Bài tập trắc nghiệm trang 62, 63, 64, 65, 66, 67 SBT Sinh học 9

Bài tập trắc nghiệm trang 62, 63, 64, 65, 66, 67 SBT Sinh học 9

Bài 1 trang 62 SBT Sinh học 9: Việc ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo cho kết quả là

A. chỉ tạo được mô.

B. chỉ tạo được cơ quan.

C. chỉ tạo được cơ thể hoàn chỉnh.

D. tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

Quảng cáo

Đáp án D

Bài 2 trang 63 SBT Sinh học 9: Ý nào không đúng đối với các công đoạn của công nghệ tế bào ?

A. Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể.

B. Nuôi cấy tế bào để tạo mô sẹo.

C. Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích tế bào hình thành mô sẹo.

D. Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

Đáp án C

Bài 3 trang 63 SBT Sinh học 9: Ý nào không đúng đối với vai trò của nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng ?

A. Tạo ra giống mới.

B. Tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

C. Bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

D. Tiết kiệm được diện tích sản xuất giống.

Đáp án A

Bài 4 trang 63 SBT Sinh học 9: Ý nào không đúng đối với vai trò của nhân bản vô tính ở động vật ?

A. Có triển vọng nhân nhanh nguồn gen động, vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt.

B. Tạo cơ quan nội tạng động vật từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người.

C. Mở ra khả năng chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng các cơ quan tương ứng.

D. Để cải tạo giống và tạo giống mới.

Đáp án D

Bài 5 trang 63 SBT Sinh học 9: Phương pháp nuôi cấy mô và tế bào dựa trên cơ sở tế bào học là

A. sự nhân đôi và phân li đồng đều của NST trong nguyên phân.

B. sự nhân đôi và phân li đồng đều của NST trong giảm phân.

C. sự nhân đôi và phân li đồng đều của NST trong trực phân.

D. sự nhân đôi và phân li không đồng đều của NST trong nguyên phân.

Đáp án A

Bài 6 trang 63 SBT Sinh học 9: Cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh do nuôi cấy mô tạo thành lại có kiểu gen như dạng gốc vì

A. kiểu gen được duy trì ổn định thông qua trực phân.

B. kiểu gen được duy trì ổn định thông qua nguyên phân.

C. kiểu gen được duy trì ổn định thông qua giảm phân.

D. kiểu gen được duy trì ổn định thông qua nguyên phân và giảm phân.

Đáp án B

Bài 7 trang 64 SBT Sinh học 9: Kĩ thuật gen là kĩ thuật được

A. thao tác trên vật liệu di truyền ở mức phân tử.

B. thao tác trên tế bào nhân sơ.

C. thao tác trên NST.

D. thao tác trên tế bào nhân thực.

Đáp án

Bài 8 trang 64 SBT Sinh học 9: Trong kĩ thuật gen, thao tác được thực hiện theo trình tự nào ?

A. Cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp → Tách ADN → Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

B. Tách ADN → cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp → Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

C. Tách ADN → Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → Cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp.

D. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → Cắt và nòi tạo ADN tái tổ hợp → Tách ADN.

Đáp án

Bài 9 trang 64 SBT Sinh học 9: Thành tựu hiện nay đo công nghệ gen đem lại là

A. tạo nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cho quá trình chọn lọc.

B. hạn chế tác động của các tác nhân đột biến.

C. tăng cường hiện tượng biến dị tổ hợp.

D. tạo ra các sinh vật chuyển gen, nhờ đó sản xuất công suất lớn các sản phẩm sinh học quan trọng nhờ vi khuẩn.

Đáp án D

Bài 10 trang 64 SBT Sinh học 9: Trong kĩ thuật di truyển, đối tượng thường được sử dụng làm “nhà máy” sản xuất các sản phẩm sinh học là

A. vi khuẩn E. coli.

B. tế bào động vật.

C. tế bào người.

D. tế bào thực vật.

Đáp án A

Bài 11 trang 64 SBT Sinh học 9: Tế bào nhận ADN tái tổ hợp thường là

A. vi khuẩn E. coli.

B. tế bào động vật.

C. tế bào người.

D. tế bào thưc vât.

Đáp án A

Bài 12 trang 65 SBT Sinh học 9: Trong kĩ thuật di truyền, người ta thường dùng thể truyền là

A. plasmit và nấm men.

B. thực khuẩn thể và plasmit.

C. thực khuẩn thể và vi khuẩn.

D. plasmit và vi khuẩn.

Đáp án B

Bài 13 trang 65 SBT Sinh học 9: Một trong những ứng dụng của kĩ thuật di truyền là

A. sản xuất lượng lớn prôtêin trong thời gian ngắn.

B. tạo ưu thế lai.

C. tạo các giống cây ăn quả không hạt.

D. nhân bản vô tính.

Đáp án A

Bài 14 trang 65 SBT Sinh học 9: Để gây đột biến hoá học ở cây trồng người ta thường không dùng cách

A. ngâm hạt khô trong dung dịch hoá chất.

B. tiêm dung dịch hoá chất vào bầu nhuỵ.

C. tiêm dung dịch hoá chất vào thân.

D. quấn bông có tẩm dung dịch hoá chất lên đỉnh sinh trưởng ở thân hoặc chồi.

Đáp án C

Bài 15 trang 65 SBT Sinh học 9: Kết quả nào dưới đây không phải là do hiện tượng giao phối gần ?

A. hiện tượng thoái hoá.

B. tỉ lộ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.

C. tỉ lệ thể đồng hợp giảm, thể dị hợp tăng.

D. tạo ra dòng thuần.

Đáp án C

Bài 16 trang 65 SBT Sinh học 9: Người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn trong chọn giống chủ yếu để

A. củng cố các đặc tính quý, tạo dòng thuần.

B. tạo giống mới.

C. kiểm tra và đánh giá kiểu gen của từng dòng thuần.

D. tạo ưu thế lai.

Đáp án A

Bài 17 trang 65 SBT Sinh học 9: Hiện tượng thoái hoá giống ở một số loài sinh sản hữu tính là do

A. lai khác dòng.

B. lai khác loài, khác chi.

C. lai khác giống, lai khác thứ.

D. tự thụ phấn, giao phối cận huyết.

Đáp án D

Bài 18 trang 66 SBT Sinh học 9: Hiện tượng thoái hoá ở thực vật biểu hiện như

A. các cá thể của các thế hệ con cháu có sức sống kém dần biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây tăng dần và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết.

B. các cá thể của các thế hệ con cháu có sức sống kém dần biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển nhanh dần, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết.

C. các cá thể của các thế hệ con cháu có sức sống kém dần biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suát giảm dần, nhiều cây bị chết.

D. các cá thể của các thế hệ con cháu có sức sống kém dần biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất không tăng, nhiều cây bị chết.

Đáp án C

Bài 19 trang 66 SBT Sinh học 9: Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các done thuần chủng có mục đích

A. phát hiộn biến dị tổ hợp.

B. xác định vại trò của các gen di truyền liên kết với giới tính.

C. đánh giá vai trò của chất tế bào lên sự biểu hiện tính trạng.

D. để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.

Đáp án D

Bài 20 trang 66 SBT Sinh học 9: Phương pháp nào dưới đây không được sử dụng để tạo ưu thế lai ?

A. Lai khác dòng đơn.

B. Lai khác dòng kép.

C. Giao phối gần.

D. Lai kinh tế.

Đáp án C

Bài 21 trang 66 SBT Sinh học 9: Phép lai biểu hiện rõ nhất ưu thế lai là lai

A. khác dòng.     B. Khác loài.

C. khác thứ.     D. cùng dòng.

Đáp án A

Bài 22 trang 66 SBT Sinh học 9: Lai khác thứ nhằm

A. sử dụng ưu thế lai.

B. tạo giống mới.

C. sử dụng ưu thế lai và tạo giống mới.

D. cải tiến giống.

Đáp án C

Bài 23 trang 67 SBT Sinh học 9: Ưu thế lai là

A. cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất thấp hơn trung bình giữa hai bố mẹ.

B. cơ thể lai F2 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ.

C. cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu không tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.

D. cơ thể lại F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.

Đáp án D

Bài 24 trang 67 SBT Sinh học 9: Để tạo ưu thế lai ở vật nuôi, chủ yếu người ta dùng

A. lai khác dòng đơn.

B. lai khác dòng kép.

C. lai kinh tế.

D. giao phối gần.

Đáp án C

Bài 25 trang 67 SBT Sinh học 9: Có nhiều giống tốt qua một số vụ gieo trồng đã có biểu hiện thoái hoá rõ rệt do

A. sự xuất hiện đột biến và lai giống nhân tạo, do lẫn cơ giới trong gieo trồng, thu hoạch và bảo quản.

B. sự xuất hiện đột biến nhân tạo và lai giống tự nhiên, do lẫn cơ giới trong gieo trồng, thu hoạch và bảo quản.

C. sự xuất hiện đột biến và lai giống tự nhiên, do lẫn cơ giới trong gieo trồng, thu hoạch và bảo quản.

D. sự xuất hiện đột biến nhân tạo và lai giống nhân tạo, do lẫn cơ giới trong gieo trồng, thu hoạch và bảo quản.

Đáp án C

Bài 26 trang 67 SBT Sinh học 9: Để tạo được một giống tốt, người ta thường tiến hành

A. nhân giống trực tiếp đột biến có lợi.

B. nhân giống trực tiếp biến dị tổ hợp có lợi.

C. dựa vào biến dị tổ hợp, đột biến được đánh giá, chọn lọc qua một thế hệ.

D. dựa vào biến dị tổ hợp, đột biến được đánh giá, chọn lọc qua nhiều thế hệ.

Đáp án D

Quảng cáo

Các bài giải bài tập sách bài tập Sinh học 9 (SBT Sinh học 9) khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập sách bài tập Sinh học lớp 9 | Giải SBT Sinh học 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung SBT Sinh học 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

chuong-6-ung-dung-di-truyen.jsp

Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên