Khoa học lớp 5 Bài 24 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo
Trọn bộ lời giải Khoa học lớp 5 Bài 24 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập Khoa học lớp 5 Bài 24.
Giải Khoa học lớp 5 Bài 24 (sách mới cả ba sách)
Giải Khoa học lớp 5 Bài 24 Kết nối tri thức
Giải Khoa học lớp 5 Bài 24 Chân trời sáng tạo
Lưu trữ: Giải Khoa học lớp 5 Bài 24 (sách cũ)
A. Hoạt động cơ bản
1. Quan sát, liên hệ thực tế và trả lời
- Trong mỗi hình sau có loại chất đốt nào?
- Nói với bạn tên một số loại chất đốt mà gia đình em sử dụng?
Trả lời:
Các loại chất đốt có trong các hình trên là:
- Hình 1: than
- Hình 2: Xăng, dầu
- Hình 3: Ga
Một số loại chất đốt mà gia đình em sử dụng là: Củi, than đá, ga, cồn, dầu.
2. Quan sát, đọc và thảo luận
a. Quan sát các hình sau và nói với bạn về những điều em biết liên quan tới mỗi hình
c. Thảo luận nhóm:
- Than đá được dùng để làm gì? Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở đâu? Ngoài than đá, còn có loại than nào khác?
- Xăng, dầu được dùng đế làm gì? Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác chủ yếu ở đâu?
- Khí sinh học được tạo ra từ đâu? Sử dụng khí sinh học có lợi gì?
Trả lời:
- Hình 4: Người ta khai thác than từ các mỏ ở dưới sâu lòng đất, xong đó đem xuất khẩu hoặc chế tạo ra các cục than tổ ong để làm chất đốt.
- Hình 5: Dầu mỏ nằm sâu dưới lòng đất. Trên lớp dầu mỡ thường có lớp khí gọi là khí mỏ dầu. Muốn khai thác dầu mỡ cần dựng các tháp khoan để khoan các giếng sâu tới tận nơi có chứa dầu. Dầu mỏ được lấy lên theo các lỗ khoan của giếng dầu. Từ dầu mỏ có thể tách ra xăng, dầu hỏa, dầu đi-ê-gien, dầu nhờn... có thể chế ra nước hoa, tơ sợi nhân tạo, nhiều loại châ't dẻo, ...
- Hình 6: Khí sinh học (bi-ô-ga) được tạo ra trong các bể chứa có ủ chất thải hữu cơ như mùn, rác, phân súc vật, ...
- Hình 7: Đun bếp bằng khí sinh học bi-ô-ga giúp tiết kiệm các nguồn chất đốt khác, cải thiện môi trường.
- Hình 8: Sử dụng máy phát điện bi-ô-ga giải quyết vấn đề năng lượng, hạn chế ô nhiễm môi trường.
c. Than đá được sử dụng làm chất đô"t ở các gia đình; làm nhiên liệu để sản xuất ra điện ở nhà máy nhiệt điện, ... Than đá còn được dùng cho ngành hóa học tạo ra thuốc chữa bệnh, chất dẻo, sợi nhân tạo. Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh. Ngoài than đá, còn có than củi, than bùn.
Xăng dầu được dùng để chạy động cơ của xe cơ giới, vận hành máy móc. Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác chủ yếu ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Khí sinh học được tạo ra trong các bể chứa có ủ chất thải hữu cơ như mùn, rác, phân súc vật, ... Sử dụng khí sinh học giúp tiết kiệm các nguồn chất đốt khác, giải quyết vấn đề năng lượng và cải thiện môi trường ở nông thôn.
3. Quan sát và thảo luận
a. Trong mỗi trường hợp dưới đây, trường hợp nào gây lãng phí chất đốt, trường hợp nào tránh được lãng phí chất đốt? Vì sao?
b. Thảo luận: Vì sao phải tránh lãng phí khi sử dụng chất đốt? Cần làm gì để tránh lãng phí chất đốt?
Trả lời:
a. Trong các hình trên hình lãng phí chất đốt là hình 10 và hình 11 vì:
- Hình 10: xe cộ không chịu nhường đường và đi đúng đường nên gây ra tắc đường, dù xe vẫn nổ máy tiêu hao xăng nhưng vẫn không di chuyển được.
- Hình 11: Nước đã sôi nhưng không để ý nên cho sôi nước đến cạn làm tiêu hao than, củi.
b. Phải tránh lãng phí khi sử dụng chất đốt vì các nguồn tài nguyên đều có hạn, nếu chúng ta không sử dụng hợp lí thì nó sẽ nhanh chóng cạn kiệt. Để tránh lãng phí chất đốt chúng ta phải sử dụng tiết kiệm chất đốt, dùng đúng vào việc cần dùng và dùng các tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời, gió và nước chảy.
4. Đọc và thảo luận
a) Đọc thông tin:
Chất đốt khi bị cháy sẽ cung cấp năng lượng để đun nóng, thắp sáng, chạy máy, sản xuất điện, … Cần tránh lãng phí và đảm bảo an toàn khi sử dụng chất đốt.
Tất cả các chất đốt khi cháy đều sinh ra khí các-bô-nic, nhiều loại khí độc và chất độc khác làm ô nhiễm không khí, có hại cho người, động vật, thực vật, làm han gỉ các đồ dùng, máy móc bằng kim loại, … Vì vậy, cần có những ống khói để dẫn chúng lên cao hoặc có các biện pháp để làm sạch, khử độc các chất thải trong khỏi nhà máy. Không sử dụng bếp than, củi để sưởi trong phòng kín.
b) Thảo luận nhóm
- Vì sao các chất đốt khi cháy có thể ảnh hưởng xấu tới môi trường?
- Cần làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đôt trong sinh hoạt?
Trả lời:
- Chất đốt khi cháy có thể ảnh xưởng xấu tới môi trường vì tất cả chất đốt khi cháy đều sinh ra khí các-bô-níc, nhiều loại khí độc và chất độc hại khác.
- Để tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt, chúng ta phải tuyệt đối chú ý khi sử dụng chất đốt. Sau khi sử dụng bếp ga thì khóa ga lại, phải tuân thủ các biện pháp chống cháy nổ.
B. Hoạt động thực thành
Câu 1: Trang 26 sách VNEN khoa học 5 tập 2
Khoanh vào chữ cái đầu câu trả lời đúng: Chất đốt có thể được sử dụng vào những việc nào sau đây?
A. Đun nóng
B. Thắp sáng
C. Chạy máy
D. Sán xuất ra điện
E. Tất cả những việc trên
Trả lời:
Chất đốt có thể được sử dụng vào những việc nào sau đây?
Đáp án đúng là: E. Tất cả những việc trên
Câu 2: Trang 26 sách VNEN khoa học 5 tập 2
Nêu một số mối nguy hiểm/tác hại có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt và cách phòng tránh
24 | mối nguy hiểm/tác hại khi sử dụng chất đốt | Cách phòng, tránh |
---|---|---|
1 (ví dụ) | Khi cháy, chất đốt sinh ra khí các-bô-níc, nhiều loại khí độc và chất độc khác làm ô nhiễm không khí | Sử dụng ống khói để dẫn các chất khí này lên cao |
Trả lời:
STT | mối nguy hiểm/tác hại khi sử dụng chất đốt | Cách phòng, tránh |
---|---|---|
1 (ví dụ) | Khi cháy, chất đốt sinh ra khí các-bô-níc, nhiều loại khí độc và chất độc khác làm ô nhiễm không khí | Sử dụng ống khói để dẫn các chất khí này lên cao |
2 | Để xăng dầu gần bếp lửa gây ra cháy nổ | Để ra xa bếp lửa các chất cháy nổ |
3 | Sử dụng bếp ga xong không khóa gây ngộ độc khí ga | Sau mỗi lần sử dụng bếp ga phải khóa lại, đến định kì phải kiểm tra lại dây dẫn ga.. |
4 | Khói nhà máy gây ô nhiễm không khí | Làm sạch, khử độc các chất thải trong khói nhà máy. |
Câu 3: Trang 27 sách VNEN khoa học 5 tập 2
Tình huống 1: Một số bạn thảo luận về việc sử dụng tiết kiệm chất đốt.
- Bạn A: Theo mình, than đá và dầu mỏ là các nguồn năng lượng vô tận, chỉ cần mất công khai thác thôi!
Nếu ở đó, em sẽ nói gì với bạn A?
Tình huống 2: Giả sử ở một nơi có tình trạng chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt lấy than. Theo em, người ta có thể làm gì để khắc phục tình trạng này?
Trả lời:
Thính huống 1: Em sẽ nói với bạn A là bạn nói như vậy chưa đúng, than đá và dầu mỏ được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Hiện nay, các nguồn năng lượng này đang có nguy cơ bị cạn kiệt do việc sử dụng của con người. Vì vậy, chúng ta phải biết khai thác hợp lí để bảo vệ nguồn năng lượng đó.
Tình huống 2: Để khắc phục tình trạng chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt lấy than, người ta có thể sử dụng khí sinh học, sử dụng năng lượng mặt trời để đun nấu.
4. “Triển lãm” về chất đốt (Thực hành trên lớp học)
C. Hoạt động ứng dụng
Em cùng người thân sử dụng an toàn và tiết kiệm chất đốt ở nhà
Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học 5 VNEN hay khác:
- Bài 25: Sử dụng năng lượng điện
- Bài 26: An toàn và tiết kiệm khi sử dụng điện
- Phiếu kiểm tra 2: Chúng em học được những gì từ chủ đề vật chất và năng lượng?
- Bài 27: Sinh sản và thực vật có hoa
- Bài 28: Cây con mọc lên từ hạt
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Khoa học 5 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Khoa học 5 chương trình mới.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT
- Lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 5 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 5 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - CTST
- Lớp 5 Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - Cánh diều