Với 30 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 15: Duyên hải Nam Trung Bộ sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ
các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa 9.
Trắc nghiệm Địa Lí 9 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 1. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?
Quảng cáo
A. 7.
B. 8.
C. 9.
D. 6.
Chọn B
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố. Đó là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quang Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Câu 2. Vịnh biển nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Quy Nhơn, Xuân Đài.
B. Vân Phong, Nha Trang.
C. Hạ Long, Diễn Châu.
D. Cam Ranh, Dung Quất.
Chọn C
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh - vùng Đồng bằng sông Hồng), vịnh Diễn Châu (Nghệ An - vùng Bắc Trung Bộ).
Quảng cáo
Câu 3. Đảo, quần đảo nào sau đây không trực thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Phú Qúy.
B. Hoàng Sa.
C. Trường Sa.
D. Phú Quốc.
Chọn D
- Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc TP Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa. Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận -> Các tỉnh này thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 4. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc tỉnh/thành nào dưới đây?
A. TP Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
B. Tỉnh quảng Nam và Quảng Ngãi.
C. Tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên.
D. Tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Chọn A
- Quần đảo Hoàng Sa hiện nay thuộc sự quản lý hành chính của thành phố Đà Nẵng. Đây là một quần đảo nằm ở Biển Đông, có vị trí chiến lược quan trọng. Chính quyền Việt Nam đã xác lập chủ quyền và quản lý hành chính đối với quần đảo này từ rất lâu.
- Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Quần đảo này cũng nằm ở Biển Đông và bao gồm nhiều đảo, đá, bãi cạn và rạn san hô. Tương tự như Hoàng Sa, Trường Sa có vị trí chiến lược rất quan trọng về mặt địa lý, kinh tế và quân sự. Việt Nam có các cơ sở hành chính, quân sự trên nhiều đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
-> Cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là những phần lãnh thổ quan trọng của Việt Nam trên Biển Đông.
Câu 5. Cánh đồng muối Cà Ná nổi tiếng ở nước ta thuộc tỉnh nào dưới đây?
Quảng cáo
A. Phú Yên.
B. Ninh Thuận.
C. Bình Thuận.
D. Khánh Hòa.
Chọn B
Cà Ná nằm ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, và là một trong những khu vực sản xuất muối lớn và nổi tiếng ở Việt Nam. Đây là vùng đất có điều kiện khí hậu khô hạn, rất phù hợp cho việc sản xuất muối. Muối Cà Ná nổi tiếng và được mệnh danh là cánh đồng muối ngon nhất Đông Nam Á.
Câu 6. Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển nhất tại các tỉnh nào dưới đây?
A. Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên..
B. Khánh Hòa, Ninh Thuận, Quảng Nam.
C. Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng.
D. Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa.
Chọn A
- Tỉnh Khánh Hòa, với thành phố Nha Trang là trung tâm, nổi tiếng với nghề nuôi tôm hùm và tôm sú. Các huyện ven biển như Vạn Ninh, Cam Lâm và Ninh Hòa có điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng tôm.
- Tỉnh Bình Thuận cũng phát triển mạnh nghề nuôi tôm hùm và tôm sú, đặc biệt là ở các huyện ven biển như Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc và Tuy Phong.
- Ở Phú Yên, nghề nuôi tôm hùm chủ yếu tập trung tại các huyện ven biển như Tuy An và Đông Hòa. Tỉnh này có điều kiện khí hậu và nguồn nước phù hợp để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.
-> Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển nhất tại các tỉnh Bình Thuận, Phú Yên và Khánh Hòa.
Câu 7. Di sản văn hóa thế giới Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn thuộc tỉnh nào dưới đây?
A. Quảng Bình.
B. Quảng Nam.
C. Quảng Ngãi.
D. Quảng Ninh.
Chọn B
Phố cổ (hay đô thị cổ) Hội An và Khu di tích (hay Thánh địa) Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam là hai trong 8 di sản văn hóa Thế giới tại Việt Nam (được UNESCO công nhận tháng 12/1999) là tài nguyên du lịch nhân văn nổi bật không chỉ của Quảng Nam mà còn cho toàn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước.
Quảng cáo
Câu 8. Duyên hải Nam Trung Bộ không giáp với vùng nào dưới đây?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Chọn B
Vị trí của Duyên hải Nam Trung Bộ là. Giáp với Bắc Trung Bộ, Biển Đông, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và giáp với nước bạn Lào.
Câu 9. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành phố nào sau đây?
A. Đà Nẵng.
B. Quảng Ngãi.
C. Quảng Nam.
D. Khánh Hòa.
Chọn A
Huyện đảo Hoàng Sa là một đơn vị hành chính thuộc thành phố Đà Nẵng bao gồm quần đảo Hoàng Sa, được thành lập năm 1982 thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng và sau này trực thuộc Đà Nẵng ngày 23 tháng 1 năm 1997 theo Nghị định số 07/1997/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam.
Câu 10. Tỉnh/thành nào dưới đây có nạn hạn hán kéo dài nhất ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Ninh Thuận, Bình Thuận.
B. Ninh Thuận, Phú Yên.
C. Bình Thuận, Quảng Nam.
D. Phú Yên, Quảng Nam.
Chọn A
Ninh Thuận và Bình Thuận là hai tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam, nổi tiếng với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là mùa khô kéo dài và tình trạng hạn hán thường xuyên. Tuy nhiên, các tỉnh này cũng đang tận dụng điều kiện khắc nghiệt của mình để phát triển những lĩnh vực khác như du lịch và năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời), đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững.
Câu 11. Tỉnh duy nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vừa có đường biên giới vừa có đường bờ biển là
A. Khánh Hòa.
B. Quảng Ngãi.
C. Quảng Nam.
D. Bình Thuận.
Chọn C
Tỉnh Quảng Nam là tỉnh duy nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có cả đường biên giới trên đất liền với Lào và đường bờ biển. Các tỉnh khác trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) chỉ có đường bờ biển mà không có đường biên giới trên đất liền. Vị trí địa lí này của Quảng Nam giúp tỉnh có lợi thế trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thương và hợp tác quốc tế với nước láng giềng Lào, cũng như trong việc khai thác các nguồn lợi từ biển.
Câu 12. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
A. Khánh Hòa.
B. Quảng Ngãi.
C. Bình Định.
D. Quảng Nam.
Chọn A
Các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định -> Tỉnh Khánh Hòa không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Câu 13. Các bãi biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là
A. Mỹ Khê, Nha Trang, Mũi Né, Sa Huỳnh.
B. Mỹ Khê, Nha Trang, Sa Huỳnh, Mũi Né.
C. Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Nha Trang, Mũi Né.
D. Mỹ Khê, Mũi Né, Sa Huỳnh, Nha Trang.
Chọn C
Các bãi biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là Mỹ Khê (TP Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Bình Thuận).
Câu 14. Các trung tâm kinh tế quan trọng của Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Hội An, Vĩnh Hảo, Mũi Né.
B. Huế, Tam Kỳ, Quảng Ngãi.
C. Tuy Hòa, Phan Rang, Phan Thiết.
D. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
Chọn D
Các trung tâm kinh tế quan trọng của Duyên hải Nam Trung Bộ là Đà Nẵng, Quy Nhơn và Nha Trang. Những trung tâm này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn diện của Duyên hải Nam Trung Bộ, đồng thời tạo ra sự kết nối với các khu vực khác trong và ngoài nước.
Câu 15. Các hải cảng ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là
A. Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Vân Phong.
B. Quy Nhơn, Đà Nẵng, Vân Phong, Nha Trang.
C. Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang, Vân Phong.
D. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Vân Phong, Nha Trang.
Chọn D
Các hải cảng ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là. Đà Nẵng, Quy Nhơn (Bình Định), Vân Phong, Nha Trang (Khánh Hòa).
Câu 16. Trung tâm công nghiệp nào dưới đây có quy mô lớn nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Nha Trang.
B. Dung Quất.
C. Đà Nẵng.
D. Quy Nhơn.
Chọn C
Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là Đà Nẵng. Đà Nẵng không chỉ là trung tâm kinh tế lớn nhất của khu vực mà còn là trung tâm công nghiệp lớn nhất với các khu công nghiệp và khu công nghệ cao phát triển, thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước. Các ngành công nghiệp chính ở Đà Nẵng bao gồm công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ thông tin và điện tử. Thành phố Đà Nẵng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của toàn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 17. Loại hình dịch vụ có điều kiện phát triển nhất của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Bưu chính.
B. Thương mại.
C. Du lịch.
D. Giao thông vận tải.
Chọn C
Loại hình dịch vụ có điều kiện phát triển nhất của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là du lịch. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp, các di sản văn hóa, và danh lam thắng cảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Các điểm đến du lịch nổi tiếng như Đà Nẵng, Nha Trang, Mũi Né, và Phú Yên đã thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Du lịch biển, nghỉ dưỡng, và khám phá các di sản văn hóa, thiên nhiên là những loại hình dịch vụ phát triển mạnh mẽ nhất trong khu vực này.
Câu 18. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ có điểm giống nhau nào sau đây về nguồn lợi biển?
A. Nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản.
B. Khai thác du lịch và khai khoáng.
C. Khai thác và chăn nuôi tổ yến.
D. Phát triển mạnh nghề làm muối.
Chọn A
Điểm giống nhau về nguồn lợi biển giữa vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ là nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. Cả hai vùng này đều có bờ biển dài, thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Đây là một trong những ngành kinh tế quan trọng, cung cấp nguồn thực phẩm phong phú và đóng góp lớn cho nền kinh tế của cả hai vùng.
Câu 19. Thuận lợi của nguồn nước ở Duyên hải Nam Trung Bộ đối với phát triển thủy điện là
A. sông ngắn dốc nhiều thác ghềnh.
B. nhiều mỏ nước khoáng có giá trị.
C. có nhiều hồ tự nhiên và nhân tạo.
D. các đầm phá rộng có ở nhiều nơi.
Chọn A
Thuận lợi của nguồn nước ở Duyên hải Nam Trung Bộ đối với phát triển thủy điện là sông ngắn dốc nhiều thác ghềnh.
Câu 20. Thuận lợi chủ yếu của nguồn nước ở Duyên hải Nam Trung Bộ đối với cung cấp nước cho sản xuất là
A. sông ngắn dốc nhiều thác ghềnh.
B. nhiều mỏ nước khoáng có giá trị.
C. có nhiều hồ tự nhiên và nhân tạo.
D. các đầm phá rộng có ở nhiều nơi.
Chọn C
Thuận lợi chủ yếu của nguồn nước ở Duyên hải Nam Trung Bộ đối với cung cấp nước cho sản xuất là có nhiều hồ tự nhiên và nhân tạo.
Câu 21. Thuận lợi của nguồn nước ở Duyên hải Nam Trung Bộ đối với nuôi trồng thủy sản nước lợ là
A. sông ngắn dốc nhiều thác ghềnh.
B. nhiều mỏ nước khoáng có giá trị.
C. có nhiều hồ tự nhiên và nhân tạo.
D. các đầm phá rộng có ở nhiều nơi.
Chọn D
Thuận lợi của nguồn nước ở Duyên hải Nam Trung Bộ đối với nuôi trồng thủy sản nước lợ là các đầm phá rộng có ở nhiều nơi.
Câu 22. Thuận lợi chủ yếu của sinh vật ở Duyên hải Nam Trung Bộ đối với phát triển du lịch là
A. nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển.
B. diện tích rừng khá lớn độ che phủ khá cao.
C. sinh vật đa dạng và có những loài có giá trị.
D. trong rừng có nhiều loài được dược liệu gỗ quý.
Chọn A
Thuận lợi chủ yếu của sinh vật ở Duyên hải Nam Trung Bộ đối với phát triển du lịch là nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển.
Câu 23. Phát biểu nào sau đây không đúng với việc phát triển nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng và phong phú.
B. Sản lượng cá biển chiếm phần lớn sản lượng thuỷ sản ở vùng.
C. Việc nuôi tôm hùm, tôm sú đang được phát triển ở nhiều tỉnh.
D. Tập trung đánh bắt gần bờ, hạn chế phát triển đánh bắt xa bờ.
Chọn D
Trên thực tế, tại Duyên hải Nam Trung Bộ, việc đánh bắt xa bờ ngày càng được chú trọng và phát triển mạnh mẽ. Các tỉnh trong khu vực như Khánh Hòa, Bình Thuận và Phú Yên đã đầu tư vào tàu thuyền hiện đại và công nghệ tiên tiến để khai thác nguồn lợi thủy sản ở xa bờ, nhằm tăng cường sản lượng và giá trị của nghề cá. Trong khi đó, việc đánh bắt gần bờ vẫn tiếp tục nhưng không phải là hoạt động chính và chiếm ưu thế so với đánh bắt xa bờ -> Phát biểu “Tập trung đánh bắt gần bờ, hạn chế phát triển đánh bắt xa bờ.” là không đúng.
Câu 24. Thuận lợi chủ yếu cho việc nuôi trồng thuỷ sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. bờ biển có nhiều vụng, đầm phá.
B. biển có nhiều loài cá, tôm, mực.
C. nhiều ngư trường giàu có hải sản.
D. công nghiệp chế biến phát triển.
Chọn A
Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều vụng, đầm phá, và các vùng nước ven biển khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản như tôm, cá, và ngao. Những vùng nước này thường có độ mặn ổn định và ít bị ảnh hưởng bởi sóng lớn, giúp cho việc nuôi trồng thủy sản phát triển tốt hơn. Ngoài ra, điều kiện khí hậu và nguồn nước của vùng cũng phù hợp với sự phát triển của nhiều loài thủy sản, cùng với sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ nuôi trồng, đã góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của ngành thủy sản ở khu vực này.
Câu 25. Duyên hải Nam Trung Bộ giáp với
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Chọn A
Duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích: 44,4 nghìn km2 (13,4% cả nước); Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang; Phía bắc giáp Bắc Trung Bộ, phía tây giáp Tây Nguyên, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía đông giáp Biển Đông.
Câu 26. Huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây của Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Đà Nẵng.
B. Quảng Nam.
C. Quảng Ngãi.
D. Bình Định.
Chọn A
Hoàng Sa là một huyện đảo thuộc thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Huyện bao gồm quần đảo Hoàng Sa, được thành lập năm 1982 thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và sau này trực thuộc thành phố Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 1 năm 1997 theo Nghị định số 07/1997/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam.
Câu 27. Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào sau đây của Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Bình Định.
B. Phú Yên.
C. Khánh Hòa.
D. Bình Thuận.
Chọn C
Về quản lý hành chính, năm 1982, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai theo Quyết định 193-HĐBT năm 1982. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, hiện nay huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà.
Câu 28. Huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh nào sau đây của Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Quảng Nam
B. Quảng Ngãi
C. Bình Định
D. Khánh Hòa
Chọn B
Huyện đảo Lý Sơn nằm về phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý. Diện tích của huyện Lý Sơn là 10,39 km², dân số năm 2019 là 22.174 người, mật độ dân số đạt 2.134 người/km². Gồm 2 đảo: đảo Lớn (Lý Sơn, hoặc gọi cù lao Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) ở phía bắc đảo Lớn và hòn Mù Cu ở phía đông của đảo Lớn.
Câu 29. Huyện đảo Phú Quý thuộc tỉnh nào sau đây của Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Phú Yên
B. Khánh Hòa
C. Ninh Thuận
D. Bình Thuận
Chọn D
Phú Quý là một huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận. Phú Quý cách Phan Thiết khoảng 56 hải lý (hơn 100km) về hướng Đông Nam, cách quần đảo Trường Sa 540 km về hướng Tây Nam và cách Hoàng Sa khoảng 725 km.
Câu 30. Khó khăn đáng kể về đất để phát triển nông nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. quỹ đất nông nghiệp hạn chế.
B. đất nhiễm phèn, nhiễm mặn.
C. độ dốc của đồng bằng khá lớn.
D. đất trống, đồi núi trọc nhiều.
Chọn A
Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm lãnh thổ hẹp ngang, với nhiều đồi núi, bãi cát và vùng đất ven biển nên diện tích đất nông nghiệp tương đối hạn chế. Điều này khiến việc phát triển nông nghiệp gặp nhiều khó khăn so với các khu vực khác.
ển, đảo.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: