Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 14 phần 3 có đáp án năm 2021 mới nhất
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 14 phần 3 có đáp án năm 2021 mới nhất
Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Lịch Sử lớp 7 năm 2021 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 14 phần 3 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
Bài 14 phần 3: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)
Câu 1: Vị tướng nào của quân Nguyên được giao nhiệm vụ bảo vệ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ?
A. Thoát Hoan
B. Ô Mã Nhi
C. Toa Đô
D. Ngột Lương Hợp Thai
Lời giải:
Tướng Ô Mã Nhi là người được giao nhiệm vụ bảo vệ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Yếu tố tự nhiên nào đã được Trần Quốc Tuấn khai thác triệt để trong trận Bạch Đằng năm 1288?
A. Con nước thủy triều
B. Sự suy yếu của quân Mông Nguyên
C. Cây cối rậm rạp
D. Sự ủng hộ của nhân dân
Lời giải:
Con nước thủy triều là yếu tố tự nhiên được Trần Quốc Tuấn khai thác triệt để trong trận Bạch Đằng năm 1288. Ông đã dựa vào yếu tố này để xây dựng trận địa cọc ngầm, dụ địch vào trận địa để tiêu diệt
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Khu vực nào được Thoát Hoan lựa chọn làm căn cứ để đánh lâu dài với Đại Việt?
A. Thăng Long
B. Vạn Kiếp
C. Thiên Trường
D. Thiên Mạc
Lời giải:
Đầu năm 1288, Thoát Hoan chỉ huy một cánh quân đánh vào Vạn Kiếp, ra sức xây dựng nơi đây thành căn cứ vững chắc để đánh lâu dài với Đại Việt
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Nội dung nào không phản ánh quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ ba của nhà Nguyên?
A. đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản
B. chuẩn bị một đoàn thuyền lương đi cùng
C. huy động một lực lượng lớn quân đội do Thoát Hoan làm tổng chỉ huy
D. đình chỉ kế hoạch xâm lược Champa
Lời giải:
Để chuẩn bị cho cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ 3, nhà Nguyên đã:
- Đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản để tập trung lực lượng cho xâm lược Đại Việt
- Huy động 30 vạn quân đội do Thoát Hoan- viên tướng đã có kinh nghiệm chinh chiến ở chiến trường Đại Việt làm tổng chỉ huy
- Chuẩn bị một đoàn thuyền lương với hàng chục vạn thạch lương do tướng Trương Văn Hổ chỉ huy
=> Sự chuẩn bị trên thể hiện quyết tâm xâm lược bằng được Đại Việt của nhà Nguyên
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Chiến thắng nào của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ ba đã đè bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù?
A. Đông Bộ Đầu
B. Chương Dương, Hàm Tử
C. Vân Đồn
D. Bạch Đằng
Lời giải:
Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 của quân dân Đại Việt đã tiêu diệt được toàn bộ cánh quân thủy của quân Nguyên, đè bẹp ý chí xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Sự kiện nào đánh dấu kế hoạch xâm lược Đại Việt lần 3 của nhà Nguyên bước đầu bị phá sản?
A. Quân Nguyên gặp phải kế vườn không nhà trống của Đại Việt
B. Đoàn thuyền lương cuả Trương Văn Hổ bị tiêu diệt
C. Kế hoạch dùng Champa làm bàn đạp đánh Đại Việt thất bại
D. Kế hoạch tiêu diệt cơ quan đầu nào cuả Đại Việt liên tục thất bại
Lời giải:
Để tránh gặp phải kế vườn không nhà trống của quân dân nhà Trần, trong cuộc xâm lược Đại Việt lần 3, quân Nguyên đã chuẩn bị sẵn một đoàn thuyền lương đi cùng. Tuy nhiên, đoàn thuyền lương đó đã bị quân dân nhà Trần tiêu diệt. Kế hoạch xâm lược Đại Việt lần 3 của nhà Nguyên bước đầu bị phá sản
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Khác với 2 cuộc chiến tranh xâm lược trước, khi bị lâm vào tình thế nguy khốn, Thoát Hoan đã chủ động đưa ra quyết định gì?
A. Tổ chức cướp bóc lương thực của người dân
B. Tổ chức truy đuổi, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của Đại Việt
C. Quyết định rút quân về nước
D. Tổ chức bình định, lấn chiếm vùng lân cận
Lời giải:
Khác với 2 cuộc chiến tranh xâm lược trước, khi bị lâm vào tình thế nguy khốn, Thoát Hoan đã chủ động rút quân lên Vạn Kiếp rồi từ đây rút về nước theo 2 đường thủy bộ để tránh nguy cơ bị tiêu diệt
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Điểm khác biệt cơ bản giữa Bạch Đằng năm 938 với trận Bạch Đằng năm 1288 là
A. Thời điểm tổ chức trận đánh
B. Kế sách đánh giặc
C. Kết quả
D. Lực lượng tham gia
Lời giải:
Điểm khác biệt cơ bản giữa Bạch Đằng năm 938 với trận Bạch Đằng năm 1288 là thời điểm tổ chức đánh giặc:
- Trận Bạch Đằng năm 938 diễn ra khi quân Nam Hán vừa mới đặt chân đến vùng biển nước ta nhằm đánh bại ngay từ đầu của xâm lược của kẻ thù.
- Trận Bạch Đằng năm 1288 diễn ra khi quân Mông- Nguyên đã tiến vào Đại Việt. Sau một thời gian ở Đại Việt mà chưa thực hiện được mục tiêu khiến chúng buộc phải rút quân về nước.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Đâu không phải lý do nhà Trần chọn Bạch Đằng làm nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược với quân Mông- Nguyên?
A. Do vị trí chiến lược của sông Bạch Đằng
B. Do quân Nguyên yếu về thủy chiến
C. Do kế thừa truyền thống đánh giặc của cha ông
D. Do cánh quân của Thoát Hoan không quan trọng bằng cánh quân của Ô Mã Nhi
Lời giải:
Sở dĩ nhà Trần quyết định chọn Bạch Đằng làm nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược với quân Mông Nguyên là do:
- Vị trí chiến lược của sông Bạch Đằng: muốn rút ra khỏi Đại Việt bằng đường biển chắc chắn phải đi qua sông Bạch Đằng. Con nước thủy triều và địa thế hiểm yếu của Bạch Đằng thuận lợi cho bố trị trận địa mai phục
- Quân Mông- Nguyên là đội quân lớn lên trên lưng ngựa, thiện chiến về bộ binh nhưng lại yếu về thủy binh
- Kế thừa truyền thống đánh giặc của cha ông trong trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Khi quân Nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần 3, vua Trần đã hỏi Trần Quốc Tuấn về thế địch, ông thưa “năm nay đánh giặc...” Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
A. Mạnh
B. Yếu
C. Nhàn
D. Khó
Lời giải:
Khi quân Nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần 3, nhà vua đã hỏi Trần Quốc Tuấn về thế địch, ông thưa “năm nay đánh giặc nhàn”
Đáp án cần chọn là: C
Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:
- Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 14 phần 4 có đáp án năm 2021 mới nhất
- Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 15 có đáp án năm 2021 mới nhất
- Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 16 có đáp án năm 2021 mới nhất
- Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 17 có đáp án năm 2021 mới nhất
- Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 18 có đáp án năm 2021 mới nhất
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 7 | Để học tốt Lịch Sử 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt Lịch Sử 7 và Giải bài tập Lịch Sử 7 và bám sát nội dung sgk Lịch Sử lớp 7.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều