Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 49 (có đáp án): Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản

Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 49 (có đáp án): Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về vai trò của thủy sản:

A. Cung cấp thực phẩm cho con người.

B. Làm thức ăn cho vật nuôi khác.

C. Hàng hóa xuất khẩu.

D. Làm vật nuôi cảnh.

Đáp án: D. Làm vật nuôi cảnh.

Giải thích : (Phát biểu sai khi nói về vai trò của thủy sản là: Làm vật nuôi cảnh – Hình 75 SGK trang 131)

Câu 2: Có mấy vai trò của nuôi thủy sản?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: C. 4

Giải thích : (Có 4 vai trò của nuôi thủy sản:

- Cung cấp thực phẩm cho con người.

- Làm thức ăn cho vật nuôi khác.

- Hàng hóa xuất khẩu.

- Làm sạch môi trường nước – Hình 75 SGK trang 131)

Câu 3: Có mấy nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Đáp án: A. 3

Giải thích : (Có 3 nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta là:\

- Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi.

- Cung cấp thực phẩm tươi sạch.

- Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thủy sản – SGK trang 132)

Câu 4: Câu nào dưới đây không phải là nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta?

A. Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi.

B. Mở rộng xuất khẩu.

C. Cung cấp thực phẩm tươi sạch.

D. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thủy sản.

Đáp án: B. Mở rộng xuất khẩu.

Giải thích : (Câu không phải là nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta là: Mở rộng xuất khẩu – SGK trang 132)

Câu 5: Diện tích mặt nước hiện có ở nước ta là bao nhiêu ha?

A. 1.700.000 ha.

B. 1.500.000 ha.

C. 1.750.000 ha.

D. 1.650.000 ha.

Đáp án: A. 1.700.000 ha.

Giải thích : (Diện tích mặt nước hiện có ở nước ta là 1.700.000 ha – SGK trang 132)

Câu 6: Trong những năm tới đây nước ta phấn đấu đưa diện tích sử dụng mặt nước ngọt tới bao nhiêu %?

A. 40%.

B. 50%.

C. 60%.

D. 70%.

Đáp án: C. 60%.

Giải thích : (Trong những năm tới đây nước ta phấn đấu đưa diện tích sử dụng mặt nước ngọt tới 60% – SGK trang 132)

Câu 7: Bình quân nhu cầu thực phẩm của mỗi người là:

A. 12 – 25 kg/năm.

B. 12 – 20 kg/năm.

C. 10 – 25 kg/năm.

D. 20 – 35 kg/năm.

Đáp án: B. 12 – 20 kg/năm.

Giải thích : (Bình quân nhu cầu thực phẩm của mỗi người là: 12 – 20 kg/năm – SGK trang 132)

Câu 8: Thực phẩm do nuôi thủy sản chiếm bao nhiêu % nhu cầu thực phẩm hiện nay?

A. 40 – 50%.

B. 60%.

C. 20 – 30%.

D. 30%.

Đáp án: A. 40 – 50%.

Giải thích : (Thực phẩm do nuôi thủy sản chiếm 40 – 50% nhu cầu thực phẩm hiện nay – SGK trang 132)

Câu 9: Ở nước ta hiện nay đã thu thập và phân loại được bao nhiêu loại cá nước ngọt?

A. 300 loài.

B. 124 loài.

C. 245 loài.

D. 544 loài.

Đáp án: D. 544 loài.

Giải thích : (Ở nước ta hiện nay đã thu thập và phân loại được 544 loại cá nước ngọt – Phần Có thể em chưa biết, SGK trang 132)

Câu 10: Trong các loài cá sau, loài nào không được coi là quý hiếm cần được bảo vệ?

A. Cá Chẽm.

B. Cá Rô Phi.

C. Cá Lăng.

D. Cá Chình..

Đáp án: B. Cá Rô Phi.

Giải thích : (Trong các loài cá sau, loài không được coi là quý hiếm cần được bảo vệ là: Cá Rô Phi – Phần Có thể em chưa biết, SGK trang 132)

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 7 có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Công nghệ 7 | Soạn Công nghệ lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Công nghệ lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

ly-thuyet-trac-nghiem-cong-nghe-7.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên