Vật lí 10 trang 137 Chân trời sáng tạo



Trọn bộ lời giải bài tập Vật lí 10 trang 137 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Vật lí lớp 10 trang 137. Bạn vào trang hoặc Xem lời giải để theo dõi chi tiết.

Vật lí 10 trang 137 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo



Lưu trữ: Vật lí 10 trang 137 (sách cũ)

Video Trả lời câu hỏi SGK Vật lý 10 Bài 26 - Thầy Lê Xuân Vượng (Giáo viên VietJack)

C1 (trang 137 sgk Vật Lý 10): Chứng tỏ rằng trong trọng trường đều mọi vật (nếu không chịu tác dụng của một lực nào khác) sẽ chuyển động với cùng một gia tốc g, gọi là gia tốc trọng trường.

Trả lời:

Quảng cáo

Trong trọng trường đều, tại mọi điểm, 1 vật luôn chịu tác dụng của vector trọng lực P là như nhau (cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn).

Áp dụng định luật II Niu-tơn:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

C2 (trang 138 sgk Vật Lý 10): Tìm hai ví dụ chứng tỏ rằng một vật có khối lượng m khi đưa lên vị trí cách mặt đất độ cao z thì lúc rơi xuống có thể sinh công.

Trả lời:

Ví dụ 1: Búa máy từ độ cao z, khi rơi xuống có thể đóng cọc ngập sâu vào lòng đất- sinh công.

Ví dụ 2: Dòng nước từ độ cao z đổ xuống làm quay tuabin của máy phát điện- nhà máy thủy điện.

C3 (trang 138 sgk Vật Lý 10): Nếu chọn mốc thế năng tại vị trí O (độ cao = 0, Hình 26.2) thì tại điểm nào

- Thế năng = 0?

- Thế năng > 0?

- Thế năng < 0 ?

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Trả lời:

- Tại mốc thế năng O, thế năng bằng 0: Wt(O) = 0

- Tại A thế năng dương: Wt(A) > 0

Quảng cáo

- Tại B thế năng âm: Wt(B) < 0

Từ đó suy ra:

- Từ mốc thế năng lên cao, thế năng dương.

- Từ mốc thế năng xuống dưới, thế năng âm.

C4 (trang 139 sgk Vật Lý 10): Chứng minh rằng, hiệu thế năng của một vật chuyển động trong trọng trường không phụ thuộc việc chọn gốc thế năng.

Trả lời:

+ Thế năng tại M: Wt(M) = mgzM

+ Thế năng tại N: Wt(N) = mgzN

⇒Thế năng tại M và tại N phụ thuộc mốc chọn thế năng.

+ Hiệu thế năng tại M và N là:

Wt(M) - Wt(N) = mgzM - mgzN = mg(zM - zN) = mg( Δ z)

Như vậy: Hiệu thế năng chỉ phụ thuộc vị trí điểm đầu (M), điểm cuối (N) tức vào độ cao từ N đến M (theo phương thẳng đứng) mà không phụ thuộc gốc thế năng chọn ở đâu.

C5 (trang 139 sgk Vật Lý 10): Chứng minh rằng khi một vật chuyển động từ M đến N trong trọng trường theo những đường khác nhau thì công của trọng lực theo các đường ấy là như nhau.

Quảng cáo

Trả lời:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Xét tam giác vuông MHN có: MN.cosα = MH

Đặt MN = S ⇒ S.cosα = MH

⇒ công của trọng lực làm vật di chuyển trong trọng trường từ độ cao zM đến độ cao zN là:

   A = P.S.cosα = P(zM - zN)

⇒ Công A chỉ phụ thuộc hiệu (zM - zN) mà không phụ thuộc dạng đường đi từ M đến N (hình vẽ)

Các bài giải bài tập Vật Lí 10 Bài 26 khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


bai-26-the-nang.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên