Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 10 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo

Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 10 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 10 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Công nghệ 10 Bài 10.

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 10 Bài 10 (cả ba sách)

Quảng cáo

Lưu ý: Môn Công nghệ 10 Chân trời sáng tạo học chung sách với Công nghệ 10 Kết nối tri thức.

- Kết nối tri thức + Chân trời sáng tạo

  + Thiết kế & Công nghệ:

- Cánh diều

  + Công nghệ trồng trọt:

  + Thiết kế & Công nghệ:

Quảng cáo

Lưu trữ: Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn (sách cũ)

I - CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT MẶN

A. Lý thuyết, Nội dung bài học

1. Nguyên nhân hình thành

Đất mặn là loại đất có chứa nhiều cation natri hấp phụ trên bề mặt keo đất và trong dung dịch đất

Có 2 nguyên nhân chính hình thành đất mặn:

   - Do nước biển tràn vào

   - Do ảnh hưởng của nước ngầm. Về mùa khô, muối hoà tan theo các mao quản dần lên làm đất nhiễm mặn

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 10 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo | Lý thuyết Công nghệ 10 đầy đủ nhất

2. Đặc điểm, tính chất của đất mặn

Đất mặn có thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét từ 50 – 60%.

Đất chặt, thấm nước kém. Khi bị ướt, đất dẻo, dính. Khi bị khô, đất co lại, nứt nẻ, rắn chắc, khó làm đất.

Đất chứa nhiều muối tan: NaCl, Na2SO4 nên áp suất thẩm thấu dung dịch đất lớn, ảnh hưởng quá trình hút nước, chất dinh dưỡng.

Phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu.

Hoạt động của vi sinh vật yếu

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 10 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo | Lý thuyết Công nghệ 10 đầy đủ nhất

3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất mặn

a) Biện pháp cải tạo:

Biện pháp thuỷ lợi: Đắp đê ngăn nước biển, xây dựng hệ thống mương máng tưới, tiêu hợp lý

Biện pháp bón vôi: Khi bón vôi vào đất, cation canxi sẽ tham gia phản ứng trao đổi theo phương trình sau:

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 10 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo | Lý thuyết Công nghệ 10 đầy đủ nhất

Tháo rửa nước mặn.

Bón bổ sung chất hữu cơ để nâng cao độ phì nhiêu cho đất.

Trồng cây chịu mặn: Làm giảm bớt Natri trong đất sau đó sẽ trồng các cây trồng khác

b) Sử dụng đất mặn

Đất mặn sau khi được cải tạo có thể sử dụng để trồng lúa, đặc biệt là các giống lúa đặc sản

Thích hợp trồng cói

Mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản

Vùng đất mặn ngoài đê: trồng rừng để giữ đất và bảo vệ môi trường

II - CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT PHÈN

1. Nguyên nhân hình thành

Đất phèn là loại đất được hình thành ở vùng đồng bằng ven biển có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh

Các xác sinh vật này bị phân hủy giải phóng ra lưu huỳnh (S)

Trong điều kiện yếm khí, lưu huỳnh (S) sẽ kết hợp với sắt (Fe) trong phù sa để tạo thành hợp chất pyrit (FeS2), trong điều kiện thoát nước, thoáng khí, FeS2 bị oxi hóa hình thành axit sunphuric (H2SO4) làm cho đất chua trầm trọng. Vì vậy, tầng chứa FeS2 còn được gọi là tầng sinh phèn

2. Đặc điểm, tính chất đất phèn

Có thành phần cơ giới nặng. Tầng đất mặt: khi khô thì cứng, nhiều vết nứt nẻ

Đất rất chua, trị số pH < 4. Trong đất có nhiều chất độc hại cho cây trồng: Al3+, Fe3+, CH4, H2S

Đất có độ phì nhiêu thấp.

Hoạt động vi sinh vật rất kém.

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 10 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo | Lý thuyết Công nghệ 10 đầy đủ nhất

3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất phèn

a) Biện pháp cải tạo

Biện pháp thuỷ lợi: Xây dưng hệ thống tưới tiêu nước để thau chua rửa mặn, xổ phèn (rửa phèn) và hạ thấp mạch nước ngầm

Bón vôi khử chua và làm giảm độc hại của nhôm tự do (Al3+)

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 10 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo | Lý thuyết Công nghệ 10 đầy đủ nhất

Bón phân hữu cơ, đạm, lân và phân vi lượng để nâng cao độ phì nhiêu của đất

Cày sâu, phơi ải để quá trình chua hóa diễn ra mạnh, sau đó nước mưa, nước tưới sẽ rửa phèn

Lên luống (liếp): Lật úp đất thành luống cao. Làm vậy lớp đất phèn phía dưới được lật lên trên, gốc rạ, cỏ dại bị úp xuống tạo thành lớp đệm hữu cơ, hai bên liếp có hai rãnh tiêu phèn. Khi tưới nước ngọt vào liếp, chất phèn được hoà tan và trôi xuống rãnh tiêu.

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 10 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo | Lý thuyết Công nghệ 10 đầy đủ nhất

b) Sử dụng đất phèn

Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, người ta, dùng đất phèn để trồng lúa. Nhân dân tại đây phối hợp nhiều phương pháp như: cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên

Trồng cây chịu phèn

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 10 có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

ly-thuyet-cong-nghe-10.jsp

Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên