Khoa học xã hội 7 Bài 28: Các khu vực Châu Âu
Khoa học xã hội 7 Bài 28: Các khu vực Châu Âu
A. Hoạt động khởi động
( Trang 49 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Quan sát hình 1( Dân cư và xã hội châu Âu) hãy :
- Tìm hiểu các nước sau trên bản đồ: Thụy Điển, Pháp, I-ta-li-a, Liên Bang Nga
- Nêu hiểu biết của em về một trong những nước đó
Trả lời :
- Thụy điển (thủ đô: Stockholm) nằm ở vùng Bắc Âu
- Pháp (thủ đô: Pari) nằm ở vùng Tây - Trung Âu
- Italia (thủ đô: Roma) nằm ở vùng Nam Âu
- Liên Bang Nga (thủ đô: Moskva) nằm ở vùng Đông Âu
* Tìm hiểu:
- Pháp (tiếng Pháp: France), quốc danh hiện tại là Cộng hòa Pháp (République française), là một quốc gia nằm tại Tây Âu với phía Tây giáp Đại Tây dương, Bắc giáp biển Măng-sơ, Đông giáp Bỉ, Đức, Thuỵ Sĩ, Italia, Nam giáp biển Địa Trung Hải và Tây Ban Nha.
- Tại một số lãnh thổ hải ngoại của mình, Pháp có chung biên giới trên bộ cùng Brasil, Suriname và Sint Maarten (Hà Lan).
- Pháp còn được nối với Anh Quốc qua Đường hầm Eo biển Manche, chạy dưới eo biển Manche.
- Nền kinh tế: Pháp là thành viên trong nhóm G8và thành viên của cộng đồng châu Âu.
+ Là một nước có nền kinh tế phát triến tương đối toàn diện và đồng đều cả nông nghiệp lẫn công nghiệp.
+ Pháp đứng thứ tư thế giới về dịch vụ : ngành dịch vụ của Pháp phát triển rất mạnh, đóng góp khoảng 65,9% tổng sản phẩm quốc nội và tính đến năm 2016, GDP của nước Pháp đạt 2.488.280 USD, đứng thứ 6 thế giới và đứng thứ 3 châu Âu.
+ Pháp cũng là 1 trong 10 thành viên Liên minh châu Âu đầu tiên sử dụng đồng Euro ngày 1 tháng 1, 1999, và các đồng tiền xu cũng như tiền giấy euro đã hoàn toàn thay thế đồng franc của Pháp vào đầu năm 2002.
- Nền giáo dục:
+ Pháp luôn luôn tự hào là một đất nước có một nền giáo dục thật lâu đời, ngay từ thời Trung cổ, ở Pháp đã có các trường đại học tổng hợp, và nó đã trở thành chiếc nôi tri thức, với chất lượng cao và đa dạng bậc nhất thế giới.
+ Hệ thống trường học của Pháp được xem là chất lượng ưu việt, còn được đánh giá là khắt khe nhất thế giới.
+ Từ đó, nền giáo dục Pháp đã phát minh ra rất nhiều khoa học nghiên cứu đoạt giải cao thế giới như: Nobel, Field và các giải thưởng khác. Vì thế, Chính Phủ Pháp luôn quan tâm và xem giáo dục là quốc sách hàng đầu.
- Nền văn hóa văn học - nghệ thuật Pháp: Thừa hưởng rất nhiều tinh hoa từ nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại, nền văn học – nghệ thuật Pháp đã thật sự phát triển và mang dấu ấn riêng .
+ Những tác phẩm văn học Pháp phản ánh được những tâm tư, hiện thực của xã hội Pháp, từ đó vẽ nên bức tranh toàn cảnh của xã hội châu Âu như: Thằng gù nhà thờ Đức Bà, 3 chàng lính ngự lâm, Đỏ và đen, tấn trò đời.
+ Ngoài ra, nghệ thuật Pháp còn phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực hội họa, điêu khắc.
+ Ở Pháp đã có hơn 200 tên tuổi được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới, tiêu biểu như: Victor Hugo, Balzac, Claude Debussy, Bartholdi,…
- Kiến trúc Pháp: Từ nửa sau thế kỉ XII, 1 kiểu kiến trúc mới gọi là kiến trúc Gothic xuất hiện ở miền Bắc nước Pháp, sau đó cũng được áp dụng rộng rãi ở các nước Tây Âu.
+ Hàng trăm lâu đài, thành trì, các dãy nhà cổ tại Pháp đều mang dáng vẻ đặc biệt và tồn tại song song cùng các công trình đồ sộ, tiêu biểu cho cả nền kiến trúc hiện đại của nhân loại như: Tháp Eiffel, đại lộ Champs Elyseés, Cung Lễ hội và Đại hội – nơi diễn ra những sự kiện văn hóa thế giới.
- Văn hóa gia đình: Người Pháp thích sự yên bình trong tổ ấm của mình, đây cũng là nét văn hóa đặc trưng của người Pháp.
+ Đặc biệt, phải tôn trọng giờ giấc của các bữa ăn, phải gõ cửa trước khi vào phòng và tôn trọng không gian riêng của nhau.
+ Còn cái hay nữa ở người Pháp đó là, để tôn trọng nhau hơn thì mọi người thay phiên nhau làm những công việc nhà như làm cơm, rửa bát, giặt đồ…
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu về khu vực Bắc Âu
a. Tự nhiên
( Trang 49 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Quan sát các hình 1,2,3 đọc thông tin và dựa vào kiến thức đã học, hãy:
- Trình bày đặc điểm khí hậu khu vực Bắc Âu
- Nêu những nét nổi bật về đặc điểm địa hình , thực vật và khoáng sản khu vực Bắc Âu
Trả lời :
* Đặc điểm khí hậu Bắc Âu:
- Khí hậu ôn đới
- Mùa hè mát, mùa đông lạnh
- Phía Tây bán đảo Xcan-di-na-vi ấm, mưa nhiều, phía Đông lạnh giá, tuyết rơi.
- Ai-xơ-len băng tuyết quanh năm
* Nêu những nét nổi bật về:
- Địa hình:
+ Địa hình băng hà Cổ, Fio ở Na Uy, hồ, đầm ở Thụy Điển, Phần Lan
+ Núi lửa và suối nước nóng ở Ai-xơ-len
- Thực vật và khoáng sản:
+ hiều dầu khí, rừng, cá biển, sắt, đồng…đồng cỏ, thủy năng, cá biển
b. Kinh tế
( Trang 49 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Đọc thông tin, hãy:
- Kể tên các nghành kinh tế chủ yếu ở khu vực Bắc Âu. Các ngành kinh tế đó phát triển dựa vào những điều kiện tự nhiên nào?
- Nêu rõ nguyên nhân làm cho ngành trồng trọt không phát triển mạnh ở các nước Bắc Âu
Trả lời :
* Các nghành kinh tế chủ yếu ở khu vực Bắc Âu:
- Kinh tế rừng: Ngành sản xuất đồ gỗ, bột giấy và bột xenlulozo xuất khẩu.
- Kinh tế biển: Đánh cá và chế biến cá xuất khẩu, đóng tàu, cho thuê tàu, hàng hải.
- Các ngành khác: Dầu khí, thủy điện, sản xuất, luyện kim
- Nông nghiệp: Chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi
Các nước Bắc Âu có mức sống cao dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí để phát triển kinh tế đạt hiệu quả cao.
Nguyên nhân làm cho ngành trồng trọt không phát triển mạnh ở các nước Bắc Âu:
- Khí hậu lạnh giá về mùa đông ở khu vực Bắc Âu làm cho biển đóng băng về mùa đông ở khu vực giữa Thụy Điển và Phần Lan, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.
- Đất đai xấu, không thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt.
- Nhiều núi lửa.
2. Tìm hiểu khu vực Tây và Trung Âu
a. Tự nhiên
( Trang 51 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Quan sát hình 2 bài tự nhiên châu Âu, hình 4,5 và đọc thông tin hãy:
- Trình bày đặc điểm khí hậu khu vực Tây và Trung Âu
- Nêu những đặc điểm ba miền địa phương ở khu vực Tây và Trung Âu
Trả lời :
* Đặc điểm khí hậu:
- Nằm hoàn toàn trong đới ôn hoà, có gió Tây ôn đới thường xuyên hoạt động .
- Có 2 kiểu chính: Phía Tây có khí hậu ôn đới hải dương, lùi sâu vào trong nội địa ảnh hưởng của biển giảm dần có khí hậu ôn đới lục địa.
- Khí hậu thay đổi theo độ cao
* Đặc điểm ba miền địa phương ở khu vực Tây và Trung Âu: Khu vực Tây và Trung Âu có ba miền địa hình chính đó là đồng bằng phía Bắc, núi già ở giữa và núi trẻ ở phía Nam. Đặc điểm cụ thể của từng miền địa hình là:
- Đồng bằng ở phía Bắc:
+ Giáp biển Bắc và biển Ban Tích.
+ Phía bắc có nhiều đầm lầy, đất xấu.
+ Phía nam là những dải đất sét pha cát mịn màu mỡ.
- Núi già ở giữa:
+ Nằm ở phía nam miền đồng bằng.
+ Gồm các khối núi già, ngăn cách nhau bởi các đồng bằng nhỏ hẹp và bồn địa.
- Núi trẻ ở phía Nam:
+ Gồm các dãy An-pơ và Cac-pat.
+ Dãy An-pơ cao và đồ sộ.
+ Dãy Cac-pat có nhiều rừng và khoáng sản.
b. Kinh tế
- Đọc thông tin sau, hãy:
- Nêu những nét đặc điểm nổi bật về ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của khu vực Tây và Trung Âu
- Kể tên các trung tâm công nghiệp, trung tâm tài chính, hải cảng lớn ở các khu vực Tây và Trung Âu
Trả lời :
* Những nét đặc điểm nổi bật về ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của khu vực Tây và Trung Âu:
- Công nghiệp:
+ Tây và Trung Âu là nơi tập trung nhiều cường quốc công nghiệp nhất TG.
+ Nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng thế giới
+ Nhiều ngành công nghiệp hiện đại và truyền thống.
+ Nền công nghiệp phát triển đa dạng, năng suất cao nhất Châu Âu.
+ Nhiều hải cảng lớn quan trọng và hiện đại
- Nông nghiệp:
+ Nông nghiệp đạt trình độ thâm canh cao.
+ Đồng bằng có nền nông nghiệp đa dạng và năng suất cao
+ Vùng núi phát triển chăn nuôi.
- Dịch vụ:
+ Ngành dịch vụ rất phát triển chiếm 2/3 tổng thu nhập quốc dân.
+ Các trung tâm lớn: Luân Đôn, Pa-ri …
- Kể tên: Tại Tây và Trung Âu có:
+ Các trung tâm công nghiệp: vùng Rua(Đức), Anh, Pháp
+ Trung tâm tài chính: Luân Đôn, Pa-ri, Duy-rich
+ Hải cảng lớn ở các khu vực Tây và Trung Âu: Rô-téc-đam
3. Tìm hiểu về khu vực Nam Âu
a. Tự nhiên
( Trang 54 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Quan sát lược đồ hình 6, phân tích biểu đồ hình 7 và đọc thông tin, hãy:
- Nêu những đặc điểm về địa hình, khoáng sản và thảm thực vật tự nhiên của khu vực Nam Âu
- Cho biết khu vực Nam Âu thuộc kiểu khí hậu nào. Nêu những nhiệt độ và lượng mưa của khu vực Nam Âu
Trả lời :
- Những đặc điểm về địa hình, khoáng sản và thảm thực vật tự nhiên của khu vực Nam Âu:
+ Địa hình: Phần lớn diện tích Nam Âu là núi già và cao nguyên. Các đồng bằng thường nhỏ hẹp, nằm ven biển hoặc nằm xen núi và cao nguyên.
+ Khoáng sản: Than, sắt, đồng, chì, khí đốt, bô xít....
+ Thảm thực vật: Rừng lá cứng địa trung hải và thảo nguyên.
- Nam Âu có khí hậu Địa Trung Hải: Mùa hạ nóng khô, mưa nhiều vào mùa thu, đông.
- Đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của khí hậu khu vực Nam Âu:
+ Nhiệt độ: cao quanh năm, trên 10°C; cao nhất vào tháng VII.
+ Lượng mưa: mưa nhiều vào thu đông, mùa hạ ít mưa.
b. Kinh tế
- Đọc thông tin sau, hãy:
- Kể tên các sản phẩm nông nghiệp của Nam Âu. Tại sao Nam Âu lại có những sản phẩm đó
- Lấy các ví dụ chững minh Nam Âu là nơi có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc
Trả lời :
- Một số sản phẩm nông nghiệp độc đáo ở đây: cừu, dê; trồng cây ăn quả nhiệt đới (cam, chanh), ô liu,...củ cải đường, cừu, dê
- Nguyên nhân Nam Âu lại có những sản phẩm đó:
+ Do có khoảng 20% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp sản xuất theo quy mô nhỏ
+ Khí hậu đại trung hải thuận lợi cho các loài cây ăn quả cận nhiệt đới và ô liu phát triển
+ Có địa hình với nhiều đồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, chăn thả
- Nam Âu là nơi có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc bởi:
+ Gồm các bán đảo nên có bờ biển đẹp.
+ Nằm bên bờ Địa Trung Hải, khí hậu địa trung hải nên mùa hè ít mưa, trời trong xanh.
+ Nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hoá nghệ thuật.
4. Tìm hiểu khu vực Đông Âu
a, Tự nhiên
( Trang 55 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Quan sát hình 8,9,10 và đọc thông tin hãy:
- Cho biết địa hình chủ yếu của Đông Âu
- Trình bày khái quát đặc điểm khí hậu, sông ngòi, sinh vật của khu vực Đông Âu
Trả lời :
- Nhìn vào các hình 8,9,10 của khu vực Đông Âu ta thấy, địa hình chủ yếu của khu vực này là đồng bằng.
- Có thể thấy, đồng bằng chiếm một nửa diện tích châu Âu, bề mặt có độ cao trung bình 100 – 200m
- Khái quát đặc điểm khí hậu, sông ngòi, sinh vật của khu vực Đông Âu:
+ Càng đi về phía đông hoặc đông nam, tính chất lục địa càng sâu sắc; phía bắc có khí hậu lạnh, phía nam mùa đông ngắn dần và khí hậu ấm dần.
+ Sông ngòi có mạng lưới dày đặc. Sông thường đóng băng về mùa đông.
+ Thảm thực vật thay đổi từ Bắc xuống Nam.
b. Kinh tế
- Đọc thông tin và quan sát hình 9,11 hoàn thành bảng sau:
Trả lời:
5. Liên minh châu Âu(EU)
a. Quá trình thành lập và mở rộng của EU
( Trang 57 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Quan sát hình 12 và đọc thông tin, hãy nêu khái quát về quá trình thành lập và mở rộng của EU
b. Cơ cấu tổ chức
( Trang 57 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
Vì sao nói EU là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thứ tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới?
Trả lời :
a. Liên minh Châu Âu được thành lập năm 1957 và có hiệu lực từ năm 1958.
- Đây là tổ chức kinh tế - chính trị lớn ở Châu Âu.
- Từ khi thành lập đến nay, tổ chức này không ngừng lớn mạnh và mở rộng:
+ Năm 1958: Hà Lan, Đức, Bỉ, Luc-xem-bua, Pháp, I-ta-li-a.
+ Năm 1973: Anh, Đan Mạch.
+ Năm 1981: Hi-Lạp.
+ Năm 1986: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha
+ Năm 1995: Thụy Điển, Phần Lan, Áo.
b. Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới là bởi vì:
- Tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn.
- Có chính sách kinh tế chung.
- Sử dụng đồng tiền chung.
Hiện nay, liên minh châu Âu chiếm tới 40% hoạt động ngoại thương của thế giới và có quan hệ chặt chẽ với nhiều trung tâm và khu vực trên thế giới.
C. Hoạt động luyện tập
1. ( Trang 59 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Hãy nêu những nét khác biệt về khí hậu của các khu vực Bắc Âu, Đông Âu và Nam Âu
2. ( Trang 59 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Quan sát hình 13 và nhận xét về vai trò của EU trong hoạt động thương mại của thế giới
Trả lời :
1. Sự khác biệt về khí hậu của các khu vực Bắc Âu, Đông Âu và Nam Âu
Bắc Âu | Đông Âu | Nam Âu |
---|---|---|
Phần lớn diện tích có khí hậu ôn đới lục địa, mùa đông lạnh giá và mùa hạ mát mẻ. Phía đông và phía tây dãy Xcan-đi-na-vi có sự khác biệt rõ rệt: phía đông có mùa đông rất lạnh, phía tây có mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ mát mẻ. |
Phần lớn diện tích có khí hậu ôn đới lục địa. Phía bắc có khí hậu lạnh, xuống phía nam mùa đông ngắn dần và ấm hơn. |
Phần lớn diện tích có khí hậu địa trung hải, mùa hạ nóng và khô, mùa thu - đông không lạnh lắm và thường có mưa |
2. Nhận xét về vai trò của EU trong hoạt động thương mại của thế giới:
- Có GDP cao hơn cả Hoa Kì và Nhật Bản.
- EU giữ vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại của thế giới.
- Có tổ chức thương mại đứng đầu thế giới.
- Đẩy mạnh đầu tư vào công nghiệp mới của các nước ở châu Á, Trung và Nam Mĩ.
D-E. Hoạt động vận dụng-Tìm tòi mở rộng
( Trang 60 - Khoa học xã hội 7 Tập 2 VNEN). Sưu tầm, trao đổi với người thân hoặc với bạn bè để hoàn thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 10 dòng) về mối quan hệ của EU với Việt Nam.
Trả lời :
Quan hệ Việt Nam - EU là một trong những quan hệ mật thiết bền chặt.Cả hai bên đã kí kết hiệp định quốc phòng song phương hỗ trợ nhau khi một trong 2 bên bị xâm lược. Phát triển nhanh chóng cả về bề rộng lẫn chiều sâu đặt ra yêu cầu xây dựng một khuôn khổ hợp tác mới, phản ánh được mối quan hệ đối tác đang phát triển mạnh mẽ và xây dựng khuôn khổ pháp lý mới thay thế cho Hiệp định khung Việt Nam - EC năm 1995. Trên tinh thần đó, tháng 6/2008, Việt Nam và EU đã khởi động đàm phán Hiệp định PCA. PCA giữa Việt Nam và EU đánh dấu một mốc mới trong quan hệ hợp tác hai bên, thể hiện những bước phát triển to lớn, sâu rộng của quan hệ Việt Nam - EU trong 20 năm qua, đồng thời tạo cơ sở pháp lý đưa quan hệ hợp tác Việt Nam –EU bước sang một giai đoạn mới với phạm vi rộng lớn và mức độ hợp tác sâu sắc hơn. Bên cạnh quan hệ song phương, Việt Nam và EU cũng hợp tác tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ hợp tác ASEAN – EU, ASEM và Liên hợp quốc trong nhiều vấn đề, trong đó có các vấn đề toàn cầu như môi trường, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, an ninh năng lượng, chống khủng bố...
Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 7 chương trình VNEN hay khác:
- Phiếu ôn tập số 6
- Bài 29: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Bài 30: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1627)
- Bài 31: Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII
- Bài 32: Phong trào Tây Sơn
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giải bài tập Khoa học xã hội 7 VNEN | Soạn Khoa học xã hội lớp 7 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dẫn học Khoa học xã hội lớp 7 chương trình VNEN.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều