Hóa 10 Bài 37: Bài thực hành số 6. Tốc độ phản ứng hóa học

Hóa 10 Bài 37: Bài thực hành số 6. Tốc độ phản ứng hóa học

Video Giải bài tập Hóa 10 Bài 37: Bài thực hành số 6. Tốc độ phản ứng hóa học - Cô Phạm Thu Huyền (Giáo viên VietJack)

Bài 1: Viết bản tường trình (trang 155 SGK Hóa 10)

1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.

- Tiến hành TN: Chuẩn bị 2 ống nghiệm

+ Cho vào ống 1: 3ml dd HCl nồng độ 18%

+ Cho vào ống 2: 3ml dd HCl nồng độ 6%

- Cho đồng thời 1 hạt kẽm vào 2 ống nghiệm

- Quan sát hiện tượng xảy ra trong 2 ống nghiệm

- Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch HCl có bọt khí thoát ra.

Khí ở ống nghiệm 1 thoát ra nhiều hơn ở ống nghiệm 2.

- Phương trình phản ứng: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.

- Giải thích: Do ống 1 nồng độ HCl (18%) lớn hơn nồng độ HCl ống 2 (6%)

Kết luận:

- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ.

- Nồng độ càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.

- Tiến hành TN: Chuẩn bị 2 ống nghiệm

+ Cho vào mỗi ống : 3ml dd H2SO4 nồng độ 15%

+ Đun ống 1 đến gần sôi, ống 2 giữ nguyễn

+ Cho đồng thời vào mỗi ống 1 hạt kẽm có kích thước như nhau

Quan sát hiện tượng

- Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch H2SO4 có bọt khí thoát ra.

Khí ở ống nghiệm 2 thoát ra nhiều hơn ở ống nghiệm 1.

- Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.

- Giải thích: Do ống 2 được đun nóng nên phản ứng nhanh hơn do đó lượng khí thoát ra quan sát được nhiều hơn.

Kết luận:

- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ.

- Nhiệt độ càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.

3. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.

Tiến hành TN:

Chuẩn bị 2 ống nghiệm

- Cho vào mỗi ống nghiệm: 3ml dd H2SO4 15%

- Lấy 2 mẫu kẽm có khối lượng bằng nhau nhưng kích thước hạt khác nhau. Kích thước hạt Zn mẫu 1 nhỏ hơn kích thước hạt Zn mẫu 2

- Cho mẫu Zn thứ nhất vào ống 1, mẫu Zn thứ 2 vào ống 2.

Quan sát hiện tượng

- Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch H2SO4 có bọt khí thoát ra.

Khí ở ống nghiệm 1 (mẫu Zn có kích thước hạt nhỏ hơn) thoát ra nhiều hơn ống nghiệm còn lại.

Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.

- Giải thích: Ống nghiệm dùng Zn có kích thước hạt nhỏ hơn thì phản ứng xảy ra nhanh hơn nên lượng khí thoát ra quan sát được nhiều hơn.

- Kết luận:

+ Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào bề mặt. Diện tích bề mặt càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.

Xem thêm các bài Giải bài tập Hóa học 10 (có video) hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên