Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 10 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo

Với câu hỏi trắc nghiệm Tin học 11 Bài 10 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Tin 11 Bài 10.

Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 10 có đáp án (sách mới)

Quảng cáo



Lưu trữ: Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 10: Cấu trúc lặp (sách cũ)

Câu 1: Vòng lặp While – do kết thúc khi nào

A. Khi một điều kiện cho trước được thỏa mãn

B. Khi đủ số vòng lặp

C. Khi tìm được Output

D. Tất cả các phương án

Trả lời: Vòng lặp While – do  là vòng lặp chưa biết trước số lần lặp vì vậy việc lặp chỉ kết thúc khi một điều kiện cho trước được thỏa mãn.

Đáp án: A

Câu 2: Mọi quá trình tính toán đều có thể mô tả và thực hiện dựa trên cấu trúc cơ bản là:

A. Cấu trúc tuần tự

B. Cấu trúc rẽ nhánh

C. Cấu trúc lặp

D. Cả ba cấu trúc

Trả lời: Mọi quá trình tính toán đều có thể mô tả và thực hiện dựa trên cấu trúc cơ bản là cấu trúc tuần tự, cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp. Tùy theo từng bài toán mà lựa chọ cấu trúc cho hợp lí.

Đáp án: D

Quảng cáo

Câu 3: Tính tống S = 1 + 2 + 3 + … + n + … cho đến khi S>108. Điều kiện nào sau đây cho vòng lặp while – do là đúng:

A. While S>=108 do

B. While S < 108 do

C. While S < 1.0E8 do

D. While S >= E8 do

Trả lời:  Cấu trúc câu lệnh While- do có dạng:

While <điều kiện> do < câu lệnh>;

Ý nghĩa: Câu lệnh được thực hiện khi điều kiện được thỏa mãn. Do vậy mỗi lần thực hiện câu lệnh nó sẽ kiểm tra điều kiện, đúng sẽ thực hiện, sai thì dừng vòng lặp.

Mà điều kiện của bài là S>108 vì vậy nó sẽ kiểm tra S< 108 thì tính tổng đến khi S>108 thì dừng. Trong Pascal S< 108 được viết là S< 1.0E8.

Đáp án: C

Câu 4: Câu lệnh sau giải bài toán nào:

While M <> N do

If M > N then M:=M-N else N:=N-M;

A. Tìm UCLN của M và N

B. Tìm BCNN của M và N

C. Tìm hiệu nhỏ nhất của M và N

D. Tìm hiệu lớn nhất của M và N

Trả lời:

Câu lệnh trên giải bài toán tìm UCLN của M và N. Với ý tưởng, kiểm tra xem M, N có giá trị khác nhau không. Nếu có thực hiện kiểm tra giá trị nào lớn hơn. Giá trị lớn hơn sẽ được gán bằng hiệ của số lớn trừ số bé. Việc làm thế cứ lặp đi lặp lại đến khi hai giá trị bằng nhau thì đưa ra UCLN của nó.

Đáp án: A

Câu 5: Đoạn chương trình sau giải bài toán nào?

          For I:=1 to M do

                   If (I mod 3 = 0) and (I mod 5 = 0) then

                             T := T + I;

A. Tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ 1 đến M

B. Tổng các số chia hết cho 3 và 5 trong phạm vi từ 1 đến M

C. Tổng các số chia hết cho 3 trong phạm vi từ 1 đến M

D. Tổng các số chia hết cho 5 trong phạm vi từ 1 đến M

Trả lời: Đoạn chương trình

For I:=1 to M do { I chạy trong phạm vi từ 1 đến M}

If (I mod 3 = 0) and (I mod 5 = 0) then  { kiểm tra I chia hết cho 3 và cho 5 không}

T := T + I; {Cộng dồn vào tổng}

Đáp án: B

Quảng cáo

Câu 6: Cú pháp lệnh lặp For – do dạng lùi:

A. for < biến đếm> = < Giá trị cuối >downto < Giá trị đầu > do < câu lệnh >;

B. for < biến đếm> := < Giá trị cuối >downto < Giá trị đầu > do < câu lệnh >;

C. for < biến đếm> = < Giá trị cuối >down < Giá trị đầu > do < câu lệnh >;

D. for < biến đếm> := < Giá trị đầu >downto < Giá trị cuối > do < câu lệnh>;

Trả lời:

+ Cú pháp lệnh lặp For – do dạng lùi:

For < biến đếm> := < Giá trị cuối >downto < Giá trị đầu > do < câu lệnh >;

+ Cú pháp lệnh lặp For – do dạng tiến:

For < biến đếm> := < Giá trị đầu> to < Giá trị cuối> do < câu lệnh >;

Đáp án: B

Câu 7: Cú pháp lệnh lặp For – do dạng tiến:

A. for < biến đếm> = < Giá trị cuối >downto < Giá trị đầu > do < câu lệnh >;

B. for < biến đếm> := < Giá trị cuối >downto < Giá trị đầu > do < câu lệnh >;

C. for < biến đếm> = < Giá trị cuối >down < Giá trị đầu > do < câu lệnh >;

D. for < biến đếm> := < Giá trị đầu > to < Giá trị cuối > do < câu lệnh>;

Trả lời:

+ Cú pháp lệnh lặp For – do dạng lùi:

For < biến đếm> := < Giá trị cuối >downto < Giá trị đầu > do < câu lệnh >;

+ Cú pháp lệnh lặp For – do dạng tiến:

For < biến đếm> := < Giá trị đầu> to < Giá trị cuối> do < câu lệnh >;

Đáp án: D

Câu 8: Trong vòng lặp For – do dạng tiến. Giá trị của biến đếm

A. Tự động giảm đi 1

B. Tự động điều chỉnh

C. Chỉ tăng khi có câu lệnh thay đổi giá trị

D. Được giữ nguyên

Trả lời: Trong vòng lặp For – do dạng tiến. Giá trị của biến đếm lần lượt nhận giá trị liên tiếp tằng từ giá trị đầu đến giá trị cuối. Giá trị của biến đếm được điề chỉnh tự động vì vậy câu lệnh sau Do không được thay đổi gía trị biến đếm.

Đáp án: B

Quảng cáo

Câu 9: Kiểu dữ liệu của biến đếm trong lệnh lặp For – do:

A. Cùng kiểu với giá trị đầu và giá trị cuối

B. Chỉ cần khác kiểu với giá trị đầu

C. Cùng kiểu với các biến trong câu lệnh

D. Không cần phải xác định kiểu dữ liệu

Trả lời: Kiểu dữ liệu của biến đếm trong lệnh lặp For – do cùng kiểu với giá trị đầu và giá trị cuối. Biến đếm là biến đơn, thường là kiểu nguyên.

Đáp án: A

Câu 10: Trong lệnh lặp For – do: (chọn phương án đúng nhất)

A. Giá trị đầu phải nhỏ hơn giá trị cuối

B. Giá trị đầu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối

C. Giá trị đầu phải lớn hơn giá trị cuối

D. Giá trị đầu phải bằng giá trị cuối

Trả lời: Trong lệnh lặp For – do Giá trị đầu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối. Nếu giá trị đầu lớn hơn giá trị cuối thì vong lặp không được thực hiện.

Đáp án: B

Xem thêm các bài Câu hỏi trắc nghiệm Tin học 11 chọn lọc, có đáp án khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên