Khoa học xã hội 7 Bài 8: Tự nhiên, dân cư và xã hội Châu Âu

Khoa học xã hội 7 Bài 8: Tự nhiên, dân cư và xã hội Châu Âu

A. Hoạt động khởi động

(trang 39 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Quan sát hình ảnh dưới đây ( sách vnen khoa học xã hội 7 tập 1 trang 40) và cho biết một số đặc điểm về tự nhiên, dân cư và xã hội châu Phi

Trả lời:

- Châu Phi là châu lục nóng. Châu Phi có khí hậu nóng, nhiệt độ trung bình nằm trên 20 °C, thời tiết ổn định.

- Lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, hình thành những hoang mạc lớn, lan sát ra biển.

- Sa mạc Xa- ha-ra là hoang mạc cát lớn nhất thế giới.

- Thảm thực vật rất hoang sơ, môi trường lí tưởng của nhiều loại động vật hoang dã: hươu cao cổ, báo, sư tử,...

- Người dân nơi đây thuộc chủng tộc Nê-gro-it.

- Kinh tế nhiều nơi chậm phát triển, chủ yếu dựa vào khai thác lâm sản, khoáng sản và trồng cây công nghiệp xuất khẩu.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Xác định giới hạn và vị trí địa lí

(trang 40-41 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Quan sát hình 2( bài 2) hình 7 đọc thông tin dưới đây và liên hệ kiến thức đã học, hãy:

- Xác định giới hạn phần đất liền và vị trí địa lí châu Phi( tiếp giáp với các châu lục, biển và đại dương nào? trong khoảng vĩ độ, kinh độ nào?; nêu ý nghĩa vị trí địa lí của châu Phi

- Nhận xét đặc điểm hình dạng lãnh thổ và đường bờ biển châu Phi

Trả lời:

- Châu Phi tiếp giáp:

    + Phía bắc tiếp giáp Địa Trung Hải,

    + Phía tây giáp Đại Tây Dương,

    + Phía đông giáp Biển Đỏ,

    + Phía đông nam giáp Ấn Độ Dương,

    + Châu Phi ngăn cách với Châu Á bởi kênh đào Xuy-ê.

- Vị trí: từ vĩ tuyến 37°20’B -> 34°52’N

- Ý nghĩa: đại bộ phận nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam nên châu Phi có khí hậu nóng quanh năm

- Đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo.

2. Khám phá tự nhiên

a. Địa hình, khoáng sản

(trang 41-42 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Quan sát hình 7 và đọc thông tin, hãy:

- Kể tên các dạng địa hình và nhận xét chung về địa hình châu Phi

- Nêu các tài nguyên khoáng sản chính của châu Phi

Trả lời:

- Các dạng địa hình chủ yếu ở châu Phi: sơn nguyên, bồn địa.

- Nhận xét sự phân bố của địa hình đồng bằng châu Phi: các đồng bằng châu Phi tập trung chủ yếu ở ven biển.

- Các tài nguyên khoáng sản chính của châu Phi:

    + Dầu mỏ, khí đốt: ven biển Bắc Phi, Tây Phi...

    + Sắt: dãy Át lát

    + Vàng: Trung Phi, Nam Phi

    + Côban, mangan, đồng, chì, uranium kim cương... Cao nguyên Nam Phi

b) Khí hậu

(trang 42 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Quan sát hình 8, đọc thông tin và dựa vào kiến thức đã học, hãy:

- Nhận xét sự phân bố lượng mưa trung bình năm ở châu Phi.

- Trình bày và giải thích đặc điểm khí hậu nổi bật ở châu Phi.

Trả lời:

- Nhận xét sự phân bố lượng mưa trung bình năm ở châu Phi.

    + Lượng mưa phân bố nhiều ở : ven vịnh Ghi nê, bồn địa công gô,....

    + Lượng mưa phân bố ít ở : Hoang mạc Xa-ha-ra , hoang mạc Na mip

=> Lượng mưa giảm dần từ xích đạo về hai đường chí tuyến

- Đặc điểm khí hậu châu Phi :

    + Nóng và khô bậc nhất thế giới

    + Nhiệt độ trung bình trên 20 độ C , lượng mưa ở các hoang mạc 200mm/năm

- Giải thích:

    + Các dòng biển lạnh Xô-ma-li, Ben-ghi-la, Ca-na-ri,....

    + Khí hậu nóng : do Châu Phi có vị trí nằm ở nội chí tuyến

    + Khí hậu khô: Do có hai đường chí tuyến đi qua

=> Các khối khí áp cao nên khí hậu ổn định , ít mưa.

c. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên

(trang 43 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Đọc thông tin, quan sát hình 9 và liên hệ với kiến thức đã học, hãy xác định vị trí địa lí các môi trường tự nhiên của châu Phi và hoàn thành nội dung bảng sau :

Môi trường tự nhiên Vị trí địa lí lãnh thổ Một số đặc điểm tự nhiên
Xích đạo ẩm Bồn địa Công-gô, duyên hải ven vịnh Ghi-nê Rừng rậm xanh quanh năm,...
Nhiệt đới
Hoang mạc
Địa trung hải

Trả lời:

Môi trường tự nhiên Vị trí địa lí lãnh thổ Một số đặc điểm tự nhiên
Xích đạo ẩm Bồn địa Công-gô, duyên hải ven vịnh Ghi-nê Rừng rậm xanh quanh năm,...
Nhiệt đới Ua-ga-đu-gu, bồn địa Nin Thượng, Lu-bum-ba-si, sơn nguyên Đông Phi, bồn địa Ca-laha-ri, Ma-đa-ga-xca Rừng thưa, Xavan cây bụi
Hoang mạc Hoang mạc Xa-ha-ra, hoang mạc Ca-la-ha-ri, hoang mạc Na-mip Khí hậu khắc nghiệt, mưa hiếm; thực, động vật nghèo nàn
Địa trung hải Dãy At-lat, Kêp-tao Mùa đông mát mẻ, có mưa nhiều; Mùa hạ nóng và khô; Thảm thực vật là rừng cây bụi lá cứng

3.Tìm hiểu dân cư

a) Sự gia tăng dân số

(trang 44 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Đọc thông tin, khai thác số liệu trong hình 10, hãy :

- So sánh tỉ trọng dân số châu Phi với tỉ trọng dân số châu Âu trong tổng dân số thế giới giai đoạn 1950 – 2013 và nêu nhận xét.

- Nêu một số hậu quả của bùng nổ dân số ở châu Phi.

Khoa học xã hội 7 Bài 8: Tự nhiên, dân cư và xã hội Châu Âu | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 7 VNEN

Trả lời:

*Nhận xét về tỉ trọng dân số châu Phi với tỉ trọng dân số châu Âu trong tổng dân số thế giới qua các năm:

- Tỉ trọng dân số châu Phi cao thứ 3 thế giới.

- Tỉ trọng dân số châu Âu cao thứ tư thế giới.

    + Năm 1950: tỉ trọng châu Phi thấp hơn châu Âu.

    + Năm 2000: tỉ trọng châu Phi cao hơn châu Âu.

    + Năm 2010: tỉ trọng châu Phi cao hơn châu Âu.

    + Năm 2013: tỉ trọng châu Phi cao hơn châu Âu

*Hậu quả: dân số tăng nhanh, hạn hán triền miên đã làm phát sinh ra nạn đói, vấn đề về việc làm, nhà ở, làm ô nhiễm môi trường.

b) Phân bố dân cư, đô thị hoá

(trang 44 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Quan sát hình 11, đọc thông tin và liên hệ với kiến thức đã học, hãy :

- Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư châu Phi.

- Nêu tên các thành phố có từ 1 triệu dân trở lên ở châu Phi. Giải thích vì sao phần lớn các thành phố của Châu Phi tập trung ở vùng ven biển.

- Cho biết dân số thành thị ở châu Phi tăng nhanh gây ra những khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Trả lời:

*Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư châu Phi.

Phân bố rất không đều. Tập trung đông ở nông thôn và các thành phố lớn, thưa thớt nơi hoang mạc và rừng rậm…Cụ thể như sau:

    + Mật độ dưới 2 người/km2: hoang mạc Xa-ha-ra, hoang mạc Na- mip và hoang mạc Ca-la-ha-ri.

    + Từ 2 đến 20 người/km2: miền núi At-lat, đại bộ phận lãnh thổ châu Phi.

    + Từ 21 đến 50 người/km2: ven vịnh Ghi-nê, lưu vực sông Ni-giê, quanh hồ Vich-to-ri-a.

    + Trên 50 người/km2: vùng ven sông Nin.

*Dân cư phân bố không đều là do:

    + Hoang mạc hầu như không có người. Dân cư thường tập trung trong các ốc đảo, các đô thị có quy mô nhỏ và các đô thị này rất thưa thớt.

    + Môi trường nhiệt đới có mật độ dân cư trung bình, có nhiều thành phố từ 1 đến 5 triệu dân

    + Môi trường xích đạo ẩm có mật độ dân cư khá cao, có những thành phố trên 5 triệu dân.

    + Riêng vùng ven sông Nin có mật độ dân cư cao nhất, vì ở đây có châu thổ phì nhiêu.

*Nêu tên các thành phố có từ 1 triệu dân trở lên ở châu Phi:

- Đông Phi: A-đi A-bê-ba, Nai-rô-đi, Đai-et Xa-lam.

- Tây Phi: Đa-ca, Cô-na-cri, A-bit-gian, Ac-cra, La-gôt, Kin-sa-xa, Lu-an-đa.

- Nam Phi: Kêp-tao, Đuôc-ban, Ma-pu-tô, Giô-han-ne-xbua.

- Bắc Phi: An-giê, Tri-pô-li, A-lêch-xan-đri-a và Cai-rô…

- Phần lớn các thành phố của Châu Phi tập trung ở vùng ven biển vì những nơi này có nguồn nước, khí hậu phù hợp

- Dân số ở Châu Phi tăng nhanh là những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của châu Phi:

    + Sự bùng nổ dân số.

    + Xung đột tộc người.

    + Xung đột tôn giáo

    + Đại dịch AIDS .

    + Sự can thiệp của nước ngoài. (chiến tranh)

4.Tìm hiểu một số vấn đề xã hội

(trang 46 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi:

- Vì sao hay xảy ra xung đột biên giới và nội chiến liên miên tại một số nước ở châu Phi?

- Những khó khăn nào về mặt xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của châu Phi?

Trả lời:

- Tại Châu Phi hay xảy ra xung đột biên giới và nội chiến liên miên là do chính quyền ở nhiều nước thường nằm trong tay các thủ lĩnh của 1 vài tộc người. Điều đó làm tăng mâu thuẫn giữa các tộc người trong từng nước và giữa các nước láng giềng với nhau, dẫn đến xung đột biên giới và nội chiến liên miên

- Có rất nhiều các nguyên nhân xã hội làm kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội châu Phi. Trong đó, không thể không nhắc đến một số các nguyên nhân chính sau:

    + Sự bùng nổ dân số

    + Xung đột tộc người

    + Đại dịch AIDS

    + Sự can thiệp của nước ngoài.

C. Hoạt động luyện tập

1. (trang 47 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Liên hệ kiến thức đã học,quan sát hình 8,9 trong bài, chọn ý ở cột B và ghép với ý ở cột A sao cho phù hợp.

A B
1. Môi trường xích đạo ẩm a) gồm các hoang mạc Xa-ha-ra(bắc) ; Ca-la-ha-ri, Na-mip(nam). Khí hậu khắc nghiệt, rất hiếm mưa, biên độ giữa ngày và đêm lớn ; thực, động vật nghèo nàn.
2. Môi trường nhiệt đới b) có ở phân cực Bắc và Nam của châu Phi. Mùa đông mát mẻ, có mưa ; mùa hạ nóng, khô ; rừng cây bụi lá cứng.
3. Môi trường hoang mạc c) ở càng xa xích đạo lượng mưa ngày càng giảm, rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa và rừng xavan cây bụi ; nhiều động vật ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ), ăn thịt (sư tử, báo gấm).
4. Môi trường địa trung hải d) gồm bồn địa Công-gô, vùng duyên hải phía Bắc vịnh Ghi-nê, rừng rậm xanh quanh năm.

Trả lời:

1-d

2-c

3-a

4-b

2. (trang 47 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Liên hệ kiến thức đã học, hãy lựa chọn những câu đúng và ghi các chữ cái đầu câu vào vở.

a) Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số châu Phi vào loại cao nhất thế giới.

b) Dân cư châu Phi phân bố đều trong các khu vực của châu lục.

c) Dân cư châu Phi tập trung đông đúc dọc các con sông lớn.

d) Đa số dân cư châu Phi sống ở thành thị.

e) Đa số các thành phố lớn tập trung ở ven biển.

f) Đại dịch AIDS, Ebola và xung đột tộc người là vấn đề bức xúc ở châu Phi.

g. Bùng nổ dân số, xung đột tộc người, dịch bệnh, sự can thiệp của nước ngoài là những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội châu Phi

Trả lời:

a. Đ

b. S

c. Đ

d. S

e. Đ

f. Đ

g. Đ

D-E. Hoạt động vận dụng – Tìm tòi mở rộng

(trang 48 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Quan sát hình 7,9 và liên hệ với kiến thức đã học, hãy:

- Xác định vị trí kênh đào Xuy-ê và cho biết ý nghĩa của nó đối với giao thông đường biển trên thế giới

- Giải thích vì sao hoang mạc Na-mip lại xuất hiện ở vùng ven biển Nam Phi.

Trả lời:

- Ý nghĩa : Kênh đào Xuy-ê là con đường ngắn nhất nối Đại Tây Dương và ấn Độ Dương chính vì thế nó giúp:

    + Giảm cước phí vận chuyển, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa

    + Tránh được ảnh hưởng của thiên tai.

    + Đem lại nguồn lợi lớn cho Ai Cập thông qua thuế hải quan

    + Thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa Châu Âu, Châu Phi và Châu Á

- Hoang mạc Na- mip xuất hiện ở ven biển Nam Phi vì chúng bị ảnh hưởng của khí hậu , dòng biển lạnh, ... và chí tuyến Nam đi qua.

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 7 chương trình VNEN hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giải bài tập Khoa học xã hội 7 VNEN | Soạn Khoa học xã hội lớp 7 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dẫn học Khoa học xã hội lớp 7 chương trình VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên