Trọn bộ 1500 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 7 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều có đáp án chi tiết giúp học sinh lớp 7 ôn tập trắc nghiệm Địa 7 từ đó đạt điểm cao trong bài thi Địa Lí 7.
Câu: 1 Căn cứ vào hình dáng của tháp tuổi ta không thể biết:
A. Các độ tuổi của dân số.
B. Số lượng nam và nữ.
C. Số người sinh, tử của một năm.
D. Số người dưới tuổi lao động.
Hình dáng của tháp tuổi ta có thể biết: Các độ tuổi của dân số, số lượng nam và nữ, số người (trong, dưới và trên) độ tuổi lao động, nguồn lao động hiện tại và tương lai của một nước. Kết cấu dân số trẻ hay già.
Chọn: C.
Câu: 2 Sự bùng nổ dân số diễn ra vào năm:
A. 1500. B. 1804.
C. 1927. D. 1950.
Xem kiến thức sách giáo khoa trang 5, phần 3 sự bùng nổ dân số, dòng đầu tiên từ trên xuống. Sự bùng nổ dân số diễn ra vào năm 50 của thế kỉ XX.
Chọn: D.
Câu: 3 Năm 2001 dân số thế giới khoảng:
A. 4 tỉ người.
B. 5 tỉ người.
C. 6,16 tỉ người
D. 6,5 tỉ người.
Kiến thức SGK/4, phần 2, dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX. Dòng thứ 2 từ dưới lên. Năm 2001 dân số thế giới khoảng 6,16 tỉ người.
Chọn: C.
Câu: 4 Trường hợp nào dưới đây sẽ dẫn đến sự tăng nhanh dân số:
A. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao.
B. Tỉ lệ sinh giảm, tỉ lệ tử giảm.
C. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm.
D. Tỉ lệ tử cao, tỉ lệ sinh giảm.
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên phụ thuộc vào tỉ lệ sinh và tử nên dân số tăng nhanh khi tỉ lệ sinh cao, cùng với đó là tỉ lệ tử giảm.
Chọn: C.
Câu: 5 Sự bùng nổ dân số đang diễn ra ở các châu lục nào dưới đây:
A. Châu Đại Dương.
B. Bắc Mĩ.
C. Châu Âu.
D. Nam Mĩ.
Sự bùng nổ dân số đang diễn ra ở các châu lục châu Á, châu Phi và Nam Mĩ.
Chọn: D.
Câu: 6 Châu lục nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp nhất:
A. Châu Á.
B. Châu Âu.
C. Châu Phi.
D. Châu Đại Dương.
Châu Âu là châu lục có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp nhấ trong các châu lục. Có nhiều nước ở châu Âu còn có tỉ lệ gia tăng tự nhiên âm. Nguyên nhân là do tâm lí ngại sinh đẻ của người trẻ, nhận thức của người phụ nữ,…
Chọn: B.
Câu: 7 Theo em đến năm 2050 dân số thế giới sẽ là bao nhiêu:
A. 7,9 tỉ người.
B. 8,9 tỉ người.
C. 10 tỉ người.
D. 12 tỉ người.
Xem kiến thức sách giáo khoa trang 5, phần 3 sự bùng nổ dân số, dòng đầu tiên từ dưới lên (không tính phần chữ màu hồng). Đến năm 2050 dân số thế giới sẽ 8,9 tỉ người.
Chọn: B.
Câu: 8 Châu lục nào có số dân ít nhất (so với toàn thế giới)?
A. Châu Á.
B. Châu Âu.
C. Châu Phi.
D. Châu Đại Dương.
Châu Đại Dương là châu lục có ít dân số nhất.
Chọn: D.
Câu: 9 Gia tăng dân số tự nhiên phụ thuộc vào:
A. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm.
B. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người từ nơi khác đến trong một năm.
C. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chuyển đi trong một năm.
D. Sự tương quan giữa số người chuyển đi và số người từ nơi khác đến trong một năm.
Gia tăng dân số tự nhiên phụ thuộc vào sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm.
Chọn: A.
Câu: 10 Gia tăng cơ giới là sự gia tăng dân số do:
A. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi.
B. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người từ nơi khác đến.
C. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chuyển đi.
D. Sự tương quan giữa số người chuyển đi và số người từ nơi khác đến.
Gia tăng cơ giới là sự gia tăng dân số do sự tương quan giữa số người chuyển đi và số người từ nơi khác đến.
Chọn: D.
Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 2 (có đáp án): Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới
Câu: 1 Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước được thể hiện qua:
A. mật độ dân số.
B. tổng số dân.
C. gia tăng dân số tự nhiên.
D. tháp dân số.
Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước được thể hiện qua mật độ dân số. (số người sinh sống trên một đơn vị diện tích_ đơn vị: người/km2).
Chọn: A.
Câu: 2 Những khu vực tập trung đông dân cư là:
A. Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Phi.
B. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.
C. Nam Á, Bắc Á, Bắc Mĩ.
D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.
Những khu vực tập trung đông dân cư là Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.
Chọn: D.
Câu: 3 Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là:
A. Đông Bắc Hoa Kì, Nam Á.
B. Nam Á, Đông Á.
C. Đông Nam Á, Đông Á.
D. Tây Âu và Trung Âu, Tây Phi.
Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là Nam Á, Đông Á.
Chọn: B.
Câu: 4 Khu vực nào sau đây có dân cư thưa thớt?
A. Đông Nam Bra-xin.
B. Tây Âu và Trung Âu.
C. Đông Nam Á.
D. Bắc Á.
Dân cư phân bố thưa thớt ở khu vực Bắc Á (phía Bắc Liên Bang Nga).
Chọn: D.
Câu: 5 Đặc điểm bên ngoài dễ phân biệt nhất giữa các chủng tộc chính trên thế giới là:
A. bàn tay.
B. màu da.
C. môi.
D. lông mày.
Đặc điểm bên ngoài dễ phân biệt nhất giữa các chủng tộc chính trên thế giới là màu da: Môn-gô-lô-it (da vàng), Nê-grô-it (da đen), Ơ-rô-pê-ô-it (da trắng).
Chọn: B.
Câu: 6 Đặc điểm ngoại hình của chủng tộc Môn-gô-lô-it là:
A. Da vàng, tóc đen.
B. Da vàng, tóc vàng.
C. Da đen, tóc đen.
D. Da trắng, tóc xoăn.
Đặc điểm ngoại hình của chủng tộc Môn-gô-lô-it là da vàng, tóc đen. Chủng tộc này chủ yếu là người châu Á.
Chọn: A.
Câu: 7 Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây?
A. đồng bằng.
B. các trục giao thông lớn.
C. ven biển, các con sông lớn.
D. hoang mạc, miền núi, hải đảo.
Những nơi có điều kiện sống thuận lợi như gần các trục giao thông lớn, ven biển, các con sông lớn, vùng đồng bằng,… dân cư tập trung đông. Những khu vực vùng núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo đi lại khó khăn hoặc vùng cực, vùng hoang mạc,… khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.
Chọn: D.
Câu: 8 Dân cư thế giới thường tập trung đông đúc ở khu vực địa hình đồng bằng vì:
A. tập trung nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có.
B. thuận lợi cho cư trú, giao lưu phát triển kinh tế.
C. khí hậu mát mẻ, ổn định.
D. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
Vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng, giao thông đi lại dễ dàng, thuận lợi cho trao đổi giao lưu với các vùng khác nên thu hút dân cư đông đúc.
Chọn: B.
Câu: 9 Châu lục tập trung dân cư đông đúc nhất thế giới là:
A. châu Âu.
B. châu Á.
C. châu Mĩ.
D. châu Phi.
Châu lục tập trung dân cư đông đúc nhất thế giới là châu Á, có Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có dân cư đông đúc nhất.
Chọn: B.
Câu: 10 Nhân tố nào sau đây tác động đến sự mở rộng phạm vi phân bố dân cư trên Trái Đất?
A. tài nguyên thiên nhiên.
B. tiến bộ khoa học kĩ thuật.
C. sự gia tăng dân số.
D. chính sách phân bố dân cư.
Ngày nay, con người đã có nhiều thành tựu trong nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật phục vụ đời sống, phát triển kinh tế. Chính những tiến bộ khoa học, kĩ thuật đã mở rộng phạm vi phân bố dân cư trên Trái Đất.
Chọn: B.
Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 3 (có đáp án): Quần cư. Đô thị hóa
Câu: 1 Sự phát triển nhanh chóng các siêu đô thị ở nhóm nước đang phát triển gắn liền với:
A. gia tăng dân số nhanh và tình trạng di cư ồ ạt từ nông thôn đến đô thị.
B. sự phát triển mạnh mẽ nền sản xuất công nghiệp hiện đại.
C. chính sách phân bố dân cư của nhà nước.
D. sự phân bố các nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có.
Các siêu đô thị ở nhóm nước đang phát triển gắn liền với quá trình gia tăng dân số và tình trạng di cư ồ ạt từ nông thôn đến thành thị.
Chọn: A.
Câu: 2 Quần cư thành thị phổ biến hoạt động kinh tế nào sau đây?
A. Công nghiệp và dịch vụ.
B. Nông – lâm – ngư – nghiệp.
C. Công nghiệp và nông –lâm – ngư - nghiệp.
D. Dịch vụ và nông – lâm – ngư nghiệp.
Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư thành thị là công nghiệp và dịch vụ.
Chọn: A.
Câu: 3 Các đô thị bắt đầu xuất hiện rộng khắp thế giới vào thời kì nào?
A. Thời Cổ đại.
B. Thế kỉ XIX.
C. Thế kỉ XX.
D. Thế kỉ XV.
Các đô thị bắt đầu xuất hiện rộng khắp thế giới vào thế kỉ XX.
Chọn: C.
Câu: 4 Châu lục tập trung nhiều siêu đô thị nhất là:
A. châu Âu.
B. châu Á.
C. châu Mĩ.
D. châu Phi.
Châu lục tập trung nhiều siêu đô thị nhất là châu Á.
Chọn: B.
Câu: 5 Đâu không phải là siêu đô thị thuộc châu Á?
A. Cai-rô.
B. Thiên Tân.
C. Mum-bai.
D. Tô-ki-ô.
Cai-rô là siêu đô thị của đất nước Ai Cập thuộc châu Phi. Cai-rô không phải là siêu đô thị của châu Á.
Chọn: A
Câu: 6 Hai siêu đô thị đầu tiên trên thế giới là:
A. Niu-I-oóc và Bắc Kinh.
B. Niu-I-oóc và Luân Đôn.
C. Luân Đôn và Thượng Hải.
D. Pa-ri và Tô-ki-ô.
Năm 1950, trên thế giới chỉ có hai siêu đô thị đầu tiên là Niu-I-oóc (12 triệu người) và Luân Đôn (9 triệu người).
Chọn: B.
Câu: 7 Số lượng các siêu đô thị tăng nhanh nhất ở nhóm các nước nào sau đây?
A. các nước phát triển.
B. các nước kém phát triển.
C. các nước đang phát triển.
D. các nước xuất khẩu dầu mỏ.
Số lượng các siêu đô thị tăng nhanh nhất ở nhóm các nước đang phát triển.
Chọn: C.
Câu: 8 Đâu không phải là đặc điểm của quần cư thành thị?
A. Phố biến lối sống thành thị.
B. Mật độ dân số cao.
C. Hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ du lịch.
D. Nhà cửa tập trung với mật độ cao.
Quần cư thành thị có dân cư tập trung đông đúc với mật độ cao, nhà cửa san sát, phổ biến lối sống thành thị, hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.
Chọn: C.
Câu: 9 Ý nào dưới đây thể hiện đúng đặc điểm của quá trình đô thị hóa trên thế giới?
A. Tỉ lệ người sống ở nông thôn ngày càng tăng.
B. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
C. Phổ biến các hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.
D. Các đô thị đầu tiên mới xuất hiện vào thế kỉ XIX.
Đặc điểm của đô thị hóa trên thế giới là: sự gia tăng nhanh chóng tỉ lệ người sống trong các đô thị (trong khi tỉ lệ người sống ở nông thôn có xu hướng giảm), dân cư tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và cực lớn hình thành nên các siêu đô thị (Bắc Kinh, Tô-ki-ô, Luân Đôn,..).
Chọn: B.
Câu: 10 Đâu không phải là hậu quả của đô thị hóa tự phát?
A. Ô nhiễm môi trường.
B. Ách tắc giao thông đô thị.
C. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị.
D. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đô thị hóa tự phát không có sự quản lí của nhà nước đã gây ra nhiều vấn đề xấu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội như: ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông đô thị do dân số quá đông, nhu cầu việc làm của người lao động lớn trong điều kiện kinh tế chậm phát triển cũng gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị. Đây là những hậu quả của đô thị hóa tự phát.