Tin học 7 VNEN Bài 2: Các thành phần cơ bản của trang tính

Tin học 7 VNEN Bài 2: Các thành phần cơ bản của trang tính

A. Hoạt động khởi động

Câu 1 (SGK trang 33,34 Tin học 7 VNEN): Dưới đây là bảng tính về lưu vực và lượng nước của một số sông ngòi ở Việt Nam. Hãy thảo luận trong nhóm em và cho biết:

1. Mỗi cột của bảng tính biểu thị thông tin gì?

2. Số 982:0 nằm ở ô là giao của cột nào với hàng nào của trang tính, và biểu thị thông tin gì?

3. Hàng thứ 5 của trang tính biểu thị thông tin gì?

Tin học 7 VNEN Bài 2: Các thành phần cơ bản của trang tính | Hay nhất Giải bài tập Tin học 7 VNEN

Trả lời:

1) Mỗi cột của bảng tính thể hiện thông tin:

+ Tên một số sông ngòi ở Việt Nam như Sông Hồng, Sông Mê Kông…

+ Lưu vực của các một số sông ngòi tại Việt nam.

+ Tổng lượng nước, tổng lượng nước mùa cạn, tổng lượng nước mùa lũ của một số sông ngòi tại Việt Nam.

2) Số 982.0 nằm ở ô giao của cột D và hàng thứ 4 của trang tính, Thể hiện tổng lượng nước của sông Đồng Nai trên một năm.

3) Hàng thứ 5 của trang tính biểu hiện “Tổng lượng nước mùa cạn” của từng con sông trong một năm.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Các thành phần cơ bản của trang tính

- Nhận biết các thành phần chính của trang tính:

Tin học 7 VNEN Bài 2: Các thành phần cơ bản của trang tính | Hay nhất Giải bài tập Tin học 7 VNEN

- Nhận biết thanh công thức và hộp tên:

Tin học 7 VNEN Bài 2: Các thành phần cơ bản của trang tính | Hay nhất Giải bài tập Tin học 7 VNEN

- Khi nháy chuột vào một ô tính bất kì thì trên hộp tên sẽ có nội dung là vị trí của ô tính đang được chọn. Ví dụ trong hình dưới đây ô tính C2 đang được chọn:

Tin học 7 VNEN Bài 2: Các thành phần cơ bản của trang tính | Hay nhất Giải bài tập Tin học 7 VNEN

Câu hỏi B.1.b (SGK trang 35 Tin học 7 VNEN): Hãy chọn phương án đúng

Trong màn hình làm việc của một chương trình bảng tính:

(A) Để kích hoạt một ô, ta nhấn đúp chuột vào ô đó.

(B) Trang tính được chia thành các cột và các hàng.

(C) Địa chỉ một ô là một cặp viết theo thứ tự tên hàng rồi đến tên cột.

(D) Địa chỉ của ô được hiển thị ở thanh công thức.

Trả lời:

- Đáp Án: B

2. Nhận dạng khối trong thanh trang tính

- Khối là một trong nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật. Khối cũng có thể là một ô, một hàng, một cột hay một phần của hàng hoặc của cột. Khối cũng có địa chỉ. Địa chỉ của khối là cặp địa chỉ của ô trên cùng bên trái và ô dưới cùng bên phải được phân cách nhau bởi dấu (:).

Câu hỏi B.2.b (SKG tranng 36 Tin học 7 VNEN): Hãy viết địa chỉ của các ô hoặc khối sau đây:

+ Ô tính nằm trên hàng 12 cột E.

+ Ô tính trong hình chữ nhật có hai đỉnh là các ô E10 và C6

+ Tất cả các ô tính thuộc cột C

+ Tất cả các các ô tính thuộc các cột A, B, C

Trả lời:

+ Địa chỉ của ô tính nằm trên hàng 12 cột E: E12

+ Địa chỉ của ô tính trong hình chữ nhật có hai đỉnh là các ô E10 và C6: E10:C6

+ Tất cả các ô tính thuộc cột C: C:C

+ Tất cả các các ô tính thuộc các cột A: A:C

3. Nhập dữ liệu vào trang tính

Tin học 7 VNEN Bài 2: Các thành phần cơ bản của trang tính | Hay nhất Giải bài tập Tin học 7 VNEN

C. Hoạt động luyện tập

Câu 3 (SGK trang 36,37 Tin học 7 VNEN): Nhập dữ liệu vào bảng tính và quan sát kết quả

(1) Mở chương trình bảng tính Exel

(2) Dùng chuột chọn một ô tính bất kì, gõ một số rồi nhấn phím Enter. Ví dụ chọn ô tính B2 rồi gõ số 1992 và nhấn phím Enter

(3) Dùng phím mũi tên di chuyển đến một ô tính khác và gõ một văn bản bất kì rồi nhấn phím Enter. Ví dụ, di chuyển đến ô tính E2 rồi nhập văn bản Aladdin và cây đèn thần và nhấn phím Enter.

(4) Thử nhập thêm dữ liệu dạng số và dạng văn bản cho một số ô tính khác theo các cách trên đây.

(5) Dùng chuột hoặc phím mũi tên để chọn lại các ô đã nhập dữ liệu. Đối với từng ô đã chọn, hãy cho biết nội dung trong hộp tên và thanh công thức.

(6) Ghi lại bảng tính với tên tệp là Lam quen voi bang tinh.xlsx

(7) Đóng chương trình bảng tính Exel

Trả lời:

1)

- Để mở mới một bảng tính, em khởi động chương trình bảng tính, mở bảng chọn File và nháy chuột vào lệnh New.

Tin học 7 VNEN Bài 2: Các thành phần cơ bản của trang tính | Hay nhất Giải bài tập Tin học 7 VNEN

- Để mở một tệp bảng tính đã có trên máy tính, em mở thư mục lưu tệp và nháy đúp chuột trên biểu tượng của tệp.

Tin học 7 VNEN Bài 2: Các thành phần cơ bản của trang tính | Hay nhất Giải bài tập Tin học 7 VNEN

2)

- Khi bạn chọn ô B2 rồi gõ 1992 và nhấn Enter thì lúc này nó sẽ tự động nhảy xuống ô kế tiếp là B3

Tin học 7 VNEN Bài 2: Các thành phần cơ bản của trang tính | Hay nhất Giải bài tập Tin học 7 VNEN

3)

- Khi bạn di chuyển đến ô tính E2 rồi nhập văn bản Aladdin và cây đèn thần thì lúc này nếu độ rộng của ô E2 không đủ để viết thì nó sẽ tự động ghi chèn qua các cột kế bên. Sau khi nhấn Enter thì mặc dù nó có bị ghi đè lên các cột kế bên nhưng trang tính vẫn sẽ tự động hiểu là bạn vẫn đang làm việc trên ô tính E2 nên nó sẽ tự động nhảy xuống dòng kế tiếp là ô E3

Tin học 7 VNEN Bài 2: Các thành phần cơ bản của trang tính | Hay nhất Giải bài tập Tin học 7 VNEN

4)

Tin học 7 VNEN Bài 2: Các thành phần cơ bản của trang tính | Hay nhất Giải bài tập Tin học 7 VNEN

5) Bạn có thể làm thao tác giống như các phần 1,2,3,4

6)

- Lưu bảng tính với một tên khác

Em có thể lưu bảng tính đang được mở với một tên khác bằng cách sử dụng lệnh Save As trên bảng chọn File.

Tin học 7 VNEN Bài 2: Các thành phần cơ bản của trang tính | Hay nhất Giải bài tập Tin học 7 VNEN

7) Để đóng chương trình bảng tính Exel bạn chọn:

Tin học 7 VNEN Bài 2: Các thành phần cơ bản của trang tính | Hay nhất Giải bài tập Tin học 7 VNEN

D. Hoạt động vận dụng

Câu 4 (SGK trang 37,38 Tin học 7 VNEN): Hai bảng tính ở hình a và hình b tương ưng là hai cách tổ chức, lưu trữ thông tin về lưu vực và tổng lượng nước của một số sông ngòi ở Việt Nam. Nếu em thấy sự khác nhau giữa cách tổ chức thông tin của hai bảng tính này, hãy chia sẻ điều đó với bạn.

Tin học 7 VNEN Bài 2: Các thành phần cơ bản của trang tính | Hay nhất Giải bài tập Tin học 7 VNEN

(a)

Tin học 7 VNEN Bài 2: Các thành phần cơ bản của trang tính | Hay nhất Giải bài tập Tin học 7 VNEN

(b) Lưu lượng nước của một số sông ngòi ở Việt Nam

Trả lời:

- Sự khác nhau giữa hai bảng tính trên là trong bảng tính ở hình b thì lúc này tên của các con sông thay vì là ở các cột như ở bảng a thì bây giờ tên của các con sông đã chuyển thành các hàng như hình b, tương tự như các thông tin về lưu vực, tổng lượng nước… cũng đã được đảo ngược nhau.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Lựa chọn các lệnh chi tiết hơn ở đâu?

Mỗi nhóm lệnh trên thanh Ribbon chỉ hiện thị các nút lệnh được sử dụng phổ biến.

Nếu nháy nút Tin học 7 VNEN Bài 1: Tìm kiếm và thay thế | Hay nhất Giải bài tập Tin học 7 VNEN nằm ở góc phải dưới của một nhóm lệnh, Exel sẽ mở ra một hộp thoại chứa tất cả các nút lệnh của nhóm đó để cho phép ta lựa chọn chi tiết và đầy đủ hơn.

Tin học 7 VNEN Bài 2: Các thành phần cơ bản của trang tính | Hay nhất Giải bài tập Tin học 7 VNEN

Xem thêm các bài Giải bài tập Tin học lớp 7 chương trình VNEN hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Tin học lớp 7 VNEN | Soạn Tin học 7 chương trình mới của chúng tôi được biên soạn bám sát sách giáo khoa Hướng dẫn học Tin học 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên