Giải Địa Lí 12 trang 10 Chân trời sáng tạo

Với Giải Địa Lí 12 trang 10 trong Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Địa 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Địa 12 trang 10.

Giải Địa Lí 12 trang 10 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Câu hỏi trang 10 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng nước ta.

Lời giải:

- Nằm ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo nên có nhiều điều kiện thuận lợi tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực.

- Nằm trên các trục giao thông quan trọng, các tuyến hàng hải, hàng không quốc tế cùng với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á, hành lang kinh tế Đông – Tây,… => kết nối nước ta với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập và thu hút đầu tư nước ngoài.

- Vị trí liền kề cùng nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội và mối giao lưu lâu đời đã tạo điều kiện cho nước ta duy trì và phát triển các mối quan hệ hòa bình, hợp tác hữu nghị với các nước trong khu vực.

- Có vị trí quan trọng trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung – là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới. Vì vậy, sự nghiệp bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước phải luôn được đề cao.

Quảng cáo

Luyện tập trang 10 Địa Lí 12: Dựa vào bản đồ hành chính Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

- Cho biết vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của những quốc gia nào.

- Kể tên một số tỉnh của nước ta vừa có biên giới quốc gia trên đất liền vừa có đường bờ biển.

Lời giải:

- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của những quốc gia: Trung Quốc, Phi-líp-pin, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Cam-pu-chia, Thái Lan.

- Các tỉnh của nước ta vừa có biên giới quốc gia trên đất liền vừa có đường bờ biển: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kiên Giang.

Vận dụng trang 10 Địa Lí 12: Hãy lựa chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau:

1. Sử dụng các ứng dụng bản đồ trên internet để tìm hiểu về vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Quảng cáo

2. Sưu tầm thông tin và hình ảnh để trình bày về quá trình xác lập chủ quyền của nước ta trên quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa từ trước đến nay.

Lời giải:

Lực chọn nhiệm vụ số 2:

Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi.

Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này.

Quảng cáo

Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng...

Hãy lựa chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau: Sử dụng các ứng dụng bản đồ trên internet

Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều có nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo.

Về địa hình, đáy biển vùng quần đảo Hoàng Sa là một cao nguyên chìm dưới đáy biển nối tiếp liên tục lục địa Việt Nam. Tại quần đảo Trường Sa cũng vậy, về mặt địa chất và địa hình đáy biển các đảo Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa Việt Nam từ đất liền ra ngoài biển. Hơn nữa, bãi Tư Chính và đảo Trường Sa (Spratly) chỉ cách đất liền Việt Nam từ 150 đến 200 hải lý, nằm trong thềm lục địa của Việt Nam.

Dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền lâu đời và liên tục của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Lời giải bài tập Địa Lí 12 Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên