Lý thuyết Sinh học 11 Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Lý thuyết Sinh học 11 Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Bài giảng: Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Cô Nguyễn Thị Hoài Thu (Giáo viên VietJack)
I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
- Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.
- Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa (biệt hóa) tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
- Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật có thể trải qua biến thái hoặc không qua biến thái.
- Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
- Dựa vào biến thái, người ta phân chia phát triển của động vật thành các kiểu sau:
+ Phát triển không qua biến thái
+ Phát triển qua biến thái (phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn)
II. PHÁT TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN THÁI
Đa số động vật có xương sống và rất nhiều loài động vật không xương sống phát triển không qua biến thái. Phát triển của người là một ví dụ điển hình về phát triển không qua biến thái.
Quá trình phát triển của người có thể chia làm 2 giai đoạn : giai đoạn phôi thai và giai đoạn sau khi sinh ra.
a. Giai đoạn phôi thai
- Diễn ra trong tử cung người mẹ
- Hợp tử phân chia nhiều lần hình thành phôi. Các tế bào của phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan (tim, gan, phổi, mạch máu,…), kết quả là hình thành thai nhi.
b. Giai đoạn sau sinh
Giai đoạn sau sinh của người không có biến thái, con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như người trưởng thành.
- Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.
III. PHÁT TRIỂN QUA BIẾN THÁI
1. Phát triển qua biến thái hoàn toàn
- Phát triển qua biến thái hoàn toàn có ở đa số các loài côn trùng (bướm, ruồi, ong,…) và lưỡng cư,…
- Ví dụ, quá trình phát triển của bướm chia làm 2 giai đoạn : giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
a. Giai đoạn phôi
- Diễn ra trong trứng đã thụ tinh.
- Hợp tử phân chia nhiều lần hình thành phôi. Các tế bào phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan của sâu bướm. Sâu bướm chui ra từ trứng.
b. Giai đoạn hậu phôi
- Giai đoạn hậu phôi ở bướm có biến thái từ sâu bướm thành nhộng và sau đó thành bướm.
- Sâu bướm có hình thái cấu tạo và sinh lí khác với bướm trưởng thành. Sâu bướm trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành nhộng. Nhộng phát triển trong kén, các mô và các cơ quan mới thay thế các mô, cơ quan cũ.
- Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lý rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành
2. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn
Phát triển qua biến thái không hoàn toàn có ở một số loài côn trùng như châu chấu, cào cào, gián…
Quá trình phát triển của châu chấu có thể chia làm 2 giai đoạn : giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
a. Giai đoạn phôi
- Diễn ra trong trứng đã thụ tinh.
- Hợp tử phân chia nhiều lần hình thành phôi. Các tế bào của phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan của ấu trùng. Ấu trùng chui ra từ trứng.
b. Giai đoạn hậu phôi
- Giai đoạn này ở châu chấu có biến thái.
- Ấu trùng (con non) phát triển chưa hoàn thiện. Ấu trùng châu chấu trải qua nhiều lần lột xác (khoảng 4 – 5 lần) và sau mỗi lần lột xác ấu trùng lớn lên rất nhanh. Sự khác biệt về hình thái và cấu tạo của ấu trùng giữa các lần lột xác kế tiếp nhau là không lớn.
- Phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.
Xem thêm lý thuyết Sinh học lớp 11 hay nhất, chi tiết khác:
- Lý thuyết Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Lý thuyết Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo)
- Lý thuyết Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
- Lý thuyết Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
- Lý thuyết Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều