Công nghệ 7 VNEN Bài 6: Giới thiệu chung về lầm nghiệp
Công nghệ 7 VNEN Bài 6: Giới thiệu chung về lầm nghiệp
A. Hoạt động khởi động
(trang 36 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Theo em, rừng đem lại lợi ích gì cho con người và môi trường?
Trả lời:
- Rừng đem lại lợi ích vô cùng to lớn cho con người và môi trường:
+ Rừng là lá phổi xanh, giúp lọc sạch khí độc hại, điều hòa khí hậu.
+ Rừng cung cấp gỗ và nhiều loại lâm sản quan trọng.
+ Rừng cung cấp nhiều thảo dược quý.
+ Rừng là nơi tham quan thắng cảnh, du lịch sinh thái.
+ Rừng làm tăng độ phì nhiêu cho đất.
+ Rừng chắn cát, chắn gió, bảo vệ đê biển.
+ Rừng là nơi cư trú của nhiều loài động vật.
(trang 36 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Kể tên các sản phẩm, thực phẩm trong đời sống có nguồn gốc từ rừng?
Trả lời:
- Tên sản phẩm, thực phẩm trong đời sống có nguồn gốc từ rừng: củi, giấy, cây thuốc, đồ gia dụng bằng gỗ,...
(trang 36 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Kể tên một số loại cây rừng mà em biết.
Trả lời:
- Một số loại cây rừng mà em biết là: cây bạch đàn, cây keo, cây thông, cây trầm hương, cây lim, cây xà cừ,....
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1 (trang 36 Công nghệ 7 VNEN tập 1), vai trò của rừng
Điền các vai trò của rừng vào bảng sau:
Vai trò với môi trường sinh thái | Vai trò với sinh hoạt, sản xuất |
---|---|
Trả lời:
Vai trò với môi trường sinh thái | Vai trò với sinh hoạt, sản xuất |
---|---|
+ Rừng là lá phổi xanh, giúp lọc sạch khí độc hại, điều hòa khí hậu + Rừng giữ nước, làm giảm dòng chảy bề mặt, khắc phục xói mòn + Rừng làm tăng độ phì nhiêu cho đất + Rừng chắn cát, chắn gió, bảo vệ đê biển + Rừng là nơi cư trú của nhiều loài động vật + Rừng là nơi dự trữ nhiều nguồn gen |
+ Rừng cung cấp gỗ và nhiều loại lâm sản quan trọng + Rừng cung cấp nhiều thảo dược quý. + Rừng là nơi tham quan thắng cảnh, du lịch sinh thái. |
2 (trang 37 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Tình hình rừng ở nước ta
(trang 37 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Quan sát các hình ảnh sau và cho biết chúng có mỗi liên hệ gì với các vấn đề liên quan đến rừng (trang 37, 38 sgk)
Trả lời:
Các hình ảnh trên nói về sự đa dạng và phong phú của rừng (hình A, hình B, hình C, hình D, hình G), sự tàn phá rừng(hình M, hình E, hình K), hậu quả khi rừng bị phá hủy (hình H, hình I) và hoạt động bảo vệ rừng (hình L, hình N)
(trang 38 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Sắp xếp các hình ảnh ở hình 6.1 theo các nhóm nội dung:
- Tài nguyên rừng của nước ta rất phong phú về số lượng và chủng loại:...................
- Hiện nay, ở nhiều nơi, rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng: .....................................
- Việc khai thác bừa bãi đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng, gia tăng lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất, gây biến đổi khí hậu: ....................................................................
- Những rừng đang trồng mới: ....................................................................................
Trả lời:
- Tài nguyên rừng của nước ta rất phong phú về số lượng và chủng loại: hình A, hình B, hình C, hình D, hình G.
- Hiện nay, ở nhiều nơi, rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng: hình E, hình K.
- Việc khai thác bừa bãi đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng, gia tăng lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất, gây biến đổi khí hậu: hình H, hình I, hình M.
- Những rừng đang trồng mới: hình L, hình N.
3 (trang 38 Công nghệ 7 VNEN tập 1), phân loại rừng ở Việt Nam
(trang 39 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Dựa vào nội dung trên, hãy thảo luận về tác dụng ủa các loại rừng và điền kết quả thảo luận vào bảng sau:
Rừng sản xuất | Rừng phòng hộ | Rừng đặc dụng | |
---|---|---|---|
Tác dụng |
Trả lời:
Rừng sản xuất | Rừng phòng hộ | Rừng đặc dụng | |
---|---|---|---|
Tác dụng | • Cung cấp gỗ cho sản xuất và sinh hoạt. |
• Rừng phòng hộ đầu nguồn: Điều tiết nguồn nước cho dòng chảy đển hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn • Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay: Nhằm giảm cường độ gió, chắn cát bảo vệ sản xuất và khu dân cư • Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển: ngăn cản sóng, chống sạt lở, bảo vệ đê điều... • Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường: điều hòa khí hậu, chống ô nhiễm môi trường cho các khu dân cư, đô thị... |
• Bảo tồn nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích văn hóa. |
(trang 39 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Hãy cho biết những hoạt động sau, hoạt động nào nên làm, hoạt động nào không nên làm? Vì sao?
Các hoạt động | Nên làm, không nên làm | Lý do |
---|---|---|
Chặt phá rừng làm nương rẫy | ||
Trồng rừng đầu nguồn | ||
Tuần tra, bảo vệ rừng | ||
Trồng cây ở đường phố, khu dân cư | ||
Trồng rừng ven biển | ||
Khai thác rừng hợp lý | ||
Giáo dục ý thức bảo vệ rừng | ||
Khai thác gỗ bừa bãi | ||
Phòng chống cháy rừng |
Trả lời:
Các hoạt động | Nên làm, không nên làm | Lý do |
---|---|---|
Chặt phá rừng làm nương rẫy | Không nên làm | Chặt phá rừng làm đất trống đồi trọc, đất đai xói mòn, dễ sạt lở |
Trồng rừng đầu nguồn | Nên làm | Trồng rừng giúp điều hòa khí hậu và điều hòa mạch nước ngầm, chống lũ quét |
Tuần tra, bảo vệ rừng | Nên làm | Tuần tra, bảo vệ rừng để tránh bọn lâm tặc chặt phá rừng, săn bắt thú rừng quý hiếm |
Trồng cây ở đường phố, khu dân cư | Nên làm | Trồng cây ở đường phố, khu dân cư làm cho không khí mát mẻ, bảo vệ môi trường |
Trồng rừng ven biển | Nên làm | Trồng rừng ven biển giúp chắn sóng, chắn cát, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và các khu dân cư |
Khai thác rừng hợp lý | Nên làm | Khai thác rừng hợp lí vừa mang lại kinh tế vừa bảo vệ rừng. |
Giáo dục ý thức bảo vệ rừng | Nên làm | Giáo dục ý thức bảo vệ rừng giúp cho người dân hiểu được vai trò của rừng để cùng nhau chung tay bảo vệ. |
Khai thác gỗ bừa bãi | Không nên làm | Khai thác bừa bãi khiến cho rừng ngày càng trơ trọi, dễ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá. |
Phòng chống cháy rừng | Nên làm | Phòng chống cháy rừng giúp cho mọi người cùng có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá. |
4 (trang 40 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Một số loại cây rừng được trồng phổ biến ở nước ta
(trang 40 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Quan sát những hình ảnh dưới đây và liên hệ với các thông tin vừa đọc, thảo luận để hoàn thành bảng sau. Xem ví dụ về cây đước
Trả lời:
C. Hoạt động luyện tập
Hãy nghiên cứu bảng số liệu sau:
2 (trang 42 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Dựa vào bảng số liệu trên, hãy hoàn thiện các phần còn trống trong đoạn văn sau:
- Tổng diện tích rừng của Việt Nam năm 2013 là ... Trong đó, tổng diện tích rừng tự nhiên là ..., tổng diện tích rừng trồng là ...
- Từ năm ... đến năm ..., diện tích rừng giảm mạnh do nhiều nguyên nhân như: chiến tranh, mở rộng đất nông nghiệp, khai thác quá mức ...
- Từ năm ... đến năm ..., do các chính sách bảo vệ và phát triển rừng, diện tích rừng có xu hướng tăng dần. Độ che phủ của rừng nằm .... là .... tăng ...% so với năm .... nhưng vẫn còn thấp hơn so với năm ...
- Từ năm 1990 đến năm 2013, sau .... năm, nước ta đã trồng mới được thêm ... triệu ha rừng. Trong những năm tới, nhiệm vụ bảo vệ và mở rộng diện tích rừng vẫn là một vấn đề quan trọng của cả nước.
Trả lời:
- Tổng diện tích rừng của Việt Nam năm 2013 là 14 triệu ha. Trong đó, tổng diện tích rừng tự nhiên là 10,4 triệu ha, tổng diện tích rừng trồng là 3,6 triệu ha.
- Từ năm 1943 đến năm 1990, diện tích rừng giảm mạnh do nhiều nguyên nhân như: chiến tranh, mở rộng đất nông nghiệp, khai thác quá mức ...
- Từ năm 1990 đến năm 2013, do các chính sách bảo vệ và phát triển rừng, diện tích rừng có xu hướng tăng dần. Độ che phủ của rừng nằm 2013 là 41% tăng 13,2% so với năm 1990 nhưng vẫn còn thấp hơn so với năm 1943
- Từ năm 1990 đến năm 2013, sau 13 năm, nước ta đã trồng mới được thêm 4,9 triệu ha rừng. Trong những năm tới, nhiệm vụ bảo vệ và mở rộng diện tích rừng vẫn là một vấn đề quan trọng của cả nước
D. Hoạt động vận dụng
Khảo sát các cây rừng trồng ở địa phương hoặc các cây ở khu vực sinh sống
STT | Tên loài cây | Đặc điểm (chiều cao, độ lớn của thân, đặc điểm màu sắc của lá, hoa) | Giá trị sử dụng |
---|---|---|---|
1 | Cây keo | Thân gỗ, thẳng, chu vi cây 20cm, lá cong hình lưỡi liềm, có gân; hoa chùm, màu vàng. | - Che phủ, cải tạo đất trồng - Lấy gỗ, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy giấy |
Trả lời:
STT | Tên loài cây | Đặc điểm (chiều cao, độ lớn của thân, đặc điểm màu sắc của lá, hoa) | Giá trị sử dụng |
---|---|---|---|
1 | Cây keo | Thân gỗ, thẳng, chu vi cây 20cm, lá cong hình lưỡi liềm, có gân; hoa chùm, màu vàng. | - Che phủ, cải tạo đất trồng - Lấy gỗ, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy giấy |
2 | Cây phi lao | Cây gỗ lớn, có thể cao trên 25m, thân trơn, lúc non vỏ nhẵn, lúc già bong vẩy trơn, tán lá rộng. Lá kép lông chim chẵn, mọc cách mang 3 – 6 đôi lá chét. Lá chét hình trái xoan dài, đầu gần trơn có mũi lồi ngắn, đuôi nêm, lá thường có kích thước dài 6-12cm, rộng 3-5cm. Hoa mọc ở nách lá. | - Gỗ cây xà cừ dùng trong xây dựng, đóng tàu thuyền và các đồ mộc thô dày. - Lá cây chữa một số loại bệnh |
3 | Cây thông nhựa | Chu vi cây khoảng 20cm, lá mọc từng chùm, nhỏ và nhọn như chiếc kim châm, màu xanh đậm; hoa màu xanh nhạt, khi hoa khô chuyển sang màu nâu. | - Lấy nhựa, làm cây cảnh và chữa được một số bệnh cho con người... |
4 | Cây bạch | Thân gỗ, thẳng, chu vi cây khoảng 30 - 40 cm; lá mọc so le, dài và vót nhọn ở đầu, màu xanh bạc, có gân; Hoa chùm, màu trắng. | - Cung cấp gỗ, cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất giấy, làm đồ mộc trong nhà, làm củi đốt... |
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1 (trang 44 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Nghiên cứu tài liệu và viết bài về một trong số các khu vực rừng tự nhiên quan trọng ở Việt Nam hoặc trên thế giới.
Trả lời:
Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam.
Rừng Cúc Phương có hệ sinh thái khá phong phú và đa dạng, gồm 97 loài thú (trong đó nổi bật nhất là các loài khỉ châu Á), 137 loài chim, 76 loài bò sát, 46 loài lưỡng cư, 11 loài cá và hàng ngàn loài côn trùng. Nhiều loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Cúc Phương là nơi sinh sống của một số quần thể thú quan trọng về mặt bảo tồn, trong đó có loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu ở mức đe dọa cực kỳ nguy cấp là voọc quần đùi trắng và loài sẽ bị nguy cấp trên toàn cầu là Cầy vằn [5], loài báo hoa mai là loài bị đe dọa ở mức quốc gia.
Cúc Phương có hệ thực vật phong phú. Hiện nay, các nhà khoa học đã thống kê được gần 2.000 loài thực vật có mạch thuộc 887 chi trong 221 họ thực vật. Các họ giàu loài nhất trong hệ thực vật Cúc Phương là các họ Đại kích, Hòa thảo, Đậu, Thiến thảo, Cúc, Dâu tằm, Nguyệt quế, Cói, Lan và Ô rô.
2 (trang 44 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Nghiên cứu tài liệu tìm ra các loại cây phù hợp để có thể đưa vào trồng mở rộng diện tích rừng ở địa phương.
Trả lời:
Theo em tại địa phương em có thể trồng cây keo để mở rộng diện tích rừng tại địa phương. Bởi, keo lai có đặc tính sinh trưởng nhanh về đường kính, chiều cao và hình khối (thân cây thẳng, cành nhánh nhỏ, sinh trưởng và phát triển tốt), khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt, có khả năng thích ứng với nhiều điều kiện địa chất và các loại đất khác nhau. Ngoài giá trị về mặt kinh tế, cây keo lai còn có giá trị về mặt môi trường như có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn.
Xem thêm các bài Giải bài tập Công nghệ lớp 7 VNEN (Soạn Công nghệ 7 VNEN) khác:
- Công nghệ 7 VNEN Bài 7: Trồng và chăm sóc rừng
- Công nghệ 7 VNEN Bài 8: Bảo vệ và khai thác rừng
- Công nghệ 7 VNEN Bài 9: Giới thiệu chung về ngư nghiệp
- Công nghệ 7 VNEN Bài 10: Nuôi thủy sản
- Công nghệ 7 VNEN Bài 11: Một số động vật thủy sản có giá trị xuất khẩu ở nước ta
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giải bài tập Công nghệ 7 VNEN | Soạn Công nghệ lớp 7 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dẫn học Công nghệ lớp 7 chương trình VNEN.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều