Bộ 15 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất

Với Bộ 15 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất, chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Tiếng việt 3.

Bộ 15 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất

Xem thử Đề CK2 Tiếng Việt 5

TẠM NGỪNG BÁN - mua trọn bộ đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa kì 2 bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

Quảng cáo

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)

2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)

3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)

4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)

5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)

6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)

7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2)

8. Nghĩa thầy trò (Trang 79 – TV5/T2)

9. Đất nước (Trang 94 – TV5/T2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

CHUYỆN EM CHU MINH

Dân vùng sông Mã ở Thanh Hóa đến nay còn lưu truyền câu chuyện về một em bé giàu lòng yêu nước tên là Chu Minh.

Vào thời nhà Hán  đô hộ nước ta, tên thái thú(1) quận Cửu Chân tên là Nghê Thức vô cùng tàn ác, khiến người người căm ghét. Một nông dân tên là Chu Đạt đã dìm chết Nghê Thức trên dòng sông Mã. Quan quân nhà Hán đã tạc tượng Nghê Thức và lập đền thờ hắn trên bời sông.

Quảng cáo

Nghe ông nội khể chuyện trên, Chu Minh thấy tự hào vì được mang dòng máu họ Chu. Em hỏi ông : “Tại sao ta không tạc tượng ông Chu Đạt mà lại để người Tàu lập đền thờ tên Nghê Thức tàn ác ?”. Ông nội nghẹn ngào : “Dân ta xưa bị nhà Hán xâm lăng, nay đang bị giặc Ngô giày xéo. Người dân mất nước chưa có quyền được sống, đâu có quyền ngợi ca công đức của cha ông ? Có chăng đến đời các cháu.”

Một buổi đi cắt cỏ, Chu Minh thấy bọn lính Ngô đến mở cửa đền Nghê Thức vào thắp hương cúng vái. Nhè lúc chúng uống rượu ngủ say, em lẻn vào đền vác pho tượng chạy miết ra bờ sông. Bắt chước cụ Chu Đạt, em dìm tượng Nghê Thức xuống sông cho bõ ghét. Nhưng, loay hoay vật lộn mãi mà tượng Nghê Thức vẫn nổi phềnh phềnh. Bỗng Chu Minh cười : “Ồ, thế này mà nghĩ không ra. Được, tao sẽ buộc cổ mày vào hòn đá to xem mày còn vùng vẫy được hay không ?”. Nghê Thức gỗ bị đeo đá lập tức chìm nghỉm. 

Ít lâu sau, Chu Minh gia nhập nghĩa quân(2) và trở thành người tùy tùng tin cậy của Bà Triệu. Cậu nghĩa quân nhỏ tuổi ấy có vầng trán cao, chỏm tóc đen, thường mặc áo da chồn, bên hông đeo một bao tên, vai khoác cây cung như anh chàng đi săn. Trong nghĩa quân, ai cũng biết chuyện Chu Minh từng dìm chết Nghê Thức trên dòng sông Mã. 

(Theo NGUYỄN ĐỨC HIỀN) 

(1) Thái thú: chức quan cai trị một quận trong thời kì nhà Hán (Trung Quốc) xâm lược nước ta.

(2) Nghĩa quân: quân khởi nghĩa, đội quân nổi lên chống kẻ áp bức, xâm lược.

Quảng cáo

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau:

1. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa các tên người trong câu chuyện:

a- Chu Minh, Chu Đạt, Bà Triệu, Thanh Hóa

b- Chu Minh, Chu Đạt, Cửu Chân, Nghê Thức

c- Chu Minh, Chu Đạt, Bà Triệu, Nghê Thức

d- Chu Minh, Chu Đạt, Cửu Chân, Thanh Hóa

2. Chuyện em Chu Minh xảy ra vào thời kì nào ? 

a- Thời nhà Hán đô hộ nước ta

b- Thời giặc Ngô đô hộ nước ta

c- Thời Nghê Thức đô hộ nước ta

d- Thời Bà Triệu chưa khởi nghĩa

3. Hành động nào của Chu Minh  thể hiện rõ lòng yêu nước căm thù giặc?

a- Dìm chết Nghê Thức trên dòng sông Mã

b- Hỏi ông vì sao không tạc tượng Chu Đạt

c- Vào đền vác tượng Nghê Thức ra bờ sông

d- Dìm tượng Nghê Thức xuống sông Mã

Quảng cáo

4. Chu Minh gia nhập nghĩa quân của Bà Triệu để làm gì?

a- Để tham gia đánh giặc Ngô xâm lược

b- Để làm tùy tùng tin cậy của Bà Triệu

c- Để tiêu diệt tên Nghê Thức tàn ác

d- Để đánh tan quân xâm lược nhà Hán

5. Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ căm ghét ?

a- khinh ghét, thù ghét, giận dỗi

b- chán ghét, khinh ghét, tức giận

c- chán ghét, thù ghét, căm giận

d- căm giận, căm thù, giận dỗi

6. Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ căm ghét?

a- chiều chuộng, yêu mến, kính trọng

b- yêu mến, chiều chuộng, thương yêu

c- thương yêu, nâng niu, giúp đỡ

d- thương mến, mến phục, đỡ đần

7. Dòng nào dưới đây có các từ in nghiêng là từ nhiều nghĩa?

a- nấu cao, giọng nữ cao

b- treo cờ, chơi ván cờ

c- đồng lúa, tượng đồng

d- dòng sông, dòng kẻ li

8. Có mấy quan hệ từ trong câu “Ít lâu sau, Chu Minh gia nhập nghĩa quân và trở thành người tùy tùng tin cậy của Bà Triệu.” ? 

a- Một quan hệ từ (Đó là:.............................................................)

b- Hai quan hệ từ (Đó là: ................................................................)

c- Ba quan hệ từ (Đó là:.............................................................)

d- Bốn quan hệ từ (Đó là:.............................................................)

9. Chủ ngữ của câu “Nghê Thức gỗ bị đeo đá lập tức chìm nghỉm.” là từ ngữ nào ?

a- Nghê Thức

b- Nghê Thức gỗ

c- Nghê Thức gỗ bị đeo đá

d- Nghê Thức gỗ bị đeo đá lập tức

10. Các câu trong đoạn cuối bài (“Ít lâu sau, ... trên dòng sông Mã.”) được liên kết với nhau bằng những cách nào? 

a- Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ

b- Lặp từ ngữ, dùng từ ngữ nối

c- Thay thế từ ngữ, dùng từ ngữ nối

d- Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ, dùng từ ngữ nối

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Chú bé Kô-li-a

Tuổi mười hai đuổi bướm bắt chim

Em ở đây, Bên Bác Lê-nin

Người làm việc, cần em canh gác

- Cha đâu em?

- Cha làm súng và đi liên lạc.

- Và mẹ em?

- Mẹ cùng anh nướng bánh, đưa đường.

Thuyền qua về, hôm sớm, trong sương ...

Vui lắm nhé. Ở đây rất thích

Em yêu nhất trên đời: I-lích

Người với em đi cất vó chiều chiều

Và đêm đêm, Bác cháu ngủ chung lều

Em cứ thương ... Người trở mình thao thức

Kéo chăn mỏng đắp cho em ấm ngực

Rồi lặng yên, nghe dậy nước triều xa

Người nghĩ suy

Đến khi rừng bừng sáng tiếng chim ca ...

( TỐ HỮU )

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Em hãy miêu tả quang cảnh của một cơn mưa.

Bộ 15 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)

2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)

3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)

4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)

5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)

6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)

7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2)

8. Nghĩa thầy trò (Trang 79 – TV5/T2)

9. Đất nước (Trang 94 – TV5/T2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

DŨNG CẢM VÀ NHANH TRÍ

Một buổi trưa hè nóng bức, Kiên đi học về, ăn cơm và nghỉ ngơi xong liền tranh thủ thả bò trên bãi cỏ ven sông Lô. Mấy hôm nay, nước sông lên to, mấp mé bãi. Quyền và Liên, bạn cùng lớp với Kiên đang hái rau ngoài bãi về cho lợn ăn. Mồ hôi nhỏ giọt từ trán hai cô bé. Quyền hỏi :

- Tắm không Kiên ?

Kiên lắc đầu :

- Mình còn phải trông bò !

Rồi Kiên chống cằm vào đầu gối, tay bứt những sợi cỏ gà. Chốc chốc, Kiên lại đưa mắt nhìn về mái tranh lấp ló sau bụi tre. Nhà Kiên ở đó, không biết mẹ đi làm đồng đã về chưa ?

Bến đá ngập nước. Con đường xuống bến cũng ngập một đoạn dài. Quyền và Liên lần từng bước đi ra xa, chọn chỗ nước trong.

“ Ôi ” ! Hai cô bé cùng hẫng chân, tụt sâu xuống nước rồi chìm nghỉm. Nghe tiếng kêu, Kiên quay lại, thấy hai cái đầu nhô lên ngụp xuống, xa dần bờ.

“ Chết, cái Liên, cái Quyền ! ”. – Kiên chạy ra bờ sông, nhào xuống nước, lặn một hơi đến gần chỗ hai bạn đang chới với. Thêm ba bốn sải tay khoát mạnh nữa, Kiên với được tay Quyền, kéo vội vào gần bờ. Liên bị nước cuốn xa thêm ít nữa. Không chần chừ, Kiên bơi đến gần bạn và hét to : “ Bám chặt vào vai tớ ! ”. Liên sải mạnh tay, bám vào vai Kiên để Kiên dìu vào bờ. Đến bờ, Kiên đã mệt lắm nhưng Quyền và Liên thì đã dần tỉnh táo.

Sáng hôm sau, chuyện suýt chết đuối được Quyền và Liên kể lại cho các bạn, thầy giáo và nhiều người biết. Ai cũng trầm trồ khen cậu trò nhỏ. Do tấm gương dũng cảm cứu bạn, Kiên được thưởng Huy hiệu Bác Hồ. Vinh dự hơn nữa là tấm Huy hiệu đó được gửi về trường để trao cho Kiên đúng vào ngày khai giảng năm học mới. Vui biết bao !

( Theo HOÀNG THANH )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau:

1. Câu chuyện nói về mấy nhân vật ?

a. Hai nhân vật (Đó là : ............................................................)

b. Ba nhân vật (Đó là : ............................................................)

c. Bốn nhân vật (Đó là : ............................................................)

d. Năm nhân vật (Đó là : ............................................................)

2. Giữa trưa hè, hai bạn Quyền và Liên ra bãi sông làm việc gì là chủ yếu ?

a. Hái rau cho lợn

b. Cắt cỏ cho bò ăn

c. Tắm sông cho mát

d. Xem nước sông lên to

3. Vì sao khi Quyền và Liên rủ tắm sông, Kiên lại từ chối ?

a. Vì nước sông lên to

b. Vì còn ngồi ngóng mẹ

c. Vì còn bận bứt cỏ gà

d. Vì còn bận chăn bò

4. Khi Quyền và Liên đang chới với, Kiên đã bơi ra cứu hai bạn như thế nào ?

a. Nắm tay Quyền kéo vào bờ đồng thời bảo Liên bám chặt hai vai để dìu vào.

b. Nắm tay Quyền kéo vào bờ rồi lại bơi ra cho Liên bám chặt hai vai để dìu vào.

c. Đến gần hai bạn đang chới với, nắm tay Quyền và Liên kéo mạnh vào bờ.

d. Đến gần hai bạn đang chới với, bảo hai bạn bám chặt vai để dìu vào bờ.

5. Kiên cảm thấy rất vui sướng vì vinh dự vì điều gì ?

 a. Được bạn bè, thầy giáo và nhiều người ngưỡng mộ về tài năng bơi lội.

b. Được nhiều người khen ngợi về lòng dũng cảm cứu bạn khỏi chết đuối.

c. Được nhận Huy hiệu Bác Hồ đúng vào ngày khai giảng năm học mới.

d. Được nhận phần thưởng của Bác Hồ đúng ngày khai giảng năm học mới.

6. Câu nào dưới đây diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi dùng từ ?

a. Con gà trống nhà em có cái mào đỏ rực.

b. Mõm chú thỏ nhọn hoắt lúc nào cũng động đậy.

c. Tai lợn luôn ngoe nguẩy như cái quạt nan bé xíu.

d. Tiếng gặm cỏ của con trâu nghe oàm oạp.

7. Từ nào dưới đây thay thế được cho từ in nghiêng trong câu “ Chú chó mực mừng rỡ nhảy ra, đuôi xoáy tít. ” ?

a. xoáy ốc

b. quay tít

c. xoay vần

d. ngoáy tít

8. Câu nào dưới đây không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi ?

a. Bạn có thích tắm sông không ?

b. Thử xem ai bơi giỏi hơn ai nào ?

c. Ai dạy bạn bơi giỏi thế ?

d. Khi bơi xa bờ bạn có sợ không ?

9. Câu nào dưới đây là câu ghép ?

a. Mấy hôm nay, nước sông lên to, mấp mé bãi.

b. Chốc chốc, Kiên lại đưa mắt nhìn về mái tranh lấp ló sau bụi tre.

c. Rồi Kiên chống cằm vào đầu gối, tay bứt những sợi cỏ gà.

d. Quyền và Liên lần từng bước đi ra xa, chọn chỗ nước trong.

10. Cách dùng dấu phẩy của câu nào dưới đây là đúng ?

a. Tiếng mưa êm, sợi mưa đều như dệt.

b. Tiếng mưa êm sợi, mưa đều như dệt.

c. Tiếng mưa êm sợi mưa, đều như dệt.

d. Tiếng mưa êm sợi mưa đều, như dệt.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Bài ca Côn Sơn

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm

Trong ghềnh thông mọc như nêm

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm

Trong rừng có bóng trúc râm

Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

( NGUYỄN TRÃI )

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Em hãy miêu tả người bạn thân nhất của em.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)

2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)

3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)

4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)

5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)

6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)

7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2)

8. Nghĩa thầy trò (Trang 79 – TV5/T2)

9. Đất nước (Trang 94 – TV5/T2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

HAI MẸ CON

         Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ kí tên vào sổ của cô, mẹ bẽn lẽn : “ Tôi không biết chữ ! ”. Và mẹ gạch hai nét chéo nhau lên giấy. Phương thương mẹ quá ! Nó quyết ráng học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách kí tên.

         Sáng nào, Phương cũng được mẹ đưa đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói : “ Tội nghiệp cụ có một mình, đi chợ về nằm ngất thế này, chẳng ai hay ”. Rồi mẹ gọi xe đạp lôi*, bảo Phương phụ giúp một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.

         Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. Nó lặng im không dám nói, trong thâm tâm nó nghĩ : lỗi là tại mẹ, tại mẹ ! Nó càng lo vì mỗi thứ hai chào cờ đầu tuần, thỉnh thoảng vẫn có bạn bị nêu tên bởi vi phạm nội qui. Nó thấy giận mẹ.

         Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ nhìn thấy liền chạy theo dỗ mãi. Phương vừa khóc vừa kể chuyện ban sáng đến lớp. Mẹ nói : “ Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo. Con cứ đi học, đừng lo gì hết nghen ! ”.

          Sáng hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp rất sớm, chờ cô giáo tới, mẹ nói gì với cô, cô cười và gật đầu. Phương cảm thấy yên tâm.

          Thứ hai, chào cờ đầu tuần, Phương giật thót người khi nghe cô hiệu trưởng nêu tên mình: “ Em Trần Thanh Phương ... ”. Thôi chết ! Vậy là cô chủ nhiệm đã báo với cô hiệu trưởng điều gì rồi ? Giọng cô hiệu trưởng vẫn đều đều : “ ... Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn ... Việc làm tốt của em Phương đáng được tuyên dương ”.

         Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đỏ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ !

( Theo NGUYỄN THỊ HOAN )

Xe đạp lôixe đạp lắp thêm bộ phận ở phía sau để chở người hoặc hàng hóa ...

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau:

1. Ngay từ lớp 1, Phương quyết ráng học cho biết chữ để làm gì ?

a. Để làm việc lấy tiền nuôi mẹ.

b. Để chỉ giúp mẹ cách đọc báo.

c. Để giúp mẹ ghi chép sổ sách.

d. Để chỉ giúp mẹ cách kí tên.

2. Chuyện gì xảy ra khiến Phương lần đầu đến lớp trễ ?

a. Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường về nhà mình.

b. Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường về nhà cụ.

c. Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện.

d. Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào trạm xá/

3. Vì sao sau buổi học hôm ấy, Phương cảm thấy giận mẹ ?

a. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội qui.

b. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo phê bình.

c. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị các bạn chê cười.

d. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương sẽ bị nêu tên dưới cờ.

4. Vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn, Phương lại cảm thấy “ ngượng nghịu và xấu hổ ” ?

a. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ.

b. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và giận mẹ.

c. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen.

d. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình.

5. Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với ý nghĩa của câu chuyện ?

a. Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ.

b. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

c. Thương người như thể thương thân.

d. Thương nhau củ ấu cũng tròn.

6. Dòng nào dưới đây có các từ gạch dưới là từ đồng âm ?

a. hòn đá to / thích đá bóng

b. hòn đá to / nước trà đá

c. thích đá bóng / gà đá nhau

d. cứng như đá / dãy núi đá

7. Dòng nào dưới đây có các từ gạch dưới là từ nhiều nghĩa ?

a. đào lộn hột / đào hố sâu

b. đảo san hô / đảo cho đều

c. biển lúa / biển nổi sóng

d. đường thủy / đường mía

8. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ tác dụng của dấu phẩy trong câu “ Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. ” ?

a. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ ; ngăn cách các vế câu trong câu ghép

c. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép ; ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu

d. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ ; ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu ; ngăn cách các vế câu trong câu ghép

9. Vị ngữ của 2 vế trong câu ghép “ Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. ” là những từ ngữ nào ?

a. không ăn cơm / buồn và hơi ngúng nguẩy

b. không ăn cơm / hơi ngúng nguẩy

c. ăn cơm / hơi ngúng nguẩy

d. ăn cơm / ngúng nguẩy

10. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ cách liên kết các câu trong đoạn 2  ( “ Sáng nào ...... chở vào bệnh viện. ” ) ?

a. Lặp từ ngữ ; thay thế từ ngữ

b. Lặp từ ngữ ; dùng từ ngữ nối

c. Dùng từ ngữ nối ; thay thế từ ngữ

d. Lặp từ ngữ ; thay thế từ ngữ ; dùng từ ngữ nối

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) bài: “Buôn Chư Lênh đón cô giáo”. Tiếng Việt 5 – Tập 1, trang 144 (Từ Y Hoa lấy trong gùi ra ….đến hết) trong khoảng thời gian 15 phút.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Em hãy tả một người bạn học của em.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)

2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)

3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)

4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)

5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)

6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)

7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2)

8. Nghĩa thầy trò (Trang 79 – TV5/T2)

9. Đất nước (Trang 94 – TV5/T2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

RỪNG PHƯƠNG NAM

    Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng?

    Gió bắt đầu thổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ẩm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.

      Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh… Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp dưới gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái.

      Thoắt cái, cả một khoảng rừng nguyên sơ đã trở lại vẻ tĩnh lặng. Con chó săn bỗng ngơ ngác, không hiểu các con vật trước mặt làm thế nào lại biến đi một cách nhanh chóng đến như vậy.

Theo Đoàn Giỏi

*Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Đoạn thứ hai của bài (từ Gió bắt đầu nổi …… dần biến đi.) tả cảnh rừng phương Nam vào thời gian nào?

A. Lúc ban trưa

B. Lúc ban mai

C. Lúc hoàng hôn

2. Câu "Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình." muốn nói điều gì?

A. Rừng phương Nam rất vắng người

B. Rừng phương Nam rất hoang vu

C. Rừng phương Nam rất yên tĩnh

3. Tác giả tả mùi hương hoa tràm như thế nào? 

A. Thơm ngan ngát, tỏa ra khắp rừng cây

B.  Thơm ngọt ngào, theo gió bay đi khắp nơi

C. Thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng

4. Những con vật trong rừng tự biến đổi màu sắc để làm gì?

A. Để làm cho cảnh sắc của rừng thêm đẹp đẽ, sinh động

B. Để phù hợp với màu sắc xung quanh và tự bảo vệ mình

C. Để phô bày vẻ đẹp mới của mình với các con vật khác

5. Em hiểu" thơm ngây ngất" nghĩa là thơm như thế nào ?

A. Thơm đậm, đến mức làm cho ta khó chịu

B. Thơm một cách mạnh mẽ, làm lay động mọi vật

C.  Thơm một cách hấp dẫn, làm ta say mê, thích thú

6. Dòng nào dưới dây gồm các từ trái nghĩa với từ "im lặng."

A.  ồn ào, nhộn nhịp, đông đúc.

B.  ồn ào, náo nhiệt, huyên náo.

C.  ồn ào, nhộn nhịp. tĩnh lặng.

7.  Từ " tuôn" thuộc từ loại nào?

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

D. Đại từ

8. Vị ngữ trong câu" Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến mất." là:

A. Rừng ban mai dần dần biến mất

B. Phút yên tĩnh của rừng ban mai

C. Dần dần biến mất

9. Đặt câu theo yêu cầu sau:

 a/ Câu có cặp quan hệ từ: Vì …. nên:

 b/ Câu có cặp quan hệ từ Chẳng những ……. mà còn:

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Xuân trên đất trời Phả Lại

Trên đất Chí Linh nay

Xuân như vừa đến sớm

Trời đã dày thêm nắng

Bốn bề nghe xôn xao

Gió xe cuốn ào ào

Rung đôi bờ Phả lại

Những cánh buồm tiếp nối

Rủ nhau bay về đâu

Có ghé vào cảng mới

Bên bờ sông Lục Đầu ?


Ta muốn hỏi sông sâu ?

Nơi đâu còn cọc gỗ ?

Đền Vương Trần đứng đó

Kiếp Bạc sáng một vùng

Hịch tướng sĩ thuở ấy 

Mãi là lời non sông.


Chẳng phụ lòng cha ông

Đất xưa vui như hội

Đón chào mùa xuân mới

Ống khói cao chọc trời

Vệt khói trắng ánh ngời

Như thanh gươm “ sát thát ”

Sông Lục Đầu xanh biếc

Lồng bóng gươm về xuôi.

VÕ THANH AN

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Hãy tả một đồ vật hoặc một món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)

2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)

3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)

4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)

5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)

6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)

7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2)

8. Nghĩa thầy trò (Trang 79 – TV5/T2)

9. Đất nước (Trang 94 – TV5/T2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

           Đà Lạt, một buổi chiều cuối năm, mưa giông vừa tạnh. Mặt trời hé nắng vàng vàng, không khí nhẹ và trong, mát rười rượi, kích thích đến tim óc.

            Tôi mở cửa ra bao lơn nhìn sang rừng thông.Tôi để ý nhìn những cây thông cao, không nứt nẻ, cành sần sùi, cong queo một cách mĩ thuật không ngờ. Dưới chân cây, cỏ dại mọc dày, cao, lá thon, dọc ngang, lá đan dày um tùm.

            Tôi nhìn ra xa hơn. Hồ Đà Lạt lặng im, mặt nước xanh phản chiếu đồi núi và rừng thông. Màu xanh và sự im lặng, cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ như làm châm vào da, tất cả nhè nhẹ đưa óc tôi liên tưởng đền phong cảnh sứ Phần Lan tôi đã nhiều lần tưởng tượng qua sách vở.

            Tôi đang mơ màng tưởng tượng thì chợt vang lên tiếng chim hoàng anh hót. Tôi đưa mắt nhìn xem chim đậu ở đâu mà hót. Mỗi lần nghe tiếng chim hoàng anh là tôi phải nghĩ đến những cây bàng xanh mướt, vòm trời xanh có mây nhẹ như bông.Đà Lạt có chim hoàng anh hót là điều tôi không bao giờ ngờ. Nhưng kìa, trên một cây thông gãy có một chú hoàng anh nhỏ đang mổ vỏ thông tìm mồi. Mình chim thon thon, lông mượt màu vàng nghệ, hoà hợp với giọng hót ấm áp. Óc tôi đột nhiên thấy êm ái vô cùng.

* Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Nên chọn tên nào cho bài văn?

A.  Một buổi sáng Đà Lạt

B.  Một buổi chiều Đà Lạt

C.  Những âm thanh ở Đà Lạt

2. Những vật nào không được tác giả miêu tả trong bài?

A. đồi núi

B. tiếng chim

C. cây thông

D. Suối

E. hồ nước

G. thời tiết

3. Thời tiết ở Đà Lạt như thế nào?

A. nóng ẩm

B. mát mẻ

C. lạnh và khô

4. Nghe tiếng hoàng anh hót, tác giả liên tưởng đến điều gì?

A. Màu nắng của những ngày đẹp trời

B. Rừng thông xanh và và mặt hồ màu ngọc bích

C. Những cây bàng xanh mướt, vòm trời xanh có mây nhẹ như bông

5. Không gian của Đà Lạt có đặc điểm gì?

A. Sôi động và náo nhiệt

B. Lắng đọng và trầm buồn

C. Yên tĩnh và thơ mộng

6. Từ “ tưởng tượng” thuộc từ loại gì?

A. danh từ

B. động từ

C. tính từ

7. Câu  “ Óc tôi đột nhiên thấy êm ái vô cùng” có:

A. ba từ đơn, ba từ ghép

B. ba từ đơn, một từ ghép, hai từ láy

C. ba từ đơn, hai từ ghép, một từ láy

8. Từ “ trong” ở cụm từ  “ không khí nhẹ và trong” và từ “ trong” ở cụm từ “ trong không khí mát mẻ” có quan hệ với nhau như thế nào?

A. là hai từ đồng âm

B. là một từ nhiều nghĩa

C. là hai từ đồng nghĩa

9. Gạch chân  các quan hệ từ trong câu sau:

Cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ châm vào da thịt.

10. Dòng nào nêu đúng chủ ngữ của câu:" Cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ châm vào da thịt."

A. Cảnh bao la

B. Cảnh bao la của núi rừng

C. Cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ

11. Trong câu: "Làng quê em đã yên vào giấc ngủ." đại từ "em" dùng để làm gì?

A. Thay thế danh từ

B. Thay thế động từ

C. Để xưng hô

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Cậu bé người Nhật

Sau trận động đất khủng khiếp ở Nhật Bản, mọi người được lĩnh thực phẩm do Nhà nước phân phát. Thấy cậu bé trạc 9 tuổi, quần áo mong manh đang co ro đứng cuối hàng, tôi cởi áo khoác trùm lên người cậu rồi đưa khẩu phần ăn tối cho cậu bé. Cậu nhận túi lương khô, khom người cảm ơn nhưng lại đem đặt vào thùng thực phẩm đang phân phát, rồi lại đứng xếp hàng. Trước ánh mắt sững sờ của tôi, cậu bé trả lời: “ Chắc có nhiều người còn đói hơn con. Con bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ ! ”.

( Theo HÀ MINH THÀNH )

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Tả một vật nuôi trong gia đình em.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)

2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)

3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)

4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)

5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)

6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)

7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2)

8. Nghĩa thầy trò (Trang 79 – TV5/T2)

9. Đất nước (Trang 94 – TV5/T2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

VẦNG TRĂNG QUÊ EM

      Vầng trăng vàng thẳm đang từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm.

      Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy những ánh vàng tràn trên sóng lúa trải khắp cánh đồng. Ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. Trăng đi đến đâu thì lũy tre được tắm đẫm màu sữa đến đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào ánh mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Hình như cả thôn em không mấy ai ở trong nhà. Nhà nào nhà nấy quây quần, tụ họp quanh chiếc bàn nhỏ hay chiếc chiếu ở giữa sân. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng. Câu chuyện mùa màng nảy nở dưới trăng như những hạt lúa vàng đang phơi mình trong ánh trăng. Đó đây vang vọng tiếng hát của các anh chị thanh niên trong xóm. Tiếng gầu nước va vào nhau kêu loảng xoảng. Tất cả mọi âm thanh đều nhuộm ánh trăng ngời. Nơi đó có một chú bé đanh giận mẹ ngồi trong bóng tối. Ánh trăng nhẹ nhàng đậu lên trán mẹ, soi rõ làn da nhăn nheo và cái mệt nhọc của mẹ. Chú bé thấy thế, bước nhẹ nhàng lại với mẹ. Một làn gió mát đã làm cho những sợi tóc của mẹ bay bay.

     Khuya. Vầng trăng càng lên cao và thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng cho làng em.

                                                                      Theo Phan Sĩ Châu

*Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh  vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Bài văn miêu tả cảnh gì ?

A. Cảnh trăng lên ở làng quê

B.  Cảnh sinh hoạt của làng quê

C.  Cảnh làng quê dưới ánh trăng

2 Trăng soi sáng những cảnh vật gì ở làng quê?

A. Cánh đồng lú, tiếng hát, lũy tre

B.  Cánh đồng lúa, lũy tre, cây đa

C.  Cánh đồng lúa, cây đa, tiếng hát

3. Dưới ánh trăng, người dân trong xóm quây quần ngoài sân làm gì? 

A. Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, uống nước

B.  Ngồi ngắm trăng, hội họp, ca hát

C.  Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, ca hát

4. Vì sao chú bé hết giận dỗi và bước nhẹ nhàng lại với mẹ?

A. Vì dưới ánh trăng, chú nhìn thấy vầng trán của mẹ hiện ra rất đẹp

B. Vì dưới ánh trăng, chú thấy làn da nhăn nheo và sự mệt nhọc của mẹ

C. Vì dưới ánh trăng, chú thấy làn gió làm những sợi tóc của mẹ bay bay

D. Vì chú thấy mẹ buồn và đang khóc

5. Cách nhân hóa trong câu" Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già" cho thấy điều gì hay ?

A. Ánh trăng che chở cho mái tóc của các cụ già ở làng quê

B.  Ánh trăng cũng có thái độ gần gũi và quý trọng đối với các cụ già

C.  Ánh trăng gần gũi và thấm đượm tình cảm yêu thương con người

6. Dãy từ nào sau đây gồm các từ đồng nghĩa với từ "nhô" trong câu: "Vầng trăng vàng thẳm đang từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm."

A.  mọc, ngoi, dựng

B.  mọc, ngoi, nhú

C.  mọc, nhú, đội

7. Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ "chìm" trong câu"Trăng chìm vào đáy nước" ?

A.  trôi            B.  lặn            C. nổi            D. bay

8. Trong các dãy câu dưới đây, dãy câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa?

A. Trăng đã lên cao. / Kết quả học tập cao hơn trước.

B. Trăng đậu vào ánh mắt. / Hạt đậu đã nảy mầm.

C. Ánh trăng vàng trải khắp nơi. / Thì giờ quý hơn vàng.

9. Đặt câu để phân biệt nghĩa của hai từ đồng âm: giá (giá tiền) - giá (giá để đồ vật)

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Trưa hè nắng lên

Con gà nào cất lên một tiếng gáy giữa trưa hè. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm óng ả, ngột ngạt.

Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng thiếp đi như thiếp vào trong nắng. Đường làng vắng tanh vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im bất động.

Ấy thế mà mẹ lại phải vơ lấy cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong.

Thương mẹ biết bao nhiêu mẹ ơi !

( Theo NGÔ VĂN PHÚ )

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Hãy tả một cây gần gũi mà em yêu thích hay có nhiều kỉ niệm nhất. (2 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)

2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)

3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)

4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)

5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)

6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)

7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2)

8. Nghĩa thầy trò (Trang 79 – TV5/T2)

9. Đất nước (Trang 94 – TV5/T2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

NHỮNG CÁNH BUỒM

     Phía sau làng tôi có một dòng sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, tỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trông một vụ trước khi những cơn lũ năm sau đổ về.

     Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo của chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như dong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hóa. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy bọn trẻ chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù, nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày đêm.

     Những cánh buồm chung thủy cùng con người vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay, đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồn vẫn sống cùng sông nước và con người.

Theo Băng Sơn

*Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh  vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Suốt bốn mùa, dòng sông có đặc điểm gì ?

A.  Nước sông đầy ắp

B. Những con lũ dâng đầy

C. Dòng sông đỏ lựng phù sa

D. Những cánh buồm xuôi ngược

2. Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh ví gì?

A. Màu nắng của những ngày đẹp trời.

B.  Màu áo của những người lao động vất vả trên cánh đồng.

C.  Màu áo của những người thân trong gia đình.

D. Màu của dòng sông đỏ lựng phù sa.

3. Câu văn nào trong bài tả đúng một cánh buồm căng gió? 

A. Những cánh buồm đi như dong chơi

B.  Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ

C.  Những cánh buồm chung thủy cùng con người vượt qua bao sóng nước, thời gian

4. Vì sao tác giả nói những cánh buồm chung thủy cùng con người?

A. Vì những cánh buồm đẩy thuyền lên ngược về xuôi, giúp đỡ con người

B. Vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay

C. Vì những cánh buồm quanh năm, suốt tháng cần cù, chăm chỉ nhơ con người

D. Vì những cánh buồm mang màu áo của những người lao động vất vả

5. Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ '' to lớn"?

A.  Một từ. Đó là:……………………………………………

B.  Hai từ. Đó là:…………………………………………….

C.  Ba từ. Đó là:………………………………………………

6. Trong câu: " Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi." Có mấy cặp từ trái nghĩa?

A.  Một cặp từ. Đó là:………………………………………

B.  Hai cặp từ. Đó là:………………………………………

C.  Ba cặp từ. Đó là:……………………………………….

7. Từ "trong"ở  cụm từ phấp phới trong gió và từ "trong" ở cụm từ nắng đẹp trời trong có quan hệ với nhau như thế nào 

A. Từ nhiều nghĩa

B. Từ đồng âm

C. Từ đồng nghĩa

8. Trong câu"Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi" có mấy quan hệ từ?

A. Một           B. Hai           C. Ba           D. Bốn

9. Đặt câu với mỗi quan hệ từ sau: với ; nhưng ; và (mỗi quan hệ từ đặt một câu)

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Tiếng gà trưa

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ :

“ Cục, cục tác ... cục ta ... ”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.


Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái tơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng ...


Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc ...

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

( XUÂN QUỲNH )

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Em hãy tả một loại cây (cây hoa, cây ăn quả, cây bóng mát, ...) mà em thích nhất.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)

2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)

3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)

4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)

5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)

6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)

7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2)

8. Nghĩa thầy trò (Trang 79 – TV5/T2)

9. Đất nước (Trang 94 – TV5/T2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

NÚI  RỪNG TRƯỜNG SƠN SAU CƠN MƯA

Mưa ngớt hạt rồi dần dần tạnh hẳn. Màn mây xám đục trên cao đã rách mướp, trôi dạt cả về một phương, để lộ dần một vài mảng trời thấp thoáng xanh. Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống. Dưới mặt đất, nước mưa vẫn còn róc rách, lăn tăn, luồn lỏi chảy thành hàng vạn dòng mỏng manh, buốt lạnh. Từ trong các bụi rậm xa gần, những chú chồn, những con dũi với bộ lông ướt mềm, vừa mừng rỡ, vừa lo lắng, nối tiếp nhau nhảy ra rồi biến mất. Trên các vòm lá dày ướt đẫm, những con chim Klang mạnh mẽ, dữ tợn, bắt đầu dang những đôi cánh lớn, giũ nước phành phạch. Cất lên những tiếng khô sắc, chúng nhún chân bay lên làm cho những đám lá úa rơi rụng lả tả. Xa xa, những chỏm núi màu tím biếc cắt chéo nền trời. Một dải mây mỏng mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn.

Sau trận mưa dầm rả rích, núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh, cảnh vật thêm sức sống mới.

* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh  vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Câu văn nào nêu được ý chính của bài ?

A. Mưa ngớt hạt, rồi dần tạnh hẳn.

B. Xa xa, những chỏm núi màu tím biếc cắt chéo nền.

C. Sau trận mưa dầm rả rích, núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh, cảnh vật thêm sức sống mới.

2. Những hình ảnh nào được tả sau cơn mưa ?

A. Mây xám đục, tia nắng, nước mưa;những chú chồn, con dũi, vòm lá, chim Klang, những chỏm núi, những  dải mây, mưa dầm rả rích.

B. Trời, núi tím biếc, mây ôm ấp dải núi

C. Mây xám đục, tia nắng, nước mưa;những chú chồn, con dũi; vòm lá, chim Klang, những chỏm núi, những  dải mây.

3. Câu văn: “Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. Nhân hoá         B. So Sánh           C. So Sánh và nhân hoá

4. Trong bài văn trên, tia nắng được miêu tả bằng cách nào?

A. Dùng động từ chỉ trạng thái của người để tả về tia nắng

B. Dùng tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả tia nắng

C. Dùng đại từ chỉ người để tả tia nắng

5. Trong câu nào dưới đây, "rừng" được dùng với nghĩa gốc?

A. Núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh

B. Ngày 2-9, đường phố tràn ngập một rừng cờ hoa

C. Một rừng người về đây dự ngày giỗ tổ Hùng Vương

6. Từ nào không đồng nghĩa với từ "rọi" trong câu : “ Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống” ?

A. chiếu             B. nhảy              C. toả

7.Từ "rách mướp" thuộc từ loại nào?

A. Danh từ        B. Động từ         C. Tính từ      

8. Từ đồng nghĩa với từ "mừng rỡ" là từ nào?

A. mừng vui

B. buồn bã

C. phấn khởi

D. rực rỡ

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Lời khuyên của bố

Con yêu quí của bố,

Học quả là khó khăn, gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khỏi. Con hãy tưởng tượng nếu phong trào học tập bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.

Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại ! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường ! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Em hãy tả người bạn thân của em ở trường.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)

2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)

3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)

4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)

5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)

6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)

7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2)

8. Nghĩa thầy trò (Trang 79 – TV5/T2)

9. Đất nước (Trang 94 – TV5/T2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

CÂY ĐỀ

Ở một khúc quanh con đê, ngay ngã ba đầu làng, cạnh ngôi đền cổ, có một cây đề. Cây đề như vẫy gọi nguời xa, như vỗ về kẻ ở bằng màu xanh um tùm cao ngất với vô vàn lá hình tim. Lá đề không mọc ngang như lá đa mà cứ treo nghiêng hờ hững cho gió lách mình qua để rung lên niềm thanh thoát nhẹ nhàng, xao xuyến.

Mùa xuân khi đề ra lộc, hình như chúa xuân đã dát mỏng những tấm đồng điếu thành từng chiếc lá màu đỏ au hơi ánh tím. Phải nắng lên chói chang, lá đề mới xanh óng nuột nà. Cho đến khi đông sang, lá mới ngả màu nâu thẫm trước khi rơi về gốc mẹ lạnh lùng. Những chiếc lá đề cuối cùng còn sót lại vẫn treo nghiêng như để an ủi gốc cây vặn mình trong giá rét. Cho đến khi mưa xuân phủ tấm màn voan mỏng lên cây, lá đề ướt đẫm nước mắt trời không ai biết.

Cây đề thường cổ thụ. Gốc cây đề vừa là gốc vừa là rễ xoắn xuýt vào nhau, sừng sững vượt qua bão bùng mưa nắng bất chấp mọi ganh đua, chẳng màng đến niềm vui thông tục. Đền đài miếu mạo chính là chỗ cho cây đề gửi thân nương hồn như nhà tu hành đắc đạo. Trong tâm khảm người Việt Nam, cây đề không phải là kỷ niệm mà là niềm sùng kính. Đó cũng là cây mà Đức Phật Thích Ca đã ngồi thiền, đã giác ngộ, đã thành Đức Phật Tổ từ trên hai nghìn năm trăm năm nay. Vì thế, nó được chăm chút trong mỗi làng quê từ đời này sang đời khác, vững chắc, trường tồn.

Trên đất Thăng Long thời hiện đại, có biết bao nơi còn lưu giữ bóng đề, một thứ cây cổ tích, trầm tư suy ngẫm, một thứ cây reo reo rung động lòng người bằng muôn vàn trái tim đồng cảm trong gió mơn man. Đó cũng là chút hồn non nước lắng sâu trong mỗi chúng ta chăng?

(Băng Sơn)

*Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh  vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

1/ Nhân dân ta thường trồng cây đề ở đâu?

A.  Ở một khúc quanh con đê, ngay ngã ba đầu làng, cạnh ngôi đền cổ.

B.  Cạnh giếng nước, mái đình.

C.  Bên cạnh thác nước.

D.  Trồng ở cuối làng.

2/ Cây đề ra lộc vào mùa nào?

A.  Mùa xuân

B.  Mùa hạ

C.  Mùa thu

D.  Mùa đông

3/ Khi miêu tả lá đề, tác giả đã khéo léo dùng những từ chỉ màu sắc nào dưới đây?

A.  Đỏ au, ánh tím, xanh óng, vàng hoe, nâu đỏ

B.  Đỏ au, xanh óng, vàng hoe, ánh tím, đẫm nước

C.  Đỏ au, ánh tím, xanh óng, nuột nà, nâu thẫm

D.  Đỏ au, vàng hoe, nâu thẫm, nuột nà, xanh ngắt

4/ Gốc cây đề có điểm gì đặc biệt?

A. Vừa là gốc vừa là rễ xoắn xuýt vào nhau, sừng sững vượt qua bão bùng mưa nắng bất chấp mọi ganh đua, chẳng màng đến niềm vui thông tục

B. Gốc có màu nâu thẫm và nhiều rễ

C. Không mọc ngang như lá đa mà cứ treo nghiêng hờ hững

D. Gốc đề là nơi mọi người ngồi tránh nắng những khi trưa hè

5/ Trong tâm khảm người Việt nam, cây đề là:

A. Kỉ niệm thời thơ ấu

B. Niềm sùng kính

C. Biểu tượng của tình mẹ con  

D. Biểu trưng của thời hiện đại

6/ Trong câu “Cây đề như vẫy gọi nguời xa, như vỗ về kẻ ở bằng màu xanh um tùm cao ngất với vô vàn lá hình tim.” Tác giả đã miêu tả rất thành công với biện pháp:

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Nhân hóa và so sánh

D. Liên kết câu

7/ Từ đồng nghĩa với từ “hòa bình” là:

A. Lặng yên

B. Thanh bình

C. Bình thản

D. Yên tĩnh

8/ Từ trái nghĩa với từ "cuối cùng" trong câu “Những chiếc lá đề cuối cùng còn sót lại vẫn treo nghiêng như để an ủi gốc cây vặn mình trong giá rét.”:

A. Giữa

B. Ban đầu

C. Cuối

D. Đoạn cuối

9/ Từ “nước” thuộc từ loại nào?

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

10/ Tìm đại từ được dùng trong bài ca dao sau:

Cái cò, cái vạc, cái nông

Sao mày dẫm lúa nhà ông, hỡi cò?

A. Mày, ông, cái cò

B. Cái cò, cái vạc, cái nông

C. Mày, ông

D. Lúa, cò

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Bài: Út Vịnh (trang 136): Từ đầu … lên tàu.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Hãy đặt mình vào vai bờ biển bị ngập đầy rác thải kể chuyện mình

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)

2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)

3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)

4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)

5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)

6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)

7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2)

8. Nghĩa thầy trò (Trang 79 – TV5/T2)

9. Đất nước (Trang 94 – TV5/T2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

TÔI YÊU BUỔI TRƯA

     Buổi sáng rất nhiều người yêu nó, yêu màn sương lãng mạn, yêu sự sống đang hồi sinh, yêu bầu không khí trong lành mát mẻ…

     Buổi chiều, ngọn gió mát thổi nhẹ, hoàng hôn với những vệt sáng đỏ kì quái, khói bếp cùng với làn sương lam buổi chiều… Những điều này tạo nên một buổi chiều mà không ít người yêu thích.

     Tôi thích buổi sáng và cũng thích buổi chiều, nhưng tôi còn thích cái mà mọi người ghét: buổi trưa. Có những buổi trưa mùa đông ấm áp, buổi trưa mùa thu nắng vàng rót mật rất nên thơ, buổi trưa mùa xuân nhẹ, êm và dễ chịu. Còn buổi trưa mùa hè, nắng như đổ lửa, nhưng chính cái buổi trưa đổ lửa này làm tôi yêu nó nhất.

     Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, tôi thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng khoe sắc, tôi thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ tôi. Rồi bố mẹ cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ buổi trưa này mà mọi người có rơm, củi khô đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được hong khô, mọi người no ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà tôi hiểu ra những nhọc nhằn của cha mẹ tôi và của những người nông dân một nắng hai sương. Tôi yêu lắm những buôi trưa mù hè !

Theo Nguyễn Thùy Linh

* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Bạn nhỏ trong bài cho rằng nhiều người yêu buổi sáng vì lí do gì?

A. Có màn sương lãng mạn, sự sống đang hồi sinh

B. Bầu không khí trong lành, mát mẻ

C.  Cả hai ý trên

2  Theo bạn nhỏ, nhiều người yêu buổi chiều vì lí do gì?

A. Có ngọn gió mát thổi nhẹ, có ánh sáng hoàng hôn

B. Có khói bếp cùng với làn sương Lam

C. Cả hai ý trên

3. Dòng nào nêu đúng thời gian mà bạn nhỏ yêu thích? 

A. Buổi trưa

B.  Buổi trưa mùa hè

C. Buổi trưa mùa đông

4. "nhẹ, êm và dễ chịu" là đặc điểm của buổi trưa mùa nào?

A.  Mùa xuân

B. Mùa hè

C. Mùa thu

D. Mùa đông

5. Lí do quan trọng nhất để bạn nhỏ yêu thích buổi trưa mùa hè là gì ?

A. Nhờ buổi trưa mùa hè mà mọi người có rơm, củi khô để đun

B. Nhờ buổi trưa mùa hè mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm

C. Nhờ buổi trưa mùa hè mà bạn nhở hiểu được nỗi nhọc nhằn của cha mẹ và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương

6. Bài viết nhằm mục đích gì

A. Tả cảnh buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều ở làng quê

B. Ca ngợi những người nông dân suốt đời một nắng hai sương và thấm thía một nỗi biết ơn họ

C. Kể ra những công việc người nông dân cần làm để tạo ra hạt thóc hạt gạo

7.  Thành ngữ nào không đồng nghĩa với " Một nắng hao sương"?

A. Thức khuya dậy sớm

B.  Cày sâu cuốc bẫm

C. Đầu tắt mặt tối

8. Câu " Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè." thuộc kiểu câu gì?

A. Câu kể

B. Câu cảm

C. Câu khiến

9. Tìm 5 từ chỉ thiên nhiên có trong bài văn trên?

10. Đặt câu với thành ngữ: Một nắng hai sương.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Bài: Công việc đầu tiên (trang 126): Từ đầu … giấy gì.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Chọn một trong hai đề sau để viết bài văn (khoảng 15 câu)

1. Tả một loài hoa, cái cây mà em yêu thích

2. Tả một người bạn tốt được mọi người quý mến

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)

2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)

3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)

4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)

5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)

6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)

7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2)

8. Nghĩa thầy trò (Trang 79 – TV5/T2)

9. Đất nước (Trang 94 – TV5/T2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

* Đề bài:  Những cánh buồm  (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 140 - 141)

Dựa vào bài tập đọc trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất các câu hỏi dưới đây:

1. Theo em, tại sao nhà thơ lại đặt tựa đề cho bài thơ là Những cánh buồm?

A. Vì bài thơ miêu tả những cánh buồm

B. Vì bài thơ mở đầu bằng hình ảnh những cánh buồm

C. Vì những cánh buồm là hình ảnh gợi cho hai nhân vật cha và con nhiều cảm xúc

2. Hai cha con đi dạo trên bãi biển vào khoảng thời gian nào?

A. Vào buổi sáng khi ánh mặt trời đang rực rỡ giữa biển xanh

B. Vào buổi chiều hoàng hôn khi mặt trời sắp lặn

C. Sau trận mưa đêm rả rích

3. Những câu hỏi ngây thơ của đứa con cho thấy con có ước mơ gì?

A. Ước mơ được cùng cha đi dạo trên biển một lần nữa

B. Ước mơ được đi khám phá những nơi mà cha chưa đến, những điều chưa biết trong cuộc sống

C. Ước mơ được có một cánh buồm

4. Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì?

A. Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình

B. Ước mơ của con gợi cho cha gặp lại bạn bè của mình

C. Cả hai ý trên đều đúng

5. Từ lênh khênh là từ láy gì?

A. Láy tiếng

B. Láy âm đầu

C. Láy vần 

6. Em hiểu nghĩa của từ trẻ em như thế nào?

A. Trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi

B. Trẻ từ sơ sinh đến 11 tuổi

C. Người dưới 16 tuổi

7. Thành ngữ nào sau đây diễn đạt ý nghĩa: Còn ngây thơ, dại dột, chưa biết suy nghĩ chín chắn?

A. Trẻ lên ba, cả nhà học nói

B. Trẻ người non dạ

C. Tre non dễ uốn

8. Dấu ngoặc kép trong những dòng thơ:

“Cha ơi!

Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời

Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Có ý nghĩa như thế nào?

A. Tường thuật lại lời nói trực tiếp của một nhân vật trong bài thơ

B. Giải thích, nhấn mạnh những từ được đặt trong ngoặc kép

C. Cả hai ý trên đều đúng

9. Dấu phẩy trong câu: “Người con ước mơ được đến những vùng đất mới, đến những nơi mà cha cậu chưa hề đi đến.” Có tác dụng như thế nào?

A. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu

B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ

C. Ngăn cách các vế trong câu ghép

10. Câu nào dưới đây không phải là câu ghép?

A. Cát càng mịn, biển càng trong

B. Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt tung trắng xóa

C. Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, tung bọt trắng xóa

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Bài: Tà áo dài Việt Nam  (trang 122): Từ đầu … xanh hồ thủy.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Em hãy tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)

2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)

3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)

4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)

5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)

6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)

7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2)

8. Nghĩa thầy trò (Trang 79 – TV5/T2)

9. Đất nước (Trang 94 – TV5/T2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

HOA TẶNG MẸ

Một người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để mua hoa gửi tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng hơn trăm ki-lô-mét. Vừa bước ra khỏi ô tô, anh thấy một cô bé đầm đìa nước mắt đang lặng lẽ khóc bên vỉa hè. Anh đến gần hỏi cô bé vì sao cô khóc. Cô bé nức nở:

- Cháu muốn mua tặng mẹ cháu một bông hồng. Nhưng cháu chỉ có 75 xu mà giá một bông hồng những 2 đô la. Người đàn ông mỉm cười:

- Đừng khóc nữa! Chú sẽ mua cho cháu một bông. Người đàn ông cẩn thận chọn mua một bông hồng cho cô bé và đặt một bó hồng gửi tặng mẹ qua dịch vụ. Xong anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Cô bé cảm ơn, rồi chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một ngôi mộ mới đắp. Cô bé chỉ ngôi mộ và nói:

- Đây là nhà của mẹ cháu.

Nói xong, cô bé nhẹ nhàng đặt bông hồng lên mộ mẹ. Ngay sau đó, người đàn ông vội vã quay lại cửa hàng hoa. Anh huỷ bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hồng thật đẹp. Anh lái xe một mạch về nhà mẹ để trao tận tay bà bó hoa.

(Theo truyện đọc 4, NXB GD - 2006)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

1. Câu chuyện kể về lời nói, suy nghĩ, hành động của những nhân vật nào?

A. Người đàn ông, cô bé

B. Người đàn ông, mẹ của ông ta, cô bé

C.  Người đàn ông, cô bé và mẹ của cô

2. Vì sao cô bé khóc?

A. Vì cô bé không có đủ tiền mua hoa tặng mẹ

B. Vì mẹ cô bé đã mất

C. Vì không có ai đi cùng

3. Người đàn ông đã làm gì giúp cô bé?

A. Mua cho cô một bông hồng để cô tặng mẹ

B. Chở cô bé đến chỗ cô sẽ tặng hoa cho mẹ

C. Cả hai ý trên

4. Vì sao người đàn ông quyết định không gửi hoa tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện nữa?

A. Vì ông muốn thăm mẹ.

B. Vì ông không muốn gửi hoa tươi qua dịch vụ bưu điện.

C. Vì qua việc làm của cô bé, ông cảm động và thấy cần phải tự tay trao bó hoa tặng mẹ.

5. Trong bài đọc có ba lần sử dụng dấu hai chấm. Mỗi dấu hai chấm có tác dụng gì?

A. Dấu hai chấm thứ nhất và dấu hai chấm thứ ba báo hiệu bộ phận sau đó là lời cô bé; dấu hai chấm thứ hai báo hiệu sau đó là lời người đàn ông.

B. Cả 3 lần dấu hai chấm đều là báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của người kể chuyện.

C. Cả 3 lần dấu hai chấm đều báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của cô bé.

6. Tìm và ghi lại 3 từ láy trong bài. Đặt câu với một từ em vừa tìm được.

7. Đặt một câu có dùng từ "tặng".

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Bài: Con gái (trang 112): Đọc Từ đầu … Tức ghê.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Em hãy tả quyển sách Tiếng Việt 5 – Tập 2.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)

2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)

3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)

4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)

5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)

6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)

7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2)

8. Nghĩa thầy trò (Trang 79 – TV5/T2)

9. Đất nước (Trang 94 – TV5/T2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

MÙA THU Ở ĐỒNG QUÊ

Trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Nó không còn là hồ nước nữa, nó là cái giếng không đáy, ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.

Cò trắng đứng co chân trên bờ ruộng, đầu ngẩng lên nhìn chốn xa xăm, mơ màng nỗi nhớ cố hương. Còn những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây trắng mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ thuộc tự bao giờ:

Trước sân ai tha thẩn

Đăm đăm trông nhạn về

Mây trời còn phiêu dạt

Lang thang trên đồi quê…

Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê vàng rực lên màu vàng tươi của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượn. Cánh đồng lúa xanh mượt, dập dờn trong gió nhẹ, chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ  ven làng đến tít tắp chân đê.

Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. Những buồng chuối trứng cuốc vàng lốm đốm. Và đâu đó thoảng hương cốm mới. Hương cốm nhắc người ta nhớ những mùa thu đã qua… 

(Nguyễn Trọng Tạo)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh  vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Bức tranh phong cảnh mùa thu trong bài có những màu sắc nào?

A. xanh, nâu, đỏ

B. xanh, trắng, vàng

C. vàng, đỏ, tím

2. Tên nào phù hợp nhất với nội dung bài?

A. Bầu trời mùa thu

B. Mùa thu ở đồng quê

C. Cánh đồng mùa thu

3. Những gì được Nguyễn Trọng Tạo miêu tả trong bức tranh phong cảnh mùa thu ở đồng quê?

A. hình ảnh, màu sắc

B. hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hương thơm

C. hình ảnh, màu sắc, âm thanh

4. Bài văn được miêu tả theo thứ tự nào?

A. Thời gian

B.  Không gian

5. Những sự vật nào được so sánh trong bài?

A. Bầu trời, hồ nước, đàn nhạn đang bay, con đê

B. Bầu trời, hồ nước, đàn nhạn đang bay

C. Bầu trời, hồ nước

6. Những sự vật nào không được nhân hoá trong bài?

A. Con cò

B. Hồ nước

C. Sóng lúa

7. Từ nào đồng nghĩa với từ “trong veo”?

A. trong sạch

B. trong lành

C. trong vắt

8. “Gieo” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?

A. Cánh đồng vừa mới được gieo hạt

B. Câu hát ấy đã gieo vào lòng người những nỗi niềm thương cảm

C. Đàn nhạn gieo vào sương sớm những tiếng kêu mát lành

9. “thu” trong “mùa thu” và “thu” trong “thu chi” quan hệ với nhau như thế nào?

A. đồng âm

B. đồng nghĩa

C. nhiều nghĩa

10. Từ “phiêu dạt” có nghĩa là gì?

A. Bị hoàn cảnh bắt buộc phải rời bỏ quê nhà, nay đây mai đó, đến những nơi xa lạ

B. Đi chơi, thăm những nơi xa lạ

C. Chuyển động lúc thì sang trái, lúc thì sang phải

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Bài: Một vụ đắm tàu (trang 108): Từ đầu … họ hàng.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Trong những năm học cấp một, có nhiều thầy cô giáo dạy em, để lại những ấn tượng trong em. Em hãy tả lại thầy cô giáo kính mến đó của em.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)

2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)

3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)

4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)

5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)

6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)

7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2)

8. Nghĩa thầy trò (Trang 79 – TV5/T2)

9. Đất nước (Trang 94 – TV5/T2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

KỈ NIỆM MÙA HÈ

Tôi là một cô bé say mê diều. Nhà tôi ở gần bãi đất rộng, dốc – chỗ bọn con trai trong xóm chọn làm nơi thả diều. Chiều chiều, khi đã nấu cơm xong, tôi có thể đứng lặng hàng giờ để ngắm những cánh diều đủ loại, đủ màu sắc bay trên bầu trời xanh lộng gió.

Đây những chiếc diều bướm mảnh mai duyên dáng với gam màu đỏ, vàng rực rỡ. Kia những chiếc diều dơi, diều sáo , ... trông mạnh mẽ chao liệng trên cao tựa như chạm vào mây ...

Chiều nay cũng vậy, tôi tha thẩn xem bọn con trai trèo lên bãi đất dốc lấy đà chạy xuống dong diều lên cao, tay chúng giật dây mới điệu nghệ làm sao. Bỗng “ bụp ”, mắt tôi tối sầm. Tôi giật mình vì cái diều hình mặt trăng khuyết của một em nhỏ va vào mặt. Cậu bé lắp bắp vẻ hối hận :

- Em ... xin lỗi. Chị ... chị có sao không ?

Câu nói của nó không làm tôi dịu đi chút nào, tôi gắt :

- Mắt mũi nhìn đi đâu mà để diều va vào mặt người ta. Diều này ... ! Diều này ... ! – Vừa gắt, tôi vừa giằng mạnh chiếc diều hình mặt trăng của nó, định xé, khiến thằng bé bật khóc.

Bỗng tôi nghe có tiếng con gái :

- Này, bạn !

Thì ra là một “ đứa ” con gái trạc tuổi tôi. Tôi lạnh lùng :

- Gì ?

- Em bé chỉ không may làm rơi diều vào bạn mà sao bạn định phá đi niềm vui của nó thế.

Nhìn ánh mắt bạn, tôi bối rối cúi đầu. Tôi liền trả lại cho thằng bé cái diều, rồi lặng lẽ bỏ đi. Nhưng tôi vẫn nghe tiếng bạn ấy nói với thằng bé :

- Thôi nín đi, nhà em ở đâu để chị dẫn em về.

Tôi ân hận nghĩ :

- Mình sẽ không bao giờ làm thế nữa.

( Theo NGUYỄN THỊ LIÊN )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau:

1. Cô bé trong câu chuyện say mê với điều gì ?

a. Dán diều

b. Thả diều

c. Ngắm diều

 d. Nghe sao diều

2. Chuyện gì xảy ra với cô bé khi cô đang xem dong diều ?

a. Bị cái diều của một em nhỏ va vào mặt.

b. Bị cái diều của một em nhỏ sà vào người.

c. Bị dây diều của một em nhỏ quấn vào người.

d. Bị dây diều của một em nhỏ vướng vào mặt.

3. Cô bé đã cư xử như thế nào với em nhỏ chơi diều ?

a. Gắt gỏng, giằng mạnh chiếc diều và xé tan.

b. Gắt gỏng, giằng mạnh chiếc diều và định xé.

c. Giằng mạnh chiếc diều và đánh cậu bé khóc.

d. Giằng mạnh chiếc diều và mắng mỏ cậu bé.

4. Nghe bạn gái góp ý, thái độ của cô bé thế nào ?

a. Xấu hổ thẹn thùng, xin lỗi về việc đã làm, dẫn em nhỏ về.

b. Bối rối ngượng ngùng, trả diều và dẫn em nhỏ về đến nhà.

c. Xấu hổ cúi đầu, trả em nhỏ cái diều, xin lỗi về việc đã làm.

d. Bối rối cúi đầu, trả em nhỏ cái diều, ân hận về việc đã làm.

5. Câu chuyện nói lên được điều gì có ý nghĩa ?

a. Cần dũng cảm, sẵn sàng nhận lỗi trước người khác.

b. Cần yêu thương, quan tâm và giúp đỡ người khác.

c. Cần độ lượng, sẵn sàng cảm thông với người khác.

d. Cần say mê, hào hứng khi xem các em nhỏ chơi diều.

6. Dòng nào dưới đây gồm 3 từ đồng nghĩa với từ say mê ?

a. mê say, say đắm, mải miết

b. mê say, say đắm, mải mê

c. mê say, mê mệt, mải miết

d. mê say, mê mệt, mệt mỏi

7. Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ đồng âm ?

a. mắt tối sầm / mắt lưới

b. chạy thi / chạy chợ

c. đánh trống / đánh nhau

d. tôi và anh / vôi mới tôi

8. Truyện Kỉ niệm mùa hè đã sử dụng những dấu câu nào ?

a. Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn, dấu ba chấm ( chấm lửng )

b. Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang, dấu ba chấm ( chấm lửng )

c. Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, dấu gạch ngang, dấu ba chấm ( chấm lửng )

d. Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn, dấu gạch ngang, dấu ba chấm ( chấm lửng )

9. Dấu phẩy có tác dụng gì trong câu “ Chiều chiều, khi đã nấu cơm xong, tôi có thể đứng lặng hàng giờ để ngắm những cánh diều đủ loại, đủ màu sắc bay trên bầu trời xanh lộng gió. ” ?

a. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ ; ngăn cách các vế câu trong câu ghép

b. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu ; ngăn cách các vế câu trong câu ghép

c. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ ; ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu

d. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu ; ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ ; ngăn cách các vế câu trong câu ghép

10. Chủ ngữ của 2 vế trong câu ghép “ Chiều nay cũng vậy, tôi tha thẩn xem bọn con trai trèo lên bãi đất dốc lấy đà chạy xuống dong diều lên cao, tay chúng giật dây mới điệu nghệ làm sao. ” là những từ ngữ nào ?

a. tôi tha thẩn / tay

b. tôi / tay chúng

c. tôi tha thẩn / tay chúng giật dây

d. tôi tha thẩn xem / tay chúng giật dây

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Thả thuyền

Sau trận mưa rào, ngoài sân có tiếng ríu rít của bọn trẻ đang xúm lại chơi thả thuyền. Những chiếc thuyền bằng giấy đủ màu được lần lượt thả xuống dòng nước. Chiếc nào cũng tròng trành, nghiêng ngửa một lúc rồi mới lướt đi băng băng. Bọn trẻ thích thú đuổi theo những chiếc thuyền, vừa chạy vừa reo hò, tranh cãi nhau xem thuyền của đứa nào trôi nhanh nhất. Chiếc thuyền trở thành niềm hi vọng của mỗi chủ nhân nhỏ tuổi. Dường như chúng đang trở trên mình cả một thời bé dại.

( Theo HÀ THỊ BÌNH THANH )

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Em hãy tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng việt lớp 5

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.

1. Người công dân số Một (tiếp theo) (Trang 10 – TV5/T2)

2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trang 15 – TV5/T2)

3. Trí dũng song toàn (Trang 25 – TV5/T2)

4. Cao Bằng (Trang 41 – TV5/T2)

5. Phân xử tài tình (Trang 46 – TV5/T2)

6. Hộp thư mật (Trang 62 – TV5/T2)

7. Cửa sông (Trang 74 – TV5/T2)

8. Nghĩa thầy trò (Trang 79 – TV5/T2)

9. Đất nước (Trang 94 – TV5/T2)

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

AI THÔNG MINH HƠN

Cuối năm học, Lan được xếp loại giỏi. Giữ đúng lời hứa, bố cho Lan vào thành phố chơi với Hùng dăm ngày. Dù bằng tuổi nhau nhưng Hùng phải gọi Lan bằng chị, vì mẹ của Hùng là em ruột mẹ của Lan.

Ở quê, Lan nghe đồn Hùng thông minh lắm. Mới học lớp 4 mà cậu ấy đã sử dụng thành thạo máy vi tính. Lan rất thích và chỉ mong được gặp Hùng để tận mắt chứng kiến những gì nghe được. Lên thành phố, thấy cái gì cũng lạ và đẹp mắt nhưng vốn ý tứ nên chưa bao giờ Lan nói “ cái này đẹp quá ” , “ cái kia đẹp thế ”. Vậy mà Hùng cứ chê Lan là “ nhà quê ”. Lan ức lắm nhưng em chẳng nói lại một lời.

Hôm bố mẹ vắng nhà, trong lúc bơm nước, Hùng vô ý nhảy phóc lên đường ống làm đoạn nối bong ra, nước phun tung tóe. Cậu dùng cả hai tay ra sức bịt đầu ống nhưng không sao cản được sức nước. Lan liền chạy đi tìm sợi dây thừng và bê ra một chiếc ghế cao. Trèo lên ghế, Lan ném mạnh sợi dây thừng lên chiếc cầu dao rồi kéo xuống một cách nhẹ nhàng. Nước ngừng chảy, Hùng ngơ ngác nhìn Lan như chợt nhớ ra điều gì.

Trưa hôm ấy, Hùng thủ thỉ kể với mẹ : “ Sáng nay, nếu con không kịp ngắt cầu dao thì giờ này nhà ta đã chìm trong biển nước ! ”. Mẹ xoa đầu Hùng khen : “ Con trai mẹ giỏi quá ! Nhưng, cái cầu dao ở trên cao thế kia, làm sao con với tới ? ”. Hùng gãi đầu, ấp úng : “ Mẹ ... mẹ hỏi ... cái Lan ấy ”. Nghe Lan kể lại câu chuyện, mẹ nhẹ nhàng khuyên Hùng : “ Từ nay, con không được nhận những gì mà mình không làm nữa nhé !”.

Hùng hiểu điều mẹ dạy. Cậu “ dạ ” một tiếng nho nhỏ rồi lẳng lặng đi chỗ khác. Từ đó, Hùng không còn nhìn Lan với con mắt coi thường và gọi “ cái Lan ” như trước.

( Theo TRẦN THỊ MAI PHƯỚC )

  Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau:

1. Giữa Lan và Hùng có quan hệ họ hàng với nhau thế nào ?

a. Mẹ của Lan là chị ruột mẹ của Hùng.

b. Mẹ của Lan là em ruột mẹ của Hùng.

c. Mẹ của Lan là em họ mẹ của Hùng.

d. Mẹ của Lan là chị họ mẹ của Hùng.

2. Lan mong được lên thành phố gặp Hùng để làm gì ?

a. Để tận mắt nhìn thấy Hùng sử dụng máy vi tính.

b. Để được Hùng hướng dẫn sử dụng máy vi tính.

c. Để tận mắt nhìn thấy những điều nghe được về Hùng.

d. Để được nhìn thấy nhiều thứ mới lạ và đẹp mắt.

3. Hành động ngắt cầu dao điện cho nước ngừng chảy chứng tỏ Lan là cô bé thế nào ?

a. nhanh nhẹn, tỏ ra giỏi giang, khôn khéo hơn người.

b. thông minh, nhớ và vận dụng được kiến thức đã học.

c. dũng cảm, dám làm những việc chỉ dành cho con trai.

d. thông minh, dũng cảm vượt qua khó khăn trở ngại.

4. Qua hai nhân vật trong câu chuyện ( Hùng, Lan ), em hiểu được thế nào là thông minh ?

a. Biết sử dụng thành thạo máy vi tính hơn rất nhiều người khác.

b. Tiếp thu được nhiều kiến thức mới lạ, biết sử dụng máy vi tính.

c. Nhanh nhẹn và khéo léo trong cách nói năng, cư xử với người khác.

d. Nhanh trí và khôn khéo trong cách đối phó với tình huống xảy ra.

5. Từ bê trong câu “ Lan liền chạy đi tìm sợi dây thừng và bê ra một chiếc ghế cao. ” có thể thay bằng từ nào dưới đây ?

a. khiêng

b. vác

c. khuân

d. xách

6. Từ nhà trong kết hợp nào dưới đây được dùng theo nghĩa chuyển ?

a. Nhà vắng vẻ

b. Con nhà nghèo

c. Về nhà mới

d. Nhà trên phố

7. Câu nào dưới đây là câu ghép ?

a. Cuối năm học, Lan được xếp loại giỏi.

b. Ở quê, Lan nghe đồn Hùng thông minh lắm.

c. Vậy mà Hùng cứ chê Lan là “ nhà quê ”.

d. Lan ức lắm nhưng em chẳng nói lại một lời.

8. Các vế trong câu ghép “ Sáng nay, nếu con không kịp ngắt cầu dao thì giờ này nhà ta đã chìm trong biển nước ! ” được nối với nhau bằng cách nào ?

a. Nối bằng một quan hệ từ.

b. Nối bằng một cặp quan hệ từ.

c. Nối trực tiếp ( không dùng từ nối )

9. Dấu phẩy trong câu “ Nước ngừng chảy, Hùng ngơ ngác nhìn Lan như chợt nhớ ra điều gì. ” có tác dụng gì ?

a. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

c. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

10. Ba câu ở đoạn cuối bài ( “ Hùng hiểu ..... như trước. ” ) được liên kết với nhau bằng cách nào ?

a. Lặp từ ngữ

b. Thay thế từ ngữ

c. Dùng từ ngữ nối

d. Cả ba cách trên

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (4 điểm)

Những bông hoa tím

Cồn cát cao trên kia là chỗ cô Mai nằm nghỉ.   Những cây dương đang độ lớn vây quanh mộ cô ... Những người già trong làng kể lại rằng: Chiều nào cô Mai cũng ra cồn cát đó với một khẩu súng trường. Và trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím. Ngày chiếc máy bay bốc cháy đâm đầu xuống biển cũng là ngày cô Mai hi sinh. Những bông hoa ấy vừa nở, mùi thơm bay về tận làng làm nôn nao cả lòng người những buổi chiều như chiều nay.

II. Tập làm văn: (6 điểm)

Chọn một trong hai đề sau:

1. Em hãy tả một cây hoa mà em thích.

2. Em hãy tả cái đồng hồ báo thức.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử Đề CK2 Tiếng Việt 5

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bộ đề thi năm học 2023-2024 các lớp các môn học được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm tổng hợp và biên soạn theo Thông tư mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chọn lọc từ đề thi của các trường trên cả nước.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên