Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 31 (có đáp án) : Công nghệ tế bào

Với câu hỏi trắc nghiệm Sinh 9 Bài 31: Công nghệ tế bào có đáp án chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Sinh học 9 để đạt điểm cao trong bài thi Sinh lớp 9.

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 31 (có đáp án) : Công nghệ tế bào

Câu 1: Ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh được gọi là gì?

A. Công nghệ tế bào.

B. Công nghệ gen.

C. Kỹ thuật PCR.

D. Công nghệ sinh học.

Quảng cáo

Câu 2: Ứng dụng của công nghệ tế bào là

A. nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng.

B. nuôi cấy tế bào và mô trong chọn tạo giống.

C. nhân bản vô tính.

D. nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng, nuôi cấy tế bào và mô trong chọn tạo giống, nhân bản vô tính.

Câu 3: Mô sẹo là mô:

A. Gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh.

B. Gồm nhiều tế bào chưa biệt hóa và có khả năng sinh trưởng mạnh.

C. Gồm nhiều tế bào chưa biệt hóa và có kiểu gen tốt.

D. Gồm nhiều tế bào đã biệt hóa và có kiểu gen tốt.

Câu 4: Phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trông có ý nghĩa gì?

A. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng mới.

B. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường.

C. Giúp tạo ra nhiều loại cây trồng cho năng suất cao.

D. Giúp bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Quảng cáo

Câu 5: Để phát hiện và chọn lọc dòng tế bào soma biến dị người ta sử dụng phương pháp gì?

A. Phương pháp nuôi cấy mô và tế bào.

B. Phương pháp chuyển gen.

C. Phương pháp nhân bản vô tính.

D. Phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm.

Câu 6: Cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh sau khi tế bào hoặc mô được nuôi cấy nhờ công nghệ tế bào có kiểu gen như dạng gốc vì

A. Cơ thể hoàn chỉnh được sinh ra từ một tế bào của dạng gốc.

B. Bộ gen trong nhân được sao chép lại nguyên vẹn nhờ nguyên phân.

C. Các mô, tế bào được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng thích hợp.

D. Cả A, B, C

Câu 7: Đâu không phải là ý nghĩa của nhân bản vô tính là gì?

A. Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt.

B. Tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị hư ở người.

C. Tạo ra các động vật biến đổi gen.

D. Tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc.

Quảng cáo

Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Nhân bản vô tính không làm giảm tuổi thọ của động vật được nhân bản.

B. Ở Việt Nam đã nhân bản vô tính thành công đối với cá trạch.

C. Nhân bản vô tính mở ra triển vọng nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt.

D. Nhân bản vô tính giúp tăng nhanh số lượng cá thể từ một mô sẹo ban đầu ở thực vật.

Câu 9: Ở nước ta, những loài thực vật nào đã được nhân giống vô tính trong ống nghiệm thành công?

A. Khoai tây

B. Mía

C. Dứa

D. Cả A, B, C

Câu 10: Để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh người ta sử dụng gì?

A. Hoocmon sinh trưởng.

B. Môi trường dinh dưỡng.

C. Vitamin.

D. Đáp án khác.

Bài giảng: Bài 31: Công nghệ tế bào - Cô Đỗ Chuyên (Giáo viên VietJack)

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Sinh học 9 | Để học tốt Sinh học 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Sinh học 9Để học tốt Sinh học 9 và bám sát nội dung sgk Sinh học lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên