Tự nhiên và xã hội 3 Bài 27: Vì sao có năm, tháng và mùa
A. Hoạt động cơ bản
1. Liên hệ thực tế
- Hãy đọc ngày, tháng, năm theo tờ lịch ở hình 2
- Hôm nay là ngày bao nhiêu, thuộc tháng mấy, năm nào?
- Hiện tại đang mà mùa gì trong năm?
- Thời tiết mua này thế nào (ấm áp, nóng bức, mát mẻ hay lạnh giá)?
Trả lời:
Ví dụ:
- Ngày 2 tháng 4 năm 2018
- Hôm nay là ngày 20 tháng 3 năm 2018
- Hiện tại đang là mùa xuân
- Thời tiết mùa xuân mát mẻ.
2. Quan sát hình 3 và thảo luận
- Một năm có bao nhiêu tháng?
- Một tháng có bao nhiêu ngày?
- Một năm có mấy mùa, đó là những mùa nào?
- Mỗi mùa bắt đầu từ tháng nào đến tháng nào?
Trả lời:
Một năm có 12 tháng
Một tháng có 29, 30 hoặc 31 ngày
Một năm có 4 mùa, đó là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông
Mối mùa bắt đầu từ:
- Mùa xuân: tháng 1 -> tháng 3
- Mùa hạ: Tháng 4 -> tháng 6
- Mùa thu: Tháng 7 -> tháng 9
- Mùa đông: Tháng 10 -> tháng 12.
3. Quan sát, đọc thông tin và trả lời
a. Quan sát, đọc thông tin dưới hình 4,5: (trang 47,48 sgk)
b. Trả lời câu hỏi:
- Trái Đất đồng thời tham gia vào những chuyển động nào?
- Hãy chỉ hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và hướng chuyển động quanh mặt trời?
- Các hướng này cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ (nếu nhìn từ cực Bắc xuống)?
- Khi chuyển động được một vòng quanh mặt trời thì Trái Đất đã quay quanh mình nó được bao nhiêu vòng?
Trả lời:
b. Trả lời câu hỏi:
- Trái Đất đồng thời tham gia vào những chuyển động: Vừa quay quanh mình nó vừa quay quanh Mặt trời
- Chỉ hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và hướng chuyển động quanh mặt trời:
+ Hình 4, Trái đất quay quanh mình nó
+ Hình 5, Trái đất quay quanh mặt trời
- Các hướng này cùng chiều kim đồng hồ (nếu nhìn từ cực Bắc xuống).
- Khi chuyển động được một vòng quanh mặt trời thì Trái Đất đã quay quanh mình nó được 365 vòng bởi mỗi ngày trái đất tự quay quanh mình được 1 vòng.
4. Quan sát và thảo luận
Quan sát hình 6:
Thảo luận: Trong các vị trí A, B, C, D trên hình. Vị trí nào Bắc bán cầu đang là mùa xuân, hạ, thu, đông? Vì sao?
Trả lời:
- Vị trí A: mùa xuân
- Vị trí B: mùa hạ
- Vị trí C: mùa thu
- Vị trí D: mùa đông
5. Đọc và trả lời
Đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi:
- Thời gian Trái đất quay được một vòng quanh Mặt trời là bao lâu?
- Một năm thường có bao nhiêu ngày? Chia thành bao nhiêu tháng?
- Trên Trái Đất một năm có mấy mùa? Vào từng mùa, thời tiết như thế nào?
- Vì sao có các mùa trong năm?
Trả lời:
Thời gian Trái đất quay được một vòng quanh Mặt trời là 1 năm.
Một năm thường có bao 365 ngày. Chia thành 12 tháng.
Trên Trái Đất một năm có 4 mùa, mỗi mùa có thời tiết khác nhau:
+ Mùa xuân mát mẻ
+ Mùa hạ nóng bức
+ Mùa thu ấm áp
+ Mùa đông lạnh giá
Có các mùa trong năm vì: Trái đất quay xung quanh mặt trời theo quỹ đạo hình bầu dục, mà mặt trời không phải là tâm điểm của hình bầu dục đó, mà chỉ là một tiêu điểm trong hình bầu dục thôi. Như vậy, khi trái đất quay trên quỹ đạo, sẽ có lúc nó gần mặt trời hơn, có lúc cách xa hơn nên sinh ra các mùa.
B. Hoạt động thực hành
1. Quan sát, trả lời và viết:
a. Quan sát các hình 7,8,9,10:
b. Trả lời câu hỏi: Từng hình tương ứng với mùa nào trong năm?
c. Viết các mùa đó vào vở theo thứ tự các hình
d. Trao đổi bài làm với các bạn khác.
Trả lời:
Các mùa tương ứng với các hình là:
- Hình 7: Mùa đông (vì mùa đông có băng tuyết)
- Hình 8: Mùa xuân (vì mùa xuân có loài hoa đặc trưng là hoa đào)
- Hình 9: Mùa thu (vì mùa thu có đặc trưng là lá chuyển sang màu vàng)
- Hình 10: Mùa hè (vì mùa hè có loài hoa đặc trưng là hoa phượng).
C. Hoạt động ứng dụng
1. Hoàn thành bảng sau vào vở
Bốn mùa | Thời tiết | Trang phục |
---|---|---|
Xuân | ||
Hạ | ||
Thu | ||
Đông |
Trả lời:
Hoàn thành bảng:
Bốn mùa | Thời tiết | Trang phục |
---|---|---|
Xuân | Mát mẻ | Trang phục dài tay, đồ ấm mỏng |
Hạ | Nóng nực | Trang phục ngắn tay, vải mát mẻ |
Thu | ấm áp | Trang phục vừa phải không quá dày và không quá mỏng |
Đông | giá lạnh | Trang phục kín đáo, dày đủ ấm |
Xem thêm các bài Giải bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 25: Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng
- Bài 26: Vì sao có ngày và đêm trên Trái Đất
- Bài 28: Bề mặt Trái Đất
- Bài 29: Bề mặt lục địa
- Phiếu kiểm tra 3: Chúng em đã học được những gì từ chủ đề tự nhiên
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp 3 VNEN được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Tự nhiên và Xã hội 3 chương trình mới VNEN.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Lớp 3 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Global Success
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - KNTT
- Lớp 3 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 3 - CTST
- Lớp 3 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 3 - CD
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 - CD
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 3 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 - CD
- Giải sgk Công nghệ lớp 3 - CD
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 3 - CD
- Giải sgk Tin học lớp 3 - CD