Giáo án HĐTN 7 năm 2024 (cả ba sách) | Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7
Tài liệu Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn HĐTN 7 theo chương trình mới.
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 năm 2024 (cả ba sách)
Xem thử Giáo án HĐTN 7 KNTT Xem thử Giáo án HĐTN 7 CTST Xem thử Giáo án HĐTN 7 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án HĐTN 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Giáo án HĐTN 7 Kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG
(Số tiết: 04)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau chủ đề này, HS sẽ:
• Phát triển được mối quan hệ hòa đồng với thầy cô, các bạn và hài lòng về các mối quan hệ này.
• Hợp tác được với thầy cô, các bạn để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh.
• Giới thiệu được những nét nổi bật, tự hào về nhà trường.
• Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, của nhà trường.
2. Về năng lực
- Năng lực chung:
• Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
• Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
- Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề một cách triệt để, hài hòa.
3. Phẩm chất
• Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô
• Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi tìm hiểu về truyền thống nhà trường, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung
• Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng và giữ gìn trường lớp gọn gàng, sạch đẹp. Có trách nhiệm giữ gìn, bồi đắp tình cảm yêi mến bạn bè, kính trọng thầy cô yêu quý trường lớp.
• Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
• SGK, Giáo án.
• Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.
• Giấy nhớ các màu khác nhau.
• Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
• Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
• Nghiên cứu trước các nội dung của chủ đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
NỘI DUNG 1: PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ
HÒA ĐỒNG, HỢP TÁC VỚI THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN (2 tiết)
*. Ổn định tổ chức : KTSS lớp.
*. Kiểm tra bài cũ.
- KT sự chuẩn bị bài của HS.
*. Bài mới.
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2-3p)
a, Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b, Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c, Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d, Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:
+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên thầy cô giáo và các bạn trong lớp học.
+ Đội nào viết được nhiều, đúng tên các thầy cô giáo hoặc các bạn trong lớp học thì đội đó giành được chiến thắng.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.
- GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Để nắm rõ hơn làm thế nào để phát triển được mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo, các bạn và hài lòng về các mối quan hệ này ; hợp tác được với các thầy cô giáo, các bạn để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh, chúng ta cùng thực hiện những hoạt động trong tiết học ngày hôm nay – Nội dung 1: Phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35-38p)
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn
a, Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được những kinh nghiệm về cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn; nêu được cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn.
b, Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c, Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.
d, Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ những kinh nghiệm để tạo dựng mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn. - GV hướng dẫn HS: + Mỗi HS sủ dụng giấy nhờ 2 màu, một màu ghi những điểm tốt, màu còn lại ghi những điểm chưa tốt về sự hòa đồng giữa các HS với thầy, cô giáo và với các bạn trong lớp. + Ghi chép xong, HS dán các tờ giấy nhớ vào 1 tờ giấy chung của nhóm (A4 hoặc A3). Những tờ giấy nào có đặc điểm giống nhau thì nhấc ra khỏi tờ giấy chung. + Các nhóm đặt tên cho sản phẩm của nhóm mình và treo sản phẩm lên bảng. - GV yêu cầu HS: Nêu những điều rút ra được qua phần trình bày của các nhóm và cá nhân. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận về cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
1. Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn - Để phát triển được mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn, mỗi chúng ta cần : + Luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô giáo và các bạn. + Khi gặp khó khăn nên trò chuyện, tâm sự, chia sẻ, hỏi ý kiến thầy cô giáo. + Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn. + Nhường nhịn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. + Khiêm tốn học hỏi thầy cô giáo và các bạn. + Tôn trọng sự khác biệt. Các đặc điểm tính cách của thầy cô giáo và các bạn trong lớp rất đa dạng, phong phú. Do đó mỗi chúng ta cần biết điều chỉnh bản thân để tạo nên một lớp học thân thiện, hòa đồng, gắn kết chặt chẽ với nhau.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ chung, giải quyết những vấn đề nảy sinh.
................................
................................
................................
Giáo án HĐTN 7 Chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 1: RÈN LUYỆN THÓI QUEN
Thời gian thực hiện: (04 tiết)
Tháng 9: Loại hình HĐTN, HN: Sinh hoạt GD theo chủ đề
TUẦN 1 – TIẾT 1: XÁC ĐỊNH ĐIỂM MẠNH, HẠN CHẾ CỦA BẢN THÂN TRONG CUỘC SỐNG. KĨ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC BẢN THÂN
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Biết được những điểm mạnh và những điểm hạn chế của bản thân trong HT, LĐ và trong cuộc sống.
- Biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân trước mọi tình huống.
- Thể hiện rõ được thói quen tốt của thân trong cuộc sống, học tập, lao động.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập và các nhiệm vụ, công việc khác một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
* Năng lực riêng: Có khả năng tự giải quyết công việc bản thân được giao; đồng thời biết hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa, hiệu quả.
3. Phẩm chất
- Ý thức tự giác: HS biết tự giải quyết công việc mà trách nhiệm mình cần phải làm, không cần ai phải nhắc nhở.
- Trung thực: HS nhận ra được thói quen tốt và thói quen xấu từ đó tự thay đổi. Mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết, thay đổi những thói quen xấu.
- Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học – rèn luyện thói quen tốt, biết vượt qua khó khăn.
- Trách nhiệm: HS có ý thức trong học tập, lao động; Ở nhà biết giúp đỡ gia đình; Ở trường có trách nhiệm xây dựng và giữ gìn trường lớp gọn gàng, sạch đẹp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Hình ảnh một số tấm gương tiêu biểu.
- SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7.
- Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.
- Máy tính, máy chiếu (Tivi)
- Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ, bút dạ...
2. Đối với học sinh
- Xác định xem bản thân mình có những điểm mạnh và điểm hạn chế nào
- Khi gặp một trong hai tình huống tạo cảm xúc: Tích cực và tiêu cực em sẽ giải quyết như thế nào.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức : KTSS lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- KT sự chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới.
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức.
3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi.
4. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:
+ Gv chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 05 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 1 phút, lần lượt nêu tên các công việc mà bản thân làm hàng ngày ( ở nhà và ở trường).
+ Đội nào nêu được nhiều, đúng tên các công việc mà bản thân làm hàng ngày thì đội đó giành được chiến thắng.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.
- GV dẫn dắt HS vào hoạt động:
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân(13 phút)
1.Mục tiêu: Thông qua hoạt động:
- HS nêu và chỉ ra được những điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân;
- Biết chia sẻ điểm mạnh của mình cho các bạn học tập. Bên cạnh đó cũng mạnh dạn chỉ ra điểm hạn chế của mình để các bạn rút kinh nghiệm.
- Nêu ra những cách thức để phát huy thế mạnh của mình và khắc phục điểm hạn chế của bản thân.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
NỘI DUNG |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Trong mỗi con người chúng ta ai cũng có điểm mạnh ( thế mạnh ) và điểm hạn chế. Người thành công là người biết phát huy thế mạnh của mình và khắc phục những điểm hạn chế. Vạy các em đã biết được nhuwngx điểm mạnh và điểm hạn chế của mình chưa? - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Chỉ ra một số điểm mạnh, điểm hạn chế của em trong học tập và trong cuộc sống? ? Nêu điểm mạnh mà em tựu hào nhất và điểm hạn chế mà em muốn khắc phục nhất? ? Để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế em bản thân em làm như thế nào? ? Điểm mạnh đã đem lại và giúp ích gì cho bản thân em. Và ngược lại điểm hạn chế có tác động như thế nào ? - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: làm việc các nhân -> nhóm + Chỉ ra một số điểm mạnh, điểm hạn chế của em trong học tập và trong cuộc sống? + Nêu điểm mạnh mà em tựu hào nhất và điểm hạn chế mà em muốn khắc phục nhất? -GV yêu cầu HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế của bản thân mình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc các nhân - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số cá nhân HS trình bày - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS - GV chiếu các thông tin về truyền thống nhà trường - GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
1. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân -Những thói quen tốt + + + + + - Những thói quen chưa tốt + + + + + |
Hoạt động 2: Kĩ năng kiểm soát cảm xúc bản thân (13 phút)
................................
................................
................................
Giáo án HĐTN 7 Cánh diều
CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG HỌC CỦA EM
Thời gian thực hiện: (03 tiết)
TIẾT 1: TỰ HÀO TRƯỜNG EM
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Nắm được những nét truyền thống và nổi bật của nhà trường.
- Biết được những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường và ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
* Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa.
3. Phẩm chất
- Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô
- Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi tìm hiểu về truyền thống nhà trường, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung
- Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng và giữ gìn trường lớp gọn gàng, sạch đẹp
- Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Tranh ảnh, tư liệu về truyền thống nhà trường
- SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7.
- Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.
- Máy tính, máy chiếu (Tivi)
- Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ
2. Đối với học sinh
- Tìm đọc, ghi lại thông tin nổi bật của nhà trường trong các hoạt động dạy và học, văn nghệ, thể dục - thể thao trên website của nhà trường, ở phòng truyền thống, qua trao đổi với thầy cô.
- Tìm hiểu về các tấm gương thầy cô, học sinh có kết quả nổi bật trong hoạt động dạy học, văn nghệ, thể dục – thể thao....
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức : KTSS lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- KT sự chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới.
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức.
3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi.
4. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:
+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên thầy cô giáo(môn dạy) trong trường và các bạn trong lớp học.
+ Đội nào viết được nhiều, đúng tên các thầy cô giáo trong trường(môn giảng dạy) hoặc các bạn trong lớp học thì đội đó giành được chiến thắng.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.
- GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Các em thân mến, vậy là một năm học ở ngôi trường học mới đã trôi qua. Một năm học mới với biết bao cảm xúc đọng lại trong mỗi người. Những cảm xúc khi các em trở thành HS THCS thật đáng trân trọng. Bên cạnh niềm tự hào, háo hức xen lẫn những hồi hộp, băn khoăn…khi trở thành học sinh lớp 6, chắc hẳn trong mỗi chúng ta cũng đã có những suy nghĩ, cảm nhận, tự hào về nhà trường cũng như nắm được những nét nổi bật và truyền thống của nhà trường. Để nắm rõ hơn về những nét truyền thống, nổi bật của nhà trường, cũng như biết được những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường, ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Tự hào trường em.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyền thống nhà trường (13 phút)
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những điều em tự hào về truyền thống nhà trường; chia sẻ điều em tự hào nhất về nhà trường; giới thiệu được những nét truyền thống, nét nổi bật, tự hào về nhà trường thông qua sản phẩm; chia sẻ được cảm xúc khi tìm hiểu về nhà trường và các sản phẩm.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
4. Tổ chức hoạt động:
................................
................................
................................
Giáo án lớp 7 các môn học hay khác:
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án Âm nhạc 7
Xem thêm giáo án lớp 7 các môn học hay khác:
- Giáo án Toán 7 Kết nối tri thức
- Giáo án Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Bài giảng POWERPOINT Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Toán 7 Cánh diều
- Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
- Bài giảng POWERPOINT Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
- Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều
- Giáo án Tiếng Anh 7 Global Success
- Giáo án Tiếng Anh 7 Friends Plus
- Giáo án Tiếng Anh 7 Explore English
- Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức
- Bài giảng POWERPOINT KHTN 7 Kết nối tri thức
- Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo
- Bài giảng POWERPOINT KHTN 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án KHTN 7 Cánh diều
- Bài giảng POWERPOINT KHTN 7 Cánh diều
- Giáo án Lịch Sử 7 Kết nối tri thức
- Giáo án Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Lịch Sử 7 Cánh diều
- Giáo án Địa Lí 7 Kết nối tri thức
- Giáo án Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Địa Lí 7 Cánh diều
- Giáo án GDCD 7 Kết nối tri thức
- Giáo án GDCD 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án GDCD 7 Cánh diều
- Giáo án Tin học 7 Kết nối tri thức
- Giáo án Tin học 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Tin học 7 Cánh diều
- Giáo án Công nghệ 7 Kết nối tri thức
- Giáo án Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Công nghệ 7 Cánh diều
- Giáo án Âm nhạc 7 Kết nối tri thức
- Giáo án Âm nhạc 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Âm nhạc 7 Cánh diều
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)