
A. đều dinh dưỡng theo lối hoại sinh.
B. đều có lối sống cố định.
C. đều có cơ thể cấu tạo đơn bào hay đa bào.
D. đều dinh dưỡng theo lối dị dưỡng.
Câu 6: Đặc tính nào sau đây của phân tử nước quy định các đặc tính còn lại?
A. Tính liên kết. B. Tính điều hòa nhiệt.
C. Tính phân cực. D. Tính cách li.
Câu 7: Câu nào sau đây không đúng với vai trò của nước trong tế bào?
A. Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.
B. Nước là thành phần cấu trúc của tế bào.
C. Nước cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.
D. Nước trong tế bào luôn được đổi mới.
Câu 8: Hợp chất nào sau đây khi bị thủy phân chỉ cho một loại sản phẩm là glucôzơ?
A. Lactôzơ. B. Xenlulôzơ. C. Kitin. D. Saccarôzơ.
Câu 9: Cacbohiđrat không có chức năng nào sau đây?
A. Nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
B. Cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể.
C. Vật liệu cấu trúc xây dựng tế bào và cơ thể.
D. Điều hòa sinh trưởng cho tế bào và cơ thể.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về lipit?
A. Dầu chứa nhiều axit béo chưa no còn mỡ chứa nhiều axit béo no.
B. Màng tế bào không tan trong nước vì được cấu tạo bởi phôtpholipit.
C. Stêrôit tham gia cấu tạo nên các loại enzim tiêu hóa trong cơ thể người.
D. Một phân tử lipit cung cấp năng lượng nhiều gấp đôi một phân tử đường.
Câu 11: Cho các phát biểu sau về prôtêin, phát biểu nào đúng?
A. Prôtêin được cấu tạo từ các loại nguyên tố hóa học: C, H, O.
B. Prôtêin mất chức năng sinh học khi cấu trúc không gian bị phá vỡ.
C. Prôtêin ở người và động vật được tổng hợp bởi 20 loại axit amin lấy từ thức ăn.
D. Prôtêin đơn giản gồm nhiều chuỗi pôlipeptit với hàng trăm axit amin.
Câu 12: Yếu tố quan trọng nhất tạo nên tính đặc trưng của phân tử ADN là
A. số lượng các nuclêôtit trong phân tử ADN.
B. thành phần các nuclêôtit trong phân tử ADN.
C. trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử ADN.
D. cách liên kết giữa các nuclêôtit trong phân tử ADN.
Câu 13: Chất tế bào của tế bào nhân sơ không có
A. tương bào và các bào quan có màng bao bọc.
B. các bào quan không có màng bao bọc, tương bào.
C. hệ thống nội màng, tương bào, bào quan có màng bao bọc.
D. hệ thống nội màng, khung tế bào, bào quan có màng bao bọc.
Câu 14: Roi của tế bào vi khuẩn có tác dụng
A. giúp vi khuẩn di chuyển.
B. bảo vệ vi khuẩn.
C. như những thụ thể tiếp nhận virut.
D. hấp thu các chất dinh dưỡng.
Câu 15: Lưới nội chất hạt có đính nhiều hạt
A. ribôxôm. B. lipit. C. prôtêin. D. glucôzơ.
Câu 16: Thành phần hóa học của ribôxôm gồm
A. rARN, prôtêin. B. lipit, ARN, prôtêin.
C. ARN, prôtêin. D. ADN, prôtêin.
Câu 17: Cho các phát biểu sau:
I. Màng trong gồm hai lớp phôtpholipit kép còn màng ngoài có một lớp phôtpholipit.
II. Màng trong có chứa hệ enzim hô hấp, màng ngoài không có.
III. Màng trong gấp khúc tạo ra các mào, màng ngoài không gấp khúc.
IV. Màng trong có diện tích bé hơn diện tích màng ngoài.
Số phát biểu đúng khi nói về điểm khác biệt giữa màng trong và màng ngoài của ti thể là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 18: Ti thể được xem như là nhà máy điện của tế bào vì
A. ti thể chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học tích trữ dưới dạng tinh bột.
B. ti thể chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học tích trữ dưới dạng ATP.
C. ti thể có khả năng biến đổi năng lượng ATP của tế bào thành năng lượng dự trữ trong các nguyên liệu hô hấp.
D. ti thể có khả năng biến đổi năng lượng dự trữ trong các nguyên liệu hô hấp (glucôzơ) thành năng lượng ATP cho tế bào.
Câu 19: Cho các phát biểu dưới đây nói về điểm giống nhau giữa ti thể và lục lạp:
I. Có màng kép bao bọc.
II. Trong cấu trúc có chứa ADN, ARN và ribôxôm.
III. Tham gia chuyển hóa năng lượng trong tế bào.
IV. Có trong tế bào động vật và thực vật.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20: Có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về màng sinh chất trong số các phát biểu sau:
I. Có nhiệm vụ bảo vệ khối sinh chất bên trong.
II. Gồm hai lớp màng prôtêin, phía trên có các lỗ nhỏ.
III. Có cấu tạo chủ yếu từ prôtêin và lipit.
IV. Thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường quanh tế bào.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 21: Rượu là một chất tan trong lipit, rượu đi vào tế bào theo con đường là
A. kênh prôtêin xuyên màng. B. lớp phôtpholipit kép.
C. kênh prôtêin đặc biệt. D. các lỗ trên màng.
Câu 22: Ngâm rau sống vào môi trường nước, đây là môi trường
A. bão hòa. B. nhược trương. C. đẳng trương. D. ưu trương.
Câu 23: Trong cơ thể, năng lượng được tích lũy chủ yếu dưới dạng
A. quang năng. B. nhiệt năng. C. điện năng. D. cơ năng.
Câu 24: Cho các phân tử:
I. ATP II. ADP III. AMP IV. N2O
Những phân tử mang liên kết cao năng là
A. I, II. B. I, III. C. I, II, III. D. I, II, III, IV.
Câu 25: Enzim nào sau đây tham gia xúc tác quá trình phân giải prôtêin?
A. Amilaza. B. Saccaraza. C. Pepsin. D. Mantaza.
Câu 26: Hoạt động đầu tiên trong cơ chế tác động của enzim là
A. tạo ra các sản phẩm trung gian. B. tạo ra phức hợp enzim - cơ chất.
C. tạo ra sản phẩm cuối cùng. D. giải phóng enzim khỏi cơ chất.
Câu 27: Trong cơ thể, quá trình hình thành sản phẩm từ cơ chất ban đầu được xúc tác bởi enzim, nếu quá trình đó diễn ra liên tục, sản phẩm hình thành dư thừa sẽ gây độc cho cơ thể, tại sao quá trình chuyển hóa vật chất vẫn diễn ra đều đặn mà không gây hại cho cơ thể?
A. Do quá trình chuyển hóa có lúc ngừng nghỉ.
B. Do có hiện tượng ức chế ngược, sản phẩm chuyển hóa ức chế hoạt động của enzim.
C. Do hiện tượng ức chế ngược, sản phẩm tạo thành nhiều hoạt hóa enzim.
D. Do enzim mất hoạt tính để đảm bảo chuyển hóa vừa đủ.
Câu 28: Vật chất di truyền của một chủng virut là một phân tử axit nuclêic được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit A, U, G, X; trong đó A = U = G = 20%. Vật chất di truyền của chủng virut này là
A. ARN mạch kép. B. ARN mạch đơn.
C. ADN mạch kép. D. ADN mạch đơn.
Câu 29: Một gen có chiều dài là 4080 Å. Số chu kì xoắn của gen là
A. 120. B. 170. C. 130. D. 190.
Câu 30: Một đoạn ADN có chiều dài là 4080 Å và có số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của cả gen. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại G là 200 và số nuclêôtit loại A là 320. Số nuclêôtit từng loại trên mạch 1 của gen đó sẽ là
A. A = T = 320, G = X = 200.
B. A = 320, T = 200, G = 200, X = 480.
C. A = 320, T = 160, G = 200, X = 520.
D. A = 320, T = 200, G = 200, X = 520.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
Câu 1: Tập hợp các cơ quan bộ phận của cơ thể cùng thực hiện một chức năng được gọi là
A. cơ thể. B. hệ cơ quan. C. đại phân tử. D. mô.
Câu 2: Điều nào sau đây đúng khi nói về tế bào?
A. Tế bào được cấu tạo từ các mô.
B. Chúng tập hợp với nhau để hình thành bào quan.
C. Tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể sống.
D. Tế bào là đơn vị cấu tạo nên quần thể.
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không phải của vật chất sống?
A. Cảm ứng và sinh trưởng.
B. Phát triển và sinh sản.
C. Không có khả năng tự điều chỉnh.
D. Trao đổi chất với môi trường xung quanh.
Câu 4: Các cấp độ tổ chức sống đều duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống để tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển. Điều này chứng tỏ các cấp độ tổ chức sống đều có cơ chế
A. trao đổi chất. B. sinh sản. C. tự điều chỉnh. D. tự nhân đôi.
Câu 5: Nấm men thuộc giới
A. Khởi sinh. B. Nguyên sinh. C. Nấm. D. Thực vật.
Câu 6: Cho các lớp động vật sau:
I. Thú. II. Bò sát. III. Sâu bọ. IV. Lưỡng cư.
Số lớp động vật được xếp vào ngành động vật có xương sống là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7: Điểm giống nhau của các sinh vật thuộc giới Nấm và giới Thực vật là
A. đều dinh dưỡng theo lối hoại sinh.
B. đều có lối sống cố định.
C. đều có cơ thể cấu tạo đơn bào hay đa bào.
D. đều dinh dưỡng theo lối dị dưỡng.
Câu 8: Cho các phát biểu sau:
I. Cacbon là các nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ.
II. Có 2 loại nguyên tố: nguyến tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
III. Các nguyên tố chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học.
IV. Có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống.
Số phát biểu đúng khi nói về nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9: Nguyên tố đa lượng trong cơ thể sống có đặc điểm nào sau đây?
A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sống của cơ thể.
B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.
C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào.
D. Tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ trong cơ thể sống.
Câu 10: Đâu không phải là vai trò của nước?
A. Nước là thành phần xúc tác cho các phản ứng.
B. Nước là thành phần cấu tạo của tế bào và cơ thể.
C. Nước là dung môi hòa tan các chất.
D. Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa.
Câu 11: Đặc tính nào sau đây của phân tử nước quy định các đặc tính còn lại?
A. Tính liên kết. B. Tính điều hòa nhiệt.
C. Tính phân cực. D. Tính cách li.
Câu 12: Saccarôzơ là loại đường có trong
A. Cây mía. B. sữa động vật. C. mạch nha. D. tinh bột.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về lipit?
A. Dầu chứa nhiều axit béo chưa no còn mỡ chứa nhiều axit béo no.
B. Màng tế bào không tan trong nước vì được cấu tạo bởi phôtpholipit.
C. Stêrôit tham gia cấu tạo nên các loại enzim tiêu hóa trong cơ thể người.
D. Một phân tử lipit cung cấp năng lượng nhiều gấp đôi một phân tử đường.
Câu 14: Cho các ví dụ sau:
I. Côlagen cấu tạo nên mô liên kết ở da.
II. Enzim lipaza thủy phân lipit.
III. Insulin điều chỉnh hàm lượng đường trong máu.
IV. Glicôgen dự trữ ở trong gan.
V. Hêmôglôbin vận chuyển O2 và CO2.
VI. Interferon chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
Có bao nhiêu ví dụ minh họa cho các chức năng của prôtêin?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 15: Các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao, độ pH,... có thể phá hủy cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin làm cho chúng mất chức năng. Hiện tượng này được gọi là
A. Hiện tượng ức chế của prôtêin. B. Hiện tượng hủy diệt của prôtêin.
C. Hiện tượng hoạt động của prôtêin. D. Hiện tượng biến tính của prôtêin.
Câu 16: Đặc điểm nào là của tế bào nhân sơ?
A. Đã có bào quan có màng bao bọc. B. Độ lớn gần bằng tế bào nhân thực.
C. Đã có nhiều bào quan có 1 lớp màng. D. Chưa có nhân hoàn chỉnh.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng về phân tử ARN?
A. Tất cả các loại ARN đều được tổng hợp trên khuôn mẫu của phân tử ADN.
B. Tất cả các loại ARN đều được sử dụng để làm khuôn tổng hợp prôtêin.
C. Các phân tử ARN được tổng hợp ở nhân tế bào.
D. Đa số các phân tử ARN chỉ được cấu tạo từ một chuỗi pôlinuclêôtit.
Câu 18: Loại axit nuclêic không có liên kết hiđrô trong cấu trúc là
A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN.
Câu 19: Vật chất di truyền của vi khuẩn được gọi là vùng nhân chứ không phải nhân vì
A. không có màng nhân bao bọc.
B. có số lượng vật chất di truyền ít.
C. vật chất di truyền là ADN.
D. vật chất di truyền không liên kết với prôtêin.
Câu 20: Trong lục lạp chứa chất này tham gia vào quang hợp, chất này chủ yếu nằm trên màng của tilacôit. Chất này là
A. enzim phân hủy. B. chất diệp lục. C. enzim hô hấp. D. chất nền.
Câu 21: Đặc điểm của ti thể là:
(1) Có hai lớp màng bao bọc (2) Màng trong gấp khúc
(3) Màng ngoài gấp khúc (4) bên trong có chất nền
(5) Có chứa chất diệp lục
A. (1), (2), (5). B. (1), (2), (3). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (4).
Câu 22: Thành tế bào của thực vật có chứa chất nào?
A. Kitin. B. Xenlulozơ. C. Peptiđôglican. D. Prôtêin.
Câu 23: Tế bào nhân sơ có khả năng trao đổi chất nhanh, làm cho tế bào sinh trưởng, sinh sản nhanh là do
A. chưa có vật chất di truyền. B. kích thước nhỏ.
C. chưa có nhân. D. chưa có bào quan.
Câu 24: Nếu lizôxôm bị vỡ ra thì
A. tế bào sẽ bị chết do tích lũy nhiều chất độc.
B. tế bào sẽ tái lập lizôxôm khác.
C. tế bào sẽ bị phân huỷ.
D. tế bào không còn nhiệm vụ tiêu hoá nội bào.
Câu 25: Đặc điểm các chất vận chuyển qua kênh vận chuyển prôtêin là
A. không phân cực, kích thước nhỏ. B. phân cực, kích thước lớn.
C. phân cực, kích thước nhỏ. D. không phân cực, kích thước lớn.
Câu 26: Tế bào đã chết thì không còn hiện tượng co nguyên sinh vì
A. màng tế bào đã bị phá vỡ.
B. tế bào chất đã bị biến tính.
C. nhân tế bào đã bị phá vỡ.
D. màng tế bào không còn khả năng thấm chọn lọc.
Câu 27: Mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng vì
A. trên mỗi enzim chỉ có một trung tâm hoạt động.
B. trên mỗi enzim chỉ có một trung tâm hoạt động và nó còn chịu tác động bởi tính chất của cơ chất.
C. tính chất của enzim chịu tác động bởi tính chất lí hóa của cơ chất.
D. cấu hình không gian của trung tâm hoạt động của enzim tương thích với cấu hình không gian của cơ chất nhất định.
Câu 28: Hoạt động nào sau đây không cần sử dụng năng lượng ATP?
A. Sự vận chuyển vật chất qua màng tế bào ngược chiều građien nồng độ.
B. Sự thu hồi glucôzơ trong nước tiểu về máu.
C. Sự di chuyển của dung môi nước từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp.
D. Sự co cơ ở động vật.
Câu 29: Môt phân tử ADN có 750 ađênin và số guanin bằng 450 nuclêôtit. Số liên kết hiđrô của phân tử ADN là
A. 1200. B. 2850. C. 2398. D. 1600.
Câu 30: Một đoạn phân tử ADN có 3800 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại A là 700. Tổng số nuclêôtit của đoạn ADN này là
A. 3000. B. 5100. C. 3500. D. 2400.
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Sinh học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
Câu 1: Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành
A. hệ cơ quan. B. cơ quan. C. cơ thể. D. mô.
Câu 2: Tổ chức sống nào sau đây là bào quan?
A. Phổi. B. Tim. C. Ribôxôm. D. Não bộ.
Câu 3: Tại sao khi hạ nhiệt độ xuống 0oC tế bào sẽ bị chết?
A. Các enzim bị mất hoạt tính, mọi phản ứng sinh hoá trong tế bào không được thực hiện.
B. Nước trong tế bào đóng băng, phá huỷ cấu trúc tế bào.
C. Liên kết hiđrô giữa các phân tử nước bền vững, ngăn cản sự kết hợp với các chất khác.
D. Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường không được thực hiện.
Câu 4: Tập hợp những hợp chất nào dưới đây thuộc cacbonhiđrat?
A. Đường đơn, đường đôi và đường đa.
B. Đường đơn, đường đôi và axit béo.
C. Đường đơn, đường đa và axit béo.
D. Đường đôi, đường đa và axit béo.
Câu 5: Các nguyên tố chủ yếu cấu thành nên prôtêin là
A. C, H, O, S. B. C, H, O, P. C. C, H, O, N. D. C, H, O, Ca.
Câu 6: Mỡ được cấu tạo bởi .......... và 3 axit béo. Chỗ .......... là
A. glicôgen. B. glixêrol. C. galactôzơ. D. glucôzơ.
Câu 7: Chức năng chủ yếu của đường glucôzơ là
A. cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào.
B. tham gia cấu tạo nhiễm sắc thể.
C. tham gia cấu tạo thành tế bào.
D. là thành phần của phân tử ADN.
Câu 8: Những vitamin nào sau đây có bản chất là lipit?
A. A, D, E và K. B. A, B, D và K.
C. B, E, D và K. D. B1, D, E và K.
Câu 9: Các nuclêôtit khác nhau trong phân tử ADN khác nhau về
A. axit H3PO4. B. đường C5H10O4.
C. thành phần bazơ nitơ. D. mạch pôlinuclêôtit.
Câu 10: Chức năng của ARN thông tin là
A. quy định cấu trúc đặc thù của ADN.
B. tổng hợp phân tử ADN.
C. truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm.
D. truyền thông tin di truyền từ ADN đến prôtêin.
Câu 11: Chức năng không có ở prôtêin là
A. truyền đạt thông tin di truyền.
B. điều hoà quá trình trao đổi chất.
C. xúc tác các phản ứng hóa sinh trong tế bào.
D. tham gia cấu trúc tế bào và cơ thể.
Câu 12: Ba thành phần chính cấu tạo nên tế bào nhân thực là
A. màng sinh chất, tế bào chất, các bào quan.
B. màng sinh chất, tế bào chất, nhân.
C. màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.
D. màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân.
Câu 13: Bào quan lấy CO2 và giải phóng O2 có tên là
A. thể vùi. B. ribôxôm. C. lục lạp. D. ti thể.
Câu 14: Trong dung dịch ưu trương, tế bào thực vật có hiện tượng
A. co nguyên sinh. B. phản co nguyên sinh.
C. trương nước. D. bị vỡ tế bào.
Câu 15: Tại sao màng sinh chất được gọi là màng khảm động?
A. Được cấu tạo từ 2 lớp phân tử phôtpholipit trên đó có gắn thêm prôtêin và các phân tử khác.
B. Các phân tử phôtpholipit không đứng yên tại chỗ mà có thể di chuyển trong phạm vi của màng.
C. Các phân tử phôtpholipit đứng yên tại chỗ còn prôtêin và các phân tử khác có thể chuyển động trong phạm vi của màng.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 16: Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng được gọi là
A. vận chuyển tích cực. B. vận chuyển chủ động.
C. sự thẩm thấu. D. vận chuyển qua kênh.
Câu 17: Hiện tượng gì xảy ra khi cho tế bào hồng cầu và tế bào biểu bì vẩy hành vào dung dịch quá nhược trương?
A. Cả 2 loại tế bào cùng trương lên, vỡ ra.
B. Cả 2 loại tế bào cùng trương lên nhưng chỉ có tế bào biểu bì vẩy hành bị vỡ ra.
C. Cả 2 loại tế bào cùng trương lên nhưng không vỡ ra.
D. Cả 2 loại tế bào cùng trương lên nhưng chỉ có tế bào hồng cầu bị vỡ ra.
Câu 18: Khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của enzim trong cơ thể người là
A. 20oC - 25oC. B. 25oC - 30oC.
C. 35oC - 40oC. D. 15oC - 20oC.
Câu 19: Bệnh rối loạn chuyển hoá xảy ra khi nào?
A. Một enzim nào đó không được tổng hợp hoặc tổng hợp quá ít.
B. Enzim bị mất hoạt tính do nhiệt độ cơ thể tăng cao.
C. Nồng độ enzim hoặc cơ chất quá cao.
D. Một enzim nào đó bị ức chế ngược.
Câu 20: Enzim là
A. nguyên liệu của phản ứng sinh hóa. B. chất xúc tác sinh học có hiệu quả cao.
C. chất tham gia cấu tạo cơ chất. D. chất bị biến đổi sau phản ứng.
Câu 21: Vùng cấu trúc không gian đặc biệt của enzim chuyên liên kết với cơ chất được gọi là
A. vùng thay đổi cấu hình. B. vùng trung tâm hoạt động.
C. vùng hoạt hoá enzim. D. vùng liên kết tạm thời.
Câu 22: Xúc tác quá trình phân giải đường saccrôzơ là loại enzim
A. saccaraza. B. lactaza. C. urêaza. D. enterôkinaza.
Câu 23: Pepsin hoạt động tối ưu ở pH là:
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 24: Trong cơ thể hoạt tính của enzim được điều chỉnh bằng cách
A. tăng hoặc giảm nhiệt độ. B. điều chỉnh chất hoạt hoá hay ức chế.
C. thay đổi pH. D. thay đổi cấu hình của enzim.
Câu 25: Sản phẩm ở giai đoạn chuỗi chuyền electrôn của hô hấp tế bào là
A. glucôzơ, ADP và O2. B. ATP, CO2 và H2O.
C. ATP và H2O. D. NADH, FADH2 và O2.
Câu 26: Liên kết cao năng trong phân tử ATP là
A. liên kết phôtphat ngoài cùng.
B. liên kết giữa phôtphat và đường 5C (ribôzơ).
C. liên kết giữa ađênin và đường 5C (ribôzơ).
D. hai liên kết phôtphat ngoài cùng.
Câu 27: Căn cứ vào khả năng sinh công hay không, người ta chia năng lượng thành 2 loại
A. điện năng và thế năng. B. hóa năng và nhiệt năng.
C. động năng và thế năng. D. động năng và hóa năng.
Câu 28: Phân tử ADN có trình tự nuclêôtit ở 1 mạch là:
- G - T - T - G - A - A- X - T - A -
Trình tự nuclêôtit ở mạch còn lại của phân tử ADN nói trên là
A. - X - A - A - X - X - T - G - A - A -
B. - X - T - A - T - T - G - G - A - T -
C. - X - A - A - X - T - T - G - A - T -
D. - X - T - T - T - T - G - G - A - T -
Câu 29: Một phân tử ADN có 750 ađênin và số guanin bằng 450 nuclêôtit. Số liên kết hiđrô của phân tử ADN là
A. 1200. B. 2398. C. 1600. D. 2850.
Câu 30: Một phân tử ADN có 3200 nuclêôtit. Phân tử ADN đó có số vòng xoắn là
A. 1600 vòng xoắn. B. 640 vòng xoắn.
C. 320 vòng xoắn. D. 160 vòng xoắn.
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)