Top 50 Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo có đáp án

Bộ 100 Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử & Địa Lí 7.

Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ đề thi Lịch Sử và Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo cả năm bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo

- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 Học kì 1 Chân trời sáng tạo

- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 Học kì 2 Chân trời sáng tạo

Xem thử

Xem thêm Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 cả ba sách:

Quảng cáo

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Ở phía bắc châu Âu có dạng địa hình nào sau đây?

A. Núi già.

B. Đồng bằng.

C. Núi trẻ.

D. Các đảo.

Câu 2. Trong nội bộ châu Âu, lao động di cư từ

A. Nam Âu đến Bắc Âu.

B. Đông Âu đến Nam Âu.

C. Tây Âu đến Nam Âu.

D. Đông Âu đến Tây Âu.

Quảng cáo

Câu 3. Liên minh châu Âu được thành lập chính thức vào năm nào sau đây?

A. 1967.

B. 1993.

C. 1957.

D. 1958.

Câu 4. Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực dưới đây nào?

A. Trung Á.

B. Nam Á.

C. Đông Nam Á.

D. Tây Nam Á.

Câu 5. Lượng nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất ở châu Âu chủ yếu từ

A. hồ, biển, đại dương.

B. sông và nước ngầm.

C. đại dương và sông.

D. nước ngầm và biển.

Câu 6. Dãy núi nào dưới đây cao và đồ sộ nhất châu Âu?

A. Py-rê-nê.

B. Ban-căng.

C. An-pơ.

D. Các-pát.

Câu 7. Đô thị hóa ở châu Á không có đặc điểm nào sau đây?

A. Đô thị hóa diễn ra sớm.

B. Mức độ đô thị hóa cao.

C. Độ thị hóa đang mở rộng.

D. Trình độ đô thị hóa thấp.

Câu 8. Ở châu Âu, mưa lũ gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra ở khu vực nào sau đây?

A. Bắc Âu.

B. Nam Âu.

C. Tây Âu.

D. Đông Âu.

Câu 9. Các sản phẩm công nghiệp của EU nổi tiếng trên thế giới là

A. máy bay, mô tô, thiết bị điện tử và rượu, bia.

B. máy bay, ô tô, thiết bị điện tử và thực phẩm.

C. máy bay, xe máy, thiết bị điện tử và nông sản.

D. máy bay, ô tô, thiết bị điện tử và dược phẩm.

Câu 10. Nhận định nào sau đây đúng với vị trí địa lí của châu Á?

A. Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam.

B. Phía Tây tiếp giáp với châu Mĩ.

C. Là một bộ phận của lục địa Á - Âu.

D. Giáp Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.

Câu 11. Kiểu khí hậu ôn đới lục địa ở châu Âu có đặc điểm nào dưới đây?

A. Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, có tuyết rơi nhiều.

B. Mùa đông không lạnh lắm, có mưa, mùa hạ nóng và khô.

C. Có mưa lớn ở sườn đón gió, thực vật thay đổi theo độ cao.

D. Khí hậu điều hoà, mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm.

Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng về Liên minh châu Âu?

A. Tạo ra một thị trường chung.

B. Sử dụng một đồng tiền chung.

C. Trung tâm tài chính hàng đầu.

D. GDP đứng đầu trên thế giới.

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày đặc điểm sông ngòi châu Á. Nêu ý nghĩa của sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp trong các thành thị ở Tây Âu thời trung đại đã

A. phá vỡ kinh tế tự nhiên của các lãnh địa.

B. kìm hãm sự phát triển của kinh tế hàng hóa.

C. tạo điều kiện cho nền kinh tế tự cấp, tự túc phát triển.

D. duy trì và củng cố nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí (cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI)?

A. Tìm ra những vùng đất mới, con đường hàng hải mới,…

B. Thúc đẩy giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các châu lục.

C. Thổ dân châu Mĩ và nền văn hóa của họ bị hủy diệt.

D. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy chủ nghĩa tư bản ra đời.

Câu 3. Từ thế kỉ XVI, tại các vùng nông thôn ở Tây Âu, nông dân bị mất đất, phải vào làm thuê trong các đồn điền, trang trại, bán sức lao động, trở thành

A. công nhân nông nghiệp.

B. công nhân xí nghiệp.

C. công nhân chất lượng cao.

D. công nhân canh tác.

Câu 4. Thông qua những tác phẩm của mình, các nhà Văn hóa Phục hưng đã

A. tuyên truyền giáo lí của Thiên Chúa giáo.

B. ca ngợi công lao của các vị Hoàng đế.

C. củng cố sự tồn tại của chế độ phong kiến.

D. lên án gay gắt Giáo hội Thiên Chúa giáo.

Câu 5. Sự kiện nào dưới đây được coi là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản để chống lại chế độ phong kiến ở châu Âu?

A. Phong trào văn hóa phục hưng.

B. Cuộc chiến tranh nông dân Đức.

C. Phong trào cải cách tôn giáo.

D. Cuộc chiến tranh nông dân Pháp.

Câu 6. Tác phẩm nào dưới đây không thuộc “tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc thời phong kiến?

A. Hồng lâu mộng.

B. Tây sương kí.

C. Tam quốc diễn nghĩa.

D. Thủy hử.

Câu 7. Công trình kiến trúc nào là biểu tượng của văn minh Trung Hoa nhưng lại gắn liền với tên tuổi của một người Việt (Nguyễn An)?

A. Tử Cấm Thành.

B. Hoàng Hạc lâu.

C. Phượng Hoàng cổ trấn.

D. Di Hòa Viên.

Câu 8. Một thành tựu y học thời Gúp-ta liên quan đến y tế cộng đồng ngày nay là biết

A. mổ hở.

B. chế tạo vắc-xin.

C. giải phẫu cơ thể.

D. chế tạo thuốc mê.

Câu 9. Dưới thời Vương triều Hồi giáo Đê-li, thực quyền trong xã hội Ấn Độ thuộc về

A. người Ấn bản địa theo đạo Hồi.

B. người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ.

C. người Ấn bản địa theo đạo Hin-đu.

D. người Hồi giáo gốc Mông Cổ.

Câu 10. Đế quốc Mô-gôn bước vào giai đoạn phát triển thịnh trị nhất dưới thời kì cai trị của vị vua nào?

A. San-đra Gúp-ta I.

B. A-sô-ca.

C. A-cơ-ba.

D. Sa Gia-han.

Câu 11. Thế kỉ XIII, tôn giáo nào được du nhập vào Đông Nam Á?

A. Thiên Chúa giáo.

B. Phật giáo.

C. Hin-đu giáo.

D. Hồi giáo.

Câu 12. Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XV, tình hình Đông Nam Á có điểm gì nổi bật?

A. Hình thành các quốc gia phong kiến.

B. Các quốc gia phong kiến phát triển thịnh đạt.

C. Các quốc gia phong kiến bước vào thời kì suy yếu.

D. Hình thành nhiều vương quốc sơ kì ở lưu vực các dòng sông lớn.

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Vẽ sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Đường đến thời Thanh).

b. Hãy cho biết bài thơ nói đến sự kiện lịch sử nào của Việt Nam. Sự kiện này diễn ra trong triều đại nào của phong kiến Việt Nam và phong kiến Trung Quốc?

“Đống Đa xưa bãi chiến trường,

Ngổn ngang giặc chết vùi xương thành gò.

Mùng năm Tết trận thắng to,

Gió reo còn vắng tiếng hò ba quân.

Mùng năm giỗ trận tưng bừng,

Nhớ ngày chiến thắng vang lừng núi sông...”

(Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiếng Việt 2, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000, trang 47)

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-A

2-D

3-B

4-D

5-B

6-C

7-D

8-C

9-D

10-C

11-A

12-D

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm):

* Đặc điểm sông ngòi châu Á

- Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất thế giới nhưng phân bố không đều.

- Ở các khu vực mưa nhiều (Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á) sông có lượng nước lớn, mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô.

- Ở các khu vực khô hạn (Tây Nam Á, Trung Á) mạng lưới sông thưa thớt, nhiều nơi sâu trong nội địa không có dòng chảy.

* Ý nghĩa của sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên

- Sông ngòi tạo điều kiện phát triển thủy điện, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy… tuy nhiên vào mùa mưa thường có lũ, lụt gây nhiều thiệt hại lớn về người và tài sản.

- Hồ giúp điều hòa không khí, tạo phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, phát triển du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản và là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-A

2-C

3-A

4-D

5-B

6-B

7-A

8-B

9-B

10-C

11-D

12-B

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm):

- Yêu cầu a) Sơ đồ (tham khảo)

Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (2 đề)

- Yêu cầu b)

+ Bài thơ nói đến sự kiện: vua Quảng Trung lãnh đạo nhân dân Việt Nam đánh bại cuộc xâm lược của nhà Thanh (năm 1789).

+ Sự kiện trên diễn ra dưới thời: Tây Sơn (ở Việt Nam) và nhà Mãn Thanh (ở Trung Quốc)

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Ở châu Á đạo Ki-tô giáo và Hồi giáo được hình thành ở khu vực nào sau đây?

A. Trung Á.

B. Nam Á.

C. Đông Nam Á.

D. Tây Nam Á.

Câu 2. Các quốc gia nào sau đây ở Tây Nam Á có nhiều dầu mỏ nhất?

A. A-rập Xê-út, I-ran, I-rắc, Xi-ri.

B. Y-ê-men, Ô-man, Li-Băng, Síp.

C. A-rập Xê-út, I-rắc, Cô-oét, Ca-ta.

D. A-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, Xi-ri.

Câu 3. Lượng mưa trung bình năm của khu vực Tây Nam Á là

A. 100 - 200 mm/năm.

B. 300 - 400 mm/năm.

C. 400 - 500 mm/năm.

D. 200 - 300mm/năm.

Câu 4. Bán đảo lớn nhất ở châu Phi là

A. Xô-ma-li.

B. Ma-đa-gat-xca.

C. A-rap.

D. Ê-ti-ô-pi-a.

Câu 5. Các quốc gia có số dân trên 100 triệu người ở châu Phi là

A. An-giê-ri và Ai Cập.

B. Xu-đăng và Ê-ti-ô-pi-a.

C. Dăm-bi-a và Công-gô.

D. Ni-giê-ri-a và Ê-ti-ô-pi-a.

Câu 6. Nhiều quốc gia châu Phi nhập khẩu mặt hàng nào sau đây?

A. Ca cao.

B. Cà phê.

C. Dầu cọ.

D. Lúa gạo.

Câu 7. Các tôn giáo lớn ra đời ở châu Á là

A. Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo và Đạo giáo.

B. Ấn Độ giáo, Đạo giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo.

C. Ấn Độ giáo, Nho giáo, Ki-tô giáo và Thần đạo.

D. Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo.

Câu 8. Sông ngòi ở khu vực Tây Nam Á có đặc điểm nào sau đây?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông nhiều nước.

B. Nhiều hệ thống sông lớn, nguồn nước dồi dào.

C. Sông ngòi kém phát triển, nguồn nước rất hiếm.

D. Nhiều sông nhỏ, nguồn nước ngầm và biển lớn.

Câu 9. Các di sản lịch sử về khía cạnh nào sau đây thường được WHO công nhận ở châu Phi?

A. Văn hóa, điêu khắc và kiến trúc.

B. Điêu khắc, khảo cổ và xã hội.

C. Kinh tế, kiến trúc và khảo cổ học.

D. Kiến trúc, điêu khắc và khảo cổ.

Câu 10. Ở môi trường nhiệt đới của châu Phi phát triển ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Điện tử, tin học.

B. Khai khoáng.

C. Luyện kim màu.

D. Chế biến gạo.

Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng về tự nhiên khu vực Trung Á?

A. Khí hậu của Trung Á khô hạn, thỉnh thoảng có tuyết rơi.

B. Sông ngòi ở Trung Á kém phát triển và giàu khoáng sản.

C. Khoáng sản chủ yếu là than đá, dầu mỏ, sắt, kim loại quý.

D. Khí hậu ôn đới lục địa; cảnh quan hoang mạc, rừng tai-ga.

Câu 12. Mưa rất ít ở khu vực hoang mạc Xa-ha-ra và Na-Míp do tác động chủ yếu của nhân tố nào sau đây?

A. Dòng biển lạnh.

B. Khí áp và frông.

C. Các khối khí lạnh.

D. Vị trí và giới hạn.

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Á.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Lãnh thổ Cam-pu-chia được mở rộng nhất là dưới thời vua

A. Giay-a-vác-man V.

B. Giay-a-vác-man VI.

C. Giay-a-vác-man VII.

D. Giay-a-vác-man VIII.

Câu 2. Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Campuchia thời phong kiến là

A. sử thi Ra-ma-ya-na.

B. sử thi Đăm-săn.

C. sử thi Riêm Kê.

D. sử thi Ra-ma Kiên.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh tình hình Campuchia dưới thời kì Ăng-co (802 – 1431)?

A. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định.

B. Đạt được nhiều thành tựu về văn hóa (xây dựng đền, tháp,…).

C. Đóng đô ở Phnôm Pênh để tránh cuộc tấn công của người Gia-va.

D. Campuchia trở thành một thế lực hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.

Câu 4. Vương quốc Lan Xang đạt sự thịnh vượng nhất là từ

A. thế kỉ XIV đến thế kỉ XV.

B. thế kỉ XV đến thế kỉ XVI.

C. thế kỉ XV đến thế kỉ XVII.

D. thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.

Câu 5. Công trình kiến trúc nào dưới đây không phải là thành tựu của cư dân Lào thời phong kiến?

A. Thạt Luổng.

B. Đền Bay-on.

C. Phra Keo.

D. Vát Xiềng Thong.

Câu 6. “Trâu bò phục vụ trên đồng ruộng có số lượng gần như vô tận. Họ (người Lào) cũng thu lợi từ cây ăn quả trồng trong vườn và lúa canh tác trên đất đai với sự giàu có không hề thua kém một vương quốc nào”

(Mô tả mới và thú vị về Vương quốc Lào, GF.Ma-ri-ni)

Qua đoạn trích trên thể hiện điều gì về Vương quốc Lào?

A. Kinh tế nông nghiệp phát triển.

B. Thương nghiệp là ngành chủ đạo.

C. Thủ công nghiệp là ngành chủ đạo.

D. Lào có quan hệ hòa hiếu với các láng giềng.

Câu 7. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong đoạn thông tin sau:

“Bạch Đằng một trận giao phong,

Hoằng Tháo lạc vía, Kiều công nộp đầu. (...)

Về Loa thành mới đăng quang,

Quan danh cải định, triều chương đặt bày.”

A. Khúc Thừa Dụ.

B. Ngô Quyền.

C. Đinh Bộ Lĩnh.

D. Lê Hoàn.

Câu 8. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, chọn kinh đô là

A. Cổ Loa.

B. Hoa Lư.

C. Thăng Long.

D. Tây Đô.

Câu 9. Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta có chuyển biến như thế nào?

A. Đinh Bộ Lĩnh rời đô về thành Đại La.

B. Nhà Nam Hán đem quân xâm lược trở lại.

C. Đất nước lâm vào tình trạng phân tán, cát cứ.

D. Ngô Xương Văn nhường ngôi cho Dương Tam Kha.

Câu 10. Kế sách cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Lê Hoàn được kế thừa, vận dụng từ cuộc đấu tranh nào trong lịch sử dân tộc?

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43).

B. khởi nghĩa Lý Bí (542 - 603).

C. Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (931).

D. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938).

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê?

A. Buộc nhà Tống thần phục và thực hiện triều cống đối với Đại Cồ Việt.

B. Thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt.

C. Quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập.

D. Thể hiện khả năng bảo vệ độc lập của quân dân Đại Cồ Việt.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ nhất ý thức độc lập, tự chủ của Ngô Quyền?

A. Lên ngôi vua, thực hiện thần phục nhà Tống.

B. Xưng là Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.

C. Bãi bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập một chính quyền mới.

D. Chủ động thiết lập quan hệ bang giao với nhà Nam Hán.

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm): Hoàn thành bảng so sánh dưới đây về tổ chức chính quyền thời Đinh, Tiền Lê so với thời Ngô rồi rút ra nhận xét.

 

Thời Ngô

Thời Đinh – Tiền Lê

Kinh đô

 

 

Triều đình trung ương

 

 

Chính quyền địa phương

 

 

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-D

2-C

3-D

4-A

5-D

6-D

7-D

8-C

9-D

10-B

11-D

12-A

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm)

- Địa hình: Tây Á có núi và sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích.

+ Phía bắc có nhiều dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pơ với Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên I-ran và sơn nguyên A-na-tô-ni.

+ Phía nam là sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích bán đảo A-rap. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà.

- Khí hậu: có khí hậu khô hạn. Lượng mưa trung bình năm khoảng 200 - 250 mm. Mùa hạ nóng và khô, có nơi nhiệt độ vào tháng 7 lên tới 450C. Mùa đông khô và lạnh.

- Cảnh quan: phía tây bắc của khu vực có thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích. Rừng và cây bụi lá cứng địa trung hải phát triển ở khu vực ven bờ Địa Trung Hải.

- Sông ngòi kém phát triển, các sông thường ngắn và ít nước. Hai sông lớn nhất khu vực là sông Tigrơ và sông Ơ-phrát.

- Khoáng sản: khoảng 1/2 lượng dầu mỏ trên thế giới tập trung ở Tây Á.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-C

2-C

3-C

4-C

5-B

6-A

7-B

8-B

9-C

10-C

11-A

12-D

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm):

- Hoàn thành bảng so sánh (mỗi ý đúng được 0,25 điểm)

 

Thời Ngô

Thời Đinh – Tiền Lê

Kinh đô

Cổ Loa (Hà Nội

Hoa Lư (Ninh Bình)

Triều đình trung ương

Dưới vua là các quan văn, quan võ

Dưới vua là các quan văn, quan võ và các cao tăng.

Chính quyền địa phương

Đất nước được chia thành các châu

Đất nước được chia thành các cấp: đạo/ lộ/ phủ/ châu => giáp => xã.

- Nhận xét (0,5 điểm):

+ Tổ chức chính quyền thời Đinh - Tiền Lê đã được kiện toàn hơn cả ở trung ương và địa phương so với thời Ngô. Song nhìn chung tổ chức chính quyền thời Ngô, Đinh – Tiền Lê còn đơn giản, chưa đầy đủ.

+ Mặc dù vậy, việc xây dựng bộ máy chính quyền thời Ngô, Đinh – Tiền Lê đã khẳng định tính chất độc lập - tự chủ và đặt nền móng cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn sau.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Kênh đào nào sau đây nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương?

A. Pa-na-ma.

B. Xuy-ê.

C. Amsterdam.

D. Bangkok.

Câu 2. Kênh đào Pa-na-ma nối liền

A. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.

B. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Câu 3. Phía đông của Bắc Mĩ gồm các địa hình nào sau đây?

A. Dãy núi A-pa-lat, đồng bằng và hệ thống núi Cooc-đi-e.

B. Sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo và dãy núi A-pa-lat.

C. Đồng bằng duyên hải Đại Tây Dương và dãy A-pa-lat.

D. Đồng bằng trung tâm và đồng bằng duyên hải Mê-hi-cô.

Câu 4. Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo chiều nào sau đây?

A. Theo chiều bắc - nam.

B. Theo chiều đông - tây.

C. Bắc - nam và đông - tây.

D. Chủ yếu theo độ cao.

Câu 5. Tác dụng của nhập cư lớn đến Bắc Mĩ là

A. làm phong phú về văn hóa.

B. chi phí nhiều cho giáo dục.

C. thống nhất về cách sống.

D. tạo đoàn kết cộng đồng.

Câu 6. Tài nguyên rừng ở Bắc Mĩ gồm có

A. rừng lá cừng, rừng hỗn hợp, thảo nguyên.

B. rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá cứng.

C. rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá rộng.

D. rừng lá kim, thảo nguyên, rừng hỗn hợp.

Câu 7. Ở khu vực Trung và Nam Mĩ không có đồng bằng nào dưới đây?

A. Trung tâm.

B. Pam-pa.

C. A-ma-zon.

D. La Pla-ta.

Câu 8. Các đồng bằng xếp theo thứ tự lần lượt từ Bắc xuống Nam ở lục địa Nam Mĩ là

A. Pam-pa, A-ma-dôn, La Pla-ta.

B. Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa.

C. La Pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn.

D. A-ma-dôn, La Pla-ta, Pam-pa.

Câu 9. Dân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người

A. lai giữa các chủng tộc.

B. da đen châu Phi đến.

C. da trắng châu Âu đến.

D. lại giữa da đen và vàng.

Câu 10. Thổ dân Nam Mỹ sinh sống ở khu vực rừng A-ma-dôn hiện nay vào khoảng

A. 200 bộ tộc.

B. 300 bộ tộc.

C. 400 bộ tộc.

D. 500 bộ tộc.

Câu 11. Cuối thế kỉ XVI, người nhập cư châu Âu vào Trung và Nam Mĩ có gốc

A. CHLB Đức, Tây Ban Nha.

B. Liên Hiệp Anh, Bồ Đào Nha.

C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

D. Bồ Đào Nha, CHLB Đức.

Câu 12. Trung và Nam Mĩ dẫn đầu thế giới về

A. tốc độ đô thị hóa.

B. gia tăng dân số tự nhiên.

C. gia tăng dân số cơ giới.

D. các dải đô thị rộng lớn.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày sự phân hóa thiên nhiên theo chiều bắc - nam ở khu vực Trung và Nam Mỹ?

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Năm 1042, nhà Lý đã cho ban hành bộ luật nào?

A. Hình thư.

B. Hình luật.

C. Luật Hồng Đức.

D. Luật Gia Long.

Câu 2. Công trình kiến trúc nào sau đây không phải là thành tựu của nhân dân Đại Việt dưới thời Lý?

A. Chùa Diên Hựu.

B. Thành Tây Đô.

C. Hoàng thành Thăng Long.

D. Tháp Báo Thiên.

Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về chính sách đối ngoại của nhà Lý?

A. “Bế quan tỏa cảng”, không giao lưu với bất kì nước nào.

B. Thần phục và lệ thuộc hoàn toàn vào phong kiến phương Bắc.

C. Tuyệt đối không giao thiệp với chính quyền phong kiến phương Bắc.

D. Hòa hiếu với láng giềng nhưng kiên quyết đáp trả mọi âm mưu xâm lược.

Câu 4. Việc Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa với quân Tống không nhằm mục đích nào sau đây?

A. Đảm bảo quan hệ ngoại giao hòa hiếu với nhà Tống.

B. Tránh hi sinh, tổn thất xương máu cho binh sĩ hai bên.

C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng lại lực lượng.

D. Thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân Đại Việt.

Câu 5. Lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Đại Việt dưới thời Trần là

A. quý tộc.

B. nông dân.

C. nô tì.

D. địa chủ.

Câu 6. Hệ quả của việc vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh là gì?

A. Nhà Lý kết thúc năm 216 năm tồn tại, nhà Trần thành lập.

B. Nhà Lý suy yếu nghiêm trọng, họ Trần thâu tóm quyền lực.

C. Nhà Lý phải dựa vào thế lực của họ Trần để duy trì quyền lực.

D. Vua Lý Chiêu Hoàng và Trần Thái Tông cùng trị vì đất nước.

Câu 7. So với nhà Lý, tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần có điểm gì đặc biệt?

A. Thiết lập chế độ Thái thượng hoàng.

B. Tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế.

C. Không giao chức vụ cao cho người trong hoàng tộc.

D. Đặt lệ không lập hoàng hậu, không lấy trạng nguyên.

Câu 8. Trong cả 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII), quân dân nhà Trần đã thực hiện kế sách nào?

A. Tiên phát chế nhân.

B. Đánh điểm, diệt viện.

C. Vườn không nhà trống.

D. Đánh nhanh thắng nhanh.

Câu 9. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (năm 1285), vua Trần đã giao trọng trách Tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến cho vị tướng nào?

A. Trần Khánh Dư.

B. Trần Thủ Độ.

C. Trần Hưng Đạo.

D. Trần Quang Khải.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)?

A. Chặn đứng làn sóng xâm lược của quân Nguyên với các nước Đông Nam Á.

B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.

C. Buộc nhà Nguyên phải kiêng nể, thần phục đối với nhà nước Đại Việt.

D. Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông - Nguyên.

Câu 11. Điểm chung trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981) và chống quân Nguyên thời Trần (1287 - 1288) là gì?

A. Bố trí trận địa mai phục và giành được chiến thắng lớn trên sông Bạch Đằng.

B. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho quân địch nhiều khó khăn.

C. Xây dựng phòng tuyến quân sự trên sông Như Nguyệt để chặn đánh giặc.

D. Chủ động tấn công trước để phòng vệ và chặn sức mạnh của quân địch. 

Câu 12. Trên lĩnh vực kinh tế - tài chính, Hồ Quý Ly đã thực hiện chính sách cải cách nào dưới đây?

A. Ban hành tiền giấy có tên là “Thái Bình hưng bảo”.

B. Quy định số lượng ruộng đất và nô tì của quan lại, quý tộc.

C. “Bế quan tỏa cảng” không giao thương với bất kì nước nào.

D. Khuyến khích quý tộc mộ dân đi khai hoang để lập điền trang.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh có gì khác biệt?

b. Phân tích nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-

2-

3-

4-

5-

6-

7-

8-

9-

10-

11-

12-

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Sự phân hoá thiên nhiên theo chiều bắc - nam ở Trung và Nam Mỹ (thể hiện rõ nét ở sự khác biệt về khí hậu và cảnh quan):

- Đới khí hậu xích đạo: nóng ẩm quanh năm, rừng mưa nhiệt đới phát triển trên diện rộng.

- Đới khí hậu cận xích đạo: một năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt, thảm thực vật điển hình là rừng thưa nhiệt đới.

- Đới khí hậu nhiệt đới: nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang lây. Cảnh quan cũng thay đổi từ rừng nhiệt đới ẩm đến xa van, cây bụi và hoang mạc.

- Đới khí hậu cận nhiệt: mùa hạ nóng, mùa đông ẩm. Nơi mưa nhiều có thảm thực vật điển hình là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng. Nơi mưa ít có cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc. 

- Đới khí hậu ôn đới: mát mẻ quanh năm. Cảnh quan điển hình là rừng hỗn hợp và bán hoang mạc.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-C

3-B

4-C

5-A

6-C

7-A

8-D

9-A

10-B

11-C

12-A

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

* Yêu cầu a. So sánh đường lối kháng chiến của nhà Trần và nhà Hồ

- Đường lối kháng chiến của nhà Trần:

+ Tiến hành kháng chiến dựa vào sức dân, đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc

+ Đường lối kháng chiến đúng đắn, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn của cuộc chiến đấu: “lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều”; thực hiện “vườn không nhà trống”; rút lui chiến lược (để tránh thế mạnh của giặc, bảo toàn và phát triển lực lượng) và tiến hành tổng phản công khi có thời cơ (địch suy yếu).

- Đường lối kháng chiến của nhà Hồ: Không dựa vào sức mạnh toàn dân mà hoàn toàn dựa vào thành lũy (thành Đa Bang, thành Tây Đô,...), vào sức mạnh quân sự (súng thần cơ, chiến thuyền có lầu,..) để đối kháng với quân Minh

Yêu cầu b. Nguyên nhân thất bại của nhà Hồ:

- Nguyên nhân khách quan: quân Minh có ưu thế hơn về lực lượng, vũ khí, kĩ thuật chiến đấu

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Nhà Hồ không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc, không huy động được toàn dân tham gia chiến đấu chống ngoại xâm (0,25 điểm)

+ Đường lối kháng chiến của nhà Hồ có nhiều sai lầm, như: không phát huy được sức mạnh toàn dân; đường lối kháng chiến thiên về phòng thủ, bị động, dựa vào thành lũy, vũ khí để chống lại sức mạnh của giặc Minh,…

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử và Địa Lí lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Đường xích đạo chạy qua nơi nào sau đây ở châu Đại Dương?

A. Lục địa Ô-xtrây-li-a.

B. Quần đảo Niu Di-len.

C. Chuỗi đảo Mê-la-nê-di.

D. Chuỗi đảo Mi-crô-nê-di.

Câu 2. Cảnh quan phổ biến ở các đảo thuộc châu Đại Dương là

A. rừng xích đạo xanh quanh năm và xavan, cây bụi lá cứng.

B. rừng mưa mùa nhiệt đới, rừng lá kim ôn đới, thảo nguyên.

C. rừng xích đạo xanh quanh năm và rừng mưa mùa nhiệt đới.

D. thảo nguyên, rừng lá rộn ôn đới và rừng mưa mùa nhiệt đới.

Câu 3. Người nhập cư gốc Âu sống tập trung nhiều ở

A. Pa-pua Niu Ghi-nê và Niu Di-len.

B. Niu Di-len và Ô-xtrây-li-a.

C. Ô-xtrây-li-a và Va-nu-a-tu.

D. Va-nu-a-tu và Pa-pua Niu Ghi-nê.

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với Ô-xtrây-li-a?

A. Quốc gia có nền văn hoá đa dạng.

B. Dùng duy nhất chỉ một ngôn ngữ.

C. Có tôn giáo các châu lục khác đến.

D. Có cả văn hoá bản địa và nhập cư.

Câu 5. Các nước nổi tiếng về xuất khẩu thịt cừu ở châu Đại Dương là

A. Pa-pua Niu Ghi-nê và Niu Di-len.

B. Niu Di-len và Ô-xtrây-li-a.

C. Ô-xtrây-li-a và Va-nu-a-tu.

D. Va-nu-a-tu và Pa-pua Niu Ghi-nê.

Câu 6. Ô-xtrây-li-a phát triển mạnh ngành chăn nuôi

A. bò, cừu.

B. lợn, cừu.

C. lợn, gà.

D. bò, trâu.

Câu 7. Đại bộ phận lãnh thổ châu Nam Cực nằm

A. phía bắc lục địa Phi.

B. trong vòng cực Bắc.

C. trong vòng cực Nam.

D. phía tây châu Mĩ.

Câu 8. Hiện nay, ở châu Nam Cực có

A. mạng lưới dân cư và đô thị khá dày đặc.

B. mạng lưới các trạm nghiên cứu khoa học.

C. mạng lưới sông ngòi, hồ đầm khá nhiều.

D. nhiều cao nguyên băng, động vật hoang.

Câu 9. Địa hình ở Nam Cực phổ biến là các

A. cao nguyên băng.

B. đảo băng lớn.

C. các bán đảo băng.

D. quần đảo băng.

Câu 10. Ở Nam Cực không có loài động vật nào sau đây?

A. Hải cẩu.

B. Chim biển.

C. Hải báo.

D. Gấu nâu.

Câu 11. U-rúc là đô thị của

A. Lưỡng Hà cổ đại.

B. Tây Âu trung đại.

C. Ấn Độ cổ đại.

D. Hy Lạp cổ đại.

Câu 12. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân phương Đông cổ đại là

A. buôn bán đường biển.

B. đánh bắt hải sản.

C. canh tác nông nghiệp.

D. chăn nuôi du mục.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Chứng minh châu Nam Cực có vị trí địa lí đặc biệt. Giải thích tại sao châu Nam Cực là hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có những loài động vật sinh sống ?

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa (1418 - 1423), nghĩa quân Lam Sơn đã

A. giành được nhiều thắng lợi quan trọng.

B. liên tục mở rộng phạm vi chiếm đóng.

C. mở nhiều đợt tấn công lớn vào căn cứ địch.

D. phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách.

Câu 2. Chiến thắng nào của nghĩa quân Lam Sơn có ý nghĩa quyết định, buộc quân Minh phải chấm dứt chiến tranh?

A. Chi Lăng - Xương Giang.

B. Ngọc Hồi - Đống Đa.

C. Tốt Động - Chúc Động.

D. Rạch Gầm - Xoài Mút.

Câu 3. Bộ Quốc triều hình luật được biên soạn và ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông còn có tên gọi khác là

A. Luật Hồng Đức.

B. Luật Gia Long.

C. Hình thư.

D. Hình luật.

Câu 4. Tác phẩm sử học tiêu biểu do Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê biên soạn có nhan đề là

A. Đại Nam thực lục.

B. Lam Sơn thực lục.

C. Đại Việt sử kí.

D. Đại Việt sử kí toàn thư.

Câu 5. Đọc đoạn tư liệu sau và trả lời câu hỏi:

Tư liệu. Vua Lê Thánh Tông từng căn dặn Thái bảo Lê Cảnh Huy: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ?... Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di”.

Câu hỏi. Theo em, lời căn dặn trên của vua Lê Thánh Tông phản ánh điều gì?

A. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê.

B. Quyết tâm gìn giữ nền độc lập dân tộc của nhà Lê.

C. Chính sách ngoại giao mềm dẻo của triều Lê sơ.

D. Chính sách đại đoàn kết dân tộc của nhà Lê sơ.

Câu 6. Để xây dựng lực lượng quân đội mạnh, nhà Lý - Trần - Lê sơ đều thi hành chính sách

A. “ngụ binh ư nông”.

B. “khoan thư sức dân”.

C. chỉ phát triển thủy quân.

D. chỉ phát triển bộ binh.

Câu 7. Biểu hiện nào dưới đây cho thấy nhà Lê sơ rất quan tâm đến việc phát triển giáo dục - khoa cử?

A. Dựng Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long để thờ Khổng Tử.

B. Khắc tên những người đỗ đạt cao lên văn bia ở Văn Miếu.

C. Nhà nước lần đầu tiên tổ chức thi cử để tuyển chọn nhân tài.

D. Lập Sùng Chính Viện để dịch sách từ chữ Hán sang chữ Nôm.

Câu 8. Năm 1306, vua Chế Mân của Chăm-pa đã dùng hai châu nào để làm sính lễ kết hôn với công chúa Huyền Trân của Đại Việt?

A. Địa Lý, Ma Linh.

B. Chiêm Động, Cổ Lũy.

C. châu Ô, châu Rí.

D. Bố Chính, châu Ô.

Câu 9. Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, trên danh nghĩa, vùng đất Nam Bộ thuộc quyền quản lí của vương quốc nào?

A. Chân Lạp.

B. Phù Nam.

C. Chăm-pa.

D. Đại Việt.

Câu 10. Nội dung nào sau đây không đúng về tình hình kinh tế của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?

A. Dân cư vùng ven biển còn buôn bán sản vật, trao đổi hàng hóa với nước ngoài.

B. Óc Eo là trung tâm trên tuyến đường thương mại qua vùng biển Đông Nam Á.

C. Các nghề thủ công truyền thống tiếp tục được duy trì và phát triển.

D. Nghề trồng lúa vẫn tiếp tục nuôi sống cư dân Chăm và Việt di cư vào.

Câu 11. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thái độ của người Việt đối với tín ngưỡng của người Chăm khi đến cư trú tại những vùng đất mới ở phía nam?

A. Bài trừ tuyệt đối các tín ngưỡng, phong tục của người Chăm.

B. Tôn trọng nhưng không tiếp thu tín ngưỡng của người Chăm.

C. Không có sự giao lưu văn hóa với cộng đồng người Chăm.

D. Tôn trọng và tiếp thu những tín ngưỡng của người Chăm.

Câu 12. Khi di cư vào vùng đất phía Nam, cùng sinh sống với người Chăm, đời sống của người Việt diễn ra như thế nào?

A. Xảy ra nhiều xung đột, mâu thuẫn.

B. Đời sống nhiều khó khăn do chiến tranh.

C. Yên bình, hòa thuận, hòa nhập về văn hóa.

D. Gặp khó khăn do khác biệt phong tục tập quán.

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

b. Từ sự thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, em rút ra được bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-C

2-C

3-B

4-B

5-B

6-A

7-C

8-B

9-A

10-D

11-A

12-C

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

* Châu Nam Cực có vị trí địa lí đặc biệt:

- Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam và tách biệt với các châu lục khác, được bao bọc xung quanh bởi các biển và đại dương.

- Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong phạm vi của vòng cực Nam.

- Châu Nam Cực gồm lục địa Nam Cực và các đảo, quần đảo ven lục địa. 

* Giải thích: Do khí hậu lạnh khắc nhiệt, trên lục địa Nam cực, thực vật không thể tồn tại. Nhưng vẫn có một số loài động vật như chim cánh cụt, hải cẩu… và các loài chim biển sống ở ven biển và trên các đảo vì những động vật này đều có những đặc điểm thích nghi với môi trường lạnh giá và đồng thời chúng còn dựa vào nguồn thức ăn dồi dào: cá, tôm và phù du sinh vật trong các biển bao quanh.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-D

2-A

3-A

4-D

5-A

6-A

7-B

8-C

9-A

10-B

11-D

12-C

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Tự luận (2,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

* Yêu cầu a)

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc.

+ Vai trò lãnh đạo và nghệ thuật quân sự tài tình, sáng tạo của bộ Chỉ huy nghĩa quân mà đại diện là: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích..

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục hoàn toàn độc lập dân tộc;

+ Đưa đến sự thành lập của vương triều Lê sơ; mở ra thời kì phát triển mới của Đại Việt

- Yêu cầu b) Bài học kinh nghiệm:

+ Dựa vào sức dân.

+ Phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân

Xem thử

Xem thêm đề thi các môn học lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tuyển tập Đề thi các môn học lớp 7 năm học 2023-2024 học kì 1, học kì 2 được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát chương trình và cấu trúc ra đề thi trắc nghiệm và tự luận mới.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học
Tài liệu giáo viên