Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11 Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)



Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11 Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Lịch Sử lớp 11 năm 2021, VietJack biên soạn Lịch Sử 11 Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Lịch Sử 11.

A. Lý thuyết bài học

I. NHẬT BẢN TRONG NHỮNG NĂM 1918 – 1929

1. Nhật Bản trong những năm đầu sau chiến tranh (1918 – 1923)

a. Kinh tế

- Công nghiệp:

+ Do không bị chiến tranh tàn phá; mặt khác, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản châu Âu suy yếu ⇒ Nhật Bản có nhiều cơ hội để phát triển ⇒ Những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất, sản xuất công nghiệp của Nhật Bản phát triển nhanh, mạnh mẽ.

+ Từ năm 1914 - 1919 sản lượng công nghiệp Nhật tăng 5 lần tổng giá trị xuất khẩu gấp 4 lần, dự trữ vàng và ngoại tệ tăng gấp 6 lần.

- Nông nghiệp

+ Tàn dư phong kiến còn tồn tại đã kiềm hãm sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.

+ Giá lương thực, thực phẩm đắt đỏ.

b. Xã hội

- Đời sống của người lao động không được cải thiện. Bùng nổ phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân, tiêu biểu có cuộc bạo động lúa gạo.

- Tháng 7/1922 Đảng Cộng sản Nhật thành lập.

2. Nhật Bản trong những năm ổn định (1924 – 1929)

a. kinh tế

- Trong những năm 1924 - 1929 kinh tế Nhật phát triển xen kẽ các đợt khủng hoảng, suy thoái.

+ Năm 1926 sản lượng công nghiệp phục hồi và vượt mức trước chiến tranh.

+ Năm 1927 khủng hoảng tài chính bùng nổ (30 ngân hàng ở Tôkiô bị phá sản).

⇒ Nguyên nhân: nghèo tài nguyên, do đó, Nhật Bản phải nhập khẩu nguyên, nhiên liệu để phục vụ cho phong trào kinh tế.

b. Chính trị, xã hội

- Những năm cuối thập niên 20, Nhật đã thi hành một số cải cách chính trị:

+ Ban hành luật bầu cử phổ thông cho nam giới.

+ Cắt giảm ngân sách quốc phòng.

+ Giảm bớt căng thẳng trong quan hệ với các cường quốc khác.

- Những năm cuối thập niên 20 chính phủ Ta-na-ca thực hiện những chính sách đối nội và đối ngoại hiếu chiến, đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh bành trướng thuộc địa.

II. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ (1929 – 1933) VÀ QUÁ TRÌNH QUÂN PHIỆT HÓA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC Ở NHẬT BẢN

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản

- Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm kinh tế Nhật bị giảm sút trầm trọng:

+ Sản xuất công – thương nghiệp đình đốn.

+ Nông nghiệp suy sụp, đây là ngành kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do lệ thuộc vào thị trường bên ngoài.

- Hàng triệu người thất nghiệp; Mâu thuẫn xã hội lên cao những cuộc đấu tranh của nhân dân lao động bùng nổ quyết liệt.

Lịch Sử 11 Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Thủ đô Tô-ki-ô sau trận động đất năm 1923

2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

a. Nguyên nhân, lý do lựa chọn con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước

- Có ít thị trường, thuộc địa ⇒ khó có thể trút gánh nặng khủng hoảng lên vai nhân dân các nước thuộc địa.

- Thiếu vốn, nguyên – nhiên liệu, thị trường tiêu thụ.

- Có truyền thống quân phiệt, hiếu chiến.

b. Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước

- Kéo dài trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX.

- Diễn ra thông qua các cuộc đấu tranh, thanh trừng, đảo chính quân sự đẫm máu giữa các tập đoàn quân phiệt (ví dụ: nhóm “sĩ quan trẻ”, phái “tướng lĩnh già”,...).

- Quá trình quân phiệt hóa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược bành trường thuộc địa.

+ 9/1931, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc của Trung Quốc, biến vùng đất này thành thuộc địa.

+ Năm 1933, dựng lên “Mãn Châu quốc”, do Phổ Nghi đứng đầu.

⇒ Nhật Bản trở thành một lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới.

Lịch Sử 11 Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

Quân đội Nhật chiếm Mãn Châu

3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản

- Trong những năm 30 của thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật diễn ra sôi nổi.

- Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhằm phản đối chính sách xâm lược hiếu chiến của chính quyền Nhật

- Hình thức đấu tranh: biểu tình, bãi công, thành lập Mặt trận nhân dân.

⇒ Làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy Nhà nước ở Nhật.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Khủng hoảng kinh tế (1929-1933) diễn ra nghiêm trọng nhất trong ngành kinh tế nào của Nhật Bản?

A. Công nghiệp

B. Nông nghiệp

C. Thương nghiệp

D. Tài chính- ngân hàng

Đáp án:

Khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Nhật Bản diễn ra nghiêm trọng nhất là trong nông nghiệp. Do sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài của ngành này.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Cuộc khủng hoảng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Nhật Bản đạt đến đỉnh điểm vào năm nào?

A. 1930.

B. 1931.

C. 1932.

D. 1933.

Đáp án:

Cuộc khủng hoảng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Nhật Bản đạt đến đỉnh điểm vào năm 1931.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Giới cầm quyền Nhật Bản đã thực hiện biện pháp gì để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?

A. Thực hiện chính sách cải cách quy mô lớn trên toàn nước Nhật

B. Khôi phục các ngành công nghiệp quan trọng và giải quyết nạn thất nghiệp cho người dân

C. Thực hiện chính sách quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài

D. Tham khảo và vận dụng Chính sách mới của Mĩ

Đáp án:

Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng và giải quyết khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản kéo dài trong bao lâu

A. Nửa đầu thập niên 30 của thế kỉ XX

B. Nửa sau thập niên 30 của thế kỉ XX

C. Giữa thập niên 30 của thế kỉ XX

D. Suốt thập niên 30 của thế kỉ XX

Đáp án:

Quá trình quân phiệt hóa của Nhật Bản kéo dài trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược khu vực nào?

A. Hàn Quốc

B. Trung Quốc

C. Triều Tiên

D. Đài Loan

Đáp án:

Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Năm 1931, Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Tháng 9 - 1931, sau khi đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, Nhật Bản đã

A. Sáp nhập vùng đất này vào lãnh thổ Nhật Bản

B. Xây dựng căn cứ quân sự của Nhật ở đây

C. Biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa

D. Đưa người dân Nhật Bản sang đó sinh sống và sản xuất

Đáp án:

Tháng 9-1931, sau khi đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Lực lượng chính trị nào giữ vai trò lãnh đạo cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản từ những năm 30 của thế kỉ XX?

A. Đảng Dân chủ Tự do

B. Đảng Xã hội

C. Đảng Dân chủ

D. Đảng Cộng sản

Đáp án:

Từ những năm 30 của thế kỉ XX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản, mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Lãnh đạo cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản từ những năm 30 của thế kỉ XX là

A. Đảng Dân chủ Tự do

B. Đảng Xã hội

C. Đảng Dân chủ

D. Đảng Cộng sản

Đáp án:

Từ những năm 30 của thế kỉ XX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản, mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Năm 1933, Nhật bản dựng lên chính phủ bù nhìn ở Trung Quốc với tên gọi là

A. Chính phủ hộ pháp

B. Trung Hoa Dân quốc

C. Mãn Châu Quốc

D. Chính phủ quốc dân

Đáp án:

Năm 1933, Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn, đưa Phổ Nghi - vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc lên đứng đầu, gọi là Mãn Châu quốc. Sự kiện Mãn Châu chính là ngòi lửa của cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc với quy mô ngày càng lớn, đánh dấu việc hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Năm 1933, ở Nhật Bản diễn ra sự kiện gì quan trọng?

A. Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn - “Mãn Châu quốc”.

B. Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.

C. Nhật Bản bắt đầu quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

D. Nhật Bản đánh chiếm Mãn Châu

Đáp án:

Năm 1933, Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn, đưa Phổ Nghị - Vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc - lên đứng đầu cái gọi là “Mãn Châu Quốc”. Miền Đông Bắc Trung Quốc trở thành bà đạp của những cuộc phiêu lưu quân sự mới của quân đội Nhật Bản.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản có tác động như thế nào đến quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở quốc gia này?

A. Giải phóng nhân dân lao động khỏi ách thống trị của chủ nghĩa quân phiệt

B. Góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản

C. Góp phần thúc đẩy nhanh công cuộc giải phóng đất nước

D. Đẩy nhanh quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nước này

Đáp án:

Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản đã góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của nước này

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản có ý nghĩa như thế nào?

A. Giải phóng nhân dân lao động khỏi ách thống trị của chủ nghĩa quân phiệt

B. Góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nước này

C. Góp phần thúc đẩy nhanh công cuộc giải phóng đất nước

D. Đẩy nhanh quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nước này.

Đáp án:

Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản dã góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của nước này.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Yếu tố nào tác động làm sụt giảm trầm trọng nền kinh tế Nhật Bản trong những năm đầu thập niên 30 của thế kỉ XX?

A. Các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi Nhật Bản

B. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mĩ dẫn đến cuộc đại suy thoái của chủ nghĩa tư bản

C. Chính sách quản lí lỏng lẻo của Nhà nước

D. Sự đầu tư không hiệu quả của Nhà nước vào các ngành kinh tế

Đáp án:

Năm 1929, sự sụp đổ cảu thị trường chứng khoản Mĩ dẫn đến cuộc đại suy thoái của chủ nghĩa tư bản nói chung, đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản giảm sút trầm trọng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Ý nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả xã hội mà khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 gây ra ở Nhật Bản?

A. Nông dân bị phá sản, mất mùa, đói kém.

B. Công nhân thất nghiệp lên tới hàng triệu người.

C. Đời sống của các tầng lớp lao động khốn đốn.

D. Mâu thuẫn xã hội vẫn được kiểm soát bằng những chính sách quân phiệt của Nhà nước.

Đáp án:

Cuộc khủng hoảng đạt đến đỉnh điểm vào năm 1931, gây nên những hậu quả xã hội tai hại: nông dân bị phá sản, mất mùa, đói kém. Số công nhân thất nghiệp lên đến 3 triệu người. Mâu thuẫn xã hội và cuộc đấu tranh của những người lao động diễn ra quyết liệt.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Đâu không phải là thách thức Nhật Bản phải đối mặt từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX?

A. Khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế

B. Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu

C. Giải quyết tình trạng nhập cư

D. Giải quyết khó khăn về tình trạng tiêu thụ hàng hóa

Đáp án:

Từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề như khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu, đặc biệt là tình trạng nông nghiệp giảm sút trầm trọng do sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài của ngành này. Giải quyết khó khăn về tình trạng tiêu thụ hàng hóa do đang trong cuộc khủng hoảng thừa.

Đáp án C: tình trạng nhập cư không phải khó khăn đối với Nhật Bản từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Đầu những năm 30 của thế kỉ XX, Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề, ngoại trừ

A. Khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế

B. Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu

C. Giải quyết tình trạng nhập cư

D. Giải quyết khó khăn về tình trạng tiêu thụ hàng hóa

Đáp án:

Từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó có:

- Khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.

- Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu, đặc biệt là tình trạng nông nghiệp giảm sút trầm trọng do sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài của ngành này.

- Giải quyết khó khăn về tình trạng tiêu thụ hàng hóa do đang trong cuộc khủng hoảng thừa.

⇒ Tình trạng dân nhập cư không phải khó khăn lớn đối với Nhật Bản.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu nào thôi thúc giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc trong đầu những năm 30 của thế kỉ XX?

A. Vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản ở thị trường Trung Quốc có nguy cơ bị mất

B. Thị trường Trung Quốc rộng lớn, tập trung 82% vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản

C. Mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền Trung Quốc đã xuất hiện và ngày càng sâu sắc

D. Phong trào đấu tranh đòi quyền lợi của các tầng lớp nhân dân Trung Quốc phát triển mạnh

Đáp án:

Nhật Bản bên cạnh việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang còn tiến hành chiến tranh xâm lược Trung Quốc do: Thị trường Trung Quốc rộng lớn, nơi tập trung 82% tổng số vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản, Trung Quốc luôn là đối tượng Nhật Bản muốn độc chiếm từ lâu. Tháng 9-1931, Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của Nhật Bản nhằm mục đích chính là

A. Mở rộng thị trường bằng cách tăng cường chạy đua vũ trang.

B. Khắc phục tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu.

C. Mở rộng xâm chiếm các vùng đất châu Á.

D. Khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng.

Đáp án:

Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược và bánh trướng ra bên ngoài.

⇒ Chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước Nhật Bản nhằm mục đích khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Cách thức tiến hành quân phiệt hóa ở Nhật Bản có điểm gì khác so với Đức?

A. Chuyển từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít.

B. Chuyển từ chế độ tư sản đại nghị sang chế độ độc tài phát xít.

C. Quân phiệt hóa bộ máy chế độ chuyên chế Thiên hoàng và xâm lược thuộc địa.

D. Quân phiệt hóa bộ máy chế độ Mạc Phủ và xâm lược thuộc địa.

Đáp án:

- Nhật Bản: do có sẵn chế độ chuyên chế Thiên Hoàng, quá trình này diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.

- Đức: quá trình phát xít hóa diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản tập trung nhất vấn đề nào

A. Quân phiệt hoá lực lượng quốc phòng

B. Quân phiệt hoá lực lượng an ninh quốc gia

C. Quân phiệt hoá lực lượng phòng vệQuân phiệt hoá bộ máy nhà nước

D. Quân phiệt hoá bộ máy nhà nước

Đáp án:

Ở Nhật Bản do đã có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng, quá trình quân phiệt hóa diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.

⇒ Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản tập trung nhất vào vẫn đề quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 21: Đâu không phải là nguyên nhân khiến Nhật Bản lựa chọn đi theo con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước để cứu vãn hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933?

A. Do Nhật Bản có quá ít thuộc địa, thiếu nguyên liệu và thị trường

B. Do tâm lý bất mãn và muốn phá bỏ hệ thống Vécxai- Oasinhtơn

C. Do ảnh hưởng truyền thống quân phiệt

D. Do sự dung dưỡng các thế lực phát xít của Mĩ, Anh, Pháp

Đáp án:

Nguyên nhân khiến Nhật Bản lựa chọn đi theo con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước để cứu vãn tình trạng khủng hoảng là

- Nhật Bản là một nước đế quốc trẻ có rất ít thuộc địa. Bản thân Nhật Bản lại là nước nghèo tài nguyên, thị trường nội địa yếu ⇒ Nhật Bản luôn rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu, thị trường để phát triển

- Nhật Bản là nước thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) nhưng lại không nhận được nhiều quyền lợi đặc biệt là ở hội nghị Oasinhtơn (1921) ⇒ tâm lý bất bất mãn và muốn phá bỏ hệ thống Vécxai- Oasinhtơn

- Lịch sử phát triển của Nhật Bản luôn gắn với vai trò của tầng lớp võ sĩ samurai ⇒ ảnh hưởng của truyền thống quân phiệt

Đáp án D: Sự dung dưỡng các thế lực phát xít của Mĩ, Anh, Pháp không phải là nguyên nhân khiến Nhật Bản lựa chọn đi theo con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước để cứu vãn hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Nguyên nhân chủ yếu nào khiến cho quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật diễn ra lâu dài?

A. Do sự bất đồng trong giới cầm quyền Nhật Bản về cách thức tiến hành chiến tranh

B. Do sự phát triển của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản

C. Do sự can thiệp của các thế lực đế quốc vào Nhật Bản

D. Do sự bất đồng giữa Thiên hoàng và chính phủ về cách thức thoát khỏi khủng hoảng

Đáp án:

Quá trình quân phiệt hóa của Nhật Bản kéo dài trong những năm 30 của thế kỉ XX là do có những mâu thuẫn, bất đồng giữa phái “sĩ quan trẻ” (được quan chức cấp thấp và giai cấp tư sản mới ủng hộ) với phái “sĩ quan già” (được quan chức cấp cao và các tập đoàn tư bản lâu đời ủng hộ). Từ năm 1937. Giới cầm quyền Nhật Bản đã chấm dứt cuộc đấu tranh nội bộ và tập trung vào quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 có tác động như thế nào đến các tập đoàn tư bản độc quyền ở Nhật Bản?

A. Làm phá sản hàng loạt các tập đoàn tư bản lớn

B. Thu hẹp lĩnh vực kiểm soát của các tập đoàn tư bản

C. Tăng cường vai trò, quyền lực của các tập đoàn tư bản về kinh tế - chính trị

D. Làm giảm quyền lực chính trị của các tập đoàn tư bản

Đáp án:

Khủng hoảng kinh tế đã đẩy mạnh quá trình tập trung sản xuất và tăng cường quyền lực cho các tập đoàn tư bản lớn (daibátxưi), nắm giữ các vị trí then chốt trong nền kinh tế và chi phối đời sống chính trị, xã hội ở Nhật Bản

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24: Điểm giống nhau về mưu đồ trong quan hệ quốc tế giữa hai nước phát xít Đức và Nhật Bản là gì?

A. Đều bất mãn với hệ thống Vécxai – Oasinhtơn

B. Đều có âm mưu dùng vũ lực và chiến tranh để chia lại thế giới.

C. Đều có âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Trung Quốc.

D. Đều có âm mưu quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

Đáp án:

Cả hai nước phát xít Đức và Nhật đều là những nước đế quốc trẻ. Do có nền kinh tế phát triển sau các nước đế quốc Anh, Pháp,… nhưng lại có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ. Hai nước đế quốc đã sớm nuôi âm mưu dùng vũ lực, gây ra một cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.

Đáp án A: điểm đặc trưng thuộc về phát xít Đức. Đáp án C, D là đặc điểm của phát xít Nhật.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Việc Ishawara cho quân giật mìn một đoạn đường sắt gần ga Phụng Thiên ngày 18-9-1931 đã

A. Mở đầu cho việc dựng lên chính phủ bù nhìn ở Trung Quốc

B. Giúp Nhật Bản thực hiện chiến lược bành trướng ở châu Á

C. Mở đầu cho việc phát xít hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản

D. Mở đầu cho việc phát xít Nhật chiếm toàn bộ Mãn Châu

Đáp án:

- Sự kiện Phụng Thiên hay còn gọi là sự kiện Mãn Châu là một sự kiện do quân đội Nhật Bản sắp đặt để lấy cớ xâm lược Đông Bắc Trung Quốc (tức Mãn Châu năm 1931).

- Ngày 18-9-1931, một lượng nhỏ thuốc nổ được trung úy Kawamoto Suemori kích nổ gần đường ray xe lửa thuộc tuyến đường sắt Nam Mãn Châu do Nhật Bản sở hữu gần Mukden (nay là Thẩm Dương). Dù rằng vụ nổ nhỏ không hề phá hủy đường ray cũng như một đoàn tàu đi qua đấy vài phút sau đó. Lực lượng quân đế quốc Nhật Bản đã buộc tội những người Trung Quốc chống Nhật chịu trách nhiệm cho việc này và trả đũa bằng cuộc xâm lược tổng lực dẫn đến việc chiếm đóng Mãn Châu, tại đó Nhật Bản dựng lên chính phủ Mãn Châu Quốc, sau đó sáu tháng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26: Điểm khác trong chính sách đối ngoại của Mĩ và Nhật Bản trong những năm 1929-1939 là

A. tiến hành xâm lược vùng Đông Bắc Trung Quốc

B. chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới thứ hai

C. theo đuổi lập trường chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

D. trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài lãnh thổ

Đáp án:

Chính sách đối ngoại của Mĩ và Nhật Bản trong những năm 1929 – 1939:

- Mĩ: trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới, Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật để giữ vai trò trung lập trước các xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ.

- Nhật Bản: Tăng cường chạy đua vũ trang, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Nhật là lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 27: Cho các sự kiện liên quan đến Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) như sau:

1. Khủng hoảng đạt đến đỉnh điểm.

2. Đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

3. Tổng sản lượng công nghiệp tăng 28% so với giai đoạn trước khủng hoảng.

4. Sản lượng công nghiệp mới phục hồi trở lại và vượt mức trước chiến tranh Sắp xếp theo thứ tự thời gian.

A. 1-2-3-4.

B. 2-1-4-3.

C. 4-2-1-3.

D. 2-3-1-4

Đáp án:

Các sự kiện được sắp xếp theo trình tự thời gian như sau:

1. Khủng hoảng đạt đến đỉnh điểm (1931).

2. Đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô (1933).

3. Tổng sản lượng công nghiệp tăng 28% so với giai đoạn trước khủng hoảng (1938).

4. Sản lượng công nghiệp mới phục hồi trở lại và vượt mức trước chiến tranh (1926).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 28: Mặt trận Nhân dân được thành lập ở Nhật Bản là kết quả của

A. Cuộc vận động, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân

B. Cuộc biểu tình phản đối chính sách thống trị của nhà nướ

C. Cuộc vận động đoàn kết của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

D. Cuộc biểu tình phản đối chính sách xâm lược của giới cầm quyền Nhật Bản

Đáp án:

Từ những cuộc biểu tình phản đối chính sách xâm lược của giới cầm quyền đã dẫn đến phong trào thành lập Mặt trận Nhân dân, tập hợp đông đảo các tầng lớp xã hội.

⇒ Mặt trận Nhân dân được thành lập ở Nhật Bản là kết quả của cuộc biểu tình phản đối chính sách xâm lược của giới cầm quyền Nhật Bản.

Đáp án cần chọn là: D

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Lịch Sử lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên