Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 13 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Với câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 13 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa 7 Bài 13. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 13 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Quảng cáo
Quảng cáo



Lưu trữ: Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 13: Môi trường đới ôn hòa (sách cũ)

Câu: 1 Nằm ở giữa chí tuyến Bắc (Nam) đến vòng cực Bắc (Nam) là vị trí phân bố của đới khí hậu nào?

   A. Đới nóng

   B. Đới ôn hòa.

   C. Đới lạnh.

   D. Nhiệt đới.

Đới ôn hòa nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu.

Chọn: B.

Câu: 2 Môi trường nào sau đây không thuộc đới ôn hòa:

   A. Môi trường ôn đới hải dương.

   B. Môi trường địa trung hải.

   C. Môi trường ôn đới lục địa.

   D. Môi trường nhiệt đới gó mùa.

Đới ôn hòa phân hóa thành 5 kiểu môi trường là: ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải, cận nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới ẩm, hoang mạc.

Chọn: D.

Câu: 3 Chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa là:

   A. Môi trường ôn đới hải dương.

   B. Môi trường ôn đới lục địa.

   C. Môi trường hoang mạc.

   D. Môi trường địa trung hải.

Chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa là môi trường ôn đới lục địa.

Chọn: B.

Câu: 4 Thảm thực vật đới ôn hòa từ tây sang đông là:

   A. rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao.

   B. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng cây bụi gai.

   C. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng.

   D. rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim.

Từ tây sang đông, thảm thực vật môi trường đới ôn hòa thay đổi theo tứ tự là: rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.

Chọn: D.

Câu: 5 Đặc điểm khí hậu của môi trường Địa Trung Hải là:

   A. ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.

   B. khô hạn quanh năm, lượng mưa rất thấp.

   C. mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu – đông.

   D. mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn.

Môi trường Địa Trung Hải có mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu – đông.

Chọn: C.

Câu: 6 Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian, biểu hiện là:

   A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C, lượng mưa trung bình từ 1000 – 1500mm.

   B. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 100C, lượng mưa trung bình từ 600 - 800mm.

   C. Nhiệt độ trung bình năm khoảng -10C, lượng mưa trung bình khoảng 500mm.

   D. Nhiệt độ trung bình năm trên 250C, lượng mưa trung bình từ 1500 – 2500mm.

Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian, biểu hiện là nhiệt độ trung bình năm khoảng 100C, lượng mưa trung bình năm từ 600 – 800mm.

Chọn: B.

Câu: 7 Khí hậu ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm là đặc điểm của môi trường:

   A. ôn đới lục địa.

   B. ôn đới hải dương.

   C. địa trung hải.

   D. cận nhiệt đới ẩm.

Môi trường ôn đới hải dương có khí hậu ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.

Chọn: B.

Câu: 8 Vị trí trung gian đã ảnh hưởng đến đặc điểm thời tiết ở đới ôn hòa như thế nào?

   A. Thời tiết thay đổi thất thường.

   B. Thời tiết quanh năm ôn hòa, mát mẻ.

   C. Quanh năm chịu ảnh hưởng của các đợt khí lạnh.

   D. Nhiệt độ không quá nóng, không quá lạnh.

Do vị trí trung gian nên đới ôn hòa có thời tiết thay đổi thất thường. Các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh.

Chọn: A.

Câu: 9 Đâu là biểu hiện của sự thay đổi thiên nhiên theo bắc nam ở đới ôn hòa?

   A. Một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.

   B. Bờ Tây lục địa có khí hậu ẩm ướt, càng vào sâu đất liền tính lục địa càng rõ rệt.

   C. Ở vĩ độ cao có mùa đông rất lạnh và kéo dài, gần chí tuyến có mùa đông ấm áp.

   D. Thảm thực vật thay đổi từ rừng lá rộng sang rừng hỗn giao và rừng lá kim.

Thiên nhiên đới ôn hòa thay đổi theo chiều bắc nam, ở vĩ độ cao mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn; gần chí tuyến có môi trường địa trung hải: mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa vào thu – đông.

Chọn: C.

Câu: 10 Trên lãnh thổ châu Á, xuất hiện môi trường hoang mạc với diện tích khá rộng lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do:

   A. có dòng biển lạnh chạy ven bờ.

   B. địa hình khuất gió.

   C. lãnh thổ nằm sâu trong nội địa.

   D. đón gió tín phong khô nóng.

Châu Á có lãnh thổ rộng lớn, do vậy càng vào sâu trong lục địa ảnh hưởng của biển càng ít, khí hậu khô hạn → làm xuất hiện môi trường hoang mạc.

Chọn: C.

Xem thêm các phần Lý thuyết & Trắc nghiệm Địa Lí lớp 7 có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Địa Lí 7 | Để học tốt Địa Lí 7 được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Địa Lí lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

moi-truong-doi-on-hoa.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên