Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 12 Bài 8 (sách mới) | Giáo dục KTPL 12

Trong chương trình sách mới, môn GDCD 12 được đổi tên thành Giáo dục Kinh tế & Pháp luật 12. Tóm tắt Lý thuyết KTPL 12 Bài 8 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Kinh tế Pháp luật 12 Bài 8.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 12 Bài 8 (sách mới) | Giáo dục KTPL 12

Quảng cáo



Lưu trữ: Lý thuyết GDCD 12 Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (sách cũ)

I. Kiến thức cơ bản:

1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

a. Quyền học tập của công dân

* Khái niệm:

- Mọi công dân đều có quyền học tập từ thâp đến cao, có thể học bất cứ nghành nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.

* Nội dung quyền học tập của công dân

- Mọi công dân đều có quyền học tập không hạn chế

- Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào

- Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời

- Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập

b. Quyền sáng tạo của công dân

* Khái niệm: Quyền sáng tạo của công dân là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất: quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Quảng cáo

- Quyền sáng tạo gồm hai loại

    + Quyền nghiên cứu khoa học

    + Nghiên cứu vũ trụ

c. Quyền được phát triển của công dân

* Khái niệm: Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong moi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

- Quyền được hưởng thụ đời sống vật chất và tinh thần để phát triển toàn diện

    + Đời sống vật chất: Có mức sống đấy đủ để phát triền về thể chất, được chăm sóc sức khoẻ…

    + Đời sống tinh thần: Đựơc tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, được vui chơi, giải trí..

Quảng cáo

- Quyền được khuyến khích bồi dưỡng để phát triển tài năng

    + Người học giỏi, có năng khiếu được bồi dưỡng, ưu tiên tuyển chọn vào các trường ĐH

    + Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển, cống hiến cho Tổ quốc

2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo, phát triển của công dân

- Là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta.

- Là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện, trở thành những công dân tốt, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa.

3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân

a. Trách nhiệm của Nhà nước

- Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân

- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục

Quảng cáo

- Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học

- Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất nước

b. Trách nhiệm của công dân

- Có ý thức học tập tốt, xác định mục đích học là học cho mình, phục vụ cho gia đình và xã hội.

- Có ý chí vươn lên, luôn tìm tòi và phát huy tính sáng tạo, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất.

- Có ý thức góp phần nâng cao dân trí của công dân Việt Nam, làm cho đất nước ta trở thành một nước phát triển, văn minh.

Xem thêm các bài Lý thuyết & Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

bai-8-phap-luat-voi-su-phat-trien-cua-cong-dan.jsp

Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên