500 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 có đáp án năm 2023 mới nhất

500 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 năm 2024 có đáp án

Nhằm mục đích giúp học sinh có thêm tài liệu ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 năm 2023, bộ 500 Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 7 có đáp án được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học với đầy đủ các cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 7 này sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm và đạt điểm cao trong các bài thi môn Lịch Sử 7.




Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 1 có đáp án

Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu

Câu 1: Hai tầng lớp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu bao gồm  

A. Địa chủ và nông dân.

B. Tư sản và vô sản.

C. Chủ nô và nô lệ.

D. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.

Lời giải:

Sự xâm nhập và chính sách phân phong ruộng đất của người Giéc-man đã dẫn đến sự hình thành hai tầng lớp là lãnh chúa phong kiến và nông nô. Quan hệ bóc lột giữa lãnh chúa phong kiến với nông nô được xác lập đồng thời đánh dấu xã hội phong kiến châu Âu được hình thành

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Đơn vị kinh tế chính trị cơ bản trong thời kì chế độ phong kiến phân quyền ở châu Âu là

A. Lãnh địa phong kiến

B. Trang viên phong kiến

C. Điền trang thái ấp

D. Thành thị trung đại

Lời giải:

Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Lãnh chúa phong kiến xuất thân từ bộ phận nào trong xã hội cổ đại?  

A. Những người Giec-man giàu có.

B. Các chủ nô Rô-ma.

C. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc người Giéc-man.

D. Những người nông dân nhiều ruộng đất.

Lời giải:

Người Giéc-man chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi đem chia có quý tộc, tướng lĩnh quân sự kèm theo tước vị công- hầu- bá- tử- nam => Hình thành tầng lớp lãnh chúa phong kiến.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Tầng lớp nông nô trong xã hội phong kiến châu Âu xuất thân chủ yếu từ

A. Nô lệ và nông dân.

B. Nông dân bị mất ruộng đất.

C. Tù binh chiến tranh.

D. Phụ nữ và trẻ em.

Lời giải:

Những người nông dân bị mất ruộng đất và nô lệ thời cổ đại phải sống phụ thuộc vào lãnh chúa => Hình thành tầng lớp nông nô.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Cư dân sống chủ yếu trong các thành thị trung đại là những bộ phận nào?  

A. Nông nô và lãnh chúa.

B. Bình dân thành thị.

C. Thợ thủ công và thương nhân.

D. Nông dân và thợ thủ công.

Lời giải:

Cư dân sống chủ yếu trong các thành thị là những thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Những thợ thủ công và thương nhân châu Âu lập ra phường hội và thương 

A. Cạnh tranh công bằng.

B. Giúp đỡ nhau cùng sản xuất và buôn bán.

C. Tạo thêm công việc cho nông nô.

D. Thành lập các hội buôn lớn hơn.

Lời giải:

Trong các thành thị, lập ra các phường hội, thương hội để tránh được sự sách nhiễu của lãnh chúa phong kiến và giúp đỡ nhau cùng sản xuất và buôn bán. 

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế  trong các lãnh địa phong kiến là  

A. Thường xuyên trao đổi, buôn bán với bên ngoài lãnh địa.

B. Nông nô được tự do sản xuất và buôn bán.

C. Phát triển các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp.

D. Là nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp.

Lời giải:

Kinh tế trong các lãnh địa là nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp, không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài, nông nô tự sản xản xuất và tiêu dùng các sản phẩm do mình làm ra

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự ra đời của thành thị trung đại? 

A. Hoạt động trao đổi buôn bán giữa các lãnh địa phát triển

B. Sự phát triển của hoạt động sản xuất

C. Chính sách khuyến khích phát triển của lãnh chúa phong kiến

D. Quan hệ trao đổi buôn bán giữa phương Đông với phương Tây được đẩy mạnh

Lời giải:

Từ thế kỉ XI, lực lượng sản xuất trong xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi đã thúc đẩy hoạt động sản xuất phát triển:

+ Trong nông nghiệp: những công cụ mới và sự hoàn thiện về kĩ thuật như chọn lai giống, luấn canh…giúp năng suát lao động gia tăng, sản phẩm nông nghiệp trở nên phong phú, thừa thãi.

+ Trong các ngành thủ công nghiệp, diễn ra quá trình chuyên môn hóa tương đối mạnh mẽ. Đã có những thợ khéo tay chỉ làm một nghề thủ công riêng biệt như rèn mộc, đồ da, đồ gốm,… Nhiều người có thể bỏ ruộng đất để làm nghề thủ công, sinh sống bằng sản phẩm trao đối với nông dân.

=> Một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa hoặc bằng cách chuộc thân thể hoặc bỏ trốn, tìm đến những nơi có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, trao đổi mua bán định cư lập nghiệp ở đó. Cư dân đông dần lên, thợ thủ công và thương nhân tập trung ngày một nhiều. Lúc đầu, nơi đó chỉ là một thị trấn nhỏ, sau phát triển lên thành thành thị.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Ý nào sau đây không phản ánh đúng cuộc sống của các lãnh chúa trong các lãnh địa phong kiến?  

A. Không cần phải lao động

B. Suốt ngày cưỡi ngựa hoặc tổ chức tiệc tùng

C. Đối xử tàn nhẫn với nông nô

D. Sống bình đẳng với nông nô

Lời giải:

Các lãnh chúa không bao giờ phải lao động, suốt ngày chỉ luyện tập cung, kiếm, cưỡi ngựa hoặc tổ chức những buổi tiệc tùng, hội hè. Họ còn đối xử tàn nhẫn với nông nô 

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Người Giéc-man không thực hiện hành động nào sau đây khi tràn vào lãnh thổ Rôma?  

A. thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ.

B. thành lập vương quốc Phơ – răng, Ăng – glô Xắc-xông.

C. chiếm ruộng đất của người Rô-ma cũ chia cho nhau.

D. thành lập nên các thành thị trung đại.

Lời giải:

- Khi vào lãnh thổ của Rô ma, người Giéc-man đã:

+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước Rôma, lập nhiều vương quốc mới như vương quốc Ăng - glô- Xắc- xông, Phơ - răng, Tây Gốt, Đông Gốt.

+ Chiếm đất của chủ nô được chia cho quý tộc và tướng lĩnh quân sự.

+ Các thủ lĩnh bộ lạc, các quý tộc thị tộc người Giéc – man tự phong các tước vị (công tước, bá tước, nam tước, …), hình thành tầng lớp quý tộc vũ sĩ.

+ Ki tô giáo dần dần có vai trò và có ưu thế trong đời sống nhân dân (Họ xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng đất của nông dân. Đồng thời, nhà vua cũng phong tặng đất đai theo tước vị cho các quý tộc và nhà thờ).

=> Đáp án D: thành thị trung đại được thành lập không thuộc hành động của người Giéc-man giai đoạn này mà thành thị xuất hiện từ thế kỉ XI, kết quả của sự phát triển nền kinh tế hàng hóa

Đáp án cần chọn là: D

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 2 có đáp án

Câu 1: Mục tiêu hướng tới của các thương nhân châu Âu trong các cuộc phát kiến địa lý là khu vực nào?  

A. Nam Phi

B. Các nước phương Đông đặc biệt là Ấn Độ

C. Bắc Phi

D. Châu Mĩ

Lời giải:

Các thương nhân châu Âu khao khát muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với các nước phương Đông, đặc biệt là Ấn Độ – nơi được coi là “mảnh đất hứa” với nguồn nguyên liệu dồi dào, nguồn gia vị hấp dẫn và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Ai là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất?  

A. Ph. Ma-gien-lan.

B. Va-xco đơ Ga-ma.

C. C. Cô-lôm-bô.

D. Đi-a-xơ.

Lời giải:

Ph. Ma-gien-lan (1480 – 1521) là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất hết gần 3 năm, từ năm 1519 đến năm 1522 với phương tiện tàu thủy.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Ai là người đã thực hiện chuyến hành trình qua cực Nam châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Ấn Độ) năm 1498?  

A. Ph. Ma-gien-lan.

B. Va-xcô đơ Ga-ma.

C. C. Cô-lôm-bô.

D. Đi-a-xơ.

Lời giải:

Năm 1498, Va-xcô đơ Ga-ma đã đi qua điểm cực Nam châu Phi và cập được bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?  

A. Quý tộc và công nhân làm thuê.

B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc.

C. Công nhân giàu có và nhà tư bản.

D. Quý tộc và thương nhân.

Lời giải:

Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại món lợi “khổng lồ” cho quý tộc và thương nhân nhờ sự cướp bóc của cải và tài nguyên của các nước ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành với những giai cấp cơ bản nào?  

A. Lãnh chúa và nông nô

B. Địa chủ và nông dân tá điền

C. Tư sản và vô sản

D. Quý tộc và công nhân

Lời giải:

Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành với những hai giai cấp là tư sản và vô sản:

- Tư sản là những chủ xưởng, chủ đồn điền, những thương nhân giàu có. Họ nắm trong tay tư liệu sản xuất, bỏ tiền ra thuê nhân công sản xuất

- Vô sản là phần đông là nông dân đã bị tước đoạt tư liệu sản xuất, họ phải bán sức lao động của mình cho các ông chủ tư bản.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Những quốc gia nào đóng vai trò tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lý?  

A. Mĩ, Anh

B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha

C. Ý, Bồ Đào Nha

D. Anh, Pháp

Lời giải:

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là những nước đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí, vì:

-  Có vị trí địa lí thuận lợi, gần những hải cảng lớn.

- Đây là những nước có nền kinh tế hàng hóa phát triển nên nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc, thị trường ngày càng tăng, trong khi Việc buôn bán trực tiếp với các nước phương Đông lại bị ách tắc do con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì chiếm độc quyền nên họ muốn khám phá con đường đi mới.

- Hạm đội thuyền của hai nước vào loại mạnh nhất ở châu Âu. Tầng lớp quý tộc thượng võ hiếu chiến, thủy thủ đoàn gan dạ, trình độ khoa học kĩ thuật có nhiều tiến bộ.

- Các chuyến hành trình phát kiến đã được các vương triều phong kiến Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ủng hộ

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Vì sao nông nô phải bán sức lao động của mình cho các ông chủ tư bản?  

A. Họ bị quý tộc và tư sản cướp hết ruộng đất.

B. Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp.

C. Họ có thể giàu lên, trở thành tư sản.

D. Họ có điều kiện việc làm tốt hơn trong các xí nghiệp.

Lời giải:

Ở châu Âu, quý tộc phong kiến và tư bản dùng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất, đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa. Nông nô không có ruộng đất cày cấy, trở thành những người đi lang thang và cuối cùng buộc phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư sản.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Ý nào dưới đây không phải là hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV?  

A. Thị trường thế giới được mở rộng, thương nghiệp phát triển.

B. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

C. Là cuộc cách mạng thực sự trên lĩnh vực giao thông và tri thức.

D. Thúc đẩy sự khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.

Lời giải:

Hệ quả của cuộc phát kiến địa lí:

-  Các cuộc phát kiến địa lí được coi là cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông vận tải và tri thức, một chứng minh thuyết phục cho luận điểm Trái Đất hình cầu.

-  Mở ra các thị trường mới, các con đường thương mại và tuyến giao lưu hàng hoá mới, đưa đến hiếu biết về các châu lục, các đại dương... và giúp người châu Âu bước vào thời kì phát triển kinh tế trọng thương.

-  Góp phần thúc đẩy sự khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến châu Âu.

-  Đưa lại hệ quả tiêu cực: sự xuất hiện của chủ nghĩa thực dân, nạn buôn bán nô lệ da đen.

=> Loại trừ đáp án: B

Câu 9: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI là  

A. Con đường giao thương với phương Đông qua Tây Á bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm

B. Khoa học – kĩ thuật, đặc biệt là ngành hàng hải, có những tiến bộ đáng kể,

C. Thương nhân châu Âu có đủ kinh nghiệm cho các chuyến đi xa

D. Do quyết định của các triều đình phong kiến Tây Âu

Lời giải:

Từ thế kỉ XV, nhu cầu về vàng bạc, hương liệu từ phương Đông của quý tộc và thương nhân châu Âu ngày càng tăng trong khi con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải lại do người Thổ độc chiếm. Vấn đề cấp thiết được đặt ra là phải tìm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí trong cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Hướng đi của C. Côlômbô có điểm gì khác biệt so với các nhà phát kiến địa lí khác?  

A. Đi xuống hướng Nam

B. Đi sang hướng Đông 

C. Đi về hướng Tây

D. Ngược lên hướng Bắc

Lời giải:

- Các nhà thám hiểm: B. Đi-a-xơ, Xa-xcô đơ Ga-ma, Ph. Ma-gien-lan đều có xu hướng đi về phía Đông và Nam.

- C. Côlômbô: đi về phía Tây, lênh đênh trên biển Đại Tây Dương và sau đó phát hiện ra châu Mĩ.

Đáp án cần chọn là: C

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 3 có đáp án

Câu 1: Đất nước nào là quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng?

A. Italia.

B. Pháp.

C. Anh.

D. Mĩ.

Lời giải:

Quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng là Italia. Do từ thế kỉ XIV, I-ta-li-a có nền kinh tế hàng hóa phát triển, có đời sống đô thị phồn thịnh với những thành thị tự do, quan hệ tư bản chủ nghĩa chiếm địa vị thống trị. Hơn nữa I-ta-li-a là quê hương của văn minh Hi Lạp- Rô ma. Ở đây vẫn còn bảo lưu được nhiều giá trị của nền văn minh này.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Những nhà văn hóa- khoa học lớn trong thời kì Phục hưng được đánh giá là  

A. “Những con người khổng lồ”.

B. “Những con người sáng tạo”.

C. “Những con người vĩ đại”.

D. “Những con người tài năng”

Lời giải:

Trong thời kì Phục hưng, sự xuất hiện của rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta gọi là “những con người khổng lồ về tư tưởng và sự uyên bác trong lịch sử nhân loại:

- Ph. Ra-bơ-le vừa là nhà văn, vừa là nhà y học lớn.

- R. Đê-các-tơ không những là nhà toán học xuất sắc mà còn là nhà triết học lớn.

- Lê-ô-na đơ Vanh-xilà họa sĩ thiên tài, cũng là kĩ sư nổi tiếng.

- N. Cô-péc-ních, Ga-li-lê là những nhà thiên văn có nhiều công hiến lớn cho ngành thiên văn học, ….

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Ai là người khởi xướng phong trào Cải cách tôn giáo thế kỉ XVI?  

A. Can-vanh

B. R. Đê-các-tơ

C. U. Sếch-xpia

D. M. Lu – thơ

Lời giải:

Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là M. Lu-thơ (1483 - 1546), một tu sĩ ở Đức

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Cơ sở tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến châu Âu là  

A. Giáo lý đạo Kitô

B. Giáo lý đạo Phật

C. Giáo lý đạo Hồi

D. Giáo lý đạo Bà la môn

Lời giải:

Trong suốt hơn 1000 năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Phong trào cải cách tôn giáo có tác động như thế nào đến đạo Ki-tô?  

A. Làm sụp đổ hoàn toàn đạo Ki-tô

B. Dẫn tới sự phân hóa thành hai giáo phái là Cựu giáo và Tân giáo

C. Củng cố nền thống trị của đạo Ki-tô đối với xã hội

D. Không có tác động gì đến đạo Ki-tô

Lời giải:

Sự phát triển của phong trào cải cách tôn giáo đã khiến cho đạo Ki-tô bị phân hóa thành hai giáo phái là Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ và Tân giáo là tôn giáo cải cách

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến châu Âu là  

A. Chiến tranh nông dân Đức

B. Chiến tranh nông dân Áo

C. Chiến tranh nông dân Thụy Sĩ

D. Chiến tranh nông dân Pháp

Lời giải:

Cuộc chiến tranh nông dân Đức là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến châu Âu

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Phong trào văn hóa Phục hưng diễn ra không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?  

A. Quan điểm của giáo hội Kitô kìm hãm sự phát triển của xã hội

B. Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế xong lại chưa có địa vị xã hội tương ứng

C. Con người bước đầu có những nhận thức khoa học về bản chất của thế giới

D. Ảnh hưởng của trào lưu triết học ánh sáng ở Pháp

Lời giải:

Những nguyên nhân xuất hiện phong trào Văn hóa Phục hưng:

- Sự tồn tại của chế độ phong kiến cùng với những quan điểm lỗi thời của giáo hội Kitô đã kìm hãm sự phát triển của xã hội

- Giai cấp tư sản ra đời ở giai đoạn hậu kì trung đại, tuy có thể lực về kinh tế nhưng lại không có thế lực về chính trị.

- Con người bước đầu có những nhận thức khoa học về bản chất của thế giới.

=> Đáp án D: trào lưu triết học ánh sáng đến thế kỉ XVII mới xuất hiện và phát triển ở châu Âu nên không phải nguyên nhân dẫn đến xuất hiện phong trào văn hóa Phục hưng ở châu Âu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Ý nào không phản ánh đúng nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng?

A. Lên án nghiêm khắc Giáo hội Kitô, đả phá vào trật tự xã hội phong kiến

B. Đề cao giá trị chân chính của con người

C. Đề cao quyền độc lập của các dân tộc

D. Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ

Lời giải:

Nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng bao gồm:

- Lên án nghiên khắc giáo hội Kitô, tấn công vào trật tự xã hội phong kiến. 

- Đề cao giá trị chân chính của con người thay cho thần thánh

- Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ. 

=> Loại trừ đáp án: C

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Mục đích chính của giai cấp tư sản khi khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng là  

A. Khôi phục tinh hoa văn hóa của Hi Lạp, Rôma cổ đại

B. Lấy lại những giá trị văn hóa đã bị Giáo hội Kitô và chế độ phong kiến vùi dập

C. Đề cao giá trị con người, quyền tự do cá nhân và tri thức khoa học – kĩ thuật

D. Xây dựng nền văn hóa mới của giai cấp tư sản chống lại quan điểm giáo hội Kitô

Lời giải:

Giai cấp tư sản khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng với mục đích chính là xây dựng nền văn hóa mới của giai cấp tư sản. Đó là nền văn học được xây dựng trên nền tảng khôi phục những tinh hoa của văn hóa Hi Lạp và Rô -ma và chú trọng khoa học – kĩ thuật, đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân. Nó đối lập hoàn toàn với quan điểm của giáo hội Kitô

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Ý nào sau đây không phản ánh đúng quan điểm cải cách tôn giáo của Lu-thơ?  

A. Chỉ trích mạnh mẽ giáo lí giả dối của Giáo hội.

B. Cứu vớt con người bằng lòng tin.

C.Đòi bãi bỏ lễ nghi phiền toái.

D. Quay về giáo lí Ki-tô nguyên thủy.

Lời giải:

Trong phong trào Cải cách tôn giáo, M. Lu-thơ chủ trương:

- Kịch liệt lên án những hành vi tham lam của Giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ giáo lí giả dối của Giáo hội.

- Đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái.

- Đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ.

Đáp án cần chọn là: B

....................................

....................................

....................................

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 7 | Để học tốt Lịch Sử 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt Lịch Sử 7Giải bài tập Lịch Sử 7 và bám sát nội dung sgk Lịch Sử lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên