Giải Địa Lí 12 trang 20 Chân trời sáng tạo
Với Giải Địa Lí 12 trang 20 trong Bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên Địa 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Địa 12 trang 20.
Giải Địa Lí 12 trang 20 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi trang 20 Địa Lí 12: Dựa vào hình 3.1 và thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Lời giải:
- Địa hình: núi xen kẽ thung lũng sông theo hướng tây bắc – đông nam, lan ra sát biển, đồng bằng hẹp ngang. Núi cao chiếm ưu thế ở Tây Bắc (Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao), nhiều sơn nguyên, cao nguyên (Mộc Châu, Sơn La,…), núi trung bình phân bố ở Bắc Trung Bộ (Trường Sơn Bắc, Hoành Sơn,…). Có vùng biển rộng, địa hình ven biển nhiều cồn cát, đầm, phá, bãi tắm đẹp, trải dài từ đồng bằng ven biển Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, nhiều khu vực có thể xây dựng cảng biển. Đảo và quần đảo có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế biển đảo và an ninh quốc phòng (đảo Cồn Cỏ - Quảng Trị).
- Khí hậu: ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đã suy giảm đáng kể, mùa đông ngắn và ít sâu sắc hơn. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nhiều khoáng sản trữ lượng khá lớn như sắt, crom, ti-tan, a-pa-tit, vật liệu xây dựng,…
- Tài nguyên sinh vật phong phú, rừng còn diện tích lớn ở nhiều nơi thuộc Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu hỏi trang 20 Địa Lí 12: Dựa vào hình 3.1 và thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Lời giải:
- Địa hình đa dạng, các khối núi cổ, cao nguyên badan ở Trường Sơn Nam (cao nguyên Pleiku, Lâm Viên,…); dải đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ nhỏ hẹp, bị chia cắt cho đến đồng bằng Nam Bộ bằng phẳng và rộng lớn với đồng bằng phù sa cổ Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Có vùng biển rộng lớn, địa hình bờ biển đa dạng với nhiều đoạn bờ biển bồi tụ xen kẽ bờ biển mài mòn, các vịnh biển sâu và nhiều đảo, quần đảo, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
- Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ trung bình năm cao, biên độ nhiệt năm nhỏ, trong năm có 2 mùa mưa – khô rõ rệt. Thiên nhiên có sự đối lập giữa 2 sườn Đông – Tây dãy Trường Sơn Nam.
- Tài nguyên sinh vật đặc trưng là kiểu rừng cận xích đạo gió mùa với các loài cây họ Dầu cùng nhiều loài thú lớn. Có kiểu rừng rụng lá, nửa rụng lá đặc trưng cho Đông Nam Á; rừng ngập mặn với các loài trăn, rắn, cá sấu, chim, tôm, cá,… Một số tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị cao như bô-xít ở Trường Sơn Nam, dầu mỏ, khí tự nhiên ở thềm lục địa phía Nam.
Lời giải bài tập Địa Lí 12 Bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:
Địa Lí 12 Bài 4: Thực hành: Tìm hiểu về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam
Địa Lí 12 Bài 5: Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
Địa Lí 12 Bài 6: Thực hành: Sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường địa phương
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST