Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 13 có đáp án năm 2021 mới nhất
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 13 có đáp án năm 2021 mới nhất
Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Lịch Sử lớp 7 năm 2021 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 13 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII
Câu 1: Thời Trần bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ
A. Quân chủ trung ương tập quyền.
B. Phong kiến phân quyền.
C. Quân chủ lập hiến
D. Quân chủ đại nghị
Lời giải:
Bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền gồm 3 cấp: triều đình đứng đầu là vua, các đơn vị hành chính trung gian lộ, phủ, huyện, châu và cấp hành chính cơ sở là xã.
Đáp án cần chọn là: A
Chú ý
Tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần trong giai đoạn đầu được tổ chức theo hình thức quân chủ quý tộc- thể chế mà trong đó quyền lực tối cao vẫn trong tay một người đứng đầu (vua, hoàng đế…) nhưng trong bộ máy nhà nước, tầng lớp quý tộc nắm giữ hầu hết các trọng trách ở triều đình và địa phương, hệ thống quan lại hầu hết là những người trong hoàng tộc
Câu 2: Hình thức phân phong tước hiệu và ruộng đất cho quý tộc dưới thời Trần được gọi là gì?
A. Phong vương hầu, ban lộc điền
B. Phương vương hầu, ban thực ấp thực phong
C. Phong vương hầu, ban thái ấp
D. Phong vương hầu, ban điền trang
Lời giải:
Các quý tộc họ Trần được phong vương hầu và ban thái ấp. Tuy nhiên đất đai được ban cấp làm thái ấp các quý tộc chỉ có quyền chiếm hữu, còn nhà nước vẫn nắm quyền sở hữu tối cao
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Bộ luật thành văn được biên soạn dưới thời Trần có tên là
A. Hình thư
B. Quốc triều hình luật
C. Luật Hồng Đức
D. Hoàng Việt luật lệ
Lời giải:
Thời Trần, Nhà nước chú trọng sửa sang luật pháp, ban hành bộ luật mới gọi là Quốc triều hình luật.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Quân đội nhà Trần được phiên chế thành những bộ phận nào?
A. Cấm quân và bộ binh.
B. Bộ binh và thủy binh.
C. Cấm quân và quân ở các lộ.
D. Quân trung ương và quân địa phương.
Lời giải:
Quân đội nhà Trần gồm có: cấm quân và quân ở các lộ.
- Cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình, nhà vua.
- Quân ở các lộ có chức năng bảo vệ chính quyền ở các địa phương. Khi có chiến tranh, còn có quân đội của các vương hầu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Biểu hiện nào dưới đây không chứng tỏ sự khủng hoảng của nhà Lý cuối thế kỉ XII?
A. Quan lại không chăm lo đời sống nhân dân chỉ ăn chơi sa đọa
B. Thiên tai, mất mùa liên tiếp xảy ra
C. Phong trào đấu tranh của dân nghèo nổi lên khắp nơi
D.Vua Lý Huệ Tông không có người nối dõi
Lời giải:
Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng khủng hoảng, suy yếu:
- Chính quyền không chăm lo đến đời sống của nhân dân mà lại lao vào ăn chơi sa đọa
- Lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra. Đời sống nhân dân cực khổ đến mức phải bán vợ đợ con
- Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra ở nhiều nơi.
=> Loại trừ đáp án: D
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Ý nào không phản ánh bối cảnh thành lập nhà Trần đầu thế kỉ XIII?
A. Thành lập trong bối cảnh nhà Lý suy yếu
B. Thế lực họ Trần lớn mạnh trong triều đình
C. Lý Chiêu Hoàng kết hôn với Trần Cảnh và nhường ngôi cho chồng
D. Trần Thủ Độ tiến hành đảo chính, đưa Trần Cảnh lên ngôi
Lời giải:
- Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu và phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn. Quyền lực trong triều đình dần bị họ Trần thâu tóm.
- Vua Lý Huệ Tông không có con trai phải nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Sau đó Lý Chiêu Hoàng đã kết hôn với Trần Cảnh- cháu họ của Trần Thủ Độ. Đến năm 1226, Chiêu Hoàng đã nhường ngôi cho chồng. Sự kiện này đánh dấu sự sụp đổ của nhà Lý, nhà Trần được thành lập.
=> Loại trừ đáp án: D
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách phát triển nông nghiệp dưới thời Trần?
A. Đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang mở rộng diện tích
B. Cho đắp đê Đỉnh nhĩ
C. Đặt chức Hà đê sứ để trông coi, đốc thúc việc đắp đê
D. Ban hành phép quân điền
Lời giải:
Chính sách phát triển nông nghiệp dưới thời Trần bao gồm:
- Nhà Trần đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng diện tích, sản xuất thông qua việc cho phép quý tộc chiêu tập dân phiêu tán lập điền trang
- Tổ chức đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển để đề phòng nước sông lên to, gọi là đê Đỉnh nhĩ
- Đặt chức Hà đê sứ trông coi việc đắp đê
…
=> Loại trừ đáp án: D
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Sự phát triển của nông nghiệp dưới thời Trần không mang ý nghĩa nào sau đây?
A. Ổn định đời sống nhân dân và tình hình xã hội
B. Là điều kiện để Đại Việt tiến hành chiến tranh mở mang bờ cõi
C. Là cơ sở để củng cố chế độ phong kiến chuyên chế
D. Tạo điều kiện để văn hóa phát triển rực rỡ
Lời giải:
Sự phát triển của nông nghiệp dưới thời Trần có tác dụng ổn định đời sống nhân dân, đảm bảo sự ổn định của tình hình xã hội. Từ đó tại điều kiện để củng cố sự vững chắc của chế độ phong kiến và nền văn hóa phát triển rực rỡ.
=> Đáp án B: chính sách mở mang bờ cõi thuộc chính sách chính trị - đối ngoại. Hơn nữa, thời kì náy quá trình Nam tiến ở Việt Nam chưa bắt đầu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Anh (chị) có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần so với các triều đại trước?
A. Được tổ chức quy củ, đầy đủ hơn, quyền lực tập trung lớn vào tay nhà vua, quý tộc Trần nắm giữ hầu hết những các vị trí trong triều đình
B. Được hoàn thiện, quyền lực tập trung toàn bộ vào tay nhà vua
C. Vẫn còn đơn giản, quyền lực của nhà vua bị hạn chế
D. Được tổ chức quy củ hơn, đội ngũ quan lại chủ yếu được tuyển chọn qua con đường thi cử
Lời giải:
- Hệ thống quan lại được tổ chức có quy củ, đầy đủ hơn. Nhà Trần đặt thêm một số cơ quan như quốc sử viện, thái y viện, tôn nhân phủ và một số chức quan như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ…đồng thời quy định cự thể về chế độ thưởng phạt quan lại
- Quyền lực tập trung ngày càng lớn vào trong tay nhà vua
- Các chức quan đại thần văn, võ phần lớn do quý tộc họ Trần nắm giữ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Điểm giống nhau trong chính sách tổ chức quân đội thời nhà Lý so với thời nhà Trần là
A. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.
B. Thực hiện nền quốc phòng toàn dân.
C. Xây dựng theo chủ trương “đông đảo, tinh nhuệ”.
D. Xây dựng theo chủ trương “cốt tinh nhuệ, không cốt đông”.
Lời giải:
Cả nhà Lý và Trần đều thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông), cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Triều Trần đã sáng tạo ra một chế độ chính trị đặc biệt trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam là
A. Chế độ “ngụ binh ư nông”
B. Chế độ Thương hoàng- quan gia
C. Chế độ quân chủ quý tộc
D. Chế độ điền trang- thái ấp
Lời giải:
Thời nhà Trần đã sáng tạo ra một chế độ chính trị đặc biệt là Thương hoàng- Quan gia. Theo đó, nhà vua sau khi ở ngôi một thời gian sẽ truyền lại ngôi cho con và xưng là Thái thượng hoàng. Quan gia sẽ xử lý và điều hành triều đình dưới sự hướng dẫn và giám sát của vua cha là Thái thượng hoàng cho tới khi thành thạo công việc.
Cách truyền ngôi như thế có nhiều điều lợi cho hoàng gia:
- Quan gia được Thái thượng hoàng hướng dẫn và giúp củng cố vương quyền trong thời gian bắt đầu làm vua.
- Tránh được cảnh anh em tranh giành ngôi vua, có thể dẫn đến hỗn loạn triều đình. Nhất là nếu vua cha băng hà đột ngột trước khi truyền ngôi vua.
- Tránh được cảnh bị đại thần có thế lực trong triều soán đoạt ngôi vua của vua con.
Đáp án cần chọn là: B
Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:
- Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 14 phần 1 có đáp án năm 2021 mới nhất
- Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 14 phần 2 có đáp án năm 2021 mới nhất
- Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 14 phần 3 có đáp án năm 2021 mới nhất
- Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 14 phần 4 có đáp án năm 2021 mới nhất
- Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 15 có đáp án năm 2021 mới nhất
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 7 | Để học tốt Lịch Sử 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt Lịch Sử 7 và Giải bài tập Lịch Sử 7 và bám sát nội dung sgk Lịch Sử lớp 7.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều