Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939)

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939)

Bài giảng: Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939) - Cô Thúy Hảo (Giáo viên VietJack)

I. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC (1919 – 1939)

1. Phong trào Ngũ tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Quảng cáo

a. Phong trào Ngũ tứ (1919)

* Nguyên nhân:

- Ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga.

- Tại hội nghị Vécxai, các nước đế quốc chuyển giao chủ quyền tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc) từ tay Đức sang tay Nhật Bản.

* Mục tiêu: chống đế quốc xâm lược, chống phong kiến đầu hàng.

* Phạm vi, quy mô: từ Bắc Kinh lan rộng ra 22 tỉnh và 150 thành phố.

* Lực lượng tham gia: Học sinh, sinh viên, nhân dân lao động.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Học sinh, sinh viên biểu tình trong Phong trào Ngũ tứ

Quảng cáo

*Tính chất: Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

* Ý nghĩa:

- Mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc.

- Đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

- Tạo điều kiện truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin.

b. Sự thành lập của Đảng Cộng sản Trung Quốc

* Nguyên nhân:

- Phong trào yêu nước phát triển mạnh.

- Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá sâu rộng.

- Sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản.

→ Tháng 7/1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.

* Ý nghĩa:

- Đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Trung Quốc.

- Mở ra thời kì giai cấp vô sản Trung Quốc từng bước nắm giữ ngọn cờ cách mạng.

2. Chiến tranh Bắc phạt (1926 – 1927) và Nội chiến Quốc – Cộng (1927 – 1937)

Quảng cáo

a. Chiến tranh Bắc phạt (1926 – 1927)

- Trong những năm 1926 – 1927, Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc hợp tác tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt Bắc Dương đang chia nhau thống trị bắc Trung Quốc.

- Sau một thời gian ngắn, Quốc dân đảng phản bội, chống lại phong trào cách mạng:

+ Ngày 12/4/1927, Quốc dân Đảng tiến hành chính biến ở Thượng Hải, tàn sát, khủng bố những người cộng sản, đàn áp phong trào cách mạng.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Thượng Hải bị bắt

+ Giữa tháng 4/1927, Quốc Dân Đảng lập chính phủ ở Nam Kinh ⇒ đến tháng 7/1927 Tưởng Giới Thạch nắm toàn quyền.

b. Nội chiến Quốc - Cộng (1927 - 1937)

- Sau chiến tranh Bắc phạt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành cuộc đấu tranh chống chính phủ Quốc dân Đảng (1927 - 1937) cuộc nội chiến kéo dài 10 năm.

+ Quân Tưởng đã tổ chức 4 lần vây quét lớn, nhằm tiêu diệt Cộng sản nhưng đều thất bại.

+ Trong lần vân quét thứ 5 (1933 - 1934) của Quốc dân đảng ⇒ lực lượng của Đảng Cộng sản bị thiệt hại nặng nề và bị bao vây.

+ Tháng 10/1934: Quân cách mạng phá vây rút khỏi căn cứ tiến lên phía bắc (Vạn lí Trường Chinh).

Quảng cáo
Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Mao Trạch Đông trong cuộc vạn lí trường chinh

+ Tháng 1/1935, sau Đại hội Tuân Nghĩa, Mao Trạch Đông trở thành chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc.

- Tháng 7/1937, Nhật Bản phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc.

=> Quốc dân đảng – Đảng Cộng sản hợp tác, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật.

II. PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ẤN ĐỘ (1918 – 1939)

1. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1918 – 1929

* Nguyên nhân:

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Anh bị thiệt hại nặng nề ⇒ để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra, Anh tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân các thuộc địa (mà chủ yếu là Ấn Độ)

⇒ Ách cai trị hà khắc, phản động Anh đã khiến cho mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn độ với chính quyền thực dân Anh ngày càng gay gắt.

* Lãnh đạo: Đảng Quốc đại, đứng đầu là M.Gan-đi.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

M.Gan-đi

* Phương pháp đấu tranh: bất bạo động, bất hợp tác.

* Lực lượng tham gia: các tầng lớp nhân dân nhất là nông dân và công nhân.

* Hình thức đấu tranh: biểu tình hòa bình, bãi công, bãi thị, bãi khóa, tẩy chay hàng hóa của Anh,...

2. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1929 – 1939

* Nguyên nhân

- Bù đắp thiệt hại do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 gây ra ⇒ thực dân Anh tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân Ấn Độ.

=> Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn độ với chính quyền thực dân Anh ngày càng gay gắt.

* Lãnh đạo: Đảng Quốc đại, đứng đầu là M.Gan-đi.

* Phương pháp đấu tranh: bất bạo động, bất hợp tác.

- Đầu năm 1930 bất hợp tác với thực dân Anh,Gan-đi thực hiện đi bộ dài 300 km để phản đối chính sách độc quyền muối của thực dân Anh.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939) | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Cuộc đi bộ của M.Gan-đi

- Tháng 12 -1931, Gan-đi phát động chiến dịch bất hợp tác mới.

⇒ Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Anh dần được hình thành.

- Tháng 9/1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phong trào cách mạng ở Ấn Độ chuyển sang thời kỳ mới.

Xem thêm lý thuyết Lịch Sử 11 hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

phong-trao-cach-mang-o-trung-quoc-va-an-do-1918-1939.jsp

Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên