Loạt bài trình bày đầy đủ lý thuyết Tin học lớp 6 và hệ thống trên 1000 câu hỏi trắc nghiệm Tin học 6 có đáp án và giải thích chi tiết bám sát sách lớp 6 mới Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo giúp các bạn yêu thích và học tốt môn Tin học lớp 6.
Lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 6 có đáp án năm 2023
Năm 2022 - 2023 môn Tin học của bộ sách Chân trời sáng tạo không được Bộ GD&ĐT duyệt, mời các bạn tham khảo trắc nghiệm Tin học 6 của hai bộ sách Kết nối tri thức và Cánh diều.
Lưu trữ: Lý thuyết & Trắc nghiệm Tin học 6 (sách cũ)
• Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện, …) và về thế giới con người.
• Thông tin có mặt ở khắp xung quanh chúng ta: sách báo, tạp chí, internet, …
2. Hoạt động thông tin của con người
• Việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin.
• Hoạt động thông tin diễn ra đối với mỗi người và là nhu cầu thiết yếu.
• Xử lý thông tin có vai trò quan trọng nhất, mục đích là đem lại sự hiểu biết cho con người để có những kết luận, quyết định cần thiết.
• Thông tin trước khi xử lý được gọi là thông tin vào, sau khi thông tin được xử lý được gọi là thông tin ra.
Ví dụ: Khi giải một bài toán, ta đọc đề bài (Thông tin vào). Não bộ xử lý cách giải bài toán và đưa ra kết quả (Thông tin ra).
3. Hoạt động thông tin và tin học
• Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử.
• Ngoài ra máy tính còn có thể hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
Trắc nghiệm Bài 1: Thông tin và tin học
Bài 1: Thông tin có thể giúp cho con người:
A. Nắm được quy luật của tự nhiên và do đó trở nên mạnh mẽ hơn.
B. Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh.
C. Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trong xã hội.
D. Tất cả các khẳng định trên đều đúng.
Trả lời: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện, …) và về thế giới con người. Thông tin có thể giúp cho con người nắm được quy luật của tự nhiên do đó trở nên mạnh mẽ hơn, hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh, biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trong xã hội…
Đáp án: D
Bài 2: Chúng ta gọi dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào máy tính là :
A. dữ liệu được lưu trữ.
B. thông tin vào.
C. thông tin ra.
D. thông tin máy tính.
Trả lời: Thông tin trước khi xử lý được gọi là thông tin vào, sau khi thông tin được xử lý được gọi là thông tin ra. Vậy dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào máy tính là thông tin vào.
Đáp án: B
Bài 3: Em là sao đỏ của lớp. Theo em, thông tin nào dưới đây không phải là thông tin cần xử lí ( thông tin vào ) để xếp loại các tổ cuối tuần?
A. Số lượng điểm 10.
B. Số các bạn bị ghi tên vì đi muộn.
C. Số bạn mặc áo xanh.
D. Số bạn bị cô giáo nhắc nhở.
Trả lời: Để xếp loại các tổ cuối tuần cần chú ý đến các thông tin như đi muộn, đồng phục, ý thức trong giờ học…
Đáp án: A
Bài 4: Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có thể mưa”, em sẽ xử lý thông tin và quyết định như thế nào (thông tin ra) ?
A. Mặc đồng phục ;
B. Đi học mang theo áo mưa;
C. Ăn sáng trước khi đến trường;
D. Hẹn bạn Trang cùng đi học.
Trả lời: khi ghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có thể mưa”, ta sẽ xử lý thông tin và quyết định đi học mang theo áo mưa(thông tin ra).
Đáp án: B
Bài 5: Tai người bình thường có thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây:
A. Tiếng chim hót;
B. Đi học mang theo áo mưa;
C. Ăn sáng trước khi đến trường;
D. Hẹn bạn Hương cùng đi học.
Trả lời: Tai người bình thường có thể tiếp nhận thông tin như tiếng chim hót, tiếng hát, tiếng đàn…
Đáp án: A
Bài 6: Mắt thường không thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây?
A. Đàn kiến đang “tấn công” lọ đường quên đậy nắp;
B. Những con vi trùng gây bệnh lị lẫn trong thức ăn bị ôi thiu;
C. Rác bẩn vứt ngoài hành lang lớp học;
D. Bạn Phương quên không đeo khăn quàng đỏ.
Trả lời: Những con vi trùng gây bệnh lị lẫn trong thức ăn bị ôi thiu, tuy ta biết thức ăn ôi thui nhờ vào thính giác và thị giác nhưng ta không nhìn thấy được các con vi trùng đó. Thông tin này mắt thường không thể tiếp nhận được.
Đáp án: B
Bài 7: Trước khi sang đường theo em, con người cần phải xử lý những thông tin gì?
A. Quan sát xem có phương tiện giao thông đang đến gần không;
B. Nghĩ về bài toán hôm qua trên lớp chưa làm được;
C. Quan sát xem đèn tín hiệu giao thông đang bật màu gì;
D. Kiểm tra lại đồ dùng học tập đã có đủ trong cặp sách chưa;
Trả lời: Trước khi sang đường con người cần phải xử lý những thông tin như đèn đang bật màu gì và từ đó sẽ đưa ra quyết định đi hay không đi.
Đáp án: C
Bài 8: Em cần nấu một nồi cơm. Hãy xác định những thông tin nào cần xử lý?
A. Kiểm tra gạo trong thùng còn không;
B. Nước cho vào nồi đã đủ chưa;
C. Bếp nấu đã chuẩn bị sẵn sàng chưa;
D. Tất cả các thông tin trên.
Trả lời: Để nấu một nồi cơm ta cần xử lý các thông tin như gạo trong thùng còn không, nước cho vào nồi đã đủ chưa, bếp đã chuẩn bị chưa…
Đáp án: D
Bài 9: Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là
A. Nghiên cứu giải các bài toán trên máy tính;
B. Nghiên cứu chế tạo các máy tính với nhiều tính năng ngày càng ưu việt hơn;
C. Nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử;
D. Biểu diễn các thông tin đa dạng trong máy tính.
Trả lời: Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử.
Đáp án: C
Bài 10: Hoạt động thông tin là:
A. Tiếp nhận thông tin
B. Xử lí, lưu trữ thông tin
C. Truyền (trao đổi) thông tin
D. Tất cả các đáp án trên
Trả lời: Việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin.
Đáp án: D
Lý thuyết Bài 2: Thông tin và biểu diễn thông tin
1. Các dạng thông tin cơ bản
• Dạng văn bản: là những gì được ghi lại bằng các con số, chữ viết hay kí hiệu trong sách vở, báo chí.
• Dạng hình ảnh: những hình vẽ minh hoạ trong sách, báo, tranh ảnh, …
• Dạng âm thanh: là những âm thanh chúng ta nghe được (tiếng đàn, tiếng trống, …).
2. Biểu diễn thông tin
• Ngoài cách thể hiển bằng văn bản, hình ảnh, âm thanh. Thông tin có thể được biểu diễn dưới nhiều cách khác.
Ví dụ: người nguyên thuỷ dùng viên sỏi để chỉ số lượng con thú săn được.
• Biểu diễn thông tin có vai trò:
◦ Truyền và tiếp nhận thông tin.
◦ Lưu trữ vào chuyển giao thông tin.
◦ Quyết định đối với mọi hoạt động thông tin và quá trình xử lý thông tin.
3. Biểu diễn thông tin trong máy tính
• Việc lựa chọn dạng biểu diễn thông tin có vai trò rất quan trọng.
Ví dụ: với người khiếm thính thì phải dùng hình ảnh, với người khiếm thị phải dùng âm thanh.
• Để máy tính có thể xử lí, các thông tin cần được biến đổi thành các dãy bit nhị phân (chỉ bao gồm kí hiệu 0 và 1).
• Thông tin lưu trữ trong máy tính gọi là dữ liệu.
• Máy tính cần có những bộ phận sau để đảm bảo sự trợ giúp cho con người.
◦ Biến đổi thông tin đưa vào máy tính thành dãy bit.
◦ Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bit thành một trong các dạng quen thuộc với con người.
Ví dụ:
- Số 10 được biểu diễn dưới dạng dãy bit là 1010.
- Số 1 được biểu diễn dưới dạng dãy bit là 0001.
Trắc nghiệm Bài 2: Thông tin và biểu diễn thông tin
Bài 1: Trình tự của quá trình xử lí thông tin là:
A. Nhập (INPUT) → Xuất (OUTPUT) → Xử lý;
B. Nhập → Xử lý → Xuất;
C. Xuất → Nhập → Xử lý ;
D. Xử lý → Xuất → Nhập;
Trả lời: Trình tự của quá trình xử lí thông tin là Nhập (INPUT) → Xử lý và lưu trữ → Xuất (OUTPUT);
Đáp án: B
Bài 2: CPU là cụm từ viết tắt để chỉ:
A. Bộ nhớ trong của máy tính;
B. Thiết bị trong máy tính;
C. Bộ phận điểu khiển hoạt động máy tính và các thiết bị;
D. Bộ xử lý trung tâm
Trả lời: Bộ xử lý trung tâm (CPU) được coi là bộ não của máy tính, thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.
Đáp án: D
Bài 3: Các khối chức năng chính trong khối cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm có:
A. Bộ nhớ; bàn phím; màn hình;
B. Bộ xử lý trung tâm; Thiết bị vào; Bộ nhớ;
C. Bộ xử lý trung tâm; bàn phím và chuột; Máy in và màn hình;
D. Bộ xử lý trung tâm và bộ nhớ; Thiết bị vào; thiết bị ra.
Trả lời: Tất cả các máy tính đều được xây dựng trên một cấu trúc cơ bản chung do nhà toán học Von Neumann đưa ra: bộ xử lý trung tâm, thiết bị vào và thiết bị ra, bộ nhớ. Các khối chức năng này hoạt động dưới sự hướng dẫn của chương trình máy tính do con người lập ra.
Đáp án: D
Bài 4: Các khối chức năng chính của máy tính hoạt động dưới sự hướng dẫn của:
A. Các thông tin mà chúng có;
B. Phần cứng máy tính;
C. Các chương trình do con người lập ra;
D. Bộ não máy tính.
Trả lời: Các khối chức năng chính của máy tính hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình do con người lập ra;
Đáp án: C
Bài 5: Chương trình máy tính là:
A. Thời gian biểu cho các bộ phận của máy tính;
B. Tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện;
C. Những gì lưu được trong bộ nhớ;
D. Tất cả đều sai
Trả lời: Chương trình máy tính là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.
Đáp án: B
Bài 6: Thiết bị dùng để di chuyển con trỏ trên màn hình là:
A. Mođem;
B. Chuột
C. CPU
D. Bàn phím
Trả lời: Chuột là thiết bị vào dùng để nhập dữ liệu. Chuột có chức năng di chuyển con trỏ trên màn hình.
Đáp án: B
Bài 7: Thiết bị cho em thấy các hình ảnh hay kết quả hoạt động của máy tính là
A. Bàn phím
B. CPU
C. Chuột
D. Màn hình
Trả lời: Thiết bị xuất dữ liệu như màn hình, máy in, máy vẽ…Thiết bị cho em thấy các hình ảnh hay kết quả hoạt động của máy tính là màn hình.
Đáp án: D
Bài 8: Phần mềm máy tính là:
A. Chương trình máy tính;
B. Tập hợp các lệnh chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các công việc cụ thể;
C. Cả A và B;
D. Chỉ có hệ điều hành mới được gọi là phần mềm máy tính.
Trả lời: Phần mềm máy tính là các chương trình máy tính, tập hợp các lệnh chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các công việc cụ thể. Để phân biệt phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị vật lí kèm theo, người ta gọi các chương trình máy tính là phần mềm.
Đáp án: C
Bài 9: Sự khác biệt giữa phần cứng và phần mềm máy tính là gì?
A. Em có thể tiếp xúc với phần cứng, nhưng không tiếp xúc được với phần mềm mà chỉ thấy kết quả hoạt động của chúng;
B. Phần cứng được chế tạo bằng kim loại; còn phần mềm được làm từ chất dẻo;
C. Phần cứng luôn luôn tồn tại, còn phần mềm chỉ tạm thời (tồn tại trong thời gian ngắn);
D. Phần cứng hoạt động ổn định còn phần mềm hoạt động không tin cậy.
Trả lời: Sự khác biệt giữa phần cứng và phần mềm máy tính là có thể tiếp xúc với phần cứng, nhưng không tiếp xúc được với phần mềm mà chỉ thấy kết quả hoạt động của chúng. Hay phần mềm đưa sự sống đến cho phần cứng.
Đáp án: A
Bài 10: Người ta chia phần mềm ra hai loại chính là các loại nào dưới đây?
A. Phần mềm giải trí và phần mềm làm việc;
B. Phần mềm soạn thảo văn bản và phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu;
C. Phần mềm của hãng Microsoft và phần mềm của hãng IBM.
D. Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
Trả lời: Phần mềm máy tính có thể chia làm 2 loại:
- Phần mềm hệ thống: là các chương trình tổ chức quản lý điều phối các hoạt động chức năng máy tính. Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hệ điều hành.
- Phần mềm ứng dụng: chương trình đáp ứng các yêu cầu cụ thể.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Giải bài tập Tin học lớp 6 | Soạn Tin học 6 | Trả lời câu hỏi Tin học 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Tin học 6.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.