Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 19 Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều năm 2023 (có đáp án)

Với 100 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 19 năm 2023 có đáp án sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa 7 Bài 19. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 19 Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều năm 2023 (có đáp án)

Quảng cáo
Quảng cáo



Lưu trữ: Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 19: Môi trường hoang mạc (sách cũ)

Câu 1: Các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu?

A. Dọc theo đường xích đạo.

B. Từ vòng cực về cực.

C. Vùng ven biển và khu vực xích đạo.

D. Dọc theo hai đường chí tuyến và giữa lục địa Á – Âu.

Lời giải:

Các hoang mạc trên thế giới phần lớn nằm dọc theo hai đường chí tuyến và giữa lục địa Á – Âu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Đặc điểm khí hậu của vùng hoang mạc là

A. lạnh, khô.

B. lạnh, ẩm.

C. khô hạn.

D. nóng, ẩm

Lời giải:

Các hoang mạc có khí hậu khô hạn, do lượng mưa trong năm rất thấp trong khi lượng bốc hơi lại rất lớn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Đặc điểm bề mặt các hoang mạc là

A. sỏi đá hoặc những cồn cát.

B. các đồng cỏ, bụi cây thấp.

C. các đồng bằng phù sa màu mỡ.

D. các cao nguyên badan lượn sóng.

Lời giải:

Phần lớn bề mặt các hoang mạc bị sỏi đá hoặc các cồn cát bao phủ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Loài động vật nào sau đây thích nghi tốt với khí hậu hoang mạc?

A. ngựa

B. trâu.

C. lạc đà.

D. bò.

Lời giải:

Lạc đà là loại động vật thích nghi rất tốt với khí hậu khô hạn của vùng hoang mạc.

Ví dụ. Hình ảnh lạc đà thường xuất hiện trên các vùng hoang mạc rộng lớn cùng người du mục với vai trò di chuyển, vận chuyển hàng hóa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Dân cư vùng hoang mạc phân bố chủ yếu ở đâu?

A. dọc các con sông.

B. gần các hồ nước ngọt.

C. các ốc đảo.

D. vùng ven biển.

Lời giải:

Dân cư vùng hoang mạc chỉ tập trung ở các ốc đảo là nơi có mạch nước lộ ra gần sát mặt đất

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây giúp hạn chế sự thoát hơi nước ở một số loại cây vùng hoang mạc?

A. thân mọng nước.

B. lá biến thành gai.

C. bộ rễ rất to và dài.

D. tán rộng và nhiều lá.

Lời giải:

Các loài cây chủ yếu thoát hơi nước qua bề mặt lá, do vậy để hạn chế sự thoát hơi nước trong điều kiện khí hậu khô hạn ở hoang mạc, một số loại cây có lá biến thành gai hoặc bọc sáp. Ví dụ: cây xương rồng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Đâu không phải là cách các loài bò sát và côn trùng thích nghi với khí hậu nắng nóng ở môi trường hoang mạc ?

A. vùi mình trong cát.

B. trốn trong các hốc đá.

C. ngủ đông.

D. kiếm ăn vào ban đêm.

Lời giải:

Các loài côn trùng và bò sát vùi mình trong cát hoặc trốn trong các hốc đá, kiếm ăn vào ban đêm để tránh nắng nóng thiêu đốt. Ngủ đông là tập quán trú rét của một số loài động vật ở vùng khí hậu lạnh (gấu Bắc Cực..), đây không phải là tập tính sinh sống của bò sát, côn trùng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Cơ chế nào sau đây không giúp các loài động, thực vật thích nghi với môi trường khô hạn, khắc nghiệt ở hoang mạc?

A. hạn chế sự thoát hơi nước.

B. tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng.

C. rút ngắn thời kì sinh trưởng.

D. kéo dài thời kì sinh trưởng.

Lời giải:

Các loài động, thực vật thích nghi với môi trường khô hạn, khắc nghiệt ở hoang mạc bằng cách: hạn chế sự thoát hơi nước (cây xương rồng có lá biến thành gai); tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng (thân cây hình chai có khả năng dự trữ nước, lạc đà có túi giữ nước ở cổ) ; một số loài rút ngắn thời kì sinh trưởng cho phù hợp với thời ki có mưa ngắn ngủi trong năm.

Việc kéo dài thời gian sinh trưởng sẽ đòi hỏi nhiều sự trao đổi chất dinh dưỡng và nước -> điều này càng khó khăn hơn trong điều kiện khô hạn, ít mưa ở hoang mạc. Do vậy việc kéo dài thời gian sinh trưởng không phải là cơ chế giúp các loài sinh vật thích nghi tốt ở hoang mạc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Châu lục nào trên thế giới hầu như không có hoang mạc?

A. châu Phi.

B. châu Á.

C. châu Mĩ.

D. châu Âu.

Lời giải:

Châu Âu là châu lục duy nhất trên thế giới không có hoang mạc. Các châu lục còn lại đều hình thành các diện tích hoang mạc rộng lớn. Ví dụ: châu Á có hoang mạc Rup-en Khali phân bố ở vùng Tây Nam Á và hoang mạc Gô-bi ở vùng nội địa Trung Quốc; châu Mĩ có hoang mạc ở phía Nam của Nam Mĩ; châu Phi có hoang mạc Xa-ha-ra rộng lớn ở Bắc Phi…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới là

A. Ô-xtrây-li-a

B. Thar.

C. Gô-bi.

D. Xa-ha-ra.

Lời giải:

Hoang mạc Xa-ha-ra là hoang mạc có diện tích lớn nhất trên thế giới, phân bố vùng Bắc Phi.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Đâu không phải là nguyên nhân hình thành các hoang mạc dọc hai bên đường chí tuyến?

A. Có dòng biển lạnh chạy ven bờ.

B. Diện tích lục địa rộng lớn.

C. Địa hình chủ yếu là đồi núi.

D. Có sự thống trị của khối áp cao cận chí tuyến.

Lời giải:

Quan sát bản đồ, cho thấy hoang mạc phân bố dọc hai bên chí tuyến cụ thể là vùng Bắc Phi (hoang mạc Xa-ha-ra và khu vực Tây Nam Á). Nguyên nhân là do:

- Các dòng biển lạnh chạy ven bờ khiến không khí bị ngưng kết ngoài biển và nước khó bốc hơi,  khi vào trong đất liền không khí đã trở nên khô. Dòng biển lạnh Canari ở bờ phía tây Bắc châu Phi, dòng biển lạnh Xômali ở bờ phía đông Trung Phi.

- Diện tích lục địa rộng lớn nên ít chịu ảnh hưởng của biển, không được cung cấp lượng ẩm từ biển nên khí hậu khô hạn, mưa ít.

- Khu vực chí tuyến có khối khí áp cao cận chí tuyến với tính chất khô nóng, chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến => do vậy không khí  khu vực này rất khô hạn.

=> Đây là ba nguyên nhân cơ bản hình thành các hoang mạc ở dọc chí tuyến.

- Độ cao địa hình không có tác động đến sự  hình thành các hoang mạc. Do vậy, địa hình chủ yếu là đồi núi không phải là nguyên nhân tạo nên các hoang mạc khô hạn ở khu vực dọc hai bên chí tuyến.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu hình thành nên các hoang mạc ở vùng trung tâm châu Á và Ô-xtrây-li-a là:

A. dòng biển lạnh chạy ven bờ.

B. vị trí nằm cách xa biển.

C. gió tín phong khô nóng thổi quanh năm.

D. bề mặt địa hình là các cao nguyên rộng lớn.

Lời giải:

Lãnh thổ vùng trung tâm châu Á và Ô-traây-li-a rộng lớn, do vậy càng vào sâu trong nội địa càng cách xa biển nên vùng nội địa ít chịu ảnh hưởng của biển. Không khí không được cung cấp lượng hơi ẩm từ biển nên rất khô hạn, lượng mưa rất thấp -> hình thành các hoang mạc rộng lớn (ví du: hoang mạc Gô-bi).

Đáp án cần chọn là: B

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Địa Lí 7 | Để học tốt Địa Lí 7 được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Địa Lí lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên