Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 1 (có đáp án): Vai trò, nhiện vụ của trồng trọt
Câu 1: Vai trò của trồng trọt là:
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi
B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
C. Cung cấp nông sản cho sản xuất
D. Tất cả các ý trên
Đáp án: D
Giải thích : (Vai trò của trồng trọt là:
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
+ Cung cấp nông sản cho sản xuất – Hình 1 – SGK trang 5)
Câu 2: Biện pháp nào sau đây thực hiên trong trồng trọt?
A. Khai hoang, lấn biển, tăng vụ, áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật
B. Cày đất
C. Bón phân hạ phèn
D. Bón phân hữu cơ
Đáp án: A
Giải thích : (Biện pháp thực hiên trong trồng trọt là: Khai hoang, lấn biển, tăng vụ, áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật – Bảng, SGK trang 6)
Câu 3: Nhiệm vụ của trồng trọt là:
A. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp làm giấy
C. Cung cấp nông sản xuất khẩu; đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước
D. Tất cả ý trên
Đáp án: D
Giải thích : (Nhiệm vụ của trồng trọt là:
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp làm giấy
+ Cung cấp nông sản xuất khẩu; đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước – SGK trang 6)
Câu 4: Ngành trồng trọt có mấy vai trò:
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
Đáp án:A
Giải thích : (Ngành trồng trọt có 4 vai trò – Hình 1, SGK trang 5)
Câu 5: Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản để xuất khẩu là:
A. Vai trò của trồng trọt
B. Nhiệm vụ của trồng trọt
C. Chức năng của trồng trọt
D. Ý nghĩa của trồng trọt
Đáp án: A
Giải thích : (Vai trò của trồng trọt là: Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản để xuất khẩu – SGK trang 5)
Câu 6: Khai hoang, lấn biển nhằm mục đích gì?
A. Tăng sản lượng nông sản
B. Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng
C. Tăng chất lượng nông sản
D. Tăng diện tích đất trồng
Đáp án: D
Giải thích : (Khai hoang, lấn biển nhằm mục đích tăng diện tích đất trồng.)
Câu 7: Nhiệm vụ không phải là nhiệm vụ của ngành trồng trọt là:
A. Trồng cây lúa lấy gạo để xuất khẩu
B. Trồng cây rau, đậu, vừng làm thức ăn cho con người
C. Trồng cây mía cung cấp cho nhà máy chế biến đường
D. Trồng cây tràm để lấy gỗ làm nhà
Đáp án: D
Giải thích : (Trồng cây tràm để lấy gỗ làm nhà là nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp.)
Câu 8: Nhiệm vụ của trồng trọt là:
A. Trồng cây đặc sản: chè, cà phê, cao su…
B. Trồng lúa lấy gạo để xuất khẩu
C. Trồng cây lấy gỗ để sản xuất giấy
D. Phát triển chăn nuôi: lợn (heo), gà, vịt…
Đáp án: B
Giải thích : (Nhiệm vụ của trồng trọt là: Trồng lúa lấy gạo để xuất khẩu – SGK trang 6)
Câu 9: Để thực hiện nhiệm vụ trồng trọt, không cần sử dụng biện pháp nào?
A. Khai hoang, lấn biển
B. Tăng vụ trên diện tích đất trồng
C. Sử dụng thuốc hóa học
D. Áp dụng các biện pháp kĩ thuật
Đáp án: C
Giải thích : (Để thực hiện nhiệm vụ trồng trọt, cần sử dụng các biện pháp: Khai hoang, lấn biển, tăng vụ, áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật – Bảng, SGK trang 6)
Câu 10: Đâu không phải là vai trò của trồng trọt?
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi
B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
C. Trồng lúa lấy gạo để xuất khẩu
D. Cung cấp nông sản cho sản xuất
Đáp án: C
Giải thích : (Vai trò của trồng trọt là:
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
+ Cung cấp nông sản cho sản xuất
Trồng lúa lấy gạo để xuất khẩu: là nhiệm vụ của trồng trọt – SGK trang 5, 6)
Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 2 (có đáp án): Khái niệm về đất trồng và thành phần cần đất trồng
Câu 1: Đất trồng là môi trường?
A. Cung cấp chất dinh dưỡng, ôxy
B. Giúp cây đứng vững
C. Cung cấp chất dinh dưỡng, ôxy, nước
D. Câu B và C
Đáp án: D
Giải thích : (Đất trồng là môi trường: Giúp cây đứng vững và cung cấp chất dinh dưỡng, ôxy, nước - SGK trang 7)
Câu 2: Đất trồng là lớp bề mặt ……….. của vỏ Trái Đất.
A. Tơi xốp
B. Cứng, rắn
C. Ẩm ướt
D. Bạc màu
Đáp án:A
Giải thích : (Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất. – SGK trang 7)
Câu 3: Đất trồng là gì?
A. Kho dự trữ thức ăn của cây
B. Do đá núi mũn ra, cây nào cũng sống được
C. Lớp bề mặt tơi xốp của trái đất có khả năng sản xuất ra sản phẩm cây trồng
D. Lớp đá xốp trên bề mặt trái đất
Đáp án: C
Giải thích : (Đất trồng lớp bề mặt tơi xốp của trái đất có khả năng sản xuất ra sản phẩm cây trồng – SGK trang 7)
Câu 4: Đất trồng gồm mấy thành phần chính:
A. Hai thành phần
B. Ba thành phần
C. Năm thành phần
D. Nhiều thành phần
Đáp án: B
Giải thích : (Đất trồng gồm 3 thành phần chính:
+ Phần khí
+ Phần rắn
+ Phần lỏng – Sơ đồ 1, SGK trang 7)
Câu 5: Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống của cây:
A. Cung cấp nước, dinh dưỡng
B. Giữ cây đứng vững
C. Cung cấp nước, oxy, dinh dưỡng và giữ cây đứng vững
D. Cung cấp nguồn lương thực
Đáp án: C
Giải thích : (Đất trồng cung cấp nước, oxy, dinh dưỡng và giữ cây đứng vững – SGK trang 7)
Câu 6: Thành phần đất trồng gồm:
A. Phần khí, phần lỏng, chất vô cơ
B. Phần khí, phần lỏng, chất hữu cơ
C. Phần khí, phần rắn, phần lỏng
D. Phần rắn, chất hữu cơ, chất vô cơ
Đáp án:C
Giải thích : (Thành phần đất trồng gồm: Phần khí, phần rắn, phần lỏng – Sơ đồ 1, SGK trang 7)
Câu 7: Đặc điểm của phần khí là:
A. là không khí có ở trong khe hở của đất
B. gồm thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ
C. có tác dụng hòa tan chất dinh dưỡng
D. chiếm 92 – 98%
Đáp án: A
Giải thích : (Đặc điểm của phần khí là không khí có ở trong khe hở của đất – SGK trang 8)
Câu 8: Phần rắn gồm thành phần nào?
A. Chất vô cơ
B. Chất hữu cơ
C. Cả A và B
D. A hoặc B
Đáp án: C
Giải thích : (Phần rắn gồm: Chất vô cơ và chất hữu cơ – Sơ đồ 1, SGK trang 7)
Câu 9: Thành phần chất hữu cơ của đất có đặc điểm gì?
A. Gồm các sinh vật sống trong đất và xác động, thực vật và vi sinh vật đã chết.
B. Xác động, thực vật bị phân hủy thành chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng
C. Tổng hợp nên các chất mùn
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án:D
Giải thích : (Thành phần chất hữu cơ của đất có đặc điểm:
+ Gồm các sinh vật sống trong đất và xác động, thực vật và vi sinh vật đã chết.
+ Xác động, thực vật bị phân hủy thành chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng
+ Tổng hợp nên các chất mùn – SGK trang 8)
Câu 10: Sự khác biệt giữa đất trồng và đá?
A. Nước
B. Độ phì nhiêu
C. Ánh sáng
D. Độ ẩm
Đáp án: B
Giải thích : (Đất trồng khác với đá là ở độ phì nhiêu – SGK trang 7)
Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 3 (có đáp án): Một số tính chất của đất trồng
Câu 1: Đất nào là đất trung tính:
A. pH < 6.5
B. pH > 6.5
C. pH > 7.5
D. pH = 6.6 - 7.5
Đáp án: D
Giải thích : (Đất trung tính có pH = 6.6 - 7.5 – SGK trang 9)
Câu 2: Đất kiềm là đất có pH là bao nhiêu?
A. pH < 6,5
B. pH = 6,6 - 7,5
C. pH > 7,5
D. pH = 7,5
Đáp án: C
Giải thích : (Đất kiềm là đất có pH > 7,5 – SGK trang 9)
Câu 3: Đất nào giữ nước tốt?
A. Đất cát
B. Đất sét
C. Đất thịt nặng
D. Đất thịt
Đáp án: B
Giải thích : (Đất sét giữ nước tốt nhờ vào đất có chứa nhiều hạt có kích thước bé, chứa nhiều mùn – SGK trang 9)
Câu 4: Yếu tố nào quyết định thành phần cơ giới đất?
A. Thành phần hữu cơ và vô cơ
B. Khả năng giữ nước và dinh dưỡng
C. Thành phần vô cơ
D. Tỉ lệ các hạt cát, limon, sét có trong đất
Đáp án:D
Giải thích : (Tỉ lệ các hạt cát, limon, sét có trong đất quyết định thành phần cơ giới đất – SGK trang 9)
Câu 5: Độ phì nhiêu của đất là gì?
A. Là khả năng cung cấp nước, dinh dưỡng, oxy cho cây
B. Là khả năng cung cấp muối khoáng
C. Là khả năng cung cấp nước
D. Là khả năng làm cây trồng cho năng suất cao
Đáp án: A
Giải thích : (Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp nước, dinh dưỡng, oxy cho cây – SGK trang 10)
Câu 6: Loại đất nào sau đây giữ nước và chất dinh dưỡng kém nhất?
A. Đất cát
B. Đất thịt nặng
C. Đất thịt nhẹ
D. Đất cát pha
Đáp án: A
Giải thích : (Đất cát giữ nước và chất dinh dưỡng kém nhất do có các hạt lớn và chứa ít chất mùn – SGK trang 9)
Câu 7: Đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng là vì sao?
A. Nhờ đất chứa nhiều mùn, sét
B. Nhờ đất chứa nhiều cát, limon, sét
C. Nhờ các hạt cát, sét, limon và chất mùn
D. Tất cả ý trên
Đáp án:C
Giải thích : (Đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, sét, limon và chất mùn – SGK trang 9)
Câu 8: Có mấy loại đất chính?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: B
Giải thích : (Có 3 loại đất chính: đất cát, đất thịt, đất sét – SGK trang 9)
Câu 9: Độ chua và độ kiềm của đất được đo bằng gì?
A. Độ pH
B. NaCl
C. MgSO4
D. CaCl2
Đáp án: A
Giải thích : (Độ chua và độ kiềm của đất được đo bằng độ pH – SGK trang 9)
Câu 10: Để cây trồng có năng suất cao thì cần có đặc điểm gì?
A. Đất trồng có độ phì nhiêu
B. Giống tốt
C. Chăm sóc tốt và điều kiện thời tiết thuận lợi
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án:D
Giải thích : (Để cây trồng có năng suất cao thì yêu cầu:
+ Đất trồng có độ phì nhiêu
+ Giống tốt
+ Chăm sóc tốt và điều kiện thời tiết thuận lợi – SGK trang 10)
....................................
....................................
....................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung trong bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 7 có đáp án, chọn lọc,
để xem đầy đủ mời quí bạn đọc vào từng bài trắc nghiệm ở trên!