Bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 năm 2024 có đáp án (20 đề)
Dưới đây là danh sách Top 20 Đề kiểm tra, Đề thi môn Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 chọn lọc, có đáp án. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi môn Tiếng Việt lớp 4.
- Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Thông tư 27 có đáp án (10 đề)
- Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 năm 2024 có đáp án (10 đề)
- Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án năm 2024 (10 đề)
- Bộ 15 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất
- Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học học kì 1 năm 2024 có ma trận (20 đề)
Bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 năm 2024 có đáp án (20 đề)
Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 2 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi chất lượng Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
- Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 19 đến Tuần 27 (Tiếng Việt lớp 4 – Sgk tập 2) do HS bốc thăm.
- Trả lời được 1 – 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn (thơ) đã đọc theo yêu cầu của giáo viên.
II. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)
Em hãy đọc thầm bài văn sau:
HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC
Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.
- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:
- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:
- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.
Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:
- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.
Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:
- Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.
Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:
- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.
Lê Ngọc Huyền
Em trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng .
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Câu 1:(0,5đ) Côc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?
A. Tác dụng của nước.
B. Hình dáng của nước.
C. Mùi vị của nước.
D. Màu sắc của nước
Câu 2:(0,5đ) Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau?
A. Nước có hình chiếc cốc
B. Nước có hình cáibát
C. Nước có hình của vật chứa nó.
D. Nước có hình cái chai
Câu 3:(0,5đ) Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?
A. Nước không có hình dáng nhất định, có hình của vật chứa nó.
B. Nước có hình dáng nhất định.
C. Nước tồn tại ở thể rắn, thể lỏng và thể khí
D. Nước tồn tại ở thể thể lỏng và thể khí.
Câu 4:(0,5đ) Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt?
A. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.
B. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác.
C. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận.
D. Cả ba ý trên.
Câu 5:(1đ) Nối các câu ở cột A với các kiểu câu ở cột B cho phù hợp.
Câu 6:(0,5đ) Dấu gạch ngang trong câu: - Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? có tác dụng gì?
A. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
D. Cả ba ý trên.
Câu 7:(0,5đ) Từ nào không điền được vào chỗ trống trong câu sau: Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc..................à?
A. nhỏ xinh
B. xinh xinh
C. xinh tươi
D. xinh xắn
Câu 8:(1đ) Viết tiếp bộ phận vị ngữ để tạo thành câu kể Ai làm gì?
Bác Tủ Gỗ……………………………………
Câu 9:(1 điểm) Chuyển câu kể sau thành 1 câu hỏi và 1 câu khiến: “Nam học bài.”
- Câu hỏi:
- Câu khiến:
Câu 10:(1đ) Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác em cần lưu ý điều gì?
Hãy viết một câu để bày tỏ ý kiến của mình.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (Nghe – viết) (2 điểm) - 15 phút:
GV đọc cho học sinh viết đoạn văn sau:
Hình dáng của nước
Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:
- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.
Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:
- Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.
Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:
- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.
II. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề bài: Em hãy miêu tả một loài cây mà em yêu thích nhất.
Đáp án
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng: 3 điểm
Tiêu chí | Điểm |
---|---|
* Đọc đúng tiếng, đúng từ; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa - Đọc sai từ 2 - 3 tiếng, ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ - Đọc sai từ 4 tiếng trở lên, ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên |
0,5 Điểm 0,25 Điểm 0,25 Điểm |
* Biết nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm của bài - Nhấn giọng chưa đúng ở các từ gợi tả gợi cảm của bài - Chưa biết nhấn giọng |
0,5 Điểm 0,25 Điểm 0,25 Điểm |
* Giọng đọc bước đầu có biểu cảm - Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm - Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm |
0,5 Điểm 0,25 Điểm 0,25 Điểm |
* Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu - Đọc quá 1 phút- 2 phút - Đọc quá 2 phút |
0,5 Điểm 0,25 Điểm 0,25 Điểm |
* Trả lời đúng ý câu hỏi - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng - Trả lời sai hoặc không trả lời được |
1 Điểm 0,5 Điểm 0 Điểm |
II. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
---|---|---|
1 | B | 0,5 |
2 | C | 0,5 |
3 | A | 0,5 |
4 | D | 0,5 |
6 | B | 0,5 |
7 | C | 0,5 |
Câu 5: (1đ) Nối các câu ở cột A với các kiểu câu ở cột B cho phù hợp.
Câu 8: (1đ) Viết tiếp bộ phận vị ngữ để tạo thành câu kể Ai làm gì?
Bác Tủ Gỗ giảng giải để các bạn hiểu về hình dạng của nước.
Hoặc: Bác Tủ Gỗ nói(phân tích) để các bạn hiểu về hình dạng của nước.
Câu 9: (1đ) Chuyển câu kể sau thành 1 câu hỏi và 1 câu khiến: Nam học bài.
- Câu hỏi: Nam học bài phải không?
- Câu khiến: Nam hãy học bài đi!
HS đặt câu đúng theo cách khác cho điểm tương đương.
Câu 10 : (1đ) Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác con cần có thái độ như thế nào?
Hãy viết một câu để bày tỏ ý kiến của mình.
Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác con cần có thái độ bình tĩnh, tôn trọng ý kiến của người khác.
Hoặc: Cần có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận….
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (Nghe – viết) (2 điểm) - 15 phút: Bài " Hình dáng của nước" đoạn(Từ: Chai Nhựa gần đấy… hết)
- Tốc độ đạt yêu cầu: chữ viết rõ ràng; Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm
- Viết đúng chính tả: 1 điểm (Mắc lỗi chính tả trong bài như: Viết sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định: trừ 0,25 đ/ lỗi. Trong một bài viết, các lỗi giống nhau chỉ tính là một lỗi và trừ một lần điểm.)
II. Tập làm văn: (8 điểm) - 40 phút:
Mụclớn
mụccon
STT | Điểm thành phần | Mức điểm | |
---|---|---|---|
1 | Mở bài | Giới thiệu cây định tả: Cây gì? trồng ở đâu? Cây đó có gì đặc biệt với em. | 1 điểm |
2 | Thân bài | - Miêu tả được các đặc điểm của một cây theo trình tự hợp lí, lô gic, câu văn có hình ảnh - Thể hiện rõ được sự gắn bó, cảm xúc tự nhiên với cây. - ích lợi của cây. |
4 điểm |
3 | Kết bài | Nêu cảm nghĩ về cây vừa tả, yêu mến, cách chăm sóc, bảo vệ… | 1 điểm |
4 | Chữ viết, chính tả | Chữ viết đúng kiểu, đúng cỡ, rõ ràng | 0,5 điểm |
5 | Dùng từ, đặt câu | Từ, câu phù hợp, có hình ảnh | 0,5 điểm |
6 | Sáng tạo | - Bài viết có ý độc đáo - Biết sử dụng biện pháp nghệ thuật. |
1 điểm |
Tùy từng mức độ của học sinh, GV cho điểm từ 8 -7,5 – 6 - 6,5 - 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 - 3,5 - 3 - 2,5 – 2 - 1,5 – 1 - 0,5 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi chất lượng Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
Cho bài văn sau:
RỪNG XUÂN
Trời xuân chỉ hơi xe lạnh một chút vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng như chiếc khăn voan vắt hờ hững trên sườn đồi. Rừng hôm nay như một ngày hội của màu xanh, màu xanh với nhiều góc độ đậm nhạt, dày mỏng khác nhau. Những rừng cây bụ bẫm còn đang ở màu nâu hồng chưa có đủ chất diệp lục để chuyển sang màu xanh. Những lá cời non mới thoáng một chút xanh vừa ra khỏi màu nâu vàng. Những lá xưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh ngọc thạch với những chùm hoa nhỏ li ti và trắng như những hạt mưa bay. Những chiếc lá ngoã non to như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ. Tất cả những sắc non tơ ấy in trên nền xanh sẫm đậm đặc của những tán lá già của những cây quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cây chúm bao…
Nhưng không phải chỉ có màu xanh mà thôi, giữa những đám lá sồi xanh, có những đám lá già còn rớt lại đỏ như những viên hồng ngọc. Lác đác trên nhiều cành, còn có những chiếc lá già đốm vàng, đốm đỏ, đốm tía, và kìa, ở tận cuối xa, những chùm lá lại vàng lên chói chang như những ngọn lửa thắp sáng cả một vùng. Nắng đậm dần lên chiếu qua các tầng lá đủ màu sắc rọi xuống tạo ra một vùng ánh sáng mờ tỏ chỗ lam, chỗ hồng, có chỗ nắng chiếu vào những hạt sương tóe lên những tia ngũ sắc ngời ngời như ta nhìn qua những ống kính vạn hoa.
Trong bầu ánh sáng huyền ảo ấy, hôm nay diễn ra một buổi hội của một số loài chim.
(Ngô Quân Miện)
I. Đọc thành tiếng:
Đọc thành tiếng một đoạn của bài đọc trên phiếu thăm:
II. Đọc thầm và làm bài tập
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Trong bài, sự vật nào được so sánh với chiếc khăn voan?
A. Trời xuân
B. Vệt sương.
C. Rừng xuân.
D. Ánh mặt trời
Câu 2. Lá cây nào được so sánh với “Thứ lụa xanh màu ngọc thạch’?
A. Lá cời
B. Lá ngõa.
C. Lá sưa.
D. Lá sồi
Câu 3. Cây nào còn sót lại đốm lá già đỏ như những viên hồng ngọc?
A. Cây sồi
B. Cây vải.
C. Cây dâu da.
D. Cây cơm nguội
Câu 4. Bài văn miêu tả cảnh gì?
A. Cảnh ngày hội mùa xuân
B. Cảnh ngày hội của các loài chim.
C. Cảnh rừng xuân.
D. Cảnh buổi chiều
Câu 5. Dấu hai chấm trong câu “ Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc, …” có tác dụng gì?
A. Dẫn lời nói trực tiếp
B. Dẫn lời giới thiệu.
C. Liệt kê.
D. Ngắt câu
Câu 6. Dòng nào nêu những hành động thể hiện con người có lòng dũng cảm?
A. Chống lại cái ác, bênh vực lẽ phải.
B. Trả lại của rơi cho người đánh mất.
C. Dám nói lên sự thật.
D. Không nhận sự thương hại của người khác
Câu 7. Câu kể “Sầu riêng là loại trái cây quý của miền Nam” dùng để làm gì?.
A. Khẳng định.
B. Sai khiến.
C. Giới thiệu.
D. Nhận định
Câu 8. Đặt một câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu “Cao Bá Quát là một người Văn hay chữ tốt”.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả: Nghe – viết
THĂM NHÀ BÁC
Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng soi tăm cá
Có bưởi, cam thơm, mát bóng dừa. (...)
Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, dơn chăn gối
Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn. (...)
Con cá rô ơi, chớ có buồn
Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn
Dừa ơi, cứ nở hoa đơm trái
Bác vẫn chăm tay tưới uots bồn.
Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Nhý dòng sông chảy nặng phù sa.
(Tố Hữu)
II. Tập làm văn
Đề bài: Em hãy viết bài văn miêu tả một loại cây mà em yêu thích.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi chất lượng Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng : Đọc một trong các bài tập đọc đã học.
II. Đọc văn bản sau và làm bài tập.
Bông sen trong giếng ngọc
Mạc Đĩnh Chi người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu nuôi nhau bằng nghề kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông minh. Bấy giờ, Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở trường dạy học, Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường.
Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu xí, người bé loắt choắt, lại là con thường dân, toan không cho đỗ.
Thấy nhà vua không trọng người hiền, chỉ trọng hình thức bề ngoài, Mạc Đĩnh Chi làm bài phú “ Bông sen giếng ngọc’’nhờ người dâng lên vua. Bài phú đề cao phẩm chất cao quí khác thường của loài hoa sen, cũng để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Vua đọc bài phú thấy rất hay, quyết định lấy ông đỗ Trạng nguyên.
Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ. Bằng tài năng của mình, ông đã đề cao được uy tín đất nước, khiến người nước ngoài phải nể trọng sứ thần Đại Việt. Vua Nguyên tặng ông danh hiệu Trạng nguyên. Nhân dân ta ngưỡng mộ, tôn xưng ông là: Lưỡng quốc Trạng nguyên ( Trạng nguyên hai nước )
Theo Lâm Ngũ Đường
Chọn ý đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1. (0,5 đ) Ngày còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi là người như thế nào?
a. Là người có ngoại hình xấu xí.
b. Là người rất thông minh.
c. Là người có ngoại hình xấu xí nhưng tỏ ra rất thông minh.
d. Là người dũng cảm.
Câu 2. (0,5 đ) Vì sao lúc đầu nhà vua toan không cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên?
a. Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo
b. Vì Mạc Đĩnh Chi xấu xí
c. Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo và xấu xí.
d. Vì Mạc Đĩnh Chi giàu có.
Câu 3. (0,5 đ) Vì sao cuối cùng nhà vua quyết định lấy Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên?
a. Vì bài phú “Bông sen giếng ngọc” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quí của hoa sen.
b. Vì bài phú “Bông sen giếng ngọc” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quí khác thường của hoa sen và tỏ rõ chí hướng tài năng của ông.
c. Vì bông hoa sen rất đẹp
d. Vì hoa sen được nhiều người yêu thích.
Câu 4. (0,5 đ) Vì sao Mạc Đĩnh Chi được gọi là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”
a. Vì Mạc Đĩnh Chi là Trạng Nguyên của nước ta.
b. Vì Mạc Đĩnh Chi là người học giỏi nhất.
c. Vì ông được vua của hai nước phong tặng danh hiệu Trạng nguyên.
d. Vì ông được mọi người kính trọng.
Câu 5. (1 đ) Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về nhân vật Mạc Đĩnh Chi.
Câu 6. (1 đ) Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì?
Câu 7. (0,5 đ) Trong câu: Hôm sau, chúng tôi đi Sa Pa.
Bộ phận nào là chủ ngữ ? (0,5 điểm)
a. Hôm sau b. chúng tôi c. đi Sa Pa d. Sa Pa
Câu 8. (0,5 đ) Trong các câu sau câu nào có sử dụng Trạng ngữ:
a. Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.
b. Hoa, Mai đều là học sinh giỏi
c. Mạc Đĩnh Chi là người thông minh, tài giỏi.
d. Bác ơi cho cháu mượn cái bơm nhé.
Câu 9. (1 đ) Em hãy nêu bốn động từ miêu tả hoạt động của con vật ( con mèo, con chó, con gà, con vịt,...)
Câu 10. (1 đ) Đặt một câu có dùng Trạng ngữ.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (nghe – viết) (3 đ)
Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn trong bài “Một đô thị miền sông nước”
II. Viết đoạn, bài (8 đ)
Em hãy tả một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích. ( chó, mèo, gà, vịt... )
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi chất lượng Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (7 điểm)
Đọc thầm bài: “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất” và khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
Ngày 20 tháng 9 năm 1519, từ cửa biển Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền lớn giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mĩ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.
Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngot, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.
Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn. Không phải lo thiếu thức ăn, nước uống nhưng lại nảy sinh những khó khăn mới. Trong một trận giao tranh với dân đảo Ma-tan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm.
Những thuỷ thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu Âu. Ngày 8 tháng 9 năm 1522, đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thuỷ thủ còn sống sót cập bờ biển Tây Ban Nha.
Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng kéo dài 1083 ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn, với gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường. Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
Theo TRẦN DIỆU TẦN và ĐỖ THÁI
Câu 1: Đoàn thám hiểm do Ma-gien-lăng chỉ huy khởi hành từ đâu?
a. Châu Mĩ.
b. Châu Á.
c. Châu Âu.
Câu 2: Đoàn thám hiểm do Ma-gien-lăng chỉ huy bắt đầu khởi hành vào ngày tháng nào?
a. 20 / 7/1519.
b. 20 / 9/1519.
c. 20 / 8/1519.
Câu 3: Cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng có nhiệm vụ gì?
a. Khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
b. Khám phá những loại cá mới sống ở đại dương.
c. Khám phá dưới đáy biển.
Câu 4: Khi trở về, đoàn thám hiểm còn bao nhiêu chiếc thuyền?
a. Không còn chiếc nào.
b. 1 chiếc.
c. 2 chiếc.
Câu 5: Đoàn thám hiểm gặp khó khăn khi hết thức ăn và nước ngọt ở đại dương nào?
a. Đại Tây Dương.
b. Thái Bình Dương
c. Ấn Độ Dương.
Câu 6: Đoàn thám hiểm đi vòng quanh thế giới hết bao nhiêu ngày?
a. Chưa đến một nghìn ngày.
b. Một nghìn ngày.
c. Hơn một nghìn ngày.
Câu 7: Vì sao đoàn thám hiểm chỉ với 18 thuỷ thủ còn sống sót trở về?
a. Vì họ bị chết đói và chết khát.
b. Vì họ giao tranh với dân đảo.
c. Vì họ bị chết đói, chết khát và giao tranh với dân đảo.
Câu 8: Đoàn thám hiểm đi vòng quanh thế giới bằng?
a. Đường thuỷ.
b. Đường bộ.
c. Đường hàng không.
Câu 9: Những hoạt động nào được gọi là thám hiểm?
a. Đi tìm hiểu về đời sống của người dân.
b. Đi thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.
c. Đi chơi xa để xem phong cảnh.
Câu 10: Câu nào giữ được phép lịch sự?
a. Chiều nay, đón em nhé!
b. Chiều nay, chị phải đón em đấy!
c. Chiều nay, chị đón em nhé!
Câu 11: Đặt một câu cảm trong tình huống sau: Cô giáo ra một câu hỏi khó, cả lớp chỉ có một bạn trả lời được.
Câu 12: Em có cảm nhận gì về nhân vật Ma-gien-lăng?
II. Đọc thành tiếng: ( 3 điểm )
* Học sinh bốc thăm đọc một đoạn (90 tiếng/ 1 phút) và trả lời 1 câu hỏi (do giáo viên chọn trong đoạn đọc đó) trong các bài sau:
Bài 1: Đường đi Sa Pa (TV 4, tập II, trang 102)
Bài 2: Ăng – co- Vát (TV4 tập 2 trang 123)
Bài 3: Con chuồn chuồn nước (TV4 tập 2 trang 127)
Bài 4: Vương quốc Vắng nụ cười (TV4 tập 2 trang 132)
Bài 5: Tiếng cười là liều thuốc bổ (TV4 tập 2 trang 153)
Bài 6: Ăn “mầm đá” (TV4 tập 2 trang 157)
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả: (Nghe – viết): 15 phút
Con chuồn chuồn nước
Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cái cánh khẽ rung như còn đang phân vân.
Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên.
Nguyễn Thế Hội
II. Tập làm văn : 25 phút
Đề bài: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 4 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Săn shopee giá ưu đãi :
- Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
- Biti's ra mẫu mới xinh lắm
- Tsubaki 199k/3 chai
- L'Oreal mua 1 tặng 3
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Đề thi các môn lớp 4 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk các môn lớp 4.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 4 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 4
- Giáo án Tiếng Việt lớp 4
- Giáo án Tiếng Anh lớp 4
- Giáo án Khoa học lớp 4
- Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4
- Giáo án Đạo đức lớp 4
- Giáo án Công nghệ lớp 4
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 4
- Giáo án Tin học lớp 4
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 có đáp án
- Bài tập Tiếng Việt lớp 4 (hàng ngày)
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Toán lớp 4 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 (có đáp án)
- 24 Chuyên đề Toán lớp 4 (nâng cao)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 4 lên lớp 5
- Bộ đề thi Tiếng Anh lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Đạo Đức lớp 4 (có đáp án)
- Bộ đề thi Tin học lớp 4 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 4
- Đề thi Công nghệ lớp 4