- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 1: Vai trò, nhiện vụ của trồng trọt hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần cần đất trồng hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 3: Một số tính chất của đất trồng hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 4: Thực Hành : Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 5: Thực Hành : Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 8: Thực Hành : Nhận biết một số loại phân bón hoá học thông thường hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 9: Cách sử dụng vào bảo quản các loại phân bón thông thường hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 10: Vai trò của giống và phương pháp chọn giống cây trồng hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 11: Sản xuất vào bảo quản giống cây trồng hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 12: Sâu, bệnh hại cây trồng hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hại hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 14: Thực Hành : Nhận biết một số loại thuốc và nhận biết hiệu quả của thuốc trừ sâu,bệnh hại hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 15: Làm đất và bón phân lót hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 17: Thực Hành : Xử lí hạt giống bằng nước ấm hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 18: Thực Hành : Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 20: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 21: Luân canh, xen canh, tăng vụ hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 30: Vài trò và nhiệm vụ phát triên chăn nuôi hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 31: Giống vật nuôi hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 32: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lý giống vật nuôi hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 34: Nhân giống vật nuôi hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 35: Thực Hành : Nhận biết và chọn một số giống gà quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 36: Thực Hành : Nhận biết một số giống lợn ( heo) qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều ? hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 37: Thức ăn vật nuôi hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 38: Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 40: Sản xuất thức ăn vật nuôi hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 41: Thực Hành : Chế biến thức ăn họ đậu bằng nhiệt hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 42: Thực hành : Chế biến thức ăn giàu gluxit bằng men hay, ngắn gọn
- Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 43: Thực Hành : Đánh giá chất lượng thức ăn vật nuôi chế biến bằng phương pháp vi sinh vật. hay, ngắn gọn
Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 1: Vai trò, nhiện vụ của trồng trọt
I. Vai trò của trồng trọt
Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng của nông nghiệp.
Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
- Cung cấp nông sản để xuất khẩu.
II. Nhiệm vụ của trồng trọt
Dựa vào vai trò của trồng trọt, em hãy xác định nhiệm vụ nào dưới đây là nhiệm vụ của trồng trọt?
1. Sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai, sắn (củ khoai mì) để đảm bảo đủ ăn và dự trữ.
2. Trồng cây rau, đậu, vừng, lạc, … làm thức ăn cho con người.
3. Phát triển chăn nuôi lợn, gà, vịt,… cung cấp thịt, trứng cho con người.
4. Trồng cây mía cung cấp cho nhà máy đường, cây ăn quả cung cấp cho nhà máy sản xuất nước hoa quả.
5. Trồng cây lấy gỗ cung cấp cho xây dựng và công nghiệp làm giấy.
6. Trồng cây đặc sản: chè, cà phê, cao su, cao su, hồ tiêu để xuất khẩu.
III. Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì?
Bảng dưới đây trình bày một số biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.
Em hãy trả lời vào vở bài tập theo mẫu bảng dưới đây về mục đích của các biện pháp đó.
Một số biện pháp |
Mục đích |
- Khai hoang, lấn biển.
- Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng.
- Áp dụng đúng biện pháp kĩ thuật trồng trọt.
|
- Mở mang, khai phá ruộng đất bị bỏ hoang.
- Tăng sản lượng.
- Tăng năng suất cây trồng.
|
Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần cần đất trồng
I. Khái niệm về đất trồng
1. Đất trồng là gì?
Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
Đất trồng là sản phẩm biến đổi của đá dưới tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và con người, đất trồng có độ phì nhiêu tốt.
2. Vai trò của đất trồng
Quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi: Trồng cây trong môi trường đất và môi trường nước có điểm gì giống và khác nhau?
Đất có vai trò đặc biệt đối với đời sống của cây trồng vì đất là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.
II. Thành phần của đất trồng
Thành phần của đất trồng được trình bày ở sơ đồ dưới đây:
- Phần khí: Cung cấp Oxi cho cây hô hấp. (lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển, lượng cacbonic thì nhiều hơn trong khí quyển cả trăm lần).
- Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. (nito, kali, photpho, những chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng).
- Phần lỏng: Cung cấp nước, hòa tan các chất dinh dưỡng.
Dựa vào sơ đồ 1 và kiến thức Sinh học 6, em hãy điền vào vở bài tập vai trò từng thành phần của đất trồng theo mẫu bảng dưới đây.
Các thành phần của đất | Vai trò đối với cây trồng |
Phần khí | Hô hấp với cây trồng. |
Phần rắn | Cung cấp các chất dinh dưỡng. |
Phần lỏng | Hoà tan các chất dinh dưỡng, cấp nước. |
Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 3: Một số tính chất của đất trồng
I. Thành phần cơ giới của đất là gì
Thành phần cơ giới của đất được tạo nên bởi: tỉ lệ % các thành phần vô cơ và hữu cơ.
Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt trong đất, người ta chia đất làm 3 loại chính: đất cát, đất thịt, đất sét. Giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian như: đất cát pha, đất thịt nhẹ, …
II. Thế nào là độ chua, độ kiềm của đất?
Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH. Trị số pH dao động từ 0 đến 14.
- Đất thường có trị số pH từ 3 đến 9.
- Người ta xác định đất chua, kiềm và trung tính để có kế hoạch sử dụng và cải tạo.
III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất
Đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn. Đất chứa nhiều hạt có kích thước càng bé, đất càng chứa nhiều nhiều mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.
Em hãy điền vào vở bài tập dấu x vào cột tương ứng về khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của từng loại loại đất theo mẫu bảng sau:
Đất |
Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng |
Tốt |
Trung bình |
Kém |
Cát |
|
|
x |
Thịt |
|
x |
|
Sét |
x |
|
|
IV. Độ phì nhiêu của đất là gì?
Độ phì nhiêu là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, và không có chất có hại cho cây gọi là độ phì nhiêu của đất.
Độ phì nhiêu của đất là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng.
Muốn cho cây trồng có năng suất cao phải có đủ các điều kiện: giống tốt, chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi.
....................................
....................................
....................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung tóm tắt kiến thức trọng tâm Công nghệ lớp 7 hay, chi tiết,
để xem đầy đủ mời quí bạn đọc vào từng bài lý thuyết ở trên!