Lý thuyết Địa Lí 8 Cánh diều Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 8 Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 8.

Lý thuyết Địa Lí 8 Cánh diều Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Quảng cáo

I. Sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam

- Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới. Sự đa dạng của sinh vật nước ta thể hiện ở: đa dạng hệ sinh thái, đa dạng thành phần loài và đa dạng nguồn gen.

♦ Đa dạng về hệ sinh thái

- Nước ta có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, tạo nên sự đa dạng loài và nguồn gen. Dựa vào môi trường phân bố, các hệ sinh thái ở nước ta có thể chia thành ba nhóm: hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái biển.

+ Hệ sinh thái trên cạn: phong phú, đa dạng với nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau:

▪ Kiểu hệ sinh thái rừng: rừng kín thường xanh, rừng cận nhiệt, rừng ôn đới núi cao, rừng thưa,...

▪ Các kiểu hệ sinh thái khác như: xa-van, đồng cỏ…

▪ Các kiểu hệ sinh thái do sự tác động của con người như: hệ sinh thái nông nghiệp, đô thị,...

Quảng cáo

Lý thuyết Địa Lí 8 Cánh diều Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

- Hệ sinh thái đất ngập nước:

▪ Các kiểu hệ sinh thái ngập nước ven biển (bãi triều, vũng, vịnh,...);

▪ Các kiểu hệ sinh thái ngập nước vùng cửa sông (đầm lầy, kênh rạch, đầm lầy than bùn,...);

▪ Rừng ngập mặn;

▪ Các kiểu hệ sinh thái đất ngập nước nội địa (sông, suối, hồ, ao, ruộng lúa,...).

Lý thuyết Địa Lí 8 Cánh diều Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Quảng cáo

- Hệ sinh thái biển: gồm các kiểu hệ sinh thái: rạn san hô, thảm cỏ biển,... có tính đa dạng sinh học và giá trị cao.

Lý thuyết Địa Lí 8 Cánh diều Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

♦ Đa dạng về thành phần loài

- Đa dạng về hệ sinh thái tạo nên sự đa dạng thành phần loài của sinh vật nước ta.

- Nước ta có số lượng lớn các loài thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm. Trong đó có nhiều loài thực vật quý như: lim, sến, nghiến, trầm hương, sâm, nấm,... và các loài động vật quý hiếm như: sao la, voi, bò tót, voọc, trĩ,....

♦ Đa dạng về nguồn gen

- Số lượng cá thể trong mỗi loài thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm tương đối lớn đã tạo nên sự đa dạng nguồn gen di truyền.

- Sự phong phú về nguồn gen, trong đó có nhiều nguồn gen quý, đã tạo nên sự đa dạng và giàu có của sinh vật Việt Nam.

II. Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Quảng cáo

♦ Vai trò của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

- Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong ổn định hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng thành phần loài, nguồn gen.

+ Các hệ sinh thái cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu để phục vụ nhu cầu của con người, cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế.

+ Các hệ sinh thái tự nhiên còn có chức năng điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ bờ sông, bờ biển,....

♦ Đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị suy giảm

- Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng, cùng với tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, đa dạng sinh học của nước ta ngày càng bị suy giảm.

+ Suy giảm về hệ sinh thái:

▪ Các hệ sinh thái rừng tự nhiên bị thu hẹp về diện tích và giảm về chất lượng. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 70 % diện tích rừng tự nhiên là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

▪ Sự biến đổi các hệ sinh thái rừng tự nhiên làm cho các loài sinh vật hoang dã mất môi trường sống.

+ Suy giảm về loài và số lượng cá thể trong loài, đặc biệt là các loài động vật hoang dã. Theo tổ chức Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) năm 2020, Việt Nam có nhiều loài động vật bị đe dọa tuyệt chủng như: các loài lưỡng cư (53 loài), thú (75 loài), bò sát (75 loài), cá (136 loài)....

Lý thuyết Địa Lí 8 Cánh diều Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

- Suy giảm về nguồn gen: Sự suy giảm các hệ sinh thái tự nhiên và thành phần loài sinh vật làm cạn kiệt và biến mất một số nguồn gen tự nhiên, nhiều nguồn gen bị suy giảm, trong đó có nhiều giống bản địa quý hiếm.

Một số biện pháp để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

- Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học như: Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ môi trường,...

- Truyền thông về bảo vệ đa dạng sinh học, nâng cao ý thức về bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là hệ sinh thái rừng tự nhiên, rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển.

- Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ động vật quý hiếm; chống nạn săn bắt, sử dụng động vật hoang dã trái phép, khai thác thuỷ sản quá mức.

- Tiếp tục duy trì và xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ các loài sinh vật, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên.

- Bảo vệ và phục hồi môi trường sống cho các loài sinh vật, bao gồm cả môi trường

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 8 Cánh diều hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 8, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Địa Lí 8 hay, ngắn gọn được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Lịch Sử và Địa Lí 8 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên