Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học học kì 2 năm 2024 có ma trận (20 đề))

Với Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học học kì 2 năm 2024 có ma trận (20 đề)), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Tiếng việt 3.

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học học kì 2 năm 2024 có ma trận (20 đề))

Xem thử Đề CK2 Tiếng Việt 4

Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 bản word có lời giải chi tiết:

Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

Quảng cáo

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu; Câu số; Số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc - hiểu văn bản: Xác định, nhận xét hình ảnh nhân vật, chi tiết ý nghĩa trong bài học. Hiểu nội dung ý nghĩa bài. Giải thích chi tiết bằng suy luận để rút ra trọng tâm bài đọc, liên hệ thực tế.

Số câu

4


1








Câu số

1, 2, 3, 4


6








Số điểm

2


0,5








Kiến thức tiếng Việt:

- Nắm được một số từ ngữ thuộc hai chủ điểm đã học (Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống); bước đầu giải thích được nghĩa từ và đặt câu với từ ngữ thuộc 2 chủ điểm.

- Nhận biết được câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến trong bài văn; tìm được trạng ngữ chỉ thời gian, chỉ nơi chốn trong bài văn đã cho.

Số câu

1


2

1


2


1



Câu số

5


7,8

9


10,

11


12



Số điểm

0,5


1

0,5


1,5


1



Tổng số câu







Tổng số điểm

2,5

2

1,5

1

4

3

Tỉ lệ

40%

30%

20%

10%

100%

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

Gọi lần lượt HS lên bốc phiếu chọn bài, đọc 1 đoạn văn (khoảng 90 tiếng/phút do giáo viên chỉ định). Hiểu được nội dung cơ bản của đoạn vừa đọc (GV nêu câu hỏi - HS trả lời). Dựa vào kỹ năng đọc và câu trả lời của HS - GV ghi điểm cho phù hợp.

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Ăng-co Vát

Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia được xây dựng từ đầu thế kỉ XII.

Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500 mét và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại. Đây, những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.

Toàn bộ khu đền quay về hướng tây. Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách.

Theo NHỮNG KÌ QUAN THẾ GIỚI

Quảng cáo

2. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng và làm các bài tập sau:

Câu 1: Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ?

A. Ăng-co Vát được xây dựng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ thứ XII.

B. Ăng-co Vát được xây dựng ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ thứ XII.

C. Ăng-co Vát được xây dựng ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ thứ X.

D. Ăng-co Vát được xây dựng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ thứ X.

Câu 2: Khu đền chính đồ sộ như thế nào?

A. Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn, có hành lang dài gần 1500 mét và 398 gian phòng.

B. Khu đền chính gồm nhiều tầng.

C. Khu đền chính có hành lang dài.

D. Khu đền chính có nhiều phòng.

Câu 3: Khu đền chính được xây dựng như thế nào?

A. Khu đền chính được xây dựng rất nhanh.

B. Khu đền chính được xây dựng rất lâu.

C. Khu đền chính được xây dựng bằng nhiều máy móc.

D. Khu đền chính được xây dựng rất kỳ công.

Câu 4: Phong cảnh khu đền đẹp nhất vào lúc nào?

A. Bình Minh.

B. Buổi trưa.

C. Hoàng hôn.

D. Buổi tối.

Câu 5: Ăng-co Vát là địa điểm để:

A. Thám hiểm.

B. Tham quan, du lịch.

C. Nghỉ ngơi.

D. Mua sắm.

Quảng cáo

Câu 6: Nối từ ngữ ở cột a với lời giải nghĩa cột b cho đúng:

1. Kiến trúc


a. Nghệ thuật chạm trổ trên gỗ đá,...

2. Điêu khắc


b. Sâu kín, gợi vẻ uy nghiêm.

3. Kì thú


c. Nghệ thuật thiết kế, xây dựng nhà cửa, thành lũy,...

4. Thâm nghiêm


d. Kì lạ và thú vị.

Câu 7: Trong câu: Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. Bộ phận trạng ngữ là:

A. Lúc hoàng hôn.

B. Ăng-co Vát.

C. Thật huy hoàng.

D. Ăng-co Vát thật huy hoàng.

Câu 8: Câu: Ôi, Ăng-co Vát thật đẹp ! là kiểu câu nào:

A. Câu kể.

B. Câu khiến.

C. Câu cảm.

D. Câu hỏi.

Câu 9: Em hãy nêu 3 đồ dùng cần thiết khi đi du lịch?

Câu 10: Hãy viết thêm bộ phận trạng ngữ chỉ nơi chốn để hoàn chỉnh câu sao cho phù hợp:

………………………………………………….., em giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa rồi học bài.

Câu 11: Chuyển câu kể sau thành câu khiến: Bạn Bình quyét sân trường.

Câu 12: Em hãy viết tên 3 địa điểm du lịch nổi tiếng ở nước ta:

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Đường đi Sa Pa

Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Em hãy tả một một con vật mà em yêu thích.

--------------HẾT-------------

Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học học kì 1 năm 2024 có ma trận (20 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

Câu 1. (2 điểm) HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 từ tuần 18 đến tuần 34 (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng).

Câu 2. (1 điểm) HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Vương quốc vắng nụ cười

Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn. Ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ, héo hon. Ngay kinh đô là nơi nhộn nhịp cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà... Nhà vua, may sao, vẫn còn tỉnh táo để nhận ra mối nguy cơ đó. Ngài họp triều đình và cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn cười.

Một năm trôi qua, thời hạn học tập đã hết, nhà vua thân hành dẫn các quan ra tận cửa ải đón vị đại thần du học trở về. Ai cũng hồi hộp mong nhìn thấy nụ cười mầu nhiệm của ông ta. Nhưng họ đã thất vọng. Vị đại thần vừa xuất hiện đã vội rập đầu, tâu lạy:

- Muôn tâu Bệ hạ, thần xin chịu tội. Thần đã cố gắng hết sức nhưng học không vào.

Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài sườn sượt. Không khí của triều đình thật là ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào:

- Tâu Bệ hạ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.

- Dẫn nó vào! - Nhà vua phấn khởi ra lệnh.

(còn nữa) Theo TRẦN ĐỨC TIẾN

* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc hoàn thành các bài tập sau:

Câu 3. (1 điểm) Vì sao cuộc sống ở vương quốc nọ lại buồn chán như vậy?

A. Vì cư dân ở đó không ai biết cười.

B. Vì cư dân ở đó vừa trải qua cuộc chiến tranh.

C. Vì thiên nhiên ở đó rất khắc nghiệt.

Câu 4. (0,5 điểm) Nói chính xác là trong vương quốc chỉ có ai cười được?

A. Nhà vua

B. Người lớn

C. Rất ít trẻ con.

Câu 5. (0,5 điểm) Ai là người nhận ra những “mối nguy cơ” về vương quốc buồn tẻ?

A. Người dân

B. Nhà vua

C. Các vị đại thần

Câu 6. (0,5 điểm) Từ nào cùng nghĩa với từ “buồn chán”?

A. Vui vẻ

B. Chán ăn

C. Buồn bã

Câu 7. (1 điểm) Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình của vương quốc?

A. Nhà vua cử đại thần đi du học, chuyên về chữa bệnh.

B. Nhà vua cử đại thần đi du học, chuyên về môn cười.

C. Nhà vua cử đại thần mở lớp dạy học, chuyên về môn cười.

Câu 8. (0,5 điểm) Câu: “- Dẫn nó vào!” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu cầu khiến

B. Câu hỏi

C. Câu cảm

Câu 9. (1 điểm) Chủ ngữ trong câu “Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.” là:

A. Thần

B. Thần vừa tóm được

C. Một kẻ đang cười

Câu 10. (1 điểm) Nêu nội dung của bài tập đọc?

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Cô Tấm của mẹ

Ngỡ từ quả thị bước ra
Bé làm cô Tấm giúp bà xâu kim
Thổi cơm, nấu nước, bế em,
Mẹ về khen bé : “Cô tiên xuống trần”
Bao nhiêu công việc lặng thầm
Bàn tay của bé đỡ đần mẹ cha.
Bé học giỏi, bé nết na
Bé là cô Tấm, bé là con ngoan.

Lê Hồng Thiện

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Hãy tả một con vật mà em yêu thích.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.

1. Đường đi Sa Pa

(Đoạn từ “Buổi chiều … mùa thu.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 102)

2. Dòng sông mặc áo

(Đọc cả bài, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 118)

3. Ăng-co Vát

(Đoạn từ “Toàn bộ … từ các ngách.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 123)

4. Con chuồn chuồn nước

(Đoạn từ “Rồi đột nhiên … ngược xuôi.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 127)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

SÁNG NAY CHIM SẺ NÓI GÌ?

Đêm nọ, trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật. Rồi bé Na vượt suối băng rừng, thỏa thích lắng nghe muông thú. Bé Na thích nhất là câu nói của bác Sư Tử. Câu ấy thế này: “Đâu nhất thiết chúng tôi phải nói tiếng người thì loài người mới hiểu được chúng tôi. Chỉ cần một chút yêu thương, gần gũi, các bạn sẽ hiểu chúng tôi”…

Sáng sớm hôm ấy, bé Na thức dậy, bước về phía cửa, nơi chiếc chuông gió đang khúc khích cười. Và kia! Một chú Chim sẻ đang đậu trên dây điện chằng chịt tự nhiên bay sà xuống ban công. Chim sẻ quẹt quẹt cái mỏ nhỏ xinh xuống nền nhà. Chim sẻ mổ mổ những hạt cát. Chim Sẻ ngẩng lên, tròn xoe đôi mắt nhìn bé Na. Và rồi bé Na thoảng nghe trong gió:

- Chị ơi, em đói lắm!

- Ai thế? – Bé Na ngơ ngác nhìn quanh. Ai đang nói chuyện với Na thế?

- Em là Chim sẻ nè. Em đói…

Bé Na nhìn sững chú chim nhỏ vài giây. Quả thật, cái mỏ nhỏ cũng vừa mấp máy. A, mình nghe được tiếng Chim sẻ thật rồi! Bé Na vô cùng thích thú, bé chạy vội xuống nhà bếp nắm một nắm gạo rồi chạy lên ban công.

- Ôi, em cám ơn chị!

Chim Sẻ nói cảm ơn liên hồi rồi cúi xuống mổ dồn dập.

Theo Phan Đăng Đăng

(Báo Nhi đồng số 8/2009)

Em đọc thầm bài “Sáng nay Chim sẻ nói gì?” rồi khoanh tròn vào chữ cái trước ý em chọn là đúng nhất hoặc trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho vật gì, yật đó có giá trị ra sao?

A. Viên đá quý rất đắt tiền.

B. Một vật giúp bé Na học giỏi.

C. Viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật.

D. Một vật là đồ cổ có giá trị.

Câu 2. Bé Na thích nhất điều gì sau khi có viên ngọc quý?

A. Đi khắp nơi trong rừng nghe tiếng nói của các loài chim

B. Nghe được câu nói của bác Sư Tử.

C. Nghe được nhiều câu nói của nhiều người ở xa.

D. Nghe được tiếng chân di chuyển của loài thú dữ, nguy hiểm.

Câu 3. Chim Sẻ đã nói gì với chị bé Na?

A. Chị ơi, em đói lắm!

B. Em là Chim sẻ nè. Em đói…

C. Ôi, em cám ơn chị!

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 4. Câu nói của bác Sư Tử: “Đâu nhất thiết chúng tối phải nói tiếng người thì loài người mới hiểu được chúng tôi. Chỉ cần một chút yêu thương, gần gũi, các bạn sẽ hiểu chúng tôi” muốn nhắn gửi đến loài người điều gì?

Câu 5. Nghĩa trong bài của cụm từ “Vượt suối băng rừng” là:

A. Đi chơi xa để ngắm phong cảnh thiên nhiên đẹp.

B. Đi thám hiểm qua nhiều con suối, qua nhiều khu rừng để tìm hiểu về đời sống của muông thú và nghe được tiếng nói của chúng.

C. Đi thám hiểm để thăm dò dấu vết cổ từ các con suối, khu rừng xa lạ.

D. Đi thám hiểm qua nhiều con suối, qua nhiều khu rừng để tìm những loài thú quý hiếm về nuôi.

Câu 6. Tìm và viết ra một câu cảm có trong bài đọc thầm.

- Câu cảm là: ………………………………………………………………………………

Câu 7.

a) Tìm trong bài đọc thầm 1 câu kể có dạng Ai là gì?

b) Xác định chủ ngữ của câu vừa tìm được

- Câu kể có dạng Ai là gì?……………………………………………………

- Chủ ngữ của câu trên là: …………………………………………………
Câu 8. Thêm trạng ngữ cho các câu sau:

a)…………………………………………………………………………………, em chăm chú nghe cô giảng bài.

b)………………………………………………………………………, muôn loài hoa đua nhau nở.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Trăng lên” SGK TV4 Tập 2,trang 170

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Tả một con vật ở vườn thú. 

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

Học sinh đọc một văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đoạn đọc do giáo viên nêu.

1. Đường đi Sa Pa

(Đoạn từ “Buổi chiều … mùa thu.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 102)

2. Dòng sông mặc áo

(Đọc cả bài, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 118)

3. Ăng-co Vát

(Đoạn từ “Toàn bộ … từ các ngách.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 123)

4. Con chuồn chuồn nước

(Đoạn từ “Rồi đột nhiên … ngược xuôi.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 127)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

SAU TRẬN MƯA RÀO

Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột.  Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như da em bé.

Không gì đẹp bằng lá cây vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp)… Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ.  Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những đóa hoa kim cương, làm cho nó sáng rực lên như những ngọn đèn. Quanh các luống kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập lòe của các đóa đèn hoa ấy.

Ánh sáng chan hòa làm cho vạn vật đầy tin tưởng. Nhựa ngọt, mùi thơm, khí ấm, cuộc sống tràn trề. Nhờ có cát nên không có một vết bùn, nhờ có mưa nên không có bụi trên lá. Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thứ như nhung gấm bạc, vàng, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng của thiên nhiên ngập tràn hạnh phúc, vắng lặng thần tiên, vắng lặng mà dung hòa với nghìn thứ âm nhạc; có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá.

Victor Hugo

Em đọc thầm bài “Sau trận mưa rào” để làm các bài tập sau:

(Khoanh vào đáp án đúng?)

1. Tên các loài chim và hoa được tác giả miêu tả trong bài là:

A.  Sung, sẻ, chích chòe, gõ kiến, cẩm chướng.

B.  Sẻ, chích chòe, gõ kiến, cẩm chướng, kim hương,

C.  Chích chòe, gõ kiến, cẩm chướng, sung, kim hương,

D.  Chích chòe, gõ kiến, ong, cẩm chướng, kim hương.

2. Tác giả đã sử dụng từ ngữ nào để miêu tả trời hè trựớc cơn mưa dông?

A. Tươi mát.

B. Ấm áp.

C. Huyên náo

D. Ủ dột.

3. Sau trận mưa rào, yếu tố nào làm cho vạn vật trở nên tươi mát, ấm áp, đầy tin tưởng?

A.  Mưa

B. Anh sáng.

C. Tia sáng

D. Khí ẩm.

4. Tìm các từ ngữ miêu tả hoạt động của chim chóc trong bài?

5. Tìm và viết lại một câu văn trong bài học có sử dụng hình ảnh nhân hóa?

6. Câu “Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và ánh sáng.” thuộc loại câu nào?

A. Câu kể.

B. Câu cảm.

C. Câu khiến.

7. Điền trạng ngữ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau:

-………………. .  , em giúp bố mẹ quét dọn nhà cửa.

8. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ có chứa tiếng “lạc” mang nghĩa là “vui, mừng”?

A.  Lạc quan, lạc hậu, lạc điệu, lạc thú.

B.  Lạc quan, lạc thú, lạc nghiệp, an lạc.

C.  Lạc quan, lạc nghiệp, lạc đàn, an lạc.

9. Tìm trạng ngữ trong câu sau và cho biết trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho câu?

- Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như da em bé.

Trạng ngữ:
 Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa:

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Đường đi Sa Pa

Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

Trích: Đường đi Sa Pa (TV4 - Tập II - trang 102)

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Tả một con vật nuôi trong nhà.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 34 (Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp tiểu học học kì 2 theo công văn số 1125/BGDĐT-GDTH ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT), giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 90 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

HOA TÓC TIÊN

Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.

Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương, muốn ăn ngay.

Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thuỷ tinh trong suốt, có nước mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.

Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.

Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình...

(Theo Băng Sơn)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu?

a. Do thầy giáo chăm sóc tốt.

b. Do cây xanh tốt quanh năm.

c. Do tóc những cô tiên không bao giờ bạc.

Câu 2. Hoa tóc tiên ở vườn nhà thầy giáo có màu gì?

a. Màu hồng cánh sen.

b. Màu hồng cánh sen nhẹ.

c. Màu trắng tinh khiết.

Câu 3. Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì?

a. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương.

b. Mùi thơm mát của sương đêm.

c. Mùi thơm ngon lành của một loại bánh.

Câu 4. Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả liên tưởng đến điều gì?

a. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên.

b. Buổi sáng và nếp sống của thầy giáo.

c. Một loài cỏ thơm.

Câu 5. Chuyển câu kể sau thành câu khiến:

Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thuỷ tinh trong suốt.

Câu 6.  Em hãy chỉ ra cấu tạo của các câu khiến sau:

a) Đêm ấy, Thần Gió lại đến đập cửa, thét:

- Mở cửa ra nào!
 b) Thấy thế, tôi suýt khóc:

- Bác đừng về.  Xin bác ở lại đây làm đồ chơi cho chúng cháu!
 c) Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu:

- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh!
Câu 7. Em hãy đặt một câu khiến bằng cách dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Con chuồn chuồn nước

Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cái cánh khẽ rung như còn đang phân vân.

Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên.

Nguyễn Thế Hội

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề 1. Dựa theo cách viết sau, hãy viết một đoạn văn ngắn về loài hoa mà em yêu thích.

Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương, muốn ăn ngay.

Đề 2. Dựa theo cách viết sau, hãy viết một đoạn văn ngắn về một loài rau mà em thích nhất.

Ngọn rau má mới ngon làm sao. Nó có những cái mầm trắng nõn, pha màu hồng hồng, sờ vào mà đã muốn nhai sống. Riêng cái cuống lá cũng phải dài gần gang tay.

Mẹ tôi rửa sạch, thái nhỏ, để lên cái đĩa ăn sống. Thế nào mẹ cũng khen:

- Rau má ngon quá, thật mát ruột.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần  19 đến tuần 34 (Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp tiểu học học kì 2 theo công văn số 1125/BGDĐT-GDTH ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT), giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 90 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

ĐƯỜNG ĐI SA PA

Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bong chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hang. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm.

Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.

Nguyễn Phan Hách

Khoanh vào trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Sa Pa là một địa danh thuộc vùng nào của đất nước?(M1-0,5đ)

a) Vùng núi

b) Vùng đồng bằng

c) Vùng biển

d) Thành phố

Câu 2: Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Em hãy cho biết chi tiết nào thể hiện sự quan sát tinh tế ấy? (M1-0,5đ)

a) Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.

b) Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời.

c) Nắng phố huyện vàng hoe.

d) Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 3: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà kì diệu của thiên nhiên” (M1-0,5đ)

a) Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp.

b) Vì Sa Pa có phong cảnh đẹp và sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.

c) Vì Sa Pa có núi non hùng vĩ.

d) Vì Sa Pa ở thành phố

Câu 4: Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào? (M1-0,5đ)

a) Tác giả thể hiện sự ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa và ngợi Sa Pa là món quà kì diệu thiên nhiên dành cho đất nước ta.

b) Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa.

c) Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý thiên nhiên khi đến Sa Pa.

d) Tác giả quê ở Sa Pa.

Câu 5: Em hãy cho biết câu nào trong bài có sử dụng biện pháp so sánh?(M4-1đ)

...........................................................................................................................................

Câu 6: Câu: “Nắng phố huyện vàng hoe” là kiểu câu kể nào? (M1-0,5đ)

a) Câu kể Ai là gì?

b) Câu kể Ai làm gì?

c) Câu kể Ai thế nào?

d) Tất cả các câu kể trên.

Câu 7: Những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào có những màu sắc nào? (M2-1,5đ)

...........................................................................................................................................

Câu 8: Những hoạt động nào sau đây được gọi là du lịch? (M1-0,5đ)

a) Đi chơi ở công viên gần nhà.

b) Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.

c) Đi làm việc xa nhà.

d) Đi học

Câu 9: Viết tiếp vào chỗ trống bộ phận vị ngữ, chủ ngữ còn thiếu để câu dưới đây cho hoàn chỉnh. (M2-1đ)

a) Buổi chiêu, xe……………………………………………………………..

b) ……………………………………………………….. vàng hoe.

Câu 10: Phong cảnh ở Sa Pa thật đẹp có những mùa nào trong ngày. (M1-0,5đ)

a)    Mùa thu, mùa thu

b)    Mùa thu, mùa đông, mùa xuân.

c)    Mùa xuân, mùa hè.

d)    Mùa hè, mùa thu.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) một đoạn trong bài “Con chuồn chuồn nước” (SGK TV4 – T2 trang 127).

Con chuồn chuồn nước

Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.

Nguyễn Thế Hội

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần  19 đến tuần 34 (Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp tiểu học học kì 2 theo công văn số 1125/BGDĐT-GDTH ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT), giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 90 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon

Một buổi sáng, ngài tổng tư lệnh bất ngờ đến thăm tôi. Đứng trong lòng bàn tay tôi, ngài báo tin nước láng giềng Bli-phút hùng mạnh đang tập trung hải quân bên kia eo biển, chuẩn bị kéo sang. Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch.

Thế là tôi đi ra bờ biển. Quan sát bằng ống nhòm, tôi thấy địch có độ năm mươi chiến hạm. Tôi bèn cho làm năm mươi móc sắt to, buộc vào dây cáp, rồi ra biển. Chưa đầy nửa giờ, tôi đã đến sát hạm đội địch. Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp, nhảy ào xuống biển, bơi vào bờ. Tôi lấy dây cáp móc vào từng chiếc hạm một rồi buộc tất cả đầu dây vào nhau, kéo về Li-li-pút.

Khỏi phải nói nhà vua mừng như thế nào. Ngài còn muốn nhân dịp này biến Bli-phút thành một tỉnh của nước ngài. Nhưng tôi cố thuyết phục ngài từ bỏ ý định ấy. Khoảng ba tuần sau, nước Bli-phút cử một đoàn đại biểu sang thương lượng và hai bên kí một hòa ước lâu dài.

Theo Xuýp

(Đỗ Đức Hiểu dịch)

Dựa vào nội dung câu chuyện trên, hãy khoanh vào chữ cái trước câu  trả lời đúng và thực hiện các câu còn lại theo yêu cầu:

Câu 1. Nhân vật chính trong câu chuyện trên là ai?

A. Li-li-pút.
B. Gu-li-vơ.
C. Bli-phút.
D. Không có tên.
Câu 2. Vì sao trông thấy Gu-li-vơ quân địch “phát khiếp”?

A. Vì thấy người lạ.
B. Vì trông thấy Gu-li-vơ quá to lớn
C. Vì thấy gu-li-vơ mang theo nhiều móc sắt lớn.
D. Vì thấy Gu-li-vơ chỉ có một mình.
Câu 3. Câu Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch là loại câu gì?

Câu 4. Em hãy nêu cảm nhận của mình về nhân vật Gu-li-vơ qua câu chuyện trên.

Câu 5. Chọn từ cho sẵn trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp:

(mùa đông, trên đường phố, vì mãi chơi, nhờ bác lao công)

A. ................. , cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom cằn cỗi.
B. .................., xe cộ đi lại tấp nập.
C. ................. , Tuấn không làm bài tập.
D. ................. , sân trường lúc nào cũng sạch đẹp.
Câu 6. Tìm chủ ngữ của câu sau:

Quan sát bằng ống nhòm, tôi thấy địch có độ năm mươi chiến hạm.

A. Quan sát bằng ống nhòm.

B. Tôi.

C. Tôi thấy.

D. Tôi thấy địch.
Câu 7. Tìm vị ngữ của câu sau:

Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Trăng lên

Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây con vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần, rồi tắt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.

Thạch Lam

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Em hãy tả một con vật mà em thích.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 34 (Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp tiểu học học kì 2 theo công văn số 1125/BGDĐT-GDTH ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT), giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 90 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Bông sen trong giếng ngọc

Mạc Đĩnh Chi người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu nuôi nhau bằng nghề kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông  minh. Bấy giờ, Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở  trường dạy học, Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường.

Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu xí, người bé loắt choắt, lại là con thường dân, toan không cho đỗ.

Thấy nhà vua không trọng người hiền, chỉ trọng hình thức bề ngoài, Mạc Đĩnh Chi làm bài phú “ Bông sen giếng ngọc ’’nhờ người dâng lên vua. Bài phú đề cao phẩm chất cao quí khác thường của loài hoa sen, cũng để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Vua đọc bài phú thấy rất hay, quyết định lấy ông đỗ Trạng nguyên.

Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ. Bằng tài năng của mình, ông đã đề cao được uy tín đất nước, khiến người nước ngoài phải nể trọng sứ thần Đại Việt. Vua Nguyên tặng ông danh hiệu Trạng nguyên. Nhân dân ta ngưỡng mộ, tôn xưng ông là: Lưỡng quốc Trạng nguyên ( Trạng nguyên hai nước )

Theo Lâm Ngũ Đường

Chọn ý đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. (0,5 đ) Ngày còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi là người như thế nào?

a.Là người có ngoại hình xấu xí.

b.Là người rất thông minh.

c.Là người có ngoại hình xấu xí nhưng tỏ ra rất thông minh.

d.Là người dũng cảm.

Câu 2. (0,5 đ) Vì sao lúc đầu nhà vua toan không cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên?

a.Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo

b.Vì Mạc Đĩnh Chi xấu xí

c.Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo và xấu xí.

d.Vì Mạc Đĩnh Chi giàu có.

Câu 3. (0,5 đ) Vì sao cuối cùng nhà vua quyết định lấy Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên?

a.Vì bài phú “ Bông sen giếng ngọc ” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quí của hoa sen.

b.Vì bài phú “ Bông sen giếng ngọc ” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quí khác thường của hoa sen và tỏ rõ chí hướng tài năng của ông.

c.Vì bông hoa sen rất đẹp

d.Vì hoa sen được nhiều người yêu thích.

Câu 4. (0,5 đ) Vì sao Mạc Đĩnh Chi được gọi là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”

a. Vì Mạc Đĩnh Chi là Trạng Nguyên của nước ta.

b. Vì Mạc Đĩnh Chi là người học giỏi nhất.

c. Vì ông được vua của hai nước phong tặng danh hiệu Trạng nguyên.

d. Vì ông được mọi người kính trọng.

Câu 5. (1 đ) Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về nhân vật Mạc Đĩnh Chi.

Câu 6. (1 đ) Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì?

Câu 7. (0,5 đ) Trong câu: Hôm sau, chúng tôi đi Sa Pa . Bộ phận nào là chủ ngữ: ? (0,5 điểm)

a.  Hôm sau

b. chúng tôi

c. đi Sa Pa

d. Sa Pa

Câu 8. (0,5 đ) Trong các câu sau câu nào có sử dụng Trạng ngữ:
 a. Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.

b. Hoa, Mai đều là học sinh giỏi

c.  Mạc Đĩnh Chi là người thông minh, tài giỏi.

d. Bác ơi cho cháu mượn cái bơm nhé.

Câu 9. (1 đ) Em hãy nêu bốn động từ miêu tả hoạt động của con vật ( con mèo, con chó, con gà, con vịt,...)

Câu 10. (1 đ) Đặt một câu có dùng Trạng ngữ.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn trong bài “Một đô thị miền sông nước”

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Tả thầy cô giáo mà em yêu quý

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.

1. Đường đi Sa Pa

(Đoạn từ “Buổi chiều … mùa thu.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 102)

2. Dòng sông mặc áo

(Đọc cả bài, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 118)

3. Ăng-co Vát

(Đoạn từ “Toàn bộ … từ các ngách.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 123)

4. Con chuồn chuồn nước

(Đoạn từ “Rồi đột nhiên … ngược xuôi.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 127)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Đọc thầm bài: “Bốn anh tài (tt)” - SGK TV 4 - Tập 2 trang 17  và làm bài tập sau:

Bốn anh tài

(Tiếp theo)

Bốn anh em tìm tới chỗ yêu tinh ở. Nơi đây bản làng vắng teo, chỉ còn mỗi một bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăn bò cho nó. Thấy anh em Cẩu Khây kêu đói, bà cụ nấu cơm cho ăn. Ăn no, bốn cậu bé lăn ra ngủ. Tờ mờ sáng, bỗng có tiếng đập cửa. Biết yêu tinh đã đánh hơi thấy thịt trẻ con, bà cụ liền lay anh em Cẩu Khây dậy, giục chạy trốn. Cẩu Khây bèn nói:

- Bà đừng sợ, anh em chúng cháu đến đây để bắt yêu tinh đấy.

Cẩu Khây hé cửa. Yêu tinh thò đầu vào, lè lưỡi dài như quả núc nác, trợn mắt xanh lè. Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng. Yêu tinh bỏ chạy. Bốn anh em Cẩu Khây liền đuổi theo nó. Cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi. Yêu tinh đau quá hét lên, gió bão nổi ầm ầm, đất trời tối sầm lại. Đến một thung lũng, yêu tinh dừng lại, phun nước ra như mưa. Nước dang ngập cả cánh đồng. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc be bờ ngăn nước lụt, Lấy Tai Tát Nước tát nước ầm ầm qua núi cao, Móng Tay Đục Máng ngã cây khoét máng, khơi dòng nước chảy đi. Chỉ một lúc, mặt đất lại cạn khô. Yêu tinh núng thế, đành phải quy hàng.

Từ đấy, bảng làng lại đông vui.

Truyện cổ dân tộc Tày

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1. Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai đầu tiên? (M1-0,5đ)

A. Yêu tinh

B. Bà cụ

C. Ông cụ

D. Cậu bé.

Câu 2. Tại sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh? (M2-0,5đ)

A.Vì anh em Cẩu Khây có sức khỏe

B. Vì anh em Cẩu Khây có tài năng phi thường

C. Vì anh em Cẩu Khây có lòng dũng cảm

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 3. Yêu tinh có phép thuật gì? (M1-0,5)

A. Phun lửa

B. Phun nước

C. Tạo ra sấm chớp

D. Biến hóa, tàng hình

Câu 4. Bốn anh em Cẩu Khây làm gì để chống lại yêu tinh ?(M2-0,5đ)

A. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc, Cẩu Khây nhổ cây, Lấy Tai Tát Nước khoét máng, Móng Tay Đục Máng tát nước.

B. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc, Cẩu Khây nhổ cây, Lấy Tai Tát Nước tát nước, Móng Tay Đục Máng khoét máng.

C. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc, Cẩu Khây khoét máng, Lấy Tai Tát Nước tát nước, Móng Tay Đục Máng nhổ cây.

D. Nắm Tay Đóng Cọc nhổ cây, Cẩu Khây đóng cọc, Lấy Tai Tát Nước tát nước, Móng Tay Đục Máng khoét máng.

Câu 5. Tại sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh? (M3-1đ)

Câu 6. Bài đọc:  “Bốn anh tài (tt)” ca ngợi ai, hành động gì? (M4-1đ)

Bài đọc “ Bốn anh tài ( tt) ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu, quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.

Câu 7. Các từ gạch chân trong câu: “Con người lao động, đánh cá, săn bắn.” thuộc từ loại :(M1-0,5)

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ và danh từ

D. Tính từ

Câu 8. Câu tục ngữ nào có nghĩa : "Hình thức thường thống nhất với nội dung"?(M2-0,5đ)

A.Chết vinh còn hơn sống nhục.

B.Người thanh tiếng nói cũng thanh.

C.Trông mặt mà bắt hình dong.

D.Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Câu 9. Em viết một đoạn văn 2 đến 3 câu có sử dụng câu kể Ai là gì? nói về gia đình em. (M4) (1đ)

Câu 10. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu “Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đướp bọn trẻ”. (M3-1đ)

- Chủ ngữ:

- Vị ngữ:

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Bài: Sầu riêng

(từ Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm ... đến tháng năm ta.) (Sách Tiếng Việt 4, tập 2 trang 34)

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài : Tả một loài cây mà em yêu thích.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần  19 đến tuần 34 (Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp tiểu học học kì 2 theo công văn số 1125/BGDĐT-GDTH ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT), giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 90 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Đọc thầm bài: “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất” TV 4 tập 2 và trả lời các câu hỏi dưới bài:  

Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất

Ngày 20 tháng 9 năm 1519, từ cảng Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền lớn giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mĩ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.

Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.

Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn. Không phải lo thiếu thức ăn, nước uống nhưng lại nảy sinh những khó khăn mới. Trong một trận giao tranh với dân đảo Ma-tan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm.

Những thuỷ thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu Âu. Ngày 8 tháng 9 năm 1522, đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thuỷ thủ trở về Tây Ban Nha.

Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng kéo dài 1083 ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn, với gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường. Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.

Theo TRẦN DIỆU TẦN và ĐỖ THÁI

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng của các câu 1, 2, 3, 5, 8.

Câu 1: (M1-0,5đ) Đoàn thám hiểm do Ma-gien-lăng chỉ huy bắt đầu khởi hành vào ngày tháng năm nào?

A. 20/07/1519.

B. 20/09/1519.

C. 20/08/1519.

Câu 2:(M2-0,5đ) Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?

A. Khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

B. Khám phá những loại cá mới sống ở Đại Tây Dương.

C. Khám phá vùng biển Thái Bình Dương.

Câu 3: (M1-0,5đ) Khi trở về, đoàn thám hiểm còn bao nhiêu chiếc thuyền?

A. Không còn chiếc nào.

B. Còn 1 chiếc.

C. Còn 2 chiếc.

Câu 4: (M2-0,5đ) Vì sao đoàn thám hiểm chỉ còn 18 thuỷ thủ còn sống sót trở về?

Câu 5: (M3-0,5đ) Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào:

A. Châu Âu – Đại Tây Dương – Châu Mĩ – Châu Âu

B. Châu Âu – Đại Tây Dương – Thái Bình Dương – Châu Á – Châu Âu

C. Châu Âu – Đại Tây Dương – Châu Mĩ – Thái Bình Dương – Châu Á - Ấn Độ Dương – Châu Âu

Câu 6: (M3–1đ) Đoàn thám hiểm đã đạt những kết quả gì?

Câu 7: (M1-1đ) Tìm 1 câu có trạng ngữ chỉ thời gian trong bài:

Câu 8: (M2-0.5đ) Những hoạt động nào được gọi là thám hiểm?

A. Đi tìm hiểu về đời sống của người dân.

B. Đi thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.

C. Đi chơi xa để xem phong cảnh.

Câu 9: (M3–1đ) Đặt câu khiến phù hợp với tình huống sau :

Em đóng vai một thủy thủ trong đoàn thám hiểm và đi xin người dân ở đảo thức ăn, nước uống.

Câu 10: (M4-1đ) Đặt một câu cảm nói về các thủy thủ tham gia đoàn thám hiểm.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Bài: Ăng – co Vát (Từ đầu đến như xây gạch vữa) TV4 tập 2 trang 123

Ăng - co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Khơ-me được xây dựng từ đầu thế kỉ XII.

Khu đến chính gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua 3 tầng hành lang dài gần 1500m và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại Khơ-me. Đây là những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Tả con vật mà em yêu thích.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.

1. Đường đi Sa Pa

(Đoạn từ “Buổi chiều … mùa thu.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 102)

2. Dòng sông mặc áo

(Đọc cả bài, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 118)

3. Ăng-co Vát

(Đoạn từ “Toàn bộ … từ các ngách.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 123)

4. Con chuồn chuồn nước

(Đoạn từ “Rồi đột nhiên … ngược xuôi.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 127)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Đọc thầm bài tập đọc "Con chuồn chuồn nước" trang 127 (SGK TV4, tập 2). Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: (0,5đ) Bốn cái cánh của con chuồn chuồn nước được tác giả so sánh với hình ảnh nào dưới đây?

A. Bốn cái cánh mỏng như tờ giấy.

B. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng.

C. Bốn cái cánh mỏng như cánh bướm.

Câu 2: (0,5đ) Hai con mắt của con chuồn chuồn được tác giả miêu tả như thế nào?

A. Hai con mắt tròn.

B. Hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.

C. Hai con mắt lấp lánh như thuỷ tinh.

Câu 3: (1đ) Tác giả miêu tả cách bay của chú chuồn nước như thế nào?

A. Tả cách bay vọt lên rất bất ngờ của chú chuồn chuồn nước.

B. Tả theo cách bay từ thấp lên cao.

C. Tả theo cách bay từ gần đến xa.

Câu 4: (1đ) Câu "Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!" là kiểu câu gì?

A. Câu kể.

B. Câu cảm.

C. Câu hỏi.

Câu 5: (0,5đ) Gạch chân trạng ngữ chỉ thời gian trong câu văn dưới đây.

"Nhờ siêng năng, cần cù, cuối năm, Hoa đạt được danh hiệu học sinh giỏi."

A. Nhờ siêng năng

B. Nhờ siêng năng, cần cù

C. Nhờ siêng năng, cần cù, cuối năm

Câu 6: (0,5đ) Tìm trạng ngữ trong câu văn dưới đây:

"Mùa xuân, trong vườn muôn hoa đua nở."

A. Mùa xuân

B. Trong vườn

C. Trong vườn muôn hoa đua nở

Câu 7: (0,5đ) Trong câu "Cái bóng chú lướt nhanh trên mặt hồ" bộ phận nào là chủ ngữ?

A. Cái bóng

B. Cái bóng chú.

C. Chú

Câu 8: (0,5đ) Xác định chủ ngữ trong câu sau: "Lũ chó sủa ôm cả rừng"

A. Lũ chó sủa

B. Lũ chó

C. Cả rừng

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

(Nghe-Viết) Bài: Thắng biển, đoạn 1, 2 (SGK trang 76)

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Tả một con vật mà em yêu thích

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

Giáo viên cho học sinh bốc thăm và chỉ định đọc một đoạn trong bài:

1. Con sẻ (TV4-Tập 2-trang 90)

2. Đường đi Sa Pa (TV4-Tập 2-trang 102)

3. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (TV4-Tập 2-trang 114)

4. Con chuồn chuồn nước (TV4-Tập 2-trang 127)

5. Vương quốc vắng nụ cười (TV4-Tập 2-trang 132)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Đi xe ngựa

Chiếc xe cùng con ngựa Cú của anh Hoàng đưa tôi từ chợ quận trở về. Anh là con của chú Tư Khởi, người cùng xóm, nhà ở đầu cầu sắt. Nhà anh có hai con ngựa, con Ô với con Cú. Con Ô cao lớn, chạy buổi sáng chở được nhiều khách và khi cần vượt qua xe khác để đón khách, anh chỉ ra roi đánh gió một cái tróc là nó chồm lên, cất cao bốn vó, sải dài, và khi tiếng kèn anh bóp tò te tò te, thì nó qua mặt chiếc trước rồi. Còn con Cú, nhỏ hơn, vừa thấp lại vừa ngắn, lông vàng như lửa. Nó chạy buổi chiều, ít khách, nó sải thua con Ô, nhưng nước chạy kiệu rất bền. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thiệt dễ thương. Tôi thích nó hơn con Ô, vì tôi có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá. Mỗi lần về thăm nhà, tôi thường đi xe của anh. Anh cho tôi đi nhờ, không lấy tiền. Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi... Cầm được dây cương, giựt giựt cho nó chồm lên, thú lắm.

* Dựa vào nội dung bài đọc chọn câu trả lời đúng.

Câu 1. Câu "Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thật dễ thương" miêu tả đặc điểm con ngựa nào?

a. Con ngựa Ô

b. Con ngựa Cú

c. Cả hai con

Câu 2. Vì sao tác giả thích con ngựa Cú hơn con ngựa Ô?

a. Vì nó chở được nhiều khách.

b. Vì nước chạy kiệu của nó rất bền.

c. Vì có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá.

Câu 3. Vì sao tác giả rất thích thú khi đi xe ngựa của anh Hoàng?

a. Vì anh Hoàng là hàng xóm thân tình với tác giả, anh cho đi nhờ không tốn tiền.

b. Vì tác giả yêu thích hai con ngựa và thỉnh thoảng lại được cầm dây cương điều khiển cả chiếc xe ngựa.

c. Cả hai ý trên.

Câu 4. Câu "Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi." thuộc kiểu câu gì?

a. Câu kể.

b. Câu khiến.

c. Câu hỏi.

Câu 5. Ý chính của bài văn là gì?

a. Nói về hai con ngựa kéo xe khách.

b. Nói về một chuyến đi xe ngựa.

c. Nói về cái thú đi xe ngựa.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Dòng sông mặc áo

Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Rèm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên
Khuya rồi, sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi, lặng yên đôi bờ...

Nguyễn Trọng Tạo

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Tả một cây có bóng mát mà em biết.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.

1. Đường đi Sa Pa

(Đoạn từ “Buổi chiều … mùa thu.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 102)

2. Dòng sông mặc áo

(Đọc cả bài, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 118)

3. Ăng-co Vát

(Đoạn từ “Toàn bộ … từ các ngách.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 123)

4. Con chuồn chuồn nước

(Đoạn từ “Rồi đột nhiên … ngược xuôi.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 127)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Đọc thầm bài "ĐỘNG PHONG NHA" và khoanh vào ý trả lời đúng:

ĐỘNG PHONG NHA

"Đệ nhất kì quan Phong Nha" nằm trong một quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình. Có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai con đường: Đường thuỷ ngược dòng sông Gianh đến đoạn sông Gianh gặp sông Son rồi cứ theo sông Son mà vào. Đường bộ theo tỉnh lộ số 2 đến bến sông Son (đường dài chừng 20 cây số). Từ bến sông này đi thuyền máy độ 30 phút là tới cửa hang Phong Nha. Sông mang tiếng là "Son" nhưng nước lại một màu xanh thẳm và rất trong. Ngồi trên thuyền chạy ngược sông, nhìn ra hai bên bờ, ta thấy những khối núi đá vôi trùng điệp, những xóm làng, nương ngô, bãi mía nằm rải rác. Phong Nha gồm hai bộ phận: Động khô và Động nước. Động khô ở độ cao 200m, theo các nhà địa lí học, thuở xưa vốn là một dòng sông ngầm, nay đã kiệt nước, chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.

Trái với Động khô, Động nước hiện thời vẫn đang có một dòng sông chảy suốt ngày đêm...Sông khá sâu và nước rất trong. Hấp dẫn và được khách du lịch lui tới nhiều nhất chính là Động nước.

Vào Động nước phải đi bằng thuyền và mang theo đèn đuốc, bởi càng đi sâu vào trong thì hang càng tối. Hiện nay, ở một số nơi trong hang đã mắc điện nhưng muốn đi suốt 1500m hang vẫn phải cần tới đuốc, đèn.

(NXB Giáo dục, 1998)

Câu 1. Du khách đến tham quan Phong Nha có thể đi bằng những con đường nào?

A. Đường bộ theo tỉnh lộ số 2

B. Đường thủy ngược dòng sông Gianh và đường bộ theo tỉnh lộ số 2

C. Đường bộ, đường thủy và đường sắt

Câu 2. Vẻ đẹp của Động khô và Động nước đã được miêu tả bằng những chi tiết nào?

Câu 3. Động Phong Nha nằm ở đâu và được xem là gì?

Câu 4. Câu: "Từ bến sông này, đi thuyền máy độ 30 phút là tới cửa hang Phong Nha." Bộ phận trạng ngữ là: ...

Câu 5. Trong câu: “Trời trong vắt, thăm thẳm và cao.” Có mấy tính từ? Đó là những từ nào?

Câu 6. Đặt một câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Sau trận mưa rào

Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé. Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trong nó vừa tươi mát, vừa ấm áp. Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ.

V. Huy Gô (trích Những người khốn khổ)

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả) mà em biết.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 70 chữ thuộc các bài tập đọc đã học (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt Tập 2 - ở các tuần từ tuần 29 đến tuần 33 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đã được đánh dấu; trả lời 1 câu hỏi do GV yêu cầu.)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Đỉnh Fasipan Sa Pa

Trong năm 2017, Sapa là một trong những điểm du lịch trong nước và quốc tế đặc biệt yêu thích. Nơi đây sở hữu những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt. Đặc biệt nhất trong đó là đỉnh Fansipan với độ cao 3143m và được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”. Đỉnh Fansipan thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, nằm cách trung tâm thị trấn Sapa chừng 5km.

Fansipan theo tiếng địa phương có nghĩa là “phiến đá khổng lồ chênh vênh”. Trước đây, để chạm tay vào nóc nhà Fansipan, du khách phải có sự can đảm, ý chí và quan trọng nhất là một thể trạng sức khỏe tốt. Bởi điều đó đồng nghĩa với việc du khách sẽ phải băng qua những cánh rừng, vượt qua những con suối với thời gian tối thiểu để chinh phục là những bốn đến năm ngày (Tùy thể trạng sức khỏe và tốc độ).

Thế nhưng giờ đây việc chinh phục đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều nhờ hệ thống cáp treo nối tuyến thẳng chỉ mất 15 phút di chuyển nên đây càng được xem là điểm đến yêu thích nhất của năm 2017. Fansipan phù hợp cho những du khách đi du lịch một mình, du lịch cặp đôi, du lịch cùng gia đình,… theo hướng trải nghiệm và khám phá.

Theo “Văn hóa, phong tục Việt Nam”

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: (0,5đ) Đến Sapa, du khách được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp nào?

Câu 2: (1đ) Đỉnh Fansipan có độ cao bao nhiêu mét và còn được gọi với cái tên nào khác?

Câu 3: (0,5đ) Đỉnh Fansipan thuộc dãy núi nào?

Câu 4: (0,5đ) Theo tiếng địa phương Fansipan có nghĩa là gì?

a. Nóc nhà Đông Dương

b. Phiến đá khổng lồ chênh vênh

c. Những thửa ruộng bậc thang

d. Tất cả các ý trên

Câu 5: (1đ) Trước đây, để lên đỉnh Fansipan, du khách cần có những tố chất gì?

Câu 6: (0,5đ) Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu sau:

“Trong năm 2017, Sapa là một trong những điểm du lịch được khách du lịch trong nước và quốc tế đặc biệt yêu thích.”

a. Trong năm 2017, Sapa;

b. Một trong những điểm du lịch.

c. Sapa;

d. Khách du lịch trong nước và quốc tế

Câu 7: (1đ) Câu sau đây có mấy trạng ngữ:

“Trước đây, để chạm tay vào nóc nhà Fansipan, du khách phải có sự can đảm, ý chí và quan trọng nhất là một thể trạng sức khỏe tốt.”

a. Một trạng ngữ, đó là: 

b. Hai trạng ngữ, đó là: 

Câu 8: (0,5đ) Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu sau:

“Nơi đây sở hữu những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt.”

Câu 9: (0,5đ) Những hoạt động nào được gọi là du lịch?

a. Đi chơi ở công viên, bể nước gần nhà

b. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh

c. Đi làm việc xa nhà một thời gian

d. Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn

Câu 10: (1đ) Cho câu kể: “Ngân chăm chỉ học tập.” Em hãy chuyển câu kể ấy thành câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến.

Câu hỏi: 

Câu cảm: 

Câu khiến: 

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Bài viết: Con chuồn chuồn nước (Đoạn viết từ: Rồi đột nhiên ... đến hết.)

(Tiếng Việt lớp 4, tập 2, trang 127)

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề: Em hãy tả một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

(GV cho HS đọc các bài tập đọc, học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 34 và trả lời một số câu hỏi về nội dung bài đọc.)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

GV cho HS đọc bài tập đọc "ĐƯỜNG ĐI SA PA" SGK Tiếng Việt lớp 4 - tập II trang 102

Đường đi Sa Pa

Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác tráng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngon lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

Sa Pa là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.

Theo Nguyễn Phan Hách

Khoanh vào trước câu trả lời đúng và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Sa Pa là một địa danh thuộc vùng nào của đất nước? (mức 1-TN) (Đọc hiểu)

a. Vùng núi

b. Vùng đồng bằng

c. Vùng biển

Câu 2: Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Em hãy cho biết chi tiết nào thể hiện sự quan sát tinh tế ấy? (mức 2-TN) (Đọc hiểu)

a. Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.

b. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời.

c. Nắng phố huyện vàng hoe.

d. Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 3: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là "món quà kì diệu của thiên nhiên" (mức 2-TN) (Đọc hiểu)

a. Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp.

b. Vì Sa Pa có phong cảnh đẹp và sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.

c. Cả 2 ý trên.

Câu 4: Em hãy nêu nội dung chính của bài Đường đi Sa Pa? (mức 2-TL) (Đọc hiểu)

Câu 5: Câu: "Phong cảnh Sa Pa tuyệt đẹp!" là kiểu câu nào? (mức 1-TN) (TV-VH)

a. Câu kể. 

b. Câu cảm. 

c. Câu khiến.

Câu 6: Câu: "Nắng phố huyện vàng hoe" là kiểu câu kể nào? (mức 2-TN) (TV-VH)

a. Câu kể Ai làm gì? 

b. Câu kể Ai là gì? 

c. Câu kể Ai thế nào?

Câu 7: Ở Sa Pa, phong cảnh tuyệt đẹp. Trạng ngữ trong câu trên là: (mức 2-TN) (TV-VH)

a. Trạng ngữ chỉ thời gian.

b. Trạng ngữ chỉ nơi chốn.

c. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

Câu 8: Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. (mức 2-TL) (TV-VH)

Hãy:

- Khoanh tròn bộ phận trạng ngữ.

- Gạch 1 gạch dưới bộ phận chủ ngữ.

- Gạch 2 gạch dưới bộ phận vị ngữ.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Chim công múa

Mùa xuân trăm hoa đua nở, ngàn lá khoe sức sống mơn mởn. Mùa xuân cũng là mùa công múa.

Công thường đi từng đôi nhẩn nha kiếm ăn giữa rừng. Chim công cũng bới như gà, ăn mối, ăn kiến, ăn sâu bọ như gà nhà. Khi kiếm ăn hay nhởn nhơ dạo xung quanh những gốc cây cổ thụ hoặc đậu trên cành cao, đuôi con công đực thu lại như chiếc quạt giấy khép hờ. Từng đôi công suốt ngày kiếm ăn, suốt ngày múa vờn bên nhau.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Tả một con vật mà em yêu thích.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 16)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

Học sinh bốc thăm đọc một đoạn (90 tiếng/1 phút) và trả lời 1 câu hỏi (do giáo viên chọn trong đoạn đọc đó) trong các bài sau:

Bài 1: Đường đi Sa Pa (TV 4, tập II, trang 102)
Bài 2: Ăng - co - Vát (TV4 tập 2 trang 123)
Bài 3: Con chuồn chuồn nước (TV4 tập 2 trang 127)
Bài 4: Vương quốc Vắng nụ cười (TV4 tập 2 trang 132)
Bài 5: Tiếng cười là liều thuốc bổ (TV4 tập 2 trang 153)
Bài 6: Ăn "mầm đá" (TV4 tập 2 trang 157)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Đọc thầm bài: "Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất" và khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất

Ngày 20 tháng 9 năm 1519, từ cửa biển Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền lớn giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

Vượt Đại Tây Dương, Ma- gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mĩ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.

Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.

Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn. Không phải lo thiếu thức ăn, nước uống nhưng lại nảy sinh những khó khăn mới. Trong một trận giao tranh với dân đảo Ma-tan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm.

Những thuỷ thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu Âu. Ngày 8 tháng 9 năm 1522, đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thuỷ thủ còn sống sót cập bờ biển Tây Ban Nha.

Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng kéo dài 1083 ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn, với gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường. Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.

Theo TRẦN DIỆU TẦN và ĐỖ THÁI

Câu 1: Đoàn thám hiểm do Ma-gien-lăng chỉ huy khởi hành từ đâu? (M1)

a. Châu Mĩ.

b. Châu Á.

c. Châu Âu.

Câu 2: Đoàn thám hiểm do Ma-gien-lăng chỉ huy bắt đầu khởi hành vào ngày tháng nào? (M1)

a. 20/7/1519.

b. 2/9/1519.

c. 20/8/1519.

Câu 3: Cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng có nhiệm vụ gì? (M1)

a. Khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

b. Khám phá những loại cá mới sống ở đại dương.

c. Khám phá dưới đáy biển.

Câu 4: Khi trở về, đoàn thám hiểm còn bao nhiêu chiếc thuyền? (M2)

a. Không còn chiếc nào.

b. 1 chiếc.

c. 2 chiếc.

Câu 5: Đoàn thám hiểm gặp khó khăn khi hết thức ăn và nước ngọt ở đại dương nào? (M2)

a. Đại Tây Dương.

b. Thái Bình Dương

c. Ấn Độ Dương.

Câu 6: Đoàn thám hiểm đi vòng quanh thế giới hết bao nhiêu ngày? (M2)

a. Chưa đến một nghìn ngày.

b. Một nghìn ngày.

c. Hơn một nghìn ngày

Câu 7: Vì sao đoàn thám hiểm chỉ với 18 thuỷ thủ còn sống sót trở về? (M2)

a. Vì họ bị chết đói và chết khát.

b. Vì họ giao tranh với dân đảo.

c. Vì họ bị chết đói, chết khát và giao tranh với dân đảo.

Câu 8: Đoàn thám hiểm đi vòng quanh thế giới bằng? (M2)

a. Đường thuỷ.

b. Đường bộ.

c. Đường hàng không.

Câu 9: Những hoạt động nào được gọi là thám hiểm? (M3)

a. Đi tìm hiểu về đời sống của người dân.

b. Đi thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.

c. Đi chơi xa để xem phong cảnh.

Câu 10: Câu nào giữ được phép lịch sự? (M3)

a. Chiều nay, đón em nhé!

b. Chiều nay, chị phải đón em đấy!

c. Chiều nay, chị đón em nhé!

Câu 11: Đặt một câu cảm trong tình huống sau: Cô giáo ra một câu hỏi khó, cả lớp chỉ có một bạn trả lời được. (M3)

Câu 12: Em có cảm nhận gì về nhân vật Ma-gien-lăng? (M4)

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Con chuồn chuồn nước

Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cái cánh khẽ rung như còn đang phân vân.

Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên.

Nguyễn Thế Hội

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 17)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.

1. Đường đi Sa Pa

(Đoạn từ “Buổi chiều … mùa thu.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 102)

2. Dòng sông mặc áo

(Đọc cả bài, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 118)

3. Ăng-co Vát

(Đoạn từ “Toàn bộ … từ các ngách.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 123)

4. Con chuồn chuồn nước

(Đoạn từ “Rồi đột nhiên … ngược xuôi.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 127)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

CỘT MỐC ĐỎ TRÊN BIÊN GIỚI

Khi những người U Ní ở vùng biên bước ra khỏi căn nhà đất này như cái kén trong suốt mùa đông để đi những đường cày đầu tiên thì hoa gạo bắt đầu nở. Sau một mùa giá lạnh đứng so ro, cây gạo giờ đây bung nở hết cái sức tích tụ bao tháng ngày.
Khắp đất nước có lẽ không ở đâu hoa gạo có sắc màu đẹp tuyệt như ở đây. Suốt một rẻo biên giới, trên những nương lúa đã bỏ hoang, hoa gạo rừng rực cháy đỏ một vệt dài tít tắp. Chẳng có thứ cây nào mà lại hào phóng sắc đỏ đến thế. Bông nào bông ấy bằng cái cốc vại. Mỗi bông đậu trên cành trông không khác một đốm lửa, phấp phới vẫy gọi những đàn sáo từ xa bay đến. Bọn sáo vô tư, líu lo, nhảy nhót, đôi lúc vô ý đánh gãy một bông hoa. Nhưng hoa chỉ giật mình trong chốc lát, trên đường rơi nó đã kịp thời giữ thế cân bằng, quay từ từ như cái chong chóng năm cánh hoa đầy.
 Trong cái ngẫu hứng tài tình của tự nhiên, ta cứ nghĩ tới sự sắp xếp cố tình của con người. Biên giới không chỉ hoạch định bằng cột mốc, mà còn bằng cây cỏ. Những hạt gạo, đuôi xòe lông tơ từ một miền nảo miền nào theo gió phát tán tới đây, giống như hiện tượng chim đậu đất lành, lại như là có ý thức trong việc xác định ranh giới quốc gia.

Đất vắng, rộng, thật là hợp với loài gạo. Gạo ưa hạn, chịu sáng, quen chịu đựng mọi khắc nghiệt. Cho đến bây giờ thì gạo đã thật sự có những hàng đại thụ, thân hai ba người ôm, mùa xuân này nghềnh ngàng các nhánh ngang vùng vẫy, đốt đuốc trên bầu trời.

Theo Ma Văn Kháng

Câu 1. Bài văn tả những cây gạo ở vùng nào?

A. Ở trên những mảnh đất hoang

B. Ở trên khắp đất nước ta

C. Ở biên giới

Câu 2. Câu văn nào dưới đây tả sắc màu tuyệt đẹp của hoa gạo?

A. Bông nào bông ấy bằng cái cốc vại.

B. Hoa gạo rừng rực cháy đỏ một vệt dài tít tắp, mỗi bông không khác một đốm lửa.

C. Năm cánh hoa đầy quay từ từ như cái chong chóng.

Câu 3. Theo tác giả, do đâu những cây gạo có mặt ở vùng này?

A. Do sự ngẫu hứng tài tình của tự nhiên

B. Do sự sắp xếp cố tình của con người

C. Do cả sự ngẫu hứng của tự nhiên và sự sắp xếp của con người

Câu 4. Vì sao tác giả nghĩ biên giới còn được hoạch định bằng cây cỏ?

A. Vì những cây gạo mọc ở biên giới như những cột mốc xác định ranh giới quốc gia.

B. Vì hạt gạo từ khắp nơi theo gió phát tán tới đây, mọc thành cây.

C. Vì cây gạo mọc ở biên giới như hiện tượng chim đậu đất lành.

Câu 5. Tìm bộ phận trạng ngữ trong câu văn sau:
 "Suốt một rẻo biên giới, trên những nương lúa đã bỏ hoang, hoa gạo rừng rực cháy đỏ một vệt dài tít tắp."

Câu 6. Hãy chuyển câu kể sau thành câu khiến: "Đàn sáo từ xa bay đến."

Câu 7. Câu dùng sai từ có tiếng "nhân" là:

A. Thời đại nào nước ta cũng có nhiều nhân tài.

B. Nhân dân ta có truyền thống lao động cần cù.

C. Cô giáo lớp tôi rất nhân tài.

D. Bà tôi là người nhân hậu, thấy ai gặp khó khăn bà thường hết lòng giúp đỡ.

Câu 8. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy:

A. đắn đo, lưỡng lự, bờ bãi, gầy gò

B. gầy gò, xanh xao, mềm mại, xinh xắn

C. tròn trịa, máy bay, mỏng manh, cây cỏ

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Chiếc xe đạp của chú Tư

Chiếc xe của chú là chiếc xe đẹp nhất, không có chiếc xe nào sánh bằng. Xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, khi chú ngừng đạp, chiếc xe cứ ro ro thật êm tai. Ngay giữa tay cầm, chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ. Có khi chú cắm cả một cành hoa. Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên lên, lau, phủi sạch sẽ rồi mới bước vào nhà, vào tiệm.Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt.

Theo Nguyễn Quang Sáng

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Hãy tả một con vật mà em yêu thích.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 18)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.

1. Đường đi Sa Pa

(Đoạn từ “Buổi chiều … mùa thu.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 102)

2. Dòng sông mặc áo

(Đọc cả bài, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 118)

3. Ăng-co Vát

(Đoạn từ “Toàn bộ … từ các ngách.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 123)

4. Con chuồn chuồn nước

(Đoạn từ “Rồi đột nhiên … ngược xuôi.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 127)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Ngày 20 tháng 9 năm 1519, từ cửa biển Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

Vượt Đại Tây Dương Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc bờ biển Nam Mĩ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.

Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.

Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn. Không phải lo thiếu thức ăn, nước uống nhưng lại nảy sinh những khó khăn mới. Trong một trận giao tranh với dan đảo Ma-tan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm.

Những thủy thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu Âu. Ngày 8 tháng 9 năm 1522, đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thủy thủ sống sót cập bờ biển Tây Ban Nha.

Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng kéo dài 1083 ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn, với gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường. Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.

Theo Trần Diệu Tấn và Đỗ Thái

Câu 1. Đoàn thám hiểm xuất phát vào ngày, tháng, năm nào?

A. Ngày 20 tháng 4 năm 1516

B. Ngày 10 tháng 9 năm 1518

C. Ngày 20 tháng 3 năm 1517

D. Ngày 20 tháng 9 năm 1519

Câu 2. Hạm đội do ai chỉ huy?

A. Thủy thủ

B. Xê-vi-la

C. Ma-gien-lăng

D. Tây Ban Nha

Câu 3. Câu "Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ" thuộc câu kể nào?

A. Câu Kể, Ai là gì?

B. Câu Kể, Ai thế nào?

C. Câu Kể Ai làm gì?

D. Câu Kể Ai hỏi gì?

Câu 4. Nhiệm vụ của hạm đội Ma-gien-lăng là:

A. Khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

B. Đi du lịch đến những hòn đảo và nhiều nơi đẹp của thế giới.

C. Khám phá và du lịch tới những nơi có nhiều đảo.

D. Đi chơi, tìm hiểu cuộc sống của dân ở Tây Ban Nha.

Câu 5. Thái Bình Dương là một vùng biển:

A. Mênh mông (bát ngát), sóng yên biển lặng.

B. Đại dương sóng cao (gió lơn), biển lặng.

C. Đại dương bé và sâu, sóng yên biển lặng.

D. Nhỏ, sóng yên biển giữ.

Câu 6. Đoàn thám hiểm còn lại bao nhiêu người cập bờ biển Tây Ban Nha?

A. 18

B. 16

C. 21

D. 14

Câu 7. Theo em, Vì sao khi Ma-gien-lăng mất đoàn thám hiểm vẫn tiếp tục?

Câu 8. Xác định trạng ngữ trong câu: "Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển"

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Mùa đông trên rẻo cao

Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ... Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn xơ.

Theo Ma Văn Kháng

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Tả một loại cây mà em yêu thích.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 19)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.

1. Đường đi Sa Pa

(Đoạn từ “Buổi chiều … mùa thu.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 102)

2. Dòng sông mặc áo

(Đọc cả bài, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 118)

3. Ăng-co Vát

(Đoạn từ “Toàn bộ … từ các ngách.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 123)

4. Con chuồn chuồn nước

(Đoạn từ “Rồi đột nhiên … ngược xuôi.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 127)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Ê-đi-xơn và bà mẹ

Hôm đó, Ê-đi-xơn vừa đi ra ga thì mẹ ở nhà đau bụng dữ dội. Bố bận đi làm. Khi chị Ta-ni-a về, mẹ thều thào bảo chị đi gọi em và mời bác sĩ.

Bác sĩ đến khám bệnh và cho biết: bà đang đau ruột thừa, phải mổ ngay, chờ đến sáng thì muộn quá. Nhưng trời cứ tối dần, mà dưới ánh đèn dầu thì làm sao mổ được. Thấy bác sĩ lo lắng, Ê-đi-xơn hỏi ông:

- Thưa bác sĩ, nếu thắp tất cả đèn dầu lên để mổ thì có được không ạ?

- Không được vì không đủ ánh sáng, mổ như thế nguy hiểm lắm.

Ê-đi xơn ôm đầu suy nghĩ, niềm thương mẹ day dứt trong lòng. Đột nhiên, cậu bé nhìn thấy ánh đèn sáng chói phản chiếu từ mảnh sắt tây trên tủ. Một tia sáng lóe lên rong đầu cậu : "Sao không mượn tấm gương lớn ở hiệu tạp hóa về và cho phản chiếu thật nhiều ánh đèn cho sáng hơn?". Thế là cậu liền chạy ngay đi mượn tấm gương lớn. Lát sau, tất cả đèn dầu trong nhà được thắp sáng và đặt trước gương. Xong xuôi, cậu sang phòng bên, gặp bác sĩ và tự hào nói:

- Thưa bác sĩ, đã có đủ ánh sáng rồi ạ! Mời bác sang xem.

Bác sĩ sang phòng bên nhìn ánh đèn, nét mặt ông rạng rỡ hẳn lên:

- Cháu làm thế nào mà tài thế, hỡi cậu bé thông minh! Bác sẽ bắt đầu ngay!

Rạng sáng thì mổ xong. Bà mẹ thoát khỏi tay thần chết. Ê-đi-xơn cứu được mẹ nhờ sáng kiến của mình.

Theo cuốn Ê-đi-xơn - NXB Kim Đồng, 1977

Câu 1. Câu chuyện có những nhân vật nào?

A. Ê-đi-xơn, bác sĩ, bố Ê-đi-xơn, mẹ Ê-đi-xơn.

B. Ê-đi-xơn, chị Ta-ni-a, bố Ê-đi-xơn, mẹ Ê-đi-xơn.

C. Ê-đi-xơn, chị Ta-ni-a, mẹ Ê-đi-xơn, bác sĩ.

D. Chị Ta-ni-a, bố Ê-đi-xơn, mẹ Ê-đi-xơn, bác sĩ.

Câu 2. Bà mẹ trong câu chuyện rơi vào tình trạng ra sao?

A. Đau bụng dữ dội, phải có bác sĩ đến khám.

B. Đau ruột thừa, phải mổ ngay mới cứu được.

C. Đau ruột thừa, phải đem đến bệnh viện chữa.

D. Đau bụng dữ dội, phải đem đến bệnh viện chữa.

Câu 3. Ê-đi-xơn đã nghĩ ra sáng kiến gì giúp bác sĩ cứu sống mẹ?

A. Tập trung tất cả đèn dầu trong nhà rồi thắp lên, đủ ánh sáng để mổ.

B. Mượn nhiều mảnh sắt tây chiếu ánh đèn, đủ ánh sáng để mổ.

C. Mượn tấm gương lớn phản chiếu nhiều ánh đèn, đủ ánh sáng để mổ.

D. Mượn tất cả đèn dầu ở viện rồi thắp lên, đủ ánh sáng để mổ.

Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm nổi bật của cậu bé Ê-đi-xơn?

A. Thông minh, có tình cảm thương mẹ sâu sắc.

B. Thương mẹ sâu sắc, không có ý thức trách nhiệm.

C. Thông minh, có tình cảm tốt đẹp với bác sĩ.

D. Thông minh , không có ý thức trách nhiệm với gia đình.

Câu 5. Nhờ đâu mà mẹ của Ê-đi-xơn thoát khỏi tay thần chết?
 Viết câu trả lời của em:...

Câu 6. Câu: "Cháu làm thế nào mà tài thế, hỡi cậu bé thông minh!" thể hiện cảm xúc gì của bác sĩ?

A. Ngạc nhiên, sợ hãi.

B. Ngạc nhiên, thán phục.

C. Ghê sợ, thán phục.

D. Bực tức, ngạc nhiên.

Câu 7. Từ nào cùng nghĩa với từ thông minh?

A. Sáng dạ

B. Ngu dốt

C. Dũng cảm

D. Hoành tráng

Câu 8. Thêm trạng ngữ cho câu sau: Bố bận đi làm.
 Viết lại câu đã thêm trạng ngữ:

Câu 9. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau:
"Mẹ thều thào bảo chị đi gọi em và mời bác sĩ."?

Chủ ngữ là:

Vị ngữ là:

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Buổi sáng trên bờ biển

Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, trên phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn, năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh.

Bùi Hiển

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích.

--------------HẾT-------------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 20)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu.

1. Đường đi Sa Pa

(Đoạn từ “Buổi chiều … mùa thu.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 102)

2. Dòng sông mặc áo

(Đọc cả bài, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 118)

3. Ăng-co Vát

(Đoạn từ “Toàn bộ … từ các ngách.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 123)

4. Con chuồn chuồn nước

(Đoạn từ “Rồi đột nhiên … ngược xuôi.”, sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 127)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

Bài đọc thầm

NGÀY LÀM VIỆC CỦA TÍ

Trời tờ mờ sáng, trong nhà còn tối om. Bố đã thức giấc. Tí cũng thức giấc, cựa mình. Bố bảo:

- Hôm nay, Tí đi chăn nghé nhá!

Năm nay, Tí chín tuổi. Tí là cậu bé học sinh trường làng. Từ trước đến nay, ở nhà, Tí chưa phải làm công việc gì. Thỉnh thoảng, bố sai đi lấy cái điếu cày hoặc u giao phải đuổi đàn gà đừng để nó vào buồng mổ thóc. Tí chưa chăn nghé bao giờ.

U lại nói tiếp:

- Con chăn cho giỏi, rồi hôm nào u đi chợ, u mua vở cho mà đi học.

Bố mở gióng dắt nghé ra. Bố dặn:

- Nhớ trông, đừng để nghé ăn mạ đấy.

- Vâng.

Tí cầm dây kéo, con nghé cứ chúi mũi xuống. Tí thót bụng, cố hết sức lôi con nghé ra cổng. Ra đến ngã ba, Tí dừng lại. Phía cổng làng, các cô chú xã viên kéo ra ùn ùn. Có người nhận ra Tí cất tiếng gọi:

- Đi nhanh lên, Tí ơi!

Mọi người quay nhìn, cười vang, đua nhau gọi Tí.

Tí chúm miệng cười lỏn lẻn. Phải đi cho kịp người ta chứ! Tí dắt nghé men theo bờ ruộng còn con nghé ngoan ngoãn theo sau, bước đi lon ton trên bờ ruộng mấp mô. Cái bóng dáng Tí lũn cũn thấp tròn. Tí đội cái nón quá to đối với người, trông như cây nấm đang di động.

Theo Bùi Hiển

Chú thích:- U: mẹ (gọi theo nông thôn miền Bắc )

- Xã viên: nông dân làm việc trong hợp tác xã nông nghiệp.

- Nghé: con trâu còn nhỏ

Em đọc thầm bài “Ngày làm việc của Tí” rồi làm các bài tập sau:

(Em hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng)

Câu 1. Sáng nay, bố giao cho Tí công việc gì?

lấy điếu cày cho bố □

dắt nghé ra khỏi cổng □

đi chăn nghé □

đuổi gà ăn vụng thóc □

(Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống)

Câu 2. Mẹ bảo phần thưởng dành cho Tí sẽ là gì?

□ Mẹ mua cho Tí nhiều quà bánh.

□ Mẹ mua vở cho Tí đi học

(Em hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất)

Câu 3. Nhìn Tý dắt nghé, mọi người đã làm gì?

□ Mọi người khuyên Tí quay về nhà.

□ Mọi người chạy đến dắt nghé giúp Tí.

□ Mọi người quay nhìn, cười vang đua nhau gọi Tí.

□ Mọi người thản nhiên nhìn Tí và không nói gì.

Câu 4. Câu văn nào cho thấy bé Tý điều khiển được con nghé?

Câu 5. Nếu được bố mẹ tin tưởng giao một công viêc nhà mà em chưa làm bao giờ. Em sẽ ứng xử thế nào?

Câu 6. Chủ ngữ trong câu “Phía cổng làng, các cô chú xã viên kéo ra ùn ùn.” là:

Phía cổng làng □

các cô chú □

các cô chú xã viên □

Phía cổng làng, các cô chú □

Câu 7. Hãy chuyển câu kể “Cái bóng dáng Tí lũn cũn thấp tròn.” thành câu cảm:

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Câu 8. Nối câu kể ở cột A với tên kiểu câu phù hợp ở cột B

A

B

Bố mở gióng dắt nghé ra.

Ai là gì?

Tí là cậu bé học sinh trường làng.

Ai thế nào?

Tí đội cái nón quá to đối với người, trông như cây nấm đang di động.

Ai làm gì?

Câu 9. Tìm từ láy có trong đoạn văn “Tí chúm miệng cười……………. đang di động”.

Các từ láy là:

Câu 10. Hãy đặt một câu khiến có trạng ngữ để nhắc bạn giúp đỡ bố mẹ công việc nhà.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Chiều trên quê hương

Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đuổi nhau trên cao. Nền trời xanh vời vợi. Con chim sơn ca cất lên tiếng hót tự do, tha thiết đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và thơm đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa ngậm đòng và hương sen.

Theo Đỗ Chu

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích.

--------------HẾT-------------

Xem thử Đề CK2 Tiếng Việt 4

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên