Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 9 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Với câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 9 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa 7 Bài 9. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 9 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Quảng cáo
Quảng cáo



Lưu trữ: Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng (sách cũ)

Câu: 1 Hạn chế của khí hậu nóng ẩm đối với sản xuất nông nghiệp là:

   A. sâu bệnh dễ phát triển, gây hại cho cây trồng, vật nuôi.

   B. sương muối, giá rét.

   C. hạn hán, thiếu nước vào mùa khô.

   D. động đất, núi lửa thường xuyên xảy ra.

Môi trường xích đạo ẩm có khí hậu nóng ẩm, tạo điều kiện cho sâu bệnh dễ phát triển, gây hại cho cây trồng, vật nuôi.

Chọn: A.

Câu: 2 Cây lương thực quan trọng nhất ở các đồng bằng của vùng nhiệt đới gió mùa là:

   A. cây lúa mì.

   B. cây ngô.

   C. cây cao lương.

   D. cây lúa nước.

Cây lương thực quan trọng nhất ở các đồng bằng của vùng nhiệt đới gió mùa là cây lúa nước.

Chọn: D.

Câu: 3 Đặc điểm không đúng về sản xuất nông nghiệp ở đới nóng là:

   A. Vùng thuận lợi cho sản xuất cây lương thực (đặc biệt cây lúa nước) và cây công nghiệp.

   B. Các cây công nghiệp nhiệt đới rất phong phú (cà phê, cao su, mía,..).

   C. Chăn nuôi phát triển hơn trồng trọt và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

   D. Phổ biến hình thức chăn thả dê, cừu, trâu, bò trên các đồng cỏ.

Đới nóng thuận lợi cho canh tác cây lương thực (đặc biệt cây lúa nước) và cây công nghiệp; các cây công nghiệp nhiệt đới rất phong phú (cà phê, cao su, mía,..), hình thành nhiều vùng chuyên canh quy mô lớn. Chăn nuôi ở đới nóng phổ biến hình thức chăn thả dê, cừu, trâu, bò trên các đồng cỏ. Nhưng nhìn chung chăn nuôi chưa phát triển bằng trồng trọt.

Chọn: C.

Câu: 4 Loại cây lương thực được trồng chủ yếu ở vùng đồi núi là:

   A. cây ngô.

   B. cây lúa nước.

   C. cây sắn.

   D. cây khoai lang.

Vùng đồi núi khu vực đới nóng thích hợp để trồng cây sắn.

Chọn: C.

Câu: 5 Cây cao su được trồng phổ biến ở khu vực nào sau đây?

   A. Nam Á.

   B. Tây Phi.

   C. Đông Nam Á.

   D. Nam Mĩ.

Cây cao su được trồng phổ biến ở khu vực Đông Nam Á.

Chọn: C.

Câu: 6 Chăn nuôi gia súc ở đới nóng chủ yếu phổ biến hình thức:

   A. chăn thả.

   B. công nghiệp.

   C. bán công nghiệp.

   D. chuồng trại.

Chăn nuôi gia súc ở đới nóng chủ yếu phổ biến hình thức chăn thả.

Chọn: A.

Câu: 7 Quốc gia châu Á có đàn bò và đàn trâu lớn nhất thế giới là:

   A. Trung Quốc.

   B. Ấn Độ.

   C. Bra-xin.

   D. In-đô-nê-xi-a.

Ấn Độ là quốc gia châu Á có đàn bò và đàn trâu lớn nhất thế giới.

Chọn: B.

Câu: 8 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xói mòn đất ở môi trường xích đạo ẩm là:

   A. mất lớp phủ thực vật trong điều kiện nhiệt độ cao, lượng mưa lớn.

   B. con người sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác.

   C. sông ngòi lớn, dòng chảy mạnh.

   D. địa hình chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn.

Môi trường xích đạo ẩm có nhiệt độ và độ ẩm cao nên các chất hữu cơ bị phân hủy nhanh, do vậy tầng mùn mỏng. Trong điều kiện mất lợp phủ thực vật, mưa lớn dễ dàng rửa trôi đất, nhất là trên các sườn dốc làm đất bị xói mòn, trơ sỏi đá.

Chọn: A.

Câu: 9 Đâu không phải là biện pháp quan trọng góp phần khắc phục trực tiếp những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra trong sản xuất nông nghiệp?

   A. Làm thủy lợi.

   B. Trồng rừng che phủ đất.

   C. Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi.

   D. Phát triển công nghiệp chế biến.

Để trực tiếp khắc phục những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra trong sản xuất nông nghiệp, các biện pháp quan trọng nhất là làm thủy lợi để điều tiết lượng nước tưới vào mùa lũ – cạn, trồng rừng che phủ tránh xói mòn sạt lở đất, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi nên mỗi loại cây trồng vật nuôi khác nhau sẽ thích nghi tốt với sự thay đổi phân hóa của khí hậu.

Chọn: D.

Câu: 10 Việc bố trí và lựa chọn các loại cây trồng ở môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa bị chi phối bởi lượng mưa và chế độ mưa trong năm. Nguyên nhân sâu xa là do:

   A. Lượng mưa có sự phân hóa sâu sắc.

   B. Khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao.

   C. Đất đai đa dạng, màu mỡ.

   D. Lượng mưa trung bình năm lớn (trên 1500mm).

Môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa có sự phân hóa lượng mưa theo mùa rõ rệt. Bên cạnh sự phân hóa theo mùa, lượng mưa cũng thay đổi theo không gian, khu vực mưa ít có khu vực mưa nhiều tùy thuộc vào vị trí gần hay xa biển, địa hình đón gió hay khuất gió. Vì vậy, sự phân hóa chế độ mưa theo mùa và theo không gian đã quy định việc bố trị lựa chọn các loại cây khác nhau, có loài cây ưa khô hạn, cần ít nước, có loài cây cần nhiều nước,...

Chọn: A.

Xem thêm các phần Lý thuyết & Trắc nghiệm Địa Lí lớp 7 có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Địa Lí 7 | Để học tốt Địa Lí 7 được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Địa Lí lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

hoat-dong-san-xuat-nong-nghiep-o-doi-nong.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên