Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 2 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Với câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 2 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 2. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 2 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Quảng cáo
Quảng cáo

Xem thêm trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 có đáp án cả ba bộ sách hay khác:




Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu (sách cũ)

Câu 1: Cuộc phát kiến địa lí đầu tiền được tiến hành vào thế kỉ nào?

   A. Thế kỉ XIV

   B. Thế kỉ XV

   C. Thế kỉ XVI

   D. Thế kỉ XVII

Chọn đáp án: B

Giải thích: Cuộc phát kiến địa lý đầu tiên do B. Đi-a-xơ tiến hành vào năm 1478 (thế kỉ XV).

Câu 2: Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành?

   A. Vua quan, quý tộc.

   B. Tướng lĩnh quân đội.

   C. Thương nhân, quý tộc.

   D. Quý tộc, tăng lữ.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Các quý tộc, thương nhân châu Âu cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới để phát triển sản xuất. Họ muốn tìm những con dường hàng hải mới sang Ấn Độ và các nước phương Đông. Vì vậy, từ cuối thế kỉ XV, nhiều quý tộc thương nhân châu Âu đã tiến hành các cuộc phát kiến địa lí.

Câu 3: Các cuộc phát kiến địa lý chủ yếu hướng về đâu?

   A. Ấn Độ và các nước phương Đông.

   B. Trung Quốc và các nước phương Đông.

   C. Nhật Bản và các nước phương Đông.

   D. Các nước phương Tây.

Chọn đáp án: A

Giải thích: các thương nhân châu Âu cho rằng Ấn Độ và các nước phương Đông có nhiều vàng bạc, nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 4: Ai là người đầu tiên tìm ra châu Mĩ?

   A. B. Đi-a-xơ

   B. Va-xcô đơ Ga-ma

   C. C. Cô-lôm-bô.

   D. Ph. Ma-gien-lan

Chọn đáp án: C

Giải thích: (SGK – Tr.6)

Câu 5: Ai là người đầu thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới?

   A. B. Đi-a-xơ

   B. Va-xcô đơ Ga-ma

   C. C. Cô-lôm-bô.

   D. Ph. Ma-gien-lan

Chọn đáp án: D

Giải thích: (SGK – Tr.6)

Câu 6: Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu được hình thành trên cơ sở nào?

   A. Sự sự đổ của chế độ phong kiến.

   B. Sự hình thành của các thành thị trung đại.

   C. Nguồn lợi thu được từ Ấn Độ và các nước phương Đông.

   D. Vốn và nhân công làm thuê.

Chọn đáp án: D

Giải thích:

- Nhờ có vốn và nhân công làm thuê, các nhà tư sản ra sức mở rộng kinh doanh → trở nên giàu có → giai cấp tư sản.

- Người làm thuê trở thành giai cấp vô sản.

→ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành.

Câu 7: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa ở châu Âu là:

   A. tư sản và tiểu tư sản.

   B. tư sản và nông dân.

   C. tư sản và vô sản.

   D. tư sản và công nhân.

Chọn đáp án: C

Giải thích:

- Các chủ xưởng, chủ đồn điền, thương nhân mở rộng kinh doanh → trở nên giàu có → giai cấp tư sản.

- Người làm thuê trở thành giai cấp vô sản.

Câu 8: Vì sao người nông nô phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư bản?

   A. Họ thấy vào xí nghiệp tư bản dễ sống hơn.

   B. Họ có thể giầu lên, trở thành tư sản.

   C. Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp.

   D. Họ bị tư bản và phong kiến cướp hết ruộng đất.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Các quý tộc phong kiến và tư sản dùng bạo lực để chiếm đoạt ruộng đất, đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa. Nông nô không có ruộng đất để cày cấy, phải vào làm thuê trong các xí nghiệp.

Câu 9: Giai cấp tư sản được hình thành những thành phần nào?

   A. Thương nhân giàu có, chủ xưởng, chủ đồn điền.

   B. Địa chủ giàu có.

   C. Qúy tộc, nông dân giàu có.

   D. Thợ thủ công nhỏ lẻ.

Chọn đáp án: A

Giải thích: (SGK – tr.7)

Câu 10 : Sự hình thành chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến những biến đổi về kinh tế, giai cấp ở châu Âu như thế nào?

   A. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp tư sản và công nhân.

   B. Giữ nguyên hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và công nhân.

   C. Cải cách hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và nông nô.

   D. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp thương nhân và thợ thủ công.

Chọn đáp án: A

Giải thích:

- Về kinh tế: chủ xưởng, chỉ đồn điền thuê nhân công làm việc để làm giàu cho mình → Hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

- Về giai cấp:

   + Các chủ xưởng, chủ đồn điền, những thương nhân giàu có mở rộng kinh doanh→ trở nên giàu có → giai cấp tư sản.

   + Người làm thuê trở thành giai cấp vô sản.

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử 7 | Để học tốt Lịch Sử 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt Lịch Sử 7Giải bài tập Lịch Sử 7 và bám sát nội dung sgk Lịch Sử lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

su-suy-vong-cua-che-do-phong-kien-va-su-hinh-thanh-chu-nghia-tu-ban-o-chau-au.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên