Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 14 phần 2 có đáp án năm 2021 mới nhất
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 14 phần 2 có đáp án năm 2021 mới nhất
Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Lịch Sử lớp 7 năm 2021 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 14 phần 2 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
Bài 14 phần 2: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)
Câu 1: Cái cớ nhà Nguyên sử dụng để đem quân xâm lược Đại Việt lần thứ hai là gì?
A. Mượn đường đánh Cao Miên
B. Mượn đường đánh Champa
C. Nhà Trần không thực hiện nghĩa vụ triều cống
D. Nhà Trần không thần phục thiên triều
Lời giải:
Trong cuộc xâm lược Đại Việt lần 2, nhà Nguyên đã yêu cầu Đại Việt cho mượn đường để chinh phạt Champa. Đây thực chất chỉ là cái cớ cho hành động xâm lược của chúng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Ai là người được vua Trần giao trọng trách Quốc công tiết chế trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên (1285)?
A. Trần Thủ Độ
B. Trần Quang Khải
C. Trần Quốc Tuấn
D. Trần Khánh Dư
Lời giải:
Trần Quốc Tuấn là người được vua Trần tin tưởng giao trọng trách Quốc công tiết chế- chỉ huy cuộc kháng chống Mông Nguyên lần 2 (1285). Ông soạn "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Ai là tổng chỉ huy quân Nguyên trong lần thứ hai xâm lược Đại Việt (1285)?
A. Toa Đô
B. Ô Mã Nhi
C. Thoát Hoan
D. Ngột Lương Hợp Thai
Lời giải:
Cuối tháng 1-1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan Tổng chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Hội nghị Diên Hồng do nhà Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần nào để bàn kế hoạch đánh giặc?
A. Các quan lại cao cấp
B. Các vương hầu, quý tộc
C. Toàn bộ nhân dân Thăng Long
D. Các bô lão có uy tín
Lời giải:
Hội nghị Diên Hồng do nhà Trần tổ chức đã triệu tập những bô lão có uy tín về Thăng Long để bàn kế hoạch đánh giặc. Khi được nhà vua hỏi nên đánh hay hàng, các bô lão đều đồng thanh hô vang “đánh”
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Quân sĩ nhà Trần đã thích vào tay chữ gì tại Hội nghị Diên Hồng để thể hiện quyết tâm đánh giặc Mông- Nguyên?
A. Đánh
B. Chiến
C. Không đầu hàng
D. Sát Thát
Lời giải:
Để thể hiện quyết tâm đánh giặc Mông Cổ, trong cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên lần 2, quân sĩ nhà Trần đã thích vào tay 2 chữ Sát Thát- giết giặc Mông Cổ
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Tại sao khi thực hiện xâm lược Việt Nam lần thứ hai, quân Nguyên lại đánh Cham-pa trước khi đánh Đại Việt?
A. Tạo ra gọng kìm tấn công Đại Việt từ phía Nam
B. Làm bàn đạp mở rộng đánh chiếm khu vực Đông Nam Á
C. Để ngăn chặn Đại Việt liên kết với Champa
D. Làm bàn đạp tấn công Lan Xang và Chân Lạp, cô lập Đại Việt
Lời giải:
Trước khi tổ chức cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ hai, quân Nguyên đã tiến đánh Champa để tạo thế gọng kìm bao vây tấn công Đại Việt từ phía Nam
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Điểm thuận lợi của nhà Nguyên khi đem quân xâm lược Đại Việt lần thứ hai là gì?
A. Đã hoàn thành quá trình xâm lược Trung Quốc
B. Đã chinh phục được Champa
C. Đã chinh phục được các nước láng giềng cạnh Đại Việt
D. Đã thống trị được toàn bộ châu Á
Lời giải:
Năm 1279, nước Nam Tống bị quân Mông Cổ tiêu diệt. Trung Quốc chịu sự thống trị của một vương triều ngoại tộc là nhà Nguyên. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để nhà Nguyên có thể tập trung lực lượng xâm lược Đại Việt
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Sự kiện nào dưới đây không thể hiện được quyết tâm của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ hai (1285)?
A. Hội nghị Bình Than
B. Hội nghị Diên Hồng
C. Quân sĩ thích vào tay chữ Sát Thát
D. Chủ động thần phục và triều cống nhà Nguyên
Lời giải:
Những sự kiện thể hiện quyết tâm đánh giặc của quân dân nhà Trần:
- Hội nghị Bình Than: hội nghị của các vương hầu, quý tộc nhà Trần để thắt chặt khối đoàn kết trong triều đình và đưa ra kế sách đánh giặc
- Hội nghị Diên Hồng với quyết tâm “đánh” của toàn dân
- Quân sĩ thích vào tay chữ Sát Thát- giết giặc Mông Cổ
...
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Nghệ thuật “Tránh sức mạnh lúc ban mai, tranh thủ chiều tà” đã được quân dân nhà Trần vận dụng như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần 2?
A. Thực hiện vườn không nhà trống, phản công chiến lược
B. Chủ động đánh trước để chặn thế mạnh của giặc
C. Chủ động đánh nhanh thắng nhanh
D. Chủ động giảng hòa để củng cố lực lượng
Lời giải:
Nghệ thuật “tránh sức mạnh lúc ban mai, tranh thủ chiều tà” được quân dân nhà Trần vận dụng hiệu quả trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần 2.
- Chủ động thực hiện kế vườn không nhà trống để tránh thế mạnh của giặc lúc ban đầu
- Chủ động tổ chức phản công chiến lược để tranh thủ suy yếu của giặc và giành thắng lợi
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruộng đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng.” Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào?
A. Binh thư yếu lược
B. Bình Ngô đại cáo
C. Hịch tướng sĩ
D. Bạch Đằng giang phú
Lời giải:
Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, thể hiện nỗi căm phẫn tột với kẻ thù xâm lược, tinh thần sẵn sàng hi sinh cho đất nước của tác giả
Đáp án cần chọn là: C
Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:
- Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 14 phần 3 có đáp án năm 2021 mới nhất
- Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 14 phần 4 có đáp án năm 2021 mới nhất
- Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 15 có đáp án năm 2021 mới nhất
- Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 16 có đáp án năm 2021 mới nhất
- Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 17 có đáp án năm 2021 mới nhất
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 7 | Để học tốt Lịch Sử 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt Lịch Sử 7 và Giải bài tập Lịch Sử 7 và bám sát nội dung sgk Lịch Sử lớp 7.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều