Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 2 năm 2024 có ma trận (20 đề)
Với Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 2 năm 2024 có ma trận (20 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Tiếng việt 3.
- Ma trận Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 1)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 2)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 3)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 4)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 5)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 6)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 7)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 8)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 9)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 10)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 11)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 12)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 13)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 14)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 15)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 16)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 17)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 18)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 19)
- Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 5 (Đề 20)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 2 năm 2024 có ma trận (20 đề)
Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa kì 2 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
Nội dung |
Câu, điểm |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Tổng cộng |
||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|||
Đọc hiểu văn bản |
Số câu |
3 |
|
1 |
|
|
|
|
|
4 câu |
Số điểm |
1,5 |
|
1 |
|
|
|
|
|
1,5 điểm |
|
Câu số |
1-2-3 |
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
Kiến thức TV vận dụng |
Số câu |
|
1 |
|
2 |
|
2 |
|
1 |
6 câu |
Số điểm |
|
0,5 |
|
1,5 |
|
1,5 |
|
1 |
5,5 điểm |
|
Câu số |
|
5 |
|
6-7 |
|
8-9 |
|
10 |
|
|
Tổng cộng |
Số câu |
3 câu |
1 câu |
1 câu |
2 câu |
|
2 câu |
|
1 câu |
10 câu |
Số điểm |
1,5 điểm |
0,5 điểm |
1 điểm |
1,5 điểm |
|
1,5 điểm |
|
1 điểm |
7 điểm |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)
2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)
3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)
4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)
5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)
6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)
7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2)
8. Nghĩa thầy trò (Trang 79 – TV5/T2)
9. Đất nước (Trang 94 – TV5/T2)
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Đọc thầm bài văn sau, dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và bài tập bên dưới:
Rừng đước
Rừng đước mênh mông. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ nó cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất. Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi, và bóng nắng chiếu xuyên qua những tầng lá dày xanh biếc, soi lỗ chỗ trên lượt bùn mượt mà vàng óng li ti vết bàn chân của những con dã tràng bé tẹo.
Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ.
Nguyễn Thi
Câu 1: Cây đước có những đặc điểm gì nổi bật so với những cây khác? Hãy khoanh tròn vào trước ý đúng:
A. Rừng đước mênh mông.
B. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước.
C. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi.
D. Cây đước mọc dài tăm tắp, rễ cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay.
Câu 2: Bài văn tả rừng đước lúc nước thủy triều như thế nào? Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng:
□ Lúc nước triều lên.
□ Lúc nước triều xuống.
□ Cả lúc nước triều lên và lúc nước triều xuống
□ Nước triều không lên không xuống
Câu 3: Hoạt động của con người trong đoạn văn được miêu tả là gì? Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống thích hợp:
Những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất □
Năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua □
Vết chân của những con dã tràng bé tẹo □
Trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ □
Câu 4: Nối yêu cầu so sánh hoặc nhân hóa ở cột A với hình ảnh ở cột B sao cho thích hợp:
A |
B |
Hình ảnh so sánh |
Vết bàn chân của những con dã tràng bé tẹo. |
|
Cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ |
Hình ảnh nhân hóa |
Chúng tôi chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau. |
|
Rễ tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất. |
Câu 5: Em hãy khoanh vào từ ngữ có tác dụng nối các câu trong đoạn văn sau:
“Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ.”
Câu 6: Khoanh vào cặp từ chỉ quan hệ, gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ trong mỗi vế của câu ghép sau:
Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc.
Câu 7: Tìm từ được lặp lại trong chuỗi câu sau đây và cho biết việc lặp lại đó có tác dụng gì? Viết ý của em vào chỗ chấm.
“Rừng đước mênh mông. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ.”
Từ lặp lại đó là từ:
Việc lặp lại đó có tác dụng:
Câu 8: Từ “nó” trong câu thứ hai thay thế cho từ nào trong câu thứ nhất, có thể thay từ “nó” bằng từ nào khác? Viết ý của em vào chỗ chấm.
“Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ nó cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất.”
Từ “nó” thay thế cho từ:
Có thể thay thừ “nó” bằng từ:
Câu 9: Ở núi rừng miền trung không có cây đước, chỉ có tre và những loài giống tre mọc rất nhiều. Theo em, tre mang lại lợi ích gì cho đời sống con người? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm:
Câu 10: Theo em, chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng đước hay rừng ngập mặn? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm:
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Đọc cho học sinh nghe - viết bài: “Mùa vàng”
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Hãy tả một đồ vật hoặc một món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 5, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.
- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi:
CHIẾC KÉN BƯỚM
Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.
Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống trong một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
(Theo Nông Lương Hoài)
Dựa vào nội dung bài đọc, em chọn câu trả lời đúng hoặc ghi câu trả lời của em để trả lời mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng:
Có một anh chàng………………..một cái kén bướm.
Câu 2: Chú bướm nhỏ cố thoát ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì?
A. Khỏi bị ngạt thở.
B. Nhìn thấy ánh sáng.
C. Trở thành con bướm thật sự trưởng thành.
D. Bò loanh quanh.
Câu 3: Theo em, chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi kén bằng cách nào?
Câu 4: Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai.(MỨC 2)
Thông tin |
Trả lời |
Anh thanh niên thấy cái kén hé ra một lỗ nhỏ xíu. |
Đúng / Sai |
Anh ta lấy dao rạch lỗ nhỏ cho to thêm. |
Đúng / Sai |
Chú bướm tự mình thoát ra khỏi cái kén một cách dễ dàng. |
Đúng / Sai |
Chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại. |
Đúng / Sai |
Câu 5: Theo em, điều gì đã xảy ra với chú bướm khi thoát ra ngoài kén?
Câu 6. Đóng vai chú bướm nhỏ, viết vào dòng trống những điều chú bướm muốn nói với chàng thanh niên. (Viết 2-3 câu)
Câu 7: Nghĩa của cụm từ “ sức mạnh tiềm tàng” là gì?
A. Sức mạnh bẩm sinh mọi người đều có..
B. Sức mạnh đặc biệt của những người tài giỏi.
C. Sức mạnh để làm những việc phi thường.
D. Sức mạnh bình thường.
Câu 8: Em hiểu từ hi vọng trong câu “Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú.” như thế nào?
Câu 9: Trong câu ghép “Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm” có mấy vế câu? Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
Câu 10: Viết lại cảm nghĩ và bài học em rút ra được từ câu chuyện trên (sử dụng từ ngữ giàu cảm xúc, gợi tả, gợi cảm, . . .)
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Lập làng giữ biển
Bố Nhụ vẫn nói rất điềm tĩnh:
- Ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả còn gì hay hơn cho một làng biển. Ngày xưa, lúc nào cũng mong có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền. Bây giờ đất đấy, rộng hết tầm mắt. Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai?
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Tả một vật nuôi trong gia đình em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)
2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)
3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)
4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)
5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)
6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)
7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Giá trị của tình bạn
Ben là thần đồng âm nhạc. Từ bé, cậu đã được mẹ mình - một nhạc công chuyên nghiệp dạy chơi pi-a-nô. Cậu chơi đàn với một niềm say mê và tình yêu mãnh liệt dành cho âm nhạc. Cậu đã đạt được rất nhiều giải thưởng và trở thành thần tượng của nhiều người.
Khi sự nghiệp của Ben đang lên như diều thì một biến cố lớn xảy ra: mẹ cậu qua đời vì bạo bệnh. Sự ra đi của người thân duy nhất ấy khiến Ben rơi vào đáy sâu tuyệt vọng. Cậu chìm trong đau khổ, đến mức đôi tai không thể cảm nhận được âm thanh tiếng đàn. Cậu dần dần rời bỏ âm nhạc trong sự bế tắc.
La-la là một cô bé vô cùng ngưỡng mộ tài năng âm nhạc của Ben. Cô vẫn dõi theo cuộc sống của thần tượng mình và vô cùng buồn bã khi Ben không thể chơi đàn. Cô quyết tâm vực dậy cuộc sống của Ben, đưa cậu trở lại với âm nhạc. Hàng ngày, cô gặp gỡ, trò chuyện, động viên Ben, cô kề vai sát cánh bên Ben trong những buổi tập nhọc nhằn. Cô cùng Ben nghe những bản nhạc để đưa cậu trở về với âm thanh, cũng chính cô là động lực để Ben đăng kí tham gia cuộc thi pi-a-nô dành cho lứa tuổi 15. Cô hứa với Ben rằng, mình sẽ là một khán giả cổ vũ hết mình cho Ben khi cậu thi.
Vào ngày thi, Ben bước lên sân khấu với một niềm tin mãnh liệt rằng đâu đó trong hàng ngàn khán giả dưới kia, có một đôi mắt tin yêu đang dõi theo mình, có một đôi tai đang chờ đợi bản nhạc của mình. Và cậu đã say mê chơi nhạc… bản nhạc tuyệt đẹp cho tình bạn.
Em hãy trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em chọn.
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Câu 1. Điều gì xảy ra đã ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp âm nhạc của Ben? (0,5 điểm)
A. Mẹ của Ben qua đời.
B. Cậu bị mất thính lực.
C. Cậu bị hỏng thi.
D. Gia đình cậu bị phá sản.
Câu 2. Sau biến cố đó, cậu trở nên như thế nào? (0,5 điểm)
A. Cậu không còn muốn tiếp xúc với ai nữa.
B. Cậu không còn dành tình yêu cho âm nhạc nữa.
C. Cậu đau khổ đến mức không thể nghe được âm thanh tiếng đàn.
D. Cậu không còn người hướng dẫn tập đàn nữa.
Câu 3. La-la đã làm gì để Ben trở lại với âm nhạc? (0,5 điểm)
A. Cô hỗ trợ tài chính cho Ben.
B. Cô luôn ở bên và động viên Ben.
C. Cô tìm thầy dạy giỏi cho Ben.
D. Cô đăng kí cho Ben tham dự một cuộc thi âm nhạc.
Câu 4. Vì sao bản nhạc Ben chơi trong ngày thi được cho là bản nhạc tuyệt đẹp của tình bạn? (0,5 điểm)
A. Vì tình bạn là động lực khiến cậu cố gắng.
B. Vì có nhiều người bạn đến cổ vũ cho cậu.
C. Vì cậu chơi bản nhạc nói về tình bạn.
D. Vì bạn bè là người gần gũi nhất với cậu.
Câu 5. Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện? (1,0 điểm)
Câu 6. Theo em, tình bạn có vai trò như thế nào trong cuộc sống của con người? (1,0 điểm)
Câu 7. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống. (0,5 điểm)
Các ca sĩ luôn giữ gìn hình ảnh của mình trước …
A. công dân
B. công chúng
C. công nhân
D. người dân
Câu 8. Từ ngữ nào dưới đây có thể thay thế cho từ in đậm để hai câu văn không bị lặp từ? (0,5 điểm)
Ben là một thần đồng âm nhạc. Ben đã dành rất nhiều thời gian để chơi đàn.
A. Cậu
B. Mình
C. Chàng
D. Nó
Câu 9. Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong câu dưới đây: (1,0 điểm)
a. … Ben chơi nhạc với một niềm say mê … bạn còn chơi với một tình yêu mãnh liệt.
b. … sức mạnh của tình bạn … Ben đã vượt qua nỗi đau để tiếp tục hành trình chinh phục âm nhạc của mình.
Câu 10. Thêm một vế câu để tạo thành câu ghép. (1,0 điểm)
Mẹ là người em yêu thương nhất nên …
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Bài Bà cụ bán hàng nước chè SGK Tập 2 trang 102 (2 điểm)
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Hãy tả một cây gần gũi mà em yêu thích hay có nhiều kỉ niệm nhất. (2 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)
2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)
3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)
4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)
5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)
6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)
7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Em đọc thầm bài “Rừng Gỗ Quý” và trả lời các câu hỏi sau đây:
RỪNG GỖ QUÝ
Xưa có vùng đất toàn đồi cỏ tranh hoặc tre nứa. Gia đình nhà nọ có bốn người phải sống chui rúc trong gian lều ọp ẹp và chật chội.
Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra. Ông nghĩ bụng: “ Giá vùng ta cũng có những thứ cây nầy thì tha hồ làm nhà ở bền chắc”. Chợt nghe tiếng nhạc, ông ngoảnh lại thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh. Một cô tiên chạy lại hỏi:
- Ông lão đến đây có việc gì ?
- Tôi đi tìm gỗ làm nhà, thấy rừng gỗ quý ở đây mà thèm quá !
- Được, ta cho ông cái hộp nầy, ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà, ông mới được mở ra !
Ông lão cảm ơn cô tiên rồi bỏ hộp vào túi mang về. Dọc đường, mùi thơm từ chiếc hộp tỏa ra ngào ngạt ông thích quá. Ông lấy hộp ra, định hé xem một tí rồi đậy lại ngay. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ cô tiên cho cái hộp khác. Đưa ông lão cái hộp thứ hai, cô tiên lại căn dặn:
- Lần này, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra!
Hộp lần nầy rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về theo đúng lời tiên dặn…
Nghe tiếng chim hót, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là giấc mơ. Nghĩ mãi, ông chợt hiểu : “ Cô tiên cho cái hộp quý là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng, giống như lúa ngô vậy”. Ông liền bảo các con đi xa tìm hạt cây về gieo trồng. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa.
Truyện cổ Tày- Nùng
Câu 1. Khi thấy hiện ra những cánh rừng gỗ quý, ông lão ước mong điều gì ?
a. Có vài cây gỗ quý để cho gia đình mình làm nhà ở bền chắc.
b. Có rất nhiều gỗ quý để cho dân cả vùng làm nhà ở bền chắc.
c. Có thứ cây gỗ quý trên quê mình để dân làm nhà ở bền chắc.
d. Có hạt giống cây gỗ quý để trồng, tha hồ làm nhà ở bền chắc.
Câu 2. Vì sao ông lão biết các cô tiên nữ múa hát trên đám cỏ xanh ?
a. Vì ông chợt nghe thấy tiếng hát.
b. Vì có cô tiên nữ chạy lại hỏi ông.
c. Vì ông chợt ngoảnh lại phía sau.
d. Vì ông chợt nghe thấy tiếng nhạc.
Câu 3. Cô tiên cho ông lão chiếc hộp thứ nhất đựng những gì ?
a. Hoa quả chín thơm ngào ngạt.
b. Rất nhiều cột kèo, ván gỗ.
c. Rất nhiều hạt cây gỗ quý.
d. Ngôi nhà làm bằng gỗ quý.
Câu 4. Những đặc điểm nào cho biết chiếc hộp thứ hai đựng hạt cây gỗ quý ?
a. Tỏa mùi thơm ngào ngạt, có giá trị gấp trăm lần chiếc hộp trước.
b. Tỏa mùi thơm nhẹ, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước.
c. Nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước.
d. Nhẹ, không thơm, lắc không kêu, có giá trị gấp trăm lần hộp trước
Câu 5. Vì sao nói hộp thứ hai quý gấp trăm lần hộp thứ nhất ?
a. Vì có nhiều loại gỗ quý giá hơn ở hộp trước.
b. Vì có nhiều cột kèo, ván gỗ hơn ở hộp trước.
c. Vì có nhiều hạt cây để chia cho cả dân làng.
d. Vì có nhiều hạt cây để trồng nên rừng gỗ quý.
Câu 6. Nêu nội dung của câu chuyện
Câu 7. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “bền chắc” ?
a. bền chí
b. bền vững
c. bền bỉ
d. bền chặt
Câu 8. Dòng nào dưới đây có các từ in đậm đồng nghĩa ?
a. gian lều cỏ tranh/ ăn gian nói dối
b. cánh rừng gỗ quý/ cánh cửa hé mở
c. hạt đỗ nảy mầm/ xe đỗ dọc đường
d. một giấc mơ đẹp/ rừng mơ sai quả
Câu 9. Các vế trong câu: “ Giá vùng ta cũng có những thứ cây này thì tha hồ làm nhà ở bền chắc.” Được nối với nhau bằng cách nào ?
Câu 10. Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.
Thủy Tinh dâng nước cao………….Sơn Tinh làm núi cao lên………………
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Trí dũng song toàn từ “ Thấy sứ thần Việt Nam … hết” -Đình Xuân Lâm-Trương Hữu Quỳnh và Trung Lưu (SGK TV tập 2 trang 26)
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Em hãy tả một loại cây (cây hoa, cây ăn quả, cây bóng mát, ...) mà em thích nhất.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)
2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)
3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)
4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)
5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)
6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)
7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Đọc thầm bài: Cái áo của ba .
Cái áo của ba
Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.
Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thật sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba…Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “chú bộ đội”. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?” “Mẹ tớ may đấy!” - Tôi hãnh diện trả lời.
Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục của ba.
Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và gia đình tôi.
Phạm Hải Lê Châu
Câu 1. Bạn nhỏ có được chiếc áo mới là do đâu? (0,5 đ)
A. Mẹ mua cho.
B. Mẹ may từ một mảnh vải cũ của bố để lại.
C. Mẹ sửa chiếc áo của bố để lại.
D. Mẹ tặng em nhỏ ngày sinh nhật.
Câu 2. Chiếc áo của ba đã trở thành chiếc áo xinh xinh của bạn nhỏ vì: (1 đ)
A. Bạn nhỏ đã mặc vừa chiếc áo của ba.
B. Mẹ đã khéo chữa chiếc áo của ba vừa với bạn nhỏ.
C. Bạn nhỏ rất yêu ba nên thấy chiếc áo của ba cũng rất đẹp.
D. Tất cả những đáp án đã nêu trong các câu trên.
Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nội dung bài đọc. (1 đ)
A. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa với bạn nhỏ.
B. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.
C. Tình cảm của em nhỏ đối với ba.
D. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa với bạn nhỏ. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.
Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài văn trên là gì? (1 đ)
Câu 5: Vì sao mặc áo vào bạn nhỏ cảm thấy ấm áp? (0.5 đ)
Câu 6: Theo em khi mặc chiếc áo của ba, bạn nhỏ có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình ? (0.5 đ)
Câu 7. Cho câu: “Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương.” Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Ai (cái gì)? (1 đ)
Câu 8: Cho câu: Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi có nhiều thay đổi. (0.5 đ)
- Chủ ngữ là:.......................................................
- Vị ngữ là:........................................................
Câu 9: Tìm từ trái nghĩa với từ “khéo” .(0,5 đ)
Câu 10: Viết lại câu sau cho hay hơn: (0.5 đ)
Bố của bạn trong câu chuyện đã chết khi đi tuần tra biên giới.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài: "Cây trái trong vườn Bác"
Cây trái trong vườn Bác
Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôn nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn. Bưởi đỏ Mê Linh...Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưởi Biên Hòa. Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ổi bo treo lủng lẳng trĩu nặng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình. Bưởi Đoan Hùng hiền lành khơi gợi hình ảnh bà bủ Việt bắc đem quà tặng đoàn vệ quốc hành quân ngược bến Bình Ca.
Theo Võ văn Trực
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Em hãy tả người bạn thân của em ở trường.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)
2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)
3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)
4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)
5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)
6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)
7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Thần Prô-mê-tê và ngọn lửa
Trong thần thoại Hi Lạp, thần Prô-mê-tê là vị thần rất tốt bụng với con người. Ông đã lấy ngọn lửa của thần Dớt – chúa tể các vị thần để trao nó cho loài người. Vì hành động đó, ông đã bị thần Dớt tra tấn bằng nhiều cực hình vô cùng khủng khiếp. Dù vậy, ông vẫn quyết tâm giúp đỡ con người đến cùng. Ngọn lửa của ông đã mang đến nền văn minh cho nhân loại, giúp họ xua tan đi cái giá lạnh, khắc nghiệt của thời tiết, đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Một ngày, thần Prô-mê-tê vi hành xuống hạ giới để kiểm tra xem loài người sống ra sao với ngọn lửa ấy. Khi vừa đặt chân xuống mặt đất, vị thần tốt bụng bàng hoàng vì khung cảnh hoang tàn nơi đây. Cây cối chết trụi, ở một vài gốc cây, ngọn lửa vẫn còn âm ỉ cháy. Cảnh tượng đó còn thảm hại hơn nhiều so với cảnh hoang vu, mông muội khi ông đặt chân đến đây lần đầu. Sau đó, ông hiểu ra, chính con người đã dùng ngọn lửa để đốt rừng, hủy hoại thiên nhiên, tàn phá cuộc sống của mình. Thần Prô-mê-tê nổi giận đùng đùng. Ông đã chịu bao đau đớn để mang ngọn lửa đến với con người cho họ cuộc sống văn minh, thế mà họ lại sử dụng lửa để tự hủy diệt mình. Thần quyết định thu hồi ngọn lửa.
Bỗng nhiên, thần Prô-mê-tê ngừng lại vì nghe đâu đó có tiếng cười nói ríu rít. Thần trông thấy phía xa xa có hai chú bé đang ngồi quây quanh đống lửa nhỏ, ánh lửa bừng lên làm hồng ửng hai đôi má lem nhem tro bụi. Giữa cái lạnh mùa đông, hai chú vun lá khô lại, lấy chút lửa tàn từ những gốc cây để sưởi ấm đôi bàn tay đang cứng đờ vì lạnh giá. Vị thần im lặng hồi lâu. Ông quyết định cho loài người thêm một cơ hội. Thần vỗ cánh bay về trời.
Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Câu 1. Thần Prô-mê-tê đã làm gì để giúp đỡ con người? (0,5 điểm)
A. Ông lấy ngọn lửa của thần Dớt để trao cho con người.
B. Ông phát minh ra ngọn lửa để trao cho con người.
C. Ông cổ vũ con người đánh cắp lửa của thần Dớt.
D. Ông xin thần Dớt ban ngọn lửa cho con người.
Câu 2. Nhờ có sự giúp đỡ của thần Prô-mê-tê, cuộc sống con người thay đổi như thế nào? (0,5 điểm)
A. Con người có một cuộc sống giàu sang, phú quý.
B. Con người có thể xây những tòa nhà cao chọc trời.
C. Con người có thể chinh phục biển khơi rộng lớn.
D. Con người có một cuộc sống văn minh, tốt đẹp hơn.
Câu 3. Vì sao thần Prô-mê-tê lại tức giận khi đi vi hành? (0,5 điểm)
A. Vì ông thấy con người đã dùng lửa để hủy hoại thiên nhiên.
B. Vì ông thấy con người không dùng ngọn lửa mà ông đã ban cho.
C. Vì ông thấy con người không sử dụng hết giá trị của ngọn lửa.
D. Vì ông thấy con người không ghi nhớ công lao của ông.
Câu 4. Nguyên nhân nào khiến thần Prô-mê-tê thay đổi ý định thu hồi ngọn lửa? (0,5 điểm)
A. Con người van xin thần hãy để ngọn lửa ở lại trần gian.
B. Con người hứa với thần là sẽ không dùng lửa để hủy hoại thiên nhiên.
C. Thần nhìn thấy hai đứa trẻ ngồi sưởi ấm bên ngọn lửa.
D. Những vị thần khác xin thần Prô-mê-tê để ngọn lửa ở lại.
Câu 5. Em hãy nêu vai trò của ngọn lửa trong cuộc sống. (1,0 điểm)
Câu 6. Nếu được gặp thần Prô-mê-tê, em sẽ nói gì để thần không thu hồi ngọn lửa? (1,0 điểm)
Câu 7. Có thể thay từ “công dân” trong câu dưới đây bằng từ đồng nghĩa nào? ( 0,5 điểm)
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân.
A. người dân
B. dân tộc
C. nông dân
D. dân chúng
Câu 8. Chọn cặp từ thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây: (0,5 điểm)
Prô-mê-tê … vi hành xuống hạ giới, Thần … thấy ngọn lửa bùng cháy khắp nơi.
A. vừa … đã
B. càng … càng
C. tuy … nhưng
D. không những … mà còn
Câu 9. a) Chọn từ thích hợp nhất trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để liên kết hai câu văn dưới đây: (0,5 điểm)
Nàng Trăng hôm nay lộng lẫy hơn hẳn mọi hôm. ...... lặng lẽ kéo chiếc rèm mây xốp như bông gòn, soi mình vào chiếc gương khổng lồ của mặt sông để rồi tỏa sáng vằng vặc.
(Nàng Trăng/ Nàng/ Nó/ Cô ta)
b) Gạch dưới từ ở câu thứ hai được dùng để liên kết với câu thứ nhất. (0,5 điểm)
Thần Prô-mê-tê là vị thần rất tốt bụng. Ông đã lấy ngọn lửa của thần Dớt để trao cho loài người.
Câu 10. Hãy trả lời câu hỏi sau bằng một câu ghép. (1,0 điểm)
Vì sao thần Prô-mê-tê quyết định không thu hồi ngọn lửa?
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Sức mạnh của Toán học
Toán học có sức mạnh rất to lớn. Nhờ có Toán học, người ta đã phát minh ra những điều thật kì diệu. Niu-tơn đã tìm ra những định luật kì diệu giúp con người vén bức màn bí ẩn của thiên nhiên. La-voa-di-ê đã phát minh ra định luật bảo toàn vật chất vĩ đại. Cô-péc-nic đã xây dựng nên học thuyết cho rằng Trái Đất và các hành tinh khác quay quanh Mặt Trời. Thậm chí, chỉ bằng tính toán, người ta đã tìm ra một hành tinh của Hệ Mặt Trời.
Theo BÁCH KHOA CHUYỆN LẠ THẾ GIỚI
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Hãy đặt mình vào vai bờ biển bị ngập đầy rác thải kể chuyện mình
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 5, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.
- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Người trồng ngô
Tại vùng trang trại xa xôi, có một bác nông dân trồng được những cây ngô rất tốt. Năm nào bác cũng mang ngô đến hội chợ liên bang và ngô của bác luôn đoạt giải Nhất. Ai cũng cho rằng bác có bí quyết trồng ngô. Một lần, một phóng viên phỏng vấn bác nông dân và phát hiện ra rằng bác cho những người hàng xóm ở trang trại xung quanh những hạt giống ngô tốt nhất của mình.
- Tại sao bác lại cho họ những hạt giống tốt nhất, trong khi năm nào họ cũng đem sản phẩm đến hội chợ liên bang để cạnh tranh với ngô của bác? – Phóng viên hỏi.
- Anh không biết sao? – Bác nông dân đáp. – Gió luôn thổi phấn hoa và cuốn chúng từ trang trại này sang trang trại khác, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Nếu những người hàng xóm xung quanh tôi chỉ trồng những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió sẽ làm giảm chất lượng của trang trại tôi. Cho nên nếu tôi muốn trồng được ngô tốt, tôi cũng phải giúp những người xung quanh trồng được ngô tốt đã!
Cuộc sống cũng như vậy. Những người muốn được hạnh phúc phải giúp những người sống xung quanh mình hạnh phúc. Những người muốn thành công phải giúp những người quanh mình thành công. Giá trị cuộc sống của bạn được đo bằng những cuộc sống mà bạn “chạm” tới.
(Theo báo Điện tử)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Vì sao bác nông dân trồng ngô được phóng viên phỏng vấn?
a- Vì bác đem ngô từ trang trại rất xa đến dự hội chợ liên bang
b- Vì bác trồng được nhiều cây ngô tốt, đoạt giải Nhất hội chợ liên bang
c- Vì năm nào bác cũng chịu khó đem ngô đến dự hội chợ liên bang
d- Vì bác có bí quyết trồng ngô để năm nào cũng đoạt giải Nhất liên bang
Câu 2. Phóng viên phát hiện ra điều gì khi phỏng vấn bác nông dân?
a- Bác có một bí quyết trồng ngô rất độc đáo không ai biết
b- Bác có một loại ngô giống rất tốt mà không ai có được
c- Bác cho trang trại hàng xóm những hạt ngô giống tốt
d- Năm nào hàng xóm của bác cũng đem ngô đến hội chợ
Câu 3. Tại sao bác nông dân cho những người hàng xóm những hạt ngô giống tốt nhất?
a- Vì bác hiểu rằng những người hàng xóm có được giống ngô tốt thì ngô của bác mới tốt
b- Vì bác cho rằng hạt giống tốt cũng không tạo ra năng suất cao
c- Vì những người xung quanh trả cho bác nhiều tiền để mua hạt giống
d- Vì nhờ những người xung quanh mà ngô của bác có năng suất cao
Câu 4. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
a- Con người cần biết cách trồng ngô để có năng suất cao
b- Con người phải biết thông cảm với những người khác
c- Người đem hạnh phúc đến cho người khác là người hạnh phúc
d- Cần cung cấp cho những người trồng ngô giống ngô tốt.
Câu 5. Dòng nào dưới đây có các từ in nghiêng không phải là từ đồng âm?
a- Ngọn núi cao ngất trời / Trồng được những cây ngô có năng suất cao
b- Anh không biết sao? / Sao trên trời có khi mờ khi tỏ
c- Giống ngô của bác rất tốt / Cách trồng ngô của bác không giống ai
d- Bác nông dân trồng ngô / Mẹ em đang bác trứng
Câu 6. Câu “Tại / vùng / trang trại / xa xôi /, có / một / bác / nông dân / trồng / được / những / cây / ngô / rất / tốt.” có mấy danh từ?
a- 4 danh từ. Đó là các từ……………………………………………………….
b- 5 danh từ. Đó là các từ………………………………………………………
c- 6 danh từ. Đó là các từ……………………………………………………….
Câu 7. Câu “Tại / vùng / trang trại / xa xôi /, có / một / bác / nông dân / trồng / được / những / cây / ngô / rất / tốt.” có mấy danh từ?
a- 2 tính từ. Đó là các từ……………………………………………………….
b- 3 tính từ. Đó là các từ………………………………………………………
c- 4 tính từ. Đó là các từ……………………………………………………….
Câu 8. Câu nào dưới đây là câu ghép?
a- Năm nào bác nông dân cũng mang ngô đến hội chợ liên bang và ngô của bác luôn đoạt giải Nhất
b- Ai cũng cho rằng bác có những bí quyết trồng ngô
c- Một phóng viên phát hiện ra rằng bác cho những người hàng xóm ở trang trại xung quang những hạt giống ngô tốt nhất của mình
d- Những người muốn được hạnh phúc phải giúp những người sống xung quanh mình hạnh phúc
Câu 9. Hai vế của câu ghép “Nếu những người hàng xóm xung quanh tôi chỉ trồng những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió sẽ làm giảm chất lượng của trang trại tôi.” được nối với nhau bằng cách nào?
a- Nối trực tiếp bằng dấu phẩy
b- Nối bằng một quan hệ từ
c- Nối bằng một cặp quan hệ từ
d- Nối bằng dấu phẩy và một quan hệ từ
Câu 10. Dòng nào dưới đây nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu “Người phóng viên phỏng vấn bác nông dân hôm đó đã phát hiện ra bác cho những người hàng xóm những hạt ngô giống tốt nhất của mình”?
a- Người phóng viên
b- Người phóng viên phỏng vấn
c- Người phóng viên phỏng vấn bác nông dân
d- Người phóng viên phỏng vấn bác nông dân hôm đó
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Tôi đi giữa bãi dâu và có cảm giác như đang lội dưới dòng sông cạn. Cát ở rãnh luống mềm lún. Những cành dâu xôn xao đón lấy ánh nắng chói chang, làm cho lớp cát ở dưới chân tôi mát rượi. Những cành dâu lòe xòe theo gió như trăm nghìn cánh tay xòe ra, hứng lấy ánh nắng vàng rực đã che mát cho khoai lang. Những dây khoai lang mập mạp kia, lại có đủ sức đâm chồi lên mơn mởn…
(Dương Thị Xuân Quý)
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Chọn một trong hai đề sau để viết bài văn (khoảng 15 câu)
1. Tả một loài hoa, cái cây mà em yêu thích
2. Tả một người bạn tốt được mọi người quý mến
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)
2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)
3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)
4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)
5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)
6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)
7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi.
CON ĐƯỜNG QUÊ EM
Con đường làng em có cây đa già sừng sững trên bờ đê như một người lính gác. Bắt đầu từ đó, đường đổ dốc xuống, chạy qua giữa làng làm ranh giới cho hai xóm. Mặt đường vào làng không rộng lắm, chỉ vừa một xe trâu đi. Những phiến đá to gần bằng bàn nước xếp hàng tư lát dọc, nhiều chỗ lõm xuống như lòng mâm. Hai bên đường nhà cửa san sát. Cứ nhìn những phiến đá ven đường là biết ngay cổng từng nhà. Phiến đá to nhất, nhẵn bóng vẽ đủ ba bốn “bàn cờ tướng” đúng là cổng nhà cậu Toàn. Phiến đá màu trắng ngà, nổi vân như đầu con rồng chính là nhà thầy Hoán dạy em năm ngoái. Còn kia là phiến đá vuông màu xanh ghi quen thuộc, đó chính là lối đi vào nhà em.
Vui nhất là những lúc chiều tà, trâu bò thả cỏ ở ven đê đi về làng, những chiếc móng gõ côm cốp trên mặt đường. Xe trâu, xe cải tiến lóc cóc lăn bánh, xe đạp thồ xuống dốc nhảy tưng tưng qua các phiến đá mấp mô trên mặt đường. Những tối sáng trăng, mặt đường như chiếc khăn sọc trắng vắt qua vai làng em. Dưới ánh trăng, chúng em vui đùa, chạy nhảy trên con đường quen thuộc ấy.
(theo Hồng Lan)
Câu 1: Bài văn tả cảnh gì?
A. Con đường
B. Phiến đá
C. Làng quê
D. Đêm trăng đẹp
Câu 2: Tác giả miêu tả mặt đường như vật gì vào đêm trăng sáng?
A. Như những phiến đá nhấp nhô.
B. Như ranh giới bản đồ.
C. Như chiếc khăn sọc trắng vắt qua vai.
D. Cả A, B đều đúng.
Câu 3: Trong câu “Mặt đường làng không rộng lắm, chỉ vừa một xe trâu đi.”, tiếng “mặt” trong “mặt đường” giống tiếng “mặt” trong từ:
A. mặt người
B. mặt mũi
C. mặt biển
D. vắng mặt
Câu 4: Nhìn cái gì thì biết cổng từng nhà?
A. Nhìn phiến đá to nhất
B. Nhìn những phiến đá ven đường
C. Phiến đá vuông màu ghi quen thuộc
D. Số nhà
Câu 5: Trong câu “Hai bên đường nhà cửa san sát”, từ không thể thay thế cho từ “san sát” là:
A. chật chội
B. chen chúc
C. thưa thớt
D. đông đúc
Câu 6: Trong câu “Dưới ánh trăng, chúng em nô đùa, chạy nhảy trên con đường quen thuộc ấy”, trạng ngữ trong câu này là trạng ngữ chỉ:
A. thời gian
B. địa điểm
C. nguyên nhân
D. mục đích
Câu 7: Trong câu “Dưới ánh trăng, chúng em vui đùa, chạy nhảy trên con đường quen thuộc ấy”, có chủ ngữ là:
A. dưới ánh trăng
B. chúng em
C. vui đùa
D. chúng em vui đùa
Câu 8: Trong câu “Con đường làng em có cây đa già sừng sững trên bờ đê như một người lính gác”, từ “già” có thể thay thế bằng từ:
A. cổ kính
B. cổ thụ
C. cổ điển
D. cổ nhân
Câu 9: Trong câu "Con đường làng em có cây đa sừng sững trên bờ đê như một người lính gác." và câu "Những tối sáng trăng, mặt đường như chiếc khăn sọc trắng vắt qua vai làng em."
Câu văn này khi miêu tả đã sử dụng:
A. Phép so sánh
B. Phép nhân hóa
C. Phép liên tưởng
D. Cả ba phép trên
Câu 10: Bài văn tả theo thứ tự:
A. Từ xa đến gần
B. Từng bộ phận của cảnh
C. Theo trật tự thời gian
D. Cả 3 cách trên
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn “từ Thấy Sứ thần Việt Nam ... đến hết” của bài Trí dũng song toàn - Sách TV5 tập 2, trang 25.
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Em hãy tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)
2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)
3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)
4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)
5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)
6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)
7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Đọc thầm bài văn sau:
Mừng sinh nhật bà
Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả.
Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy.
Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn .... Một lát sau, bà về và hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà mà mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm.
Theo Cù Thị Phương Dung
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất hoặc điền vào chỗ chấm trong các câu sau:
Câu 1: Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu?
A. 7 bữa tiệc
B. 6 bữa tiệc
C. 5 bữa tiệc
D. 4 bữa tiệc
Câu 2: Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà?
A. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật.
B. Vì từ trước tới giờ chưa ai biết sinh nhật bà.
C. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà.
D. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui.
Câu 3: Bố mẹ của mấy chị em đã làm gì để ủng hộ việc tổ chức sinh nhật cho bà?
A. Chỉ cho mấy chị em các việc cần chuẩn bị cho bữa tiệc.
B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.
C. Viết thiếp mời giúp chị em.
D. Làm giúp mấy chị em món bún chả.
Câu 4: Vì sao bữa tiệc sinh nhật hôm đó rất vui?
A. Vì hôm đó bà rất vui.
B. Vì hôm đó các cháu rất vui.
C. Vì hôm đó các bố mẹ rất vui.
D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui.
Câu 5: Vì sao mấy chị em cảm thấy mình lớn thêm?
A. Vì mấy chị em biết làm món bún chả.
B. Vì mấy chị em đã biết tự tổ chức bữa tiệc sinh nhật.
C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui.
D. Vì mấy chị em đã biết làm việc giúp bà.
Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được điều gì?
Câu 7: Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bà. Từ “bàn” trong câu trên thuộc từ loại là:
A. Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ
D. Quan hệ từ
Câu 8: Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.
Hãy chuyển hai câu trên thành một câu ghép?
Câu 9: Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1 của bài văn?
Câu 10: Năm nay, chị em tôi lớn cả, chúng tôi họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà. Hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu trên?
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Bài viết: "Trí dũng song toàn" (TV5/ Tập II – trang ...)
Đoạn từ: Thấy sứ thần Việt Nam... đến hết.
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Em hãy tả quyển sách Tiếng Việt 5 – Tập 2.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 5, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.
- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Cho và nhận
Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.
- Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô!
– Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.
Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: "Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời". Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: "Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác".
Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.
(Xuân Lương)
(M1) Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Vì bạn ấy bị đau mắt.
b. Vì bạn ấy không có tiền
c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt.
d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.
(M1) Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô.
(M2) Câu 3: Việc làm đó chứng tỏ cô là người thế nào? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Cô là người quan tâm đến học sinh.
b. Cô rất giỏi về y học.
c. Cô muốn mọi người biết mình là người có lòng tốt.
d. Nói rằng cô muốn tặng em làm kỉ niệm.
(M2) Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
c. Cô là người luôn sống vì người khác.
d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.
(M3) Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)
Viết câu trả lời của em:
(M4) Câu 6: Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? (1 điểm)
Viết câu trả lời của em:
(M1) Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: "Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận." (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
a. đơn giản b. đơn điệu c. đơn sơ d. đơn thuần
(M2) Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép: (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.
(M3) Câu 9: Xác định các thành phần trong câu sau: (1 điểm)
Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.
Trạng ngữ:
Chủ ngữ:
(M4) Câu 10: Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến? (1 điểm)
Viết câu của em:
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Nghĩa thầy trò
Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Ở hiên trước, một cụ già trên tám mươi tuổi râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to:
- Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.
Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy.
Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò.
Theo Hà Ân
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Trong những năm học cấp một, có nhiều thầy cô giáo dạy em, để lại những ấn tượng trong em. Em hãy tả lại thầy cô giáo kính mến đó của em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 11)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)
2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)
3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)
4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)
5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)
6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)
7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Hoa giấy
Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết... Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây hoa giấy trĩu trịt hoa sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời ...
Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng mảnh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.
Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên; đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng, run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa. Dường như chúng không muốn mọi người phải buồn rầu vì chứng kiến cảnh héo tàn. Chúng muốn mọi người lưu giữ mãi những ấn tượng đẹp đẽ mà chúng đã đem lại trong suốt cả một mùa hè: những vồng hoa giấy bồng bềnh đủ màu sắc giống hệt những áng mây ngũ sắc chỉ đôi lần xuất hiện trong những giấc mơ thủa nhỏ...
Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG
*Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Bài văn tả vẻ đẹp của hoa giấy vào mùa nào?
A. Mùa xuân
B. Mùa hè
C. Mùa thu
D. Mùa đông
Câu 2. Đặc điểm nổi bật khiến hoa giấy khác nhiều loài hoa là gì?
A. Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, rụng xuống vẫn tươi nguyên
B. Hoa giấy đẹp một cách giản dị.
C. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.
D. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá.
Câu 3. Mỗi cánh hoa giấy khác một chiếc lá ở điểm nào?
A. mỏng manh
B. rực rỡ sắc màu
C. mỏng mảnh, rực rỡ sắc màu
D. mỏng tang
Câu 4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả?
A. So sánh
B. So sánh và nhân hóa
C. Nhân hóa
Câu 5. Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng ghi Đ hay sai ghi S.
Thông tin |
Trả lời |
Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. |
|
Hoa giấy sắp rụng khi cánh hoa chuyển sang màu vàng úa. |
|
Hoa giấy đẹp một cách rực rỡ. |
|
Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá. |
|
Câu 6. Viết 2 hình ảnh được dùng so sánh có trong đoạn 3 của bài đọc
Câu 7. Trong bài có mấy từ chỉ màu sắc?
A. 3 từ
B. 4 từ
C. 5 từ
Câu 8. Dòng nào dưới đây là cặp từ đồng âm
A. tươi đẹp/ xinh đẹp
B. cánh chim/ cánh hoa
C. hạt đậu/ chim đậu trên cành
Câu 9. Chủ ngữ trong câu văn: “Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước.” là:
A. Cả vòm cây lá
B. Cả vòm cây lá chen hoa
C. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm
Câu 10. Có thể thay từ “giản dị” trong câu “Hoa giấy đẹp một cách giản dị” bằng từ nào?Viết lại câu đó.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn “từ Thấy Sứ thần Việt Nam ... đến hết” của bài Trí dũng song toàn - Sách TV5 tập 2, trang 25.
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Em hãy tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 12)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)
2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)
3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)
4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)
5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)
6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)
7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Đọc thầm bài văn sau, dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và bài tập bên dưới:
Rừng đước
Rừng đước mênh mông. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ nó cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất. Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi, và bóng nắng chiếu xuyên qua những tầng lá dày xanh biếc, soi lỗ chỗ trên lượt bùn mượt mà vàng óng li ti vết bàn chân của những con dã tràng bé tẹo.
Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ.
Nguyễn Thi
Câu 1: Cây đước có những đặc điểm gì nổi bật so với những cây khác? Hãy khoanh tròn vào trước ý đúng:
A. Rừng đước mênh mông.
B. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước.
C. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi.
D. Cây đước mọc dài tăm tắp, rễ cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay.
Câu 2: Bài văn tả rừng đước lúc nước thủy triều như thế nào? Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng:
□ Lúc nước triều lên.
□ Lúc nước triều xuống.
□ Cả lúc nước triều lên và lúc nước triều xuống
□ Nước triều không lên không xuống
Câu 3: Hoạt động của con người trong đoạn văn được miêu tả là gì? Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống thích hợp:
Những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất □
Năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua □
Vết chân của những con dã tràng bé tẹo □
Trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ □
Câu 4: Nối yêu cầu so sánh hoặc nhân hóa ở cột A với hình ảnh ở cột B sao cho thích hợp:
A |
B |
Hình ảnh so sánh |
Vết bàn chân của những con dã tràng bé tẹo. |
|
Cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ |
Hình ảnh nhân hóa |
Chúng tôi chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau. |
Rễ tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất. |
Câu 5: Em hãy khoanh vào từ ngữ có tác dụng nối các câu trong đoạn văn sau:
“Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ.”
Câu 6: Khoanh vào cặp từ chỉ quan hệ, gạch một gạch dưới chủ ngữ, gạch hai gạch dưới vị ngữ trong mỗi vế của câu ghép sau:
Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc.
Câu 7: Tìm từ được lặp lại trong chuỗi câu sau đây và cho biết việc lặp lại đó có tác dụng gì? Viết ý của em vào chỗ chấm.
“Rừng đước mênh mông. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ.”
Từ lặp lại đó là từ: …………………..............................................
Việc lặp lại đó có tác dụng: .............................................................
Câu 8: Từ “nó” trong câu thứ hai thay thế cho từ nào trong câu thứ nhất, có thể thay từ “nó” bằng từ nào khác? Viết ý của em vào chỗ chấm.
“Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ nó cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất.”
Từ “nó” thay thế cho từ: ………………………………………………………….
Có thể thay thừ “nó” bằng từ: .............................................................
Câu 9: Ở núi rừng miền trung không có cây đước, chỉ có tre và những loài giống tre mọc rất nhiều. Theo em, tre mang lại lợi ích gì cho đời sống con người? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm:
Câu 10: Theo em, chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng đước hay rừng ngập mặn? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm:
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài: "Cây trái trong vườn Bác"
Cây trái trong vườn Bác
Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôn nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn. Bưởi đỏ Mê Linh...Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưởi Biên Hòa. Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ổi bo treo lủng lẳng trĩu năng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình. Bưởi Đoan Hùng hiền lành khơi gợi hình ảnh bà bủ Việt bắc đem quà tặng đoàn vệ quốc hành quân ngược bến Bình Ca.
Theo Võ văn Trực
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Em hãy tả người bạn thân của em ở trường.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 13)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)
2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)
3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)
4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)
5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)
6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)
7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
NHÂN CÁCH QUÝ HƠN TIỀN BẠC
Mạc Đĩnh Chi ( 1272 – 1346 ), quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304, làm quan ở cả ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tài năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu “ Lưỡng quốc Trạng nguyên ”.
Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng. Sau khi lo đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn đã thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn :
- Ta muốn trích ít tiền trong kho đem biếu Mạc Đĩnh Chi. Làm thế liệu có được không ?
Viên quan tâu :
- Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận. Chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.
Nhà vua ưng thuận và sai người làm như vậy.
Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông :
- Tâu Hoàng thượng ! Đêm qua ai đó đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót thần. Vậy, xin Hoàng thượng cho thần nộp tiền này vào công quỹ.
Vua Minh Tông đáp :
- Khanh có khó nhọc thì người ta mới giúp cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao !
- Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. - Mạc Đĩnh Chi khảng khái đáp.
Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi, đành giữ lại tiền rồi cho ông lui.
(Theo QUỲNH CHI)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau :
Câu 1. Vua Nguyên phong tặng Mạc Đĩnh Chi danh hiệu “ Lưỡng quốc Trạng nguyên ” vì lí do gì ?
a. Vì Mạc Đĩnh Chi đi sứ sang trung Quốc hai lần.
b. Vì vua khâm phục tài năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi.
c. Vì Mạc Đĩnh Chi đã thi đỗ Trạng nguyên ở cả hai nước.
d. Vì vua vừa gặp Mạc Đĩnh Chi đã cảm thấy quý mến ông.
Câu 2. Vì sao Mạc Đĩnh Chi làm quan nhưng nhà ông thường nghèo túng ?
a. Vì ông làm quan rất thanh liêm.
b. Vì ông phải lo đám tang cho mẹ.
c. Vì lương làm quan của ông rất thấp.
d. Vì ông phải nuôi rất nhiều người.
Câu 3. Vua Minh Tông đã giúp đỡ Mạc Đĩnh Chi bằng cách nào ?
a. Mời ông đến nhận thêm tiền trong kho.
b. Cho người lén bỏ tiền vào nhà của ông.
c. Trích tiền trong kho đem đến biếu ông.
d. Cho người đem tiền của vua đến biếu.
Câu 4. Vì sao Mạc Đĩnh Chi đem gói tiền vào triều, trình lên vua Minh Tông ?
a. Vì đó là tiền của một người đút lót ông.
b. Vì đó là tiền của ai đó đã bỏ vào nhà ông.
c. Vì đó là tiền của ông góp vào công quỹ.
d. Vì đó là tiền của ai đó để quên ở nhà ông.
Câu 5. Câu chuyện tập trung ca ngợi điều gì ở Mạc Đĩnh Chi ?
a. Học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước.
b. Sống rất thanh bạch, đạm bạc và nghèo túng.
c. Sống liêm khiết, trung thực, trọng nhân cách.
d. Thông minh, giỏi thơ văn, đối đáp sắc bén.
Câu 6. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ liêm khiết ?
a. thanh lịch
b. thanh nhàn
c. thanh liêm
d. thanh thoát
Câu 7. Từ nào là quan hệ từ trong câu “ Khanh có khó nhọc thì người ta mới giúp cho.” ?
a. có
b. thì
c. cho
d. mới
Câu 8. Câu nào dưới đây không phải là câu ghép ?
a. Khanh có khó nhọc thì người ta mới giúp cho.
b. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén.
c. Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng.
d. Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận.
Câu 9. Đoạn “ Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận. Chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận. ” đã sử dụng hai biện pháp liên kết nào ?
a. Lặp từ ngữ ; thay thế từ ngữ.
b. Lặp từ ngữ ; dùng từ ngữ nối.
c. Dùng từ ngữ nối; thay thế từ ngữ.
Câu 10. Các vế câu trong câu ghép “ Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận. ” được nối với nhau bằng cách nào ?
a. Nối trực tiếp ( không dùng từ nối ).
b. Nối bằng một quan hệ từ ( Đó là: ......................................................... )
c. Nối bằng một cặp quan hệ từ ( Đó là: .......................................................... )
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Bài viết: (2 điểm) Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (SGK Tập 2 trang 83)
(Viết đoạn: Hội thi bắt đầu ….. đến và bắt đầu thổi cơm.)
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Chọn một trong hai đề sau:
1. Em hãy tả một cây hoa mà em thích.
2. Em hãy tả cái đồng hồ báo thức.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 14)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)
2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)
3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)
4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)
5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)
6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)
7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Lý Công Uẩn
Lý Công Uẩn sinh năm 974, quê ông ở Bắc Ninh. Cha của ông không rõ tên, mẹ là người họ Phạm. Năm lên ba tuổi, ông được nhà sư Lý Khánh Văn nhận về nuôi. Năm lên tám, ông được theo học nhà sư Vạn Hạnh.
Lý Công Uẩn học rất giỏi, thông minh, am hiểu hơn người nhưng luôn khiêm tốn. Nhà sư Lý Khánh Văn còn mời thầy dạy võ cho Lý Công Uẩn. Thầy dạy võ phải ngạc nhiên vì Lý Công Uẩn thông thạo rất nhanh các ngón võ do thầy truyền dạy. Thế nhưng, cậu bé luôn giữ thái độ nhường nhịn. Khi bị những đứa trẻ lớn hơn bắt nạt, cậu chỉ chống đỡ rồi bỏ chạy chứ không đánh nhau bao giờ.
Lớn lên, nhà sư Vạn Hạnh vào Hoa Lư (Ninh Bình) làm Quốc sư, ông được thầy cho đi theo. Là người văn võ đều giỏi, am hiểu đạo lí, suy nghĩ chín chắn, Lý Công Uẩn nhanh chóng được vua Lê tin dùng, giao đến chức Tả Điện tiền chỉ huy sứ * . Năm 1009, vua Lê Ngọa Triều lâm bệnh mất khi con trai còn bé, sư Vạn Hạnh và các quan trong triều suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Năm ấy, ông 35 tuổi.
Vua Lý Công Uẩn có đầu óc nhìn xa trông rộng. Thấy đất Hoa Lư chật hẹp, khó mở mang và giao lưu với bên ngoài, ông quyết định dời đô về thành Đại La, nơi đã từng là trung tâm chính trị, kinh tế, có vị trí giáp sông Hồng, thuận lợi cho thuyền bè đi lại buôn bán với mọi miền. Truyền thuyết xưa kể rằng : Mùa thu năm 1010, Lý Công Uẩn từ Hoa Lư dời đô ra thành Đại La. Thuyền của vua vừa đỗ dưới thành, một đám mây tựa hình rồng đã lừng lững bay lên. Vua nghĩ đó là điềm lành, bèn đổi tên Đại La thành Thăng Long (nghĩa là rồng bay lên).
Định đô mới xong, Lý Công Uẩn cho xây cung điện đàng hoàng, ban bố nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, xây dựng chính quyền vững mạnh, có nhiều đóng góp to lớn cho đất nước. Ông mất năm 54 tuổi, miếu hiệu là Thái Tổ nên dân chúng thường gọi là Lý Thái Tổ.
(Theo Truyện kể về các nhân vật trong lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục)
* Tả Điện tiền chỉ huy sứ : chức võ quan chỉ huy quân đội trong kinh thành
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn “từ Thấy Sứ thần Việt Nam ... đến hết” của bài Trí dũng song toàn - Sách TV5 tập 2, trang 25.
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Em hãy tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 15)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 5, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.
- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Cái gì quý nhất.
Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất.
Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”
Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!”
Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc! ”
Cuộc tranh luận thật sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai. Hôm sau, ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải.
Nghe xong, thầy mỉm cười rồi nói:
- Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua đi thì không lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ? Đó chính là người lao động các em ạ. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi.
TRỊNH MẠNH.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài (Nghĩa thầy trò). Đoạn viết từ “Từ sáng sớm ……đến mang ơn rất nặng”. (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 79).
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Trong những năm học cấp một, có nhiều thầy cô giáo dạy em, để lại những ấn tượng trong em. Em hãy tả lại thầy cô giáo kính mến đó của em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 16)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)
2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)
3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)
4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)
5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)
6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)
7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau :
1. Trong học tập, Lý Công Uẩn là người như thế nào
a. Học rất nhanh, am hiểu mọi điều nhưng luôn luôn biết nhường nhịn.
b. Học rất giỏi, thông minh, am hiểu hơn người nhưng luôn khiêm tốn.
c. Học rất nhanh, thông minh hơn người nhưng luôn biết nhường nhịn.
d. Học rất giỏi, am hiểu mọi điều nhưng luôn nhường nhịn, khiêm tốn.
2. Do đâu mà Lý Công Uẩn nhanh chóng được vua Lê tin dùng ?
a. Do Lý Công Uẩn rất giỏi về võ, am hiểu đạo lí, suy nghĩ chín chắn.
b. Do Lý Công Uẩn rất giỏi về văn, am hiểu đạo lí, suy nghĩ chín chắn.
c. Do Lý Công Uẩn rất giỏi cả văn võ, am hiểu đạo lí, suy nghĩ chín chắn.
d. Do Lý Công Uẩn giỏi cả văn võ, hiểu đạo lí, luôn biết nhường nhịn.
3. Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La cho thấy Lý Công Uẩn là người thế nào ?
a. Là một vị vua biết nhìn xa trông rộng
b. Là một vị vua muốn giao lưu rộng rãi
c. Là một vị vua biết phát triển buôn bán
d. Là một vị vua muốn mở mang bờ cõi
4. Lí do nào khiến vua Lý Công Uẩn đổi tên Đại La thành Thăng Long ?
a. Vì vừa đến thành Đại La, vua bỗng thấy một con rồng màu vàng bay lên.
b. Vì vừa đến thành Đại La, vua bỗng thấy một con rồng cưỡi mây bay lên.
c. Vì vừa đến thành Đại La, vua bỗng thấy một đám mây hình rồng bay lên.
d. Vì vừa đến thành Đại La, vua bỗng nhìn thấy đám mây vàng hình con rồng.
5. Dòng nào dưới đây gồm hai từ đồng nghĩa với từ thông minh ?
a. Sáng dạ, sáng tỏ
b. tinh anh, sáng dạ
c. tinh nhanh, sáng tỏ
d. sáng suốt, tinh hoa
6. Câu nào dưới đây có từ in nghiêng mang nghĩa chuyển ?
a. Thức ăn phải được nấu chín.
b. Miếng thịt luộc chưa chín.
c. Nghĩ cho chín rồi hãy nói.
d. Cơm trong nồi vừa chín tới.
7. Câu nào dưới đây là từ ghép ?
a. Thuyền của vua vừa đỗ dưới thành, một đám mây tựa hình rồng đã lừng lững bay lên.
b. Lớn lên, khi nhà sư Vạn Hạnh vào Hoa Lư ( Ninh Bình ) làm Quốc sư, ông được thầy cho đi theo.
c. Vua nghĩ đó là điềm lành, bèn đổi tên Đại La thành Thăng Long ( nghĩa là rồng bay lên ).
d. Khi bị những đứa trẻ lớn hơn bắt nạt, cậu chỉ chống đỡ rồi bỏ chạy chứ không đánh nhau bao giờ.
8. Chủ ngữ trong câu ghép “ Cha của ông không rõ tên, mẹ là người họ Phạm. ” là những từ ngữ nào ?
a. Cha / mẹ
b. Cha của ông / mẹ
c. Cha / mẹ là người
d. Cha của ông / mẹ là
9. Các vế trong câu ghép “ Thầy dạy võ phải ngạc nhiên vì Lý Công Uẩn thông thạo rất nhanh các ngón võ do thầy truyền dạy. ” được nối với nhau bằng cách nào ?
a. Nối bằng 1 quan hệ từ
b. Nối bằng 1 cặp quan hệ từ
c. Nối trực tiếp ( không dùng từ nối )
10. Có mấy câu ghép ở đoạn 1 ( “ Lý Công Uẩn ..... nhà sư Vạn Hạnh ” ) ?
a. Một câu ( Đó là câu thứ .......... )
b. Hai câu ( Đó là câu thứ .......... , thứ .............)
c. Ba câu ( Đó là câu thứ .......... , thứ ............., thứ .............)
d. Bốn câu ( Đó là câu thứ .......... , thứ ............., thứ ............., thứ .............)
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Sức mạnh của Toán học
Toán học có sức mạnh rất to lớn. Nhờ có Toán học, người ta đã phát minh ra những điều thật kì diệu. Niu- tơn đã tìm ra những định luật kì diệu giúp con người vén bức màn bí ẩn của thiên nhiên. La- voa- di- ê đã phát minh ra định luật bảo toàn vật chất vĩ đại. Cô- péc- nic đã xây dựng nên học thuyết cho rằng Trái Đất và các hành tinh khác quay quanh Mặt Trời. Thậm chí, chỉ bằng tính toán, người ta đã tìm ra một hành tinh của Hệ Mặt Trời.
Theo BÁCH KHOA CHUYỆN LẠ THẾ GIỚI
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Hãy viết một đoạn văn tả một người bạn đang kể chuyện hoặc đang hát, đang chơi đàn.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 17)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)
2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)
3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)
4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)
5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)
6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)
7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
LỜI HỨA
Một hôm, tôi vào công viên, đem theo một quyển sách hay rồi cứ thế mải mê đọc. Đến lúc ngoài phố đã lác đác lên đèn, tôi mới đứng dậy bước ra cổng. Bỗng tôi dừng lại. Sau bụi cây,tôi nghe tiếng một em nhỏ đang khóc.
Tôi bước lại gần và hỏi :
- Này em, em làm sao thế ?
Em ngẩng đầu nhìn tôi, đáp :
- Em, em không sao đâu ạ.
- Thế vì sao em khóc ? Em đi về thôi ! Trời tối rồi, công viên sắp đóng cửa đấy.
- Em không thể đi được.
- Tại sao vậy ? Em ốm phải không ?
- Dạ, em không ốm mà em là lính gác.
- Sao lại là lính gác ? gác gì ?
- Ồ, thế anh không hiểu hay sao ?
Rồi em kể :
Em đang ngồi trên ghế ở công viên thì các bạn đến rủ : “ Muốn chơi đánh trận giả không ? ”. Em trả lời : “ Có ”. Thế là cùng chơi. Một bạn lớn nhất bảo : “ Cậu là trung sĩ nhé ”. Bạn ấy tự nhận là nguyên soái, dẫn em đến đây rồi ra lệnh : “ Đây là kho thuốc súng của chúng ta. Cậu đứng gác cho đến khi có người đến thay ”. Bạn ấy lại bảo : “ Cậu hãy hứa là không bỏ đi cơ ! ”. Em trả lời : “ Xin hứa ”.
- Rồi sao nữa ? – Tôi hỏi.
- Thế đấy ! Em đứng gác cho đến bây giờ. Chắc các bạn ấy đi rồi và quên cử người đến thay.
- Thế thì em còn đứng đây làm gì nữa ?
- Tại em đã hứa.
(Theo L. PAN-TÊ-LÊ-ÉP)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau :
1. Tác giả mải mê đọc sách trong công viên cho đến khi nào ?
a. Khi trời đã về chiều b. Khi trời đã khuya
c. Khi trời vừa sẩm tối d. Khi trời hửng sáng
2. Vì sao em nhỏ không đi về nhà khi công viên sắp đóng cửa ?
a. Vì bị ốm nên khôngthể đi được.
b. Vì muốn giữ lời hứa với các bạn.
c. Vì thấy trời tối không thể về được.
d. Vì em thích chơi trò đánh trận giả.
3. Em nhỏ được bạn lớn nhất phân công làm nhiệm vụ gì ?
a. Đứng gác nhà nguyên soái.
b. Đứng gác cổng doanh trại.
c. Đứng gác kho thuốc súng.
d. Đứng gác kho lương thực.
4. Em nhỏ nghĩ gì khi không có ai đến thay mình đứng gác ?
a. Các bạn đã đi và quên cử người thay.
b. Các bạn còn mải chơi, quên cử người thay.
c. Không có bạn nào muốn làm lính gác.
d. Các bạn sợ trời tối, công viên đóng cửa.
5. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
a. Không nên tiếp tục giữ lời hứa khi trời tối.
b. Giữ đúng lời hứa là nhiệm vụ của lính gác.
c. Giữ đúng lời hứa là một đức tính quí.
d. Không nên chơi đánh trận giả ở công viên.
6. Dòng nào dưới đây gồm 3 từ đều có tiếng truyền có nghĩa là trao lại cho người khác ( thường thuộc thế hệ sau ) ?
a. truyền thống, truyền nghề, truyền tụng
b. truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống
c. truyền thống, truyền tụng, truyền máu
d. truyền ngôi, truyền máu, truyền thống
7. Dòng nào dưới đây gồm 2 từ đồng nghĩa với từ lác đác ?
a. thưa thớt, rải rác b. thưa thớt, thưa gửi
c. rải rác, vắng vẻ d. thưa vắng, thưa gửi
8. Dòng nào dưới đây gồm 2 từ trái nghĩa với từ lác đác ?
a. xum xuê, chật chội b. chen chúc, dày dặn
c. chen chúc, xum xuê d. chật chội, dày dặn
9. Đoạn 1 của bài ( “ Một hôm .... đang khóc. ” ) có mấy câu sử dụng trạng ngữ ?
a. Một câu b. Hai câu c. Ba câu
10. Dòng nào dưới đây kể đúng các dấu câu được dùng trong truyện “ Lời hứa ” ?
a. Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.
b. Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn.
c. Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, dấu gạch ngang.
d. Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Núi non hùng vĩ
Vượt hai con sông hùng vĩ của miền Bắc, qua đất Tam Đường núi nhu nhú như chín mươi chín cái bánh bao tày đình, băng qua dãy Hoàng Liên Sơn hiểm trở, chọc thủng xong mấy dặm sương mù buốt óc thì lồ lộ bên phải là đỉnh Phan – xi – păng. Mây Ô Quy Hồ đang đội mũ cho Phan – xi – păng. Hết đèo Ô Quy Hồ là qua Sa Pa, thẳng ruổi về thành phố biên phòng Lào Cai.
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Tả lại một đồ vật có kỷ niệm với em nhất.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 18)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)
2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)
3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)
4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)
5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)
6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)
7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
AO LÀNG
Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.
Có ao làng gần đình, gió đùa giỡn lá sen xanh đào, chao như chiếc nón lật ngửa bồng bềnh trên mặt nước, lòng lá đọng giọt nước lóng lánh như giọt thủy ngân. Giữa đám lá xanh, loáng thoáng điểm một vài bông hoa, chóp nụ nhú hồng. Thi thoảng, làn gió nhẹ đưa hương ngan ngát. Mùi hương thuần khiết cùng tiếng chuông chùa buông trong hoàng hôn, tiếng mõ khua đưa lòng người lâng lâng vào cõi thoát tục.
Có ao làng rộng, dài, giữa ao xây một ngôi nhà thủy đình nhỏ với mái ngói cổ, bốn góc mái cong cong. Trong gian thủy đình để cờ, lọng, trống, chiêng. Hằng năm, ngày hội làng có tổ chức đua thuyền rồng. Người thi là những trai làng có thân hình khỏe. Vào hội thi, người của đôi bên mặc áo xanh, áo đỏ để phân biệt. Mỗi chiếc thuyền rồng có từ 12 đến 16 người ngồi. Sau hồi trống giục, chiêng reo, cờ phất mở đầu cuộc thi, những tay đua thuyền nhất loại khoát nhanh, khoát mạnh tay chèo vục nước đều đều vượt những vòng bơi quanh ao đưa thuyền lướt nhanh tới đích. Trẻ con, người lớn chen chúc, xúm xít đứng xem quanh bờ ao, hò reo, vỗ tay cổ vũ, nói cười rôm rả.
Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ những trưa hè nắng oi ả. Tôi đã từng bơi lội, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao đầm mình khi chiều về. Tôi thường câu cá bằng chiếc cần câu làm bằng cành tre chặt ở lũy tre làng và chiếc lưỡi câu mua của cô hàng xén ở chợ quê. Chỉ vài hạt cơm nguội, mồi giun cũng câu được mấy chú cá nhỏ cho mèo ăn. Đôi khi, tôi còn câu được vài con cá rô ron mang về rán hoặc nấu canh cải, những món ăn đậm đà hương vị dân dã.
(Theo VŨ DUY HUÂN)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau :
1. Ao làng gắn với những gì thân quen ở làng quê ?
a. Loài sen tinh khiết, tiếng chuông chùa, hội đua thuyền rồng.
b. Loài sen tinh khiết, hội đua thuyền rồng, kỉ niệm của tuổi thơ.
c. Loài sen tinh khiết, tiếng mõ khua vang, hội đua thuyền rồng.
d. Loài sen tinh khiết, làn gió nhẹ đưa, kỉ niệm của tuổi thơ.
2. Loài sen trong làng có những nét gì đẹp ?
a. Lá màu xanh đào, chóp nụ xanh lơ, mùi hương thuần khiết.
b. Lá màu xanh đậm, chóp nụ nhú hồng, giọt nước lóng lánh.
c. Lá màu xanh đào, chóp nụ nhú hồng, mùi hương thuần khiết.
d. Lá màu xanh đậm, chóp nụ xanh lơ, giọt nước lóng lánh.
3. Cuộc đua thuyền rồng được mở đầu bằng những tín hiệu nào ?
a. Trống giục, chiêng reo, cờ phất.
b. Trống giục, tiếng vỗ tay, cờ phất.
c. Trống giục, tiếng hò reo, tiếng vỗ tay.
d.Trống giục, chiêng reo, tiếng vỗ tay.
4. Kỉ niệm nào từ ao làng khiến tác giả thấy đậm đà hương vị dân dã ?
a. Cho trâu lội xuống ao đầm mình khi chiều về.
b. Câu cá bằng chiếc cần làm bằng cành cây tre làng.
c. Câu được cá rô ron đem về rán hoặc nấu canh cải.
d. Được vui chơi, đùa nghịch với trẻ con cùng làng.
5. Dòng nào dưới đây nêu đúng 5 từ láy trong đoạn 2 của bài ( “ Có ao làng gần đình ..... với cõi thoát tục. ” ) ?
a. bồng bềnh, lóng lánh, loáng thoáng, ngan ngát, lâng lâng.
b. bồng bềnh, hoàng hôn, loáng thoáng, ngan ngát, lâng lâng.
c. bồng bềnh, thi thoảng, loáng thoáng, hoàng hôn, lâng lâng.
d. bồng bềnh, lóng lánh, loáng thoáng, thuần khiết, ngan ngát.
6. Dòng nào dưới đây liệt kê đúng 6 từ ghép trong câu “ Trẻ con, người lớn chen chúc, xúm xít đứng xem quanh bờ ao, hò reo, vỗ tay cổ vũ, nói cười rôm rả.” ?
a. trẻ con, người lớn, chen chúc, vỗ tay, cổ vũ, rôm rả
b. trẻ con, người lớn, hò reo, vỗ tay, cổ vũ, nói cười
c. trẻ con, người lớn, hò reo, xúm xít, nói cười, rôm rả
d. trẻ con, người lớn, chen chúc, xúm xít, cổ vũ, nói cười
7. Dòng nào dưới đây có các từ câu là từ nhiều nghĩa ?
a. câu thơ, câu cá, câu tôm
b. câu cá, cần câu , cắn câu
c. câu văn, câu cá, cắn câu
d. câu cá, câu nói, chim câu
8. Các vế trong câu ghép “ Đôi khi, tôi còn câu được vài con cá rô ron mang về rán hoặc nấu canh cải, những món ăn đậm đà hương vị dân dã. ” được nối với nhau bằngcách nào ?
a. Nối bằng một quan hệ từ.
b. Nối bằng một cặp quan hệ từ.
c. Nối trực tiếp ( không dùng từ nối )
9. Đoạn 2 của bài ( “ Có ao làng gần đình ..... với cõi thoát tục. ” ) có mấy câu sử dụng trạng ngữ ?
a. Một câu
b. Hai câu
c. Ba câu
d. Bốn câu
10. Các câu ở đoạn cuối bài (“Tuổi thơ tôi ..... hương vị dân dã.”) được liên kết với nhau chủ yếu bằng cách nào ?
a. Lặp từ ngữ
b. Thay thế từ ngữ
c. Dùng từ ngữ nối
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
GV viết tên bài: Cái gì quý nhất, lên bảng; đọc cho học sinh viết đoạn:
Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”
Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!”
Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc!”
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Hãy tả cảnh sân trường em trước buổi học hoặc trong giờ ra chơi.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 19)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 5, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.
- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
Sự tích hoa hồng
Ngày xưa, hoa hồng chỉ toàn một màu trắng tinh. Những bông hoa hồng nói với nhau:
- Ước gì chúng ta có nhiều màu sắc như các loại hoa khác. Ừ nhỉ! Giá mà chúng ta có được màu đỏ rực rỡ của hoa thược dược, màu tím ngắt của hoa lưu ly, màu vàng tươi của hoa cúc. Nhưng chúng ta biết làm cách nào bây giờ?
Đúng lúc ấy, có một nàng tiên bay qua và nghe được câu chuyện của những bông hoa hồng. Nàng thầm nghĩ: “Mình sẽ giúp các bạn hoa hồng!” Nàng tiên bay đến gặp thần Mặt Trời và nói: Xin thần hãy ban cho loài hoa hồng sắc đỏ rực cháy của thần! Thần Mặt Trời vuốt râu cười khà khà, gật đầu đồng ý.
Nàng tiên cảm ơn thần Mặt Trời rồi bay tới gặp nữ thần Mặt Trăng và nói: “Xin nữ thần ban cho loài hoa hồng sắc vàng êm dịu của thần! Nữ thần Mặt Trăng mỉm cười gật đầu.”
Sáng sớm hôm sau, khi nàng tiên trở lại vườn hồng thì cây lá tưng bừng chào đón. Bông hồng đỏ thắm thiết giữa các bông hồng mỉm cười chào nàng tiên. Nàng tiên nói:
- Từ nay, bạn có tên là Hồng Nhung. Các bạn hoa hồng có cánh màu vàng thì gọi là Hồng Vàng. Còn những bông hoa vẫn giữ mãi mãi màu trắng tinh thì gọi tên là Hồng Bạch.
Hoa Hồng Nhung băn khoăn hỏi: “Tiên nữ ơi, nàng bay khắp nơi đó đây, nàng có biết ai biến màu cho loài hoa hồng chúng tôi không?”
Tiên nữ trả lời: “Đó là thần Mặt Trời, Mặt Trăng, là hơi ấm, ngọt ngào của Đất mẹ, là nắng gió, là mưa và sương đêm, là bạn bè ở khắp nơi đây!”
Những bông hồng cùng lên tiếng: “Vậy thì chúng tôi phải làm gì để đáp lại lòng tốt của họ?”
- Các bạn hãy mang hương sắc của mình làm đẹp cho cuộc sống. Đó là cách trả ơn đáng quý nhất.
Nói rồi, nàng tiên vui vẻ bay đi để khoe với tất cả mọi người rằng: Đã có một loài hoa hồng muôn sắc hương rực rỡ.
Thế rồi từ đó, hoa hồng có nhiều màu sắc như bây giờ.
(Theo báo Họa Mi)
B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1: (0,5 điểm) Nàng tiên đã giúp hoa hồng thực hiện điều ước ấy như thế nào?
a. Xin thần Mặt Trời cho họ phép màu để có thể thay đổi màu sắc.
b. Xin thần Mặt Trời nhuộm nhiều sắc màu cho mỗi cánh hoa hồng.
c. Xin thần Mặt Trời ban cho họ sắc đỏ rực cháy, sắc vàng êm dịu.
d. Xin thần Mặt Trời lai tạo hoa hồng với nhiều giống hoa khác.
Câu 2: (0,5 điểm) Hoa hồng ước điều gì?
a. Có nhiều màu sắc như các loài hoa khác.
b. Có hương thơm như các loài hoa khác.
c. Sống lâu như các loài hoa khác.
d. Có phép lạ để thay đổi màu sắc.
Câu 3: (0,5 điểm) Hoa hồng đã có muôn sắc rực rỡ ra sao?
a. Mỗi cánh hoa hồng mang một màu sắc khác nhau.
b. Hoa hồng có nhiều màu sắc: hồng nhung, hồng vàng, hồng bạch.
c. Trong một ngày hoa hồng có thể thay đổi màu sắc khác nhau.
d. Mỗi bông hoa hồng mang một màu sắc khác biệt.
Câu 4: (0,5 điểm) Hoa hồng phải làm gì để đáp lại lòng tốt của Mặt Trời, Mặt Trăng, hơi ấm ngọt ngào của đất Mẹ, …?
a. Mang hương sắc của mình làm đẹp cuộc sống.
b. Luôn phát triển tươi tốt và trổ hoa thật nhiều.
c. Giữ mãi sắc màu được ban cho.
d. Luôn vẫy chào mỗi khi Mặt Trời lên.
Câu 5: (1,0 điểm) Theo em, hoa hồng mang hương sắc của mình làm đẹp cho cuộc sống như thế nào?
Câu 6: (1,0 điểm) Đặt mình vào vai hoa hồng, viết 2-3 câu để cảm ơn và hứa hẹn với những người đã đem đến cho màu sắc rực rỡ.
Câu 7: (0,5 điểm) Từ ngữ nào dưới đây được lặp lại để liên kết câu.
Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh như một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy, nồng nàn trên bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
a. mùa thu
b. gió xuân
c. mưa tuyết
d. thoắt cái
Câu 8: (0,5 điểm) Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
Như những búp măng non, ………. không ngừng vươn lên.
a. thiếu nhi
b. trẻ em
c. trẻ con
d. nhi đồng
Câu 9: (1,0 điểm)Hãy điền dấu câu thích hợp chỗ chấm:
“Những người trong làng kể lại rằng … chiều nào … cô Mai cũng ra cồn cát đó với một khẩu súng trường và trên nền cát trắng tinh … nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc mọc lên những bông hoa tím.”
Câu 10: (1,0 điểm)Viết một câu văn có sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hoá.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Chiều ngoại ô
Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.
Theo Nguyễn Thụy Kha
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Tả một loài cây em yêu.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5
Thời gian làm bài: 60 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 20)
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)
2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)
3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)
4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)
5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)
6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)
7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
CÂY LÁ ĐỎ
Vườn nhà Loan có rất nhiều cây ăn quả. Riêng ở góc vườn có một cây chẳng hiểu là cây gì. Hồi còn ở nhà, chị Phương rất quý nó và gọi nó là “ cây lá đỏ ”, vì cứ dịp gần Tết là lá cây ấy lại đỏ rực lên như một đám lửa.
Một lần, đang nằm thiu thiu ngủ, Loan láng máng nghe thấy ông bàn với bà và bố mẹ định trồng cây nhãn Hưng Yên nhưng vườn chật quá. Có lẽ phải chặt cây lá đỏ đi. Loan lo quá, liền nhắn tin cho chị Phương biết. Ba hôm sau, Loan nhận được thư của chị Phương : “ Chị phải viết thư ngay cho em kẻo không kịp. Loan ơi, em nói với ông bà và bố mẹ hộ chị là đừng chặt cây lá đỏ đi em nhé ! Tuy quả nó không ăn được nhưng chị rất quý cây đó. Em còn nhớ chị Duyên không ? Chị bạn thân nhất của chị hồi xưa ấy mà ! Sau khi tốt nghiệp phổ thông, chị đi học sư phạm còn chị Duyên đi thanh niên xung phong Mĩ cứu nước. Một lần, chị Duyên đem về cho chị một nắm hạt cây lá đỏ. Chị Duyên bảo ở vùng rừng núi, nơi chị ấy làm việc có nhiều thứ cây ấy lắm. Cứ nhìn thấy cây lá đỏ, chị Duyên lại nhớ đến chị, nhớ những kỉ niệm của thời học sinh thật là đẹp đẽ. Sau lần gặp ấy, chị Duyên đã anh dũng hi sinh giữa lúc đang cùng đồng đội lấp hố bom cho xe ta ra chiến trường, em ạ…”.
Loan đọc lá thư của chị Phương giữa một buổi chiều mưa. Ngồi bên cửa sổ nhìn ra, em bỗng thấy cây lá đỏ đẹp hơn và thấy quý cây lá đỏ hơn bao giờ hết.
(Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau:
1. Cây lá đỏ trồng ở góc vườn nhà Loan là do ai đem về ?
a. Chị Phương
b. Bố của Loan
c. Chị Duyên
d. Bà của Loan
2. Vì sao ông bàn với bà và bố mẹ định chặt cây lá đỏ ?
a. Vì muốn cho đất vườn rộng rãi
b. Vì muốn có đất trồng cây nhãn
c. Vì quả cây lá đỏ không ăn được
d. Vì lá cây chỉ đỏ rực vào dịp Tết
3. Đối với chị Duyên, cây lá đỏ có ý nghĩa như thế nào ?
a. Gợi nhớ một vùng rừng núi đẹp đẽ, nơi chị Duyên làm việc
b. Gợi nhớ đến chị Phương và tình thầy trò đẹp đẽ thời đi học
c. Gợi nhớ đến chị Phương và kỉ niệm đẹp đẽ thời học sinh
d. Gợi nhớ những ngảy ở chiến trường ác liệt nhiều lửa đạn
4. Vì sao đọc xong thư chị Phương, Loan bỗng thấy cây lá đỏ quý hơn bao giờ hết?
a. Vì cứ vào dịp gần Tết là lá cây lại đỏ rực như một đám lửa trông rất đẹp.
b. Vì cảm phục sự hi sinh cao quý của chị Duyên và tình bạn đẹp đẽ của chị
c. Vì cây lá đỏ gợi cho Loan nhớ đến chị Phương đang công tác ở nơi xa
d. Vì cây lá đỏ gợi cho Loan nghĩ đến kỉ niệm thời học sinh của chị Phương
5. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa từ kỉ niệm trong cụm từ “ nhớ những kỉ niệm của thời học sinh thật là đẹp đẽ.” ?
a. Cái hiện lại trong trí óc về những sự việc đáng ghi nhớ đã qua
b. Cái hiện lại trong trí óc về những sự việc đã diễn ra hằng ngày
c. Vật được lưu giữ lại để gợi nhớ hình ảnh của người đã khuất
d. Vật được lưu giữ lại để gợi nhớ những sự việc đang diễn ra
6. Dòng nào dưới đây có các từ cây đều được dùng theo nghĩa gốc ?
a. cây lấy gỗ, cây bút bi
b. cây lá đỏ, cây ăn quả
c. cây mít, cây đèn bàn
d. cây rau, cây cột điện
7. Hai từ chặt và nắm ở dòng nào đều là động từ ?
a. chặt thịt gà luộc / ăn hết một nắm cơm
b. đừng buộc chặt quá / cầm một nắm đất đỏ
c. đừng chặt cây lá đỏ / nắm chắc tay em
d. bị trói chặt / nắm lấy sợi dây thừng
8. Câu nào dưới đây là câu ghép ?
a. Loan lo quá, liền nhắn tin cho chị Phương biết.
b. Một lần, chị Duyên đem về cho chị một nắm hạt cây lá đỏ.
c. Tuy quả nó không ăn được nhưng chị rất quý cây đó.
9. Các vế trong câu ghép ‘‘ Sau khi tốt nghiệp phổ thông, chị đi học sư phạm còn chị Duyên đi thanh niên xung phong chống Mĩ cứu nước.’’ được nối với nhau bằng cách nào ?
a. Nối bằng một quan hệ từ
b. Nối bằng một cặp quan hệ từ
c. Nối trực tiếp ( không dùng từ nối )
10. Vị ngữ của hai vế câu trong câu ghép ‘‘ Sau khi tốt nghiệp phổ thông, cị đi học sư phạm còn chị Duyên đi thanh niên xung phong chống Mĩ cứu nước.’’ là những từ ngữ nào ?
a. học sư phạm / chống Mĩ cứu nước
b. đi học sư phạm / xung phong chống Mĩ cứu nước
c. đi học sư phạm / đi thanh niên xung phong chống Mĩ cứu nước
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)
Bài: Tà áo dài Việt Nam (trang 122): Từ đầu … xanh hồ thủy.
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Đề bài: Hãy tả một người mà em yêu quý nhất.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)