Lý thuyết Sinh học 11 Bài 18 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Tóm tắt Lý thuyết Sinh học 11 Bài 18 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Sinh 11 Bài 18.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 18 (sách mới cả ba sách)

Quảng cáo

Lời giải sgk Sinh học 11 Bài 18:




Lưu trữ: Lý thuyết Sinh học 11 Bài 18 (sách cũ)

Bài giảng: Bài 18: Tuần hoàn máu - Cô Nguyễn Thị Hoài Thu (Giáo viên VietJack)

I. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN

1. Cấu tạo chung

Hệ tuần hoàn được cấu tạo chủ yếu bởi các bộ phận sau đây:

- Dịch tuần hoàn : máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô

- Tim : là một cái máy bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu

- Hệ thống mạch máu : gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.

2. Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.

II. CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT

- Động vật đơn bào và động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể.

- Ở động vật đa bào có kích thước cơ thể lớn, do trao đổi chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể dẫn đến các động vật đó có hệ tuần hoàn.

Quảng cáo

- Hệ tuần hoàn ở động vật có các dạng sau:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 18 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

1. Hệ tuần hoàn hở

- Hệ tuần hoàn hở có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai,…) và chân khớp (côn trùng, tôm…)

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 18 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm:

Quảng cáo

- Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô (gọi chung là máu). Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.

- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

2. Hệ tuần hoàn kín

- Hệ tuần hoàn kín có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống

- Hệ tuần hoàn kín có đặc điểm:

   + Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.

- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

- Hệ tuần hoàn kín của động vật có xương sống là hệ tuần hoàn đơn hoặc hệ tuần hoàn kép. Hệ tuần hoàn đơn có ở cá. Hệ tuần hoàn kép có ở nhóm động vật có phổi như lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 18 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Quảng cáo

Bảng. So sánh hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép

Đặc điểm so sánh Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép
Đại diện Lớp Cá Lớp Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú
Cấu tạo của tim Tim 2 ngăn Tim 3 ngăn hoặc 4 ngăn
Số vòng tuần hoàn Chỉ có 1 vòng tuần hoàn Có 2 vòng tuần hoàn
Máu đi nuôi cơ thể Đỏ thẫm Máu pha hoặc máu đỏ tươi
Tốc độ của máu trong động mạch Máu chảy với áp lực tế bào Máu chảy với áp lực cao

Xem thêm lý thuyết Sinh học lớp 11 hay nhất, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

tuan-hoan-mau.jsp

Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên