Kiến thức trọng tâm GDCD 12 Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước



Kiến thức trọng tâm GDCD 12 Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn GDCD 12 Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk GDCD 12.

A. Lý thuyết bài học

I. Kiến thức cơ bản:

1. Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước

a. Trong lĩnh vực kinh tế

- Tạo khung pháp lí cho hoạt động sản xuất kinh doanh

- Pháp luật thừa nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân

- Các quy định của pháp luật về thuế, tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

⇒ Tóm lại, trong quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước, pháp luật giữ vai trò quan trọng, tác động đến toàn bộ nền kinh tế để mọi công dân, mọi thành phần kinh tế và doanh nghiệp được tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm khơi dậy mọi tiềm năng của các nhà sản xuất, kinh doanh vào công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước.

b. Trong lĩnh vực văn hóa

- Pháp luật giữ vai trò chủ đạo, tác động tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam.

c. Trong lĩnh vực xã hội

- Pháp luật giữ vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội, góp phần tích cực vào việc bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trên đất nước ta

- Pháp luật giải quyết những vấn đề:

    + Dân số và việc làm.

    + Bất bình đẳng xã hội.

    + Khoảng cách giàu nghèo.

    + Nâng cao dân trí.

    + Đạo đức và lối sống không lành mạnh.

    + Tai, tệ nạn xã hội…….

d. Trong lĩnh vực môi trường

- Điều 29 Hiến pháp 1992 quy định “Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiên các quy định của nhà nước về sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường

e. Trong lĩnh vực quốc phòng an ninh xã hội

- Điều 13 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị nghiêm trị theo pháp luật”

- Khoản 2, điều 6 luật quốc phòng quy định: “Công dân phải trung thành với Tổ quốc, làm nghĩa vụ quân sự, được giáo dục về quốc phòng và huấn luyện quân sự, chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp của nhà nước và người có thẩm quyền khi đất nước có tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng…”

2. Nội dung cơ bản của pháp Luật Với Sự Phát Triển KT đất nước

a. Nội dung cơ bản về sự phát triển kinh tế

* Quyền tự do kinh doanh của công dân: Có nghĩa là mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành họat động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh

* Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các họat động kinh doanh: Kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giất phép kinh doanh, nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật, bảo vệ môi trường, bảo vệ quền lợi người tiêu dùng, tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội… trong đó nghĩa vụ nộp thuế là rất quan trọng.

b. Nội dung cơ bản về sự phát triển văn hóa

- Pháp luật về sự phát triển văn hóa được quy định trong Hiến pháp, bộ luật dân sự, luật di sản văn hóa, luật xuất bản, luật báo chí…

- Pháp luật về sự phát triển văn hóa nghiêm cấm những hành vi truyền bá tư tưởng và văn hóa phản động, lối sống đồi trụy, tệ nạn H, mê tín dị đoan, các hành vi xâm phạm đến di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh…

c. Nội dung cơ bản về sự phát triển các lĩnh vực xã hội

- Nhà nước ban hành nhiều bộ luật để thực hiện sự tiến bộ và công bằng xã hội:

    + Pháp luật với việc giải quyết dân số và việc làm.

    + Pháp luật với việc xóa đói giảm nghèo.

    + Pháp luật với việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

    + Pháp luật với việc phòng và chống tệ nạn xã hội.

d. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường

- Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước và của mỗi công dân

- Phải bảo vệ, khai thác sử dụng hợp lí, tiết kiệm và có hiệu quả để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước.

- Việc khai thác rừng phải đúng pháp luật, bảo vệ và phát triển rừng, chống cháy rừng. Có trách nhiệm trồng cây gây rừng….

- Nghiêm cấm các hành vi làm suy thoái môi trường, gây ô nhiễm môi trường.

- Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vảo vệ các loại động thực vật và hệ sinh thái…

e. Nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng an ninh.

- Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật để tạo nên hành lang pháp lí như luật quốc phòng, luật an ninh quốc gia…

- Ban hành nghĩa vụ quân sự, thực hiện giáo dục quốc phòng trong các cơ quan, tổ chức, trường học.

- Củng cố quốc phòng, an ninh quốc phòng là nhiệm vụ của toàn dân.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Quyền tự do kinh doanh của công dân được quy định tại điều bao nhiêu của Hiến pháp 2013?

A. Điều 30.

B. Điều 31.

C. Điều 32.

D. Điều 33.

Lời giải: 

Quyền tự do kinh doanh của công dân quy định tại điều 33 Hiến pháp 2013 và trong các luật về kinh doanh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận

A. Cho phép kinh doanh.

B. Đăng kí kinh doanh.

C. Hoạt động kinh doanh.

D. Nộp thuế doanh nghiệp.

Lời giải: 

Quyền tự do kinh doanh có nghĩa là mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Trong các nghĩa vụ của công dân khi thực hiện hoạt động kinh doanh, nghĩa vụ nào được coi là quan trọng nhất?

A. Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh;

B. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật;

C. Bảo vệ môi trường;

D. Bảo vệ quền lợi người tiêu dùng;

Lời giải: 

Trong các nghĩa vụ của công dân khi thực hiện hoạt động kinh doanh, nghĩa vụ nộp thuế là rất quan trọng, cần phải được thực hiện nhiêm chỉnh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Công dân không bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây khi thực hiện kinh doanh?

A. Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh.

B. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.

C. Tạo ra nhiều việc làm mới cho những người trong độ tuổi lao động.

D. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Lời giải: 

Việc tạo ra nhiều việc làm mới cho những người trong độ tuổi lao động được nhà nước khuyến khích nhưng mức độ thực hiện do khả năng của từng người, từng doanh nghiệp nên không phải là nội dung bắt buộc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển các lĩnh vực xã hội?

A. Giải quyết vấn đề việc làm.

B. Xóa đói giảm nghèo.

C. Phòng, chống tệ nạn xã hội.

D. Tăng trưởng kinh tế đất nước.

Lời giải: 

Tăng trưởng kinh tế đất nước không thuộc nội dung của lĩnh vực xã hội.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Nhà nước áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, đảm bảo phát triển giống nòi là nội dung của phát triển nước ở lĩnh vực

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa.

D. Xã hội.

Lời giải: 

Nhà nước áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, đảm bảo phát triển giống nòi là thực hiện chăm lo sức khỏe cho toàn dân, thuộc lình vực xã hội.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?

A. Nhà nước.

B. Công dân.

C. Các tổ chức trong và ngoài nước.

D. Nhà nước và mỗi công dân.

Lời giải: 

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước và của mỗi công dân.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Để bảo vệ môi trường, những hành vi nào dưới đây bị pháp luật nghiêm cấm?

A. Phục hồi môi trường.

B. Chôn lấp chất thải độc hại, chất phóng xạ.

C. Quản lí chất thải.

D. Bảo tồn tài nguyên môi trường.

Lời giải: 

Chất thải độc hại, chất phóng xạ phải được xử lí riêng theo đúng quy trình chứ không được sử dụng phương pháp chôn lấp thông thường, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, công việc có tầm quan trọng đặc biệt là

A. Bảo vệ tài nguyên rừng.

B. Bảo vệ tài nguyên đất.

C. Bảo vệ tài nguyên nước.

D. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

Lời giải: 

Bảo vệ rừng có tầm quan trọng đặc biệt, vì rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Người có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có thể bị xử lí hành chính, xử lí kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo

A. Tính chất, hoàn cảnh vi phạm.

B. Hoàn cảnh, điều kiện vi phạm.

C. Điều kiện, mức độ vi phạm.

D. Mức độ, tính chất vi phạm

Lời giải: 

Hành vi vi phạm tùy vào tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí hành chính, kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc?

A. Tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc;

B. Bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;

C. Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng;

D. Mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia đều phải xử lí nghiêm minh, kịp thời.

Lời giải: 

Đảm bảo quốc phòng và an ninh là: Tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc; bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị trong nước.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là

A. Quân đội nhân dân.

B. Công an nhân dân.

C. Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

D. Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.

Lời giải: 

Củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Nhà nước sử dụng công cụ chủ yếu nào để khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?

A. Thuế.

B. Lãi suất của ngân hàng.

C. Tỉ giá ngoại tệ.

D. Tín dụng.

Lời giải: 

Nhà nước sử dụng thuế là công cụ chủ yếu để khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những ngành nghề này sẽ được giảm hoặc miễn thuế.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Luật nào dưới đây không có những quy định liên quan đến việc bảo vệ môi trường?

A. Luật Giáo dục.

B. Luật Xây dựng.

C. Luật Du lịch.

D. Luật Chuyển giao công nghệ.

Lời giải: 

Các quy định liên quan đến việc bảo vệ môi trường được thể hiện ở nhiều văn bản luật khác nhau nhưng không thể hiện trong Luật Giáo dục.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Để ghi nhận và phát huy mọi tiềm năng trong xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, pháp luật ghi nhận và đảm bảo quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tiếp cận thông tin.

B. Quyền tự do kinh doanh.

C. Quyền lựa chọn việc làm.

D. Quyền bình đẳng trong lao động.

Lời giải: 

Để ghi nhận và phát huy mọi tiềm năng trong xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, pháp luật ghi nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn kinh doanh trong trường hợp nào thì được miễn, giảm thuế?

A. Tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân.

B. Nông sản sạch.

C. Được Nhà nước khuyến khích.

D. Đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng.

Lời giải: 

Những ngành, nghề, linh vực, địa bàn kinh doanh được Nhà nước khuyến khích thì được miễn, giảm thuế, có thể được miễn trong những năm đầu và giảm ở những năm sau.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Luật nào dưới đây không có những quy định liên quan đến việc bảo vệ môi trường?

A. Luật Giáo dục.

B. Luật Xây dựng.

C. Luật Du lịch.

D. Luật Chuyển giao công nghệ.

Lời giải: 

Các quy định liên quan đến việc bảo vệ môi trường được thể hiện ở nhiều văn bản luật khác nhau nhưng không thể hiện trong Luật Giáo dục.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Để ghi nhận và phát huy mọi tiềm năng trong xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, pháp luật ghi nhận và đảm bảo quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tiếp cận thông tin.

B. Quyền tự do kinh doanh.

C. Quyền lựa chọn việc làm.

D. Quyền bình đẳng trong lao động.

Lời giải: 

Để ghi nhận và phát huy mọi tiềm năng trong xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, pháp luật ghi nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn kinh doanh trong trường hợp nào thì được miễn, giảm thuế?

A. Tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân.

B. Nông sản sạch.

C. Được Nhà nước khuyến khích.

D. Đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng.

Lời giải: 

Những ngành, nghề, linh vực, địa bàn kinh doanh được Nhà nước khuyến khích thì được miễn, giảm thuế, có thể được miễn trong những năm đầu và giảm ở những năm sau.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây?

A. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh.

B. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.

C.Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

D. Công khai thu nhập trên phương tiện thông tin đại chúng.

Lời giải: 

Người kinh doanh không phải công khai thu nhập trên phương tiện thông tin đại chúng mà chỉ cần khai báo và đóng thuế đầy đủ với cơ quan thuế.

Đáp án cần chọn là: D

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Giáo dục công dân lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên