Bài 14.1, 14.2, 14.3, 14.4, 14.5, 14.6, 14.7 trang 35 Sách bài tập Vật Lí 11



Bài 14: Dòng điện trong chất điện phân

Bài 14.1 trang 35 Sách bài tập Vật Lí 11: Câu nào dưới đây nói về bản chất dòng điện trong chất điện phân là đúng ?

A. Là dòng các êlectron chuyển động có hướng ngược chiều điện trường.

B. Là dòng các ion dương-chuyển động có hướng thuận chiều điện trường.

C. Là dòng các ion âm chuyển động có hướng ngược chiều điện trường.

D. Là dòng chuyển động có hướng đồng thời của các ion dương thuận chiều điện trường và của các ion âm ngược chiều điện trường.

Lời giải:

Quảng cáo

Bản chất dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển động có hướng đồng thời của các ion dương thuận chiều điện trường và của các ion âm ngược chiều điện trường.

Đáp án D

Bài 14.2 trang 36 Sách bài tập Vật Lí 11: Câu nào dưới đây nói về hiện tượng điện phân có dương cực tan là đúng ?

A. Là hiện tượng điện phân dung dịch axit hoặc bazơ với điện cực là graphit.

B. Là hiện tượng điện phân dung dịch muối có chứa kim loại dùng làm catôt.

C. Là hiện tượng điện phân dung dịch muối có chứa kim loại dùng làm anôt. Kết quả là kim loại tan dần từ anôt tải sang catôt.

D. Là hiện tượng điện phân dung dịch muối có chứa kim loại dùng làm anôt. Kết quả là kim loại được tải dần từ catôt sang anôt.

Lời giải:

Hiện tượng điện phân có dương cực tan là hiện tượng điện phân dung dịch muối có chứa kim loại dùng làm anôt. Kết quả là kim loại tan dần từ anôt tải sang catôt.

Đáp án C

Bài 14.3 trang 36 Sách bài tập Vật Lí 11: Một bình điện phân chứa dung dịch muối niken với hai điện cực bằng niken. Xác định khối lượng niken bám vào catôt khi cho dòng điện cường độ I = 5,0 A chạy qua bình này trong khoảng thời gian t = 1 giờ. Đương lượng điện hoá của niken là 0,3.10-3 g/C.

A. 1,5 kg.     B. 5,4 g.

C. 1,5 g.     D. 5,4 kg.

Lời giải:

Đáp án B

Khối lượng của niken được giải phóng ra ở điện cực của bình điện phân tuân theo định luật I Fa-ra-đây :

m = kq = kIt

trong đó k là đương lượng điện hoá của niken, q = It là điện lượng chuyển qua dung dịch điện phân.

Thay số, ta tìm được : m = 0,3.10-3.5,0.3600 = 5,4g.

Bài 14.4 trang 36 Sách bài tập Vật Lí 11: Một bình điện phân chứa dung dịch đồng sunphat (CuSO4) có anôt bằng đồng. Cho dòng điện không đổi chạy qua bình này trong thời gian 30 phút, khi đó khối lượng của catôt tăng thêm 1,143 g. Xác định cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân. Đồng (Cu) có khối lượng mol là của A = 63,5 g/mol.

A. 0,965 A.     B. 1,93 A.

C. 0,965 mA.     D. 1,93 mA.

Lời giải:

Đổi t = 30 phút = 1800 giây

Áp dụng công thức định luật II Faraday:

m= 1 F A n It

Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân:

I= mFn At = 1,143.96500.2 63,5.1800 =1,93A

Đáp án B

Bài 14.5 trang 36 Sách bài tập Vật Lí 11: Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat (AgNO3) có anôt bằng bạc và điện trở là 2,5 Ω. Hiệu điện thế giữa hai điện cực của bình này là 10 V. Bạc (Ag) có khối lượng mol là A = 108 g/mol và hoá trị n = 1. Xác định khối lượng bạc bám vào catôt sau 16 phút 5 giây.

A. 4,32 g.     B. 4,32 kg.

C.2,16g.     D. 2,16 kg.

Lời giải:

Đáp án A

Bài 14.6 trang 36 Sách bài tập Vật Lí 11: Mắc nối tiếp một bình điện phân chứa dung dịch đồng sunphat (CuSO4) có anôt bằng đồng (Cu) với một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat (AgNO3) có anôt bằng bạc (Ag). Sau một khoảng thời gian có dòng điện không đổi chạy qua hai bình này, thì khối lượng anôt của bình chứa dung dịch CuSO4 bị giảm bớt 2,30 g. Đồng có khối lượng mol là A1 = 63,5 g/mol và hoá trị n1 = 2, bạc có khối lượng mol là A2 = 108 g/mol và hoá trị n2 = 1. Khối lượng bạc tới bám vào catot của bình chứa dung dịch AgNO3

A. 0,67g    B. 1,95g    C. 2,66g    D. 7,82g

Lời giải:

Khối lượng anôt của bình chứa dung dịch CuSO4 bị giảm bớt 2,3 g chính bằng khối lượng Cu bám vào catot: m1 = 2,3g

Áp dụng định luật Faraday: m= 1 F A n It cho hai bình điện phân ta suy ra khối lượng đồng và bạc bám vào catot:

m 1 = 1 F A 1 n 1 It m 2 = 1 F A 2 n 2 It m 1 m 2 = A 1 n 1 . n 2 A 2 m 2 = n 1 A 2 m 1 A 1 n 2 = 2.63,5.2,3 108.1 =7,82g

Đáp án D

Bài 14.7 trang 37 Sách bài tập Vật Lí 11: Một vật kim loại diện tích 120 cm2 được mạ niken. Dòng điện chạy qua bình điện phân có cường độ 0,30 A và thời gian mạ là 5 giờ. Niken (Ni) có khối lượng mol là A = 58,7 g/mol, hoá trị n = 2 và khối lượng riêng D = 8,8.103 kg/m3, lấy số Fa-ra-đây F = 96500 C/mol. Độ dày của lớp niken phủ đều trên mặt vật kim loại là

A. 15,6μm.    B. 1,56mm    C. 1,56μm    D. 0,156mm

Lời giải:

Đổi: S = 120cm2 = 120.10-4m2

t = 5 giờ = 18000 giây

Khối lượng niken thu được ở điện cực:

m= 1 F A n It= 58,7.0,3.18000 96500.2 1,64g

Thể tích của khối niken:

V= m D = 1,64.103 8, 8.10 3   1, 86.10 7 m 3

Vậy độ dày của lớp Niken phủ trên mặt kim loại là:

d= V S = 1, 86.10 7 120.10 4 15, 6.10 6 m15,6μm

Đáp án A

Quảng cáo

Các bài giải sách bài tập Vật Lí 11 (SBT Vật Lí 11) khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


bai-14-dong-dien-trong-chat-dien-phan.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên