500 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 7 có đáp án năm 2023 mới

500 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 7 có đáp án năm 2023 mới

Nhằm mục đích giúp học sinh có thêm tài liệu ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí lớp 7 năm 2023, bộ 500 Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 7 có đáp án được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học với đầy đủ các cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 7 này sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm và đạt điểm cao trong các bài thi môn Địa Lí 7.


Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 1 có đáp án năm 2023

Câu 1: Tháp dân số cho biết:

A. Trình độ văn hóa của người dân.

B. Tổng số nam và nữ phân theo từng độ tuổi, số người trong độ tuổi lao động.

C. Dân số hoạt động trong các ngành kinh tế.

D. Dân số thành thị và nông thôn.

Lời giải:

Tháp dân số cho biết tổng số nam và nữ phân theo từng độ tuồi, số người trong độ tuổi lao động.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Dân số thường được biểu hiện cụ thể bằng

A. biểu đồ.

B. bản đồ.

C. tháp tuổi.

D. công thức.

Lời giải:

Dân số thường được biểu hiện cụ thể bằng tháp tuổi.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Hình dạng tháp tuổi với đáy tháp mở rộng, đỉnh tháp thu hẹp thể hiện

A. Tỉ lệ trẻ em cao.

B. Tỉ lệ nam nhiều hơn nữ.

C. Tỉ lệ người già lớn.

D. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao

Lời giải:

Tháp tuổi có phần đáy tháp mở rộng, đỉnh tháp thu hẹp thể hiện tỉ lệ trẻ em (dưới 15 tuổi) lớn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Tỉ lệ trẻ em cao thì hình dạng tháp tuổi có đặc điểm gì?

A. Đáy tháp thu hẹp, đỉnh tháp mở rộng.

B. Đáy tháp mở rộng, đỉnh tháp thu hẹp.

C. Đáy và đỉnh tháp mở rộng.

D. Đáy và đỉnh tháp thu hẹp.

Lời giải:

Tháp tuổi có phần đáy tháp mở rộng, đỉnh tháp thu hẹp thể hiện tỉ lệ trẻ em (dưới 15 tuổi) lớn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Tháp tuổi có phần thân mở rộng, đáy tháp có xu hướng thu hẹp lại thể hiện

A. Tỉ lệ người già cao.

B. Tỉ lệ nam nhiều hơn nữ.

C. Dân số tăng nhanh.

D. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao.

Lời giải:

Tháp tuổi có phần thân mở rộng, đáy tháp có xu hướng thu hẹp lại thể hiện tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao (từ 15 – 59 tuổi).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao được biểu hiện lên tháp tuổi như thế nào?

A. Thân tháp mở rộng, đáy tháp thu hẹp.

B. Thân và đáy tháp mở rộng.

C. Thân và đáy tháp thu hẹp.

D. Thân tháp thu hẹp, đỉnh tháp mở rộng.

Lời giải:

Tháp tuổi có phần thân mở rộng, đáy tháp có xu hướng thu hẹp lại thể hiện tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao (từ 15 – 59 tuổi).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7:  Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người từ nơi khác chuyển đến gọi là

A. Gia tăng tự nhiên.

B. Gia tăng cơ giới.

C. Gia tăng dân số.

D. Biến động dân số.

Lời giải:

Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người từ nơi khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ giới 

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Gia tăng cơ giới là

A. số người sinh ra trong năm so với tổng số dân.

B. số người chết đi trong năm so với tổng số dân.

C. số người chuyển đi và số người từ nơi khác chuyển đến.

D. số dân nam so với số dân nữ.

Lời giải:

Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người từ nơi khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ giới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở những khu vực nào sau đây?

A. Châu Âu, châu Á, châu Mĩ.

B. Châu Âu, châu Á, châu Phi.

C. Châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh.

D. Châu Á, châu Mĩ, châu Phi.

Lời giải:

Bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu các những khu vực Châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Khu vực nào trên thế giới không xảy ra tình trạng bùng nổ dân số từ những năm 50 của thế kỉ XX?

A. Châu Á.

B. Châu Phi.

C. Mỹ Latinh.

D. Châu Âu.

Lời giải:

Bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu các những khu vực Châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh. -> Châu Âu là khu vực không xảy ra tình trạng bùng nổ dân số.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Đâu không phải là nguyên nhân khiến dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và XX?

A. Kinh tế phát triển.

B. Những tiến bộ về y tế.

C. Chiến tranh.

D. Đời sống nhân dân được cải thiện.

Lời giải:

Trong thế kỉ XIX và XX, đặc biệt từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh giành được độc lập, đời sống nhân dân được cải thiện cùng những tiến bộ về y tế đã góp phần giảm nhanh tỉ lệ tử vong, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao. Do vậy gia tăng tự nhiên cao, dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số.

=> Nhận xét chiến tranh làm cho dân số thế giới tăng nhanh trong thời kì trên là không đúng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và XX đã gây ra tình trạng gì?

A. Bùng nổ dân số.

B. Đô thị hóa tăng nhanh.

C. Kinh tế chậm phát triển.

D. Già hóa dân số.

Lời giải:

Trong thế kỉ XIX và XX, đặc biệt từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh giành được độc lập, đời sống nhân dân được cải thiện cùng những tiến bộ về y tế đã góp phần giảm nhanh tỉ lệ tử vong, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao. Do vậy gia tăng tự nhiên cao, dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp, nguyên nhân chủ yếu không phải do

A. dịch bệnh.

B. chiến tranh.

C. đói kém.

D. chính sách dân số.

Lời giải:

Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp, nguyên nhân là do dịch bệnh, chiến tranh, đói kém. Thời kì này, chính sách dân số chưa được sử dụng để kìm hãm sự phát triển dân số trên thế giới.

=> Chính sách dân số không phải là nguyên nhân khiến dân số thế giới tăng chậm ở giai đoạn này.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Trong những thập kỉ gần đây, dân số thế giới tăng chậm hơn, nguyên nhân chủ yếu do

A. dịch bệnh.

B. chiến tranh.

C. đói kém.

D. chính sách dân số.

Lời giải:

Trước đây, nguyên nhân làm cho dân số thế giới tăng chậm là do dịch bệnh, chiến tranh và đói kém.Tuy nhiên, trong những thập kỉ gần đây, chiến tranh không còn, kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng cải thiện thì chính sách dân số mới là nguyên nhân làm cho dân số thế giới tăng chậm.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao khi:

A. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao

B. Tỉ lệ sinh thấp, tỉ lệ tử cao

C. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử thấp

D. Tỉ lệ sinh thấp, tỉ lệ tử thấp

Lời giải:

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên = Tỉ lệ sinh – tỉ lệ tử

=> Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao khi tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử thấp.

Đáp án cần chọn là: C

Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 2 có đáp án năm 2023

Câu 1: Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước được thể hiện qua

A. mật độ dân số.

B. tổng số dân.

C. gia tăng dân số tự nhiên.

D. tháp dân số.

Lời giải:

Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước được thể hiện qua mật độ dân số. (số người sinh sống trên một đơn vị diện tích_ đơn vị: người/km2).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Mật độ dân số cho biết

A. Số dân nam và số dân nữ của một địa phương.

B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của một địa phương.

C. Tổng số dân của một địa phương.

D. Tình hình phân bố dân cư của một địa phương.

Lời giải:

Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước được thể hiện qua mật độ dân số. (số người sinh sống trên một đơn vị diện tích_ đơn vị: người/km2).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Những khu vực tập trung đông dân cư là

A. Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Phi.

B. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.

C. Nam Á, Bắc Á, Bắc Mĩ.

D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.

Lời giải:

Những khu vực tập trung đông dân cư là Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Đâu không phải là khu vực tập trung đông dân cư trên thế giới?

A. Bắc Phi.

B. Nam Á.

C. Đông Á.

D. Đông Bắc Hoa Kì.

Lời giải:

Những khu vực tập trung đông dân cư là Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.

Bắc Phi là khu vực dân cư phân bố thưa thớt, không phải là khu vực tập trung đông dân cư trên thế giới.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là

A. Đông Bắc Hoa Kì, Nam Á.

B. Nam Á, Đông Á.

C. Đông Nam Á, Đông Á.

D. Tây Âu và Trung Âu, Tây Phi.

Lời giải:

Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là Nam Á, Đông Á.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Nam Á, Đông Á là

A. hai khu vực có mật độ dân số thấp nhất.

B. hai khu vực không có dân cư sinh sống.

C. hai khu vực có mật độ dân số cao nhất.

D. hai khu vực có mật độ dân số trung bình.

Lời giải:

Nam Á và Đông Á là hai khu vực có mật độ dân số cao nhất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Khu vực nào sau đây có dân cư thưa thớt?

A. Đông Nam Bra-xin.

B. Tây Âu và Trung Âu.

C. Đông Nam Á.

D. Bắc Á.

Lời giải:

Dân cư phân bố thưa thớt ở khu vực Bắc Á (phía Bắc Liên Bang Nga)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Đâu không phải khu vực dân cư phân bố thưa thớt?

A. Đông Nam Braxin.

B. Bắc Á.

C. Bắc Phi.

D. Trung Á.

Lời giải:

Dân cư phân bố thưa thớt ở khu vực Bắc Á (phía Bắc Liên Bang Nga), Bắc Phi và Trung Á.

Khu vực Đông Nam Braxin dân cư tập trung đông đúc, không phải là khu vực dân cư phân bố thưa thớt.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Đặc điểm bên ngoài dễ phân biệt nhất giữa các chủng tộc chính trên thế giới là

A. bàn tay.

B. màu da.

C. môi.

D. lông mày.

Lời giải:

Đặc điểm bên ngoài dễ phân biệt nhất giữa các chủng tộc chính trên thế giới là màu da: Môn-gô-lô-it (da vàng), Nê-grô-it (da đen), Ơ-rô-pê-ô-it (da trắng).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Dựa vào yếu tố nào, người ta phân chia dân cư thế giới thành ba chủng tộc chính?

A. Giọng nói.

B. Ngôn ngữ.

C. Tôn giáo.

D. Màu da.

Lời giải:

Dựa vào các đặc điểm bên ngoài(màu da, tóc, mắt, mũi,…) người ta phân chia dân cư thế giới thành ba chủng tộc chính: Môn-gô-lô-it (da vàng), Nê-grô-it (da đen), Ơ-rô-pê-ô-it (da trắng).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Đặc điểm ngoại hình của chủng tộc Môn-gô-lô-it là

A. Da vàng, tóc đen.

B. Da vàng, tóc vàng.

C. Da đen, tóc đen.

D. Da trắng, tóc xoăn.

Lời giải:

Đặc điểm ngoại hình của chủng tộc Môn-gô-lô-it là da vàng, tóc đen. Chủng tộc này chủ yếu là người châu Á (ví dụ: người Việt Nam da vàng, tóc đen).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Đặc điểm ngoại hình của chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it là

A. da vàng, tóc đen.

B. da vàng, tóc vàng.

C. da đen, tóc đen.

D. da trắng, tóc xoăn.

Lời giải:

Đặc điểm ngoại hình của chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it là da trắng, tóc xoăn. Chủng tộc này chủ yếu là người châu Âu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít phân bố chủ yếu ở châu lục nào?

A. Châu Á.

B. Châu Âu.

C. Châu Phi.

D. Châu Mĩ.

Lời giải:

Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít phân bố chủ yếu ở châu Âu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Chủng tộc Nê-grô-it phân bố chủ yếu ở châu lục nào?

A. Châu Á.

B. Châu Âu.

C. Châu Phi.

D. Châu Mĩ.

Lời giải:

Chủng tộc Nê-grô-it phân bố chủ yếu ở châu Phi.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây?

A. đồng bằng.

B. các trục giao thông lớn.

C. ven biển, các con sông lớn.

D. hoang mạc, miền núi, hải đảo.

Lời giải:

Những nơi có điều kiện sống thuận lợi như gần các trục giao thông lớn, ven biển, các con sông lớn, vùng đồng bằng…dân cư tập trung đông. Những khu vực vùng núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo đi lại khó khăn hoặc vùng cực, vùng hoang mạc…khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.

Đáp án cần chọn là: D

Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 3 có đáp án năm 2023

Câu 1: Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư nông thôn là

A. công nghiệp.

B. nông – lâm-ngư nghiệp.

C. dịch vụ.

D. du lịch.

Lời giải:

Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư nông thôn là nông – lâm-ngư nghiệp.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Đâu không phải hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư nông thôn?

A. Nông nghiệp.

B. Lâm nghiệp.

C. Ngư nghiệp.

D. Dịch vụ.

Lời giải:

Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư nông thôn là nông – lâm-ngư nghiệp.

Dịch vụ không phải hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư nông thôn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Quần cư thành thị phổ biến hoạt động kinh tế nào sau đây?

A. Công nghiệp và dịch vụ.

B. Nông – lâm – ngư – nghiệp.

C. Công nghiệp và nông –lâm – ngư - nghiệp.

D. Dịch vụ và nông – lâm – ngư nghiệp.

Lời giải:

Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư thành thị là công nghiệp và dịch vụ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Đâu không phải hoạt động kinh tế phổ biến ở quần cư thành thị?

A. Công nghiệp.

B. Dịch vụ.

C. Thương mại.

D. Nông nghiệp.

Lời giải:

Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư thành thị là công nghiệp và dịch vụ.

Nông nghiệp không phải hoạt động kinh tế phổ biến ở quần cư thành thị.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Các đô thị bắt đầu xuất hiện rộng khắp thế giới vào thời kì nào?

A.Thời Cổ đại.

B. Thế kỉ XIX.

C. Thế kỉ XX.

D. Thế kỉ XV.

Lời giải:

Các đô thị bắt đầu xuất hiện rộng khắp thế giới vào thế kỉ XX.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Các đô thị phát triển nhanh ở các nước công nghiệp ở thời kì nào?

A. Thời Cổ đại.

B. Thế kỉ XIX.

C. Thế kỉ XX.

D. Thế kỉ XV.

Lời giải:

Các đô thị phát triển nhanh ở các nước công nghiệp vào thế kỉ XIX.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Châu lục tập trung nhiều siêu đô thị nhất là

A. châu Âu.

B. châu Á.

C. châu Mĩ.

D. châu Phi.

Lời giải:

Châu lục tập trung nhiều siêu đô thị nhất là châu Á.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Đâu không phải là siêu đô thị thuộc châu Á?

A. Cai-rô.

B. Thiên Tân.

C. Mum-bai.

D. Tô-ki-ô.

Lời giải:

Cai-rô là siêu đô thị của đất nước Ai-cập thuộc châu Phi

=> Cai-rô không phải là siêu đô thị của châu Á.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Đâu không phải siêu đô thị thuộc châu Âu?

A. Niu I-ooc.

B. Luân Đôn.

C. Pa-ri.

D. Mat-xcơ-va.

Lời giải:

Niu I-ooc là thủ đô của Hoa Kì, là siêu đô thị thuộc châu Mĩ.

Niu I-ooc không phải là siêu đô thị của châu Âu.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Hai siêu đô thị đầu tiên trên thế giới là

A. Niu-I-oóc và Bắc Kinh.

B. Niu-I-oóc và Luân Đôn.

C. Luân Đôn và Thượng Hải.

D. Pa-ri và Tô-ki-ô.

Lời giải:

Năm 1950, trên thế giới chỉ có hai siêu đô thị đầu tiên là Niu-I-oóc (12 triệu người) và Luân Đôn (9 triệu người).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Năm 1950, trên thế giới có mấy siêu đô thị?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 2.

Lời giải:

Năm 1950, trên thế giới chỉ có hai siêu đô thị đầu tiên là Niu-I-oóc (12 triệu người) và Luân Đôn (9 triệu người).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Số lượng các siêu đô thị tăng nhanh nhất ở nhóm các nước nào sau đây?

A. các nước phát triển.

B. các nước kém phát triển.

C. các nước đang phát triển.

D. các nước xuất khẩu dầu mỏ.

Lời giải:

Số lượng các siêu đô thị tăng nhanh nhất ở nhóm các nước đang phát triển.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Hiện nay, siêu đô thị tập trung nhiều nhất ở châu lục nào?

A. Châu Âu.

B. Châu Phi.

C. Châu Á.

D. Châu Đại Dương.

Lời giải:

Hiện nay, siêu đô thị tập trung nhiều nhất ở châu Á.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Đâu không phải là đặc điểm của quần cư thành thị?

A. Phố biến lối sống thành thị.

B. Mật độ dân số cao.

C. Hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ du lịch.

D. Nhà cửa tập trung với mật độ cao.

Lời giải:

Quần cư thành thị có dân cư tập trung đông đúc với mật độ cao, nhà cửa san sát, phổ biến lối sống thành thị, hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.

=> Nhận xét hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư thành thị là dịch vụ du lịch là không đúng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Quần cư thành thị có đặc điểm nào dưới đây?

A. Mật độ dân số thấp.

B. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông – lâm – ngư nghiệp.

C. Nhà cửa thưa thớt.

D. Lối sống thành thị phổ biến.

Lời giải:

Quần cư thành thị có dân cư tập trung đông đúc với mật độ cao, nhà cửa san sát, phổ biến lối sống thành thị, hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.

Đáp án cần chọn là: D

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Địa Lí 7 | Để học tốt Địa Lí 7 được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Địa Lí lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên